Số đơn đặt hàng hàng hóa bền trong tháng 6 của Mỹ thấp hơn dự kiến!
Số đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền trong tháng 6 của Mỹ tăng 0.8%, thấp hơn so với mức 2.1% dự kiến
Đây là tháng thứ tư liên tiếp báo cáo không đạt được kỳ vọng nhưng các số liệu đã điều chỉnh lại một lần nữa cao hơn. Bức tranh tổng thể vẫn là một bức tranh vững chắc và dữ liệu hôm nay sẽ ảnh hưởng đến ước tính GDP quý 2.
Bản tin COVID-19: Cuộc chiến COVID có thể kéo dài hơn chúng ta nghĩ!
- Anh có thể nới lỏng các hạn chế đối với khách du lịch từ EU và Hoa Kỳ, FT đưa tin.
- Italy đang xem xét tiêm vaccine bắt buộc đối với giáo viên.
- Cuộc chiến chống lại Covid có thể mất nhiều thời gian hơn bất kỳ ai nghĩ khi các nỗ lực tiêm chủng của Hoa Kỳ không như dự kiến và châu Âu chứng minh rằng ngay cả một đợt triển khai tốt cũng không thể ngăn số ca nhiễm gia tăng. Trong khi đó các quốc gia tại châu Á thì tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các biến thể COVID.
Sự chênh lệch lợi suất lớn giữa TPCP Mỹ và Nhật đang gây áp lực cho USD/JPY!
USD/JPY có thể phải đối mặt với áp lực do sự đà giảm của lợi suất thực TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm so với của Nhật Bản. Lợi suất JGB thực kỳ hạn 10 năm đang cao hơn 100 điểm cơ bản so với trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ, so với mức 46 điểm vào giữa tháng 6.
Cập nhật diễn biến thị trường: Một phiên giao dịch ảm đạm trước thềm FOMC!
Các tài sản hầu hết đi ngang trong phiên hôm nay khi không có yếu tố dẫn dắt nào đáng chú ý (ngoại trừ Bitcoin)
- Chỉ số DXY tăng nhẹ 0.1% lên 92.716
- Tỷ giá EUR/USD giảm 0.12% xuống 1.1788
- Tỷ giá GBP/USD giảm 0.2% xuống 1.3790
- Cặp AUD/USD giảm 0.3% xuống 0.7357
- Giá vàng nằm tại mốc $1796/oz
- Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ giảm 0.14% xuống 4417 điểm
- Giá Bitcoin giảm mạnh từ mốc $40,000, hiện đang dao động quanh $37,500 khi Amazon phủ nhận tin đồn chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin.
Bản tin COVID-19: CDC Mỹ khuyên người dân tránh đi du lịch đến Tây Ban Nha
- Moderna sẽ tiếp tục thử nghiệm đối với vaccine của mình ở trẻ em dưới 12 tuổi để thu thập thêm dữ liệu. Động thái này diễn ra sau khi có báo cáo về tình trạng viêm tim và niêm mạc ở người trẻ tuổi với cả hai loại vaccine mRNA là Moderna và Pfizer-BioNTech.
- Thành phố California và New York sẽ yêu cầu nhân viên chính phủ của họ phải tiêm phòng hoặc kiểm tra COVID hàng tuần và đeo khẩu trang trong nhà.
- CDC khuyên người Mỹ tránh đi du lịch đến Tây Ban Nha, trong khi Bộ Ngoại giao cho biết mọi người nên "xem xét lại việc đi du lịch" đến Israel.
UOB: ECB đã tái khẳng định lập trường "thấp hơn lâu hơn nữa"
Lee Sue Ann, Chuyên gia kinh tế tại Tập đoàn UOB, đánh giá sự kiện mới nhất của ECB:
“Những gì được cho là cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 7 không tác động, đã trở thành tâm điểm chính trong tuần sau khi ECB công bố đánh giá chiến lược của mình, nơi Hội đồng thống đốc đã nhất trí mục tiêu lạm phát đối xứng là 2% trong trung hạn. Như dự kiến, ECB, đã sửa đổi hướng dẫn trước của mình về lãi suất, theo một lập trường ôn hòa hơn".
“Hội đồng Thống đốc cũng xác nhận các biện pháp khác để hỗ trợ nhiệm vụ ổn định giá cả, đó là mức lãi suất chính, chương trình mua tài sản (APP), các chính sách tái đầu tư và hoạt động tái cấp vốn dài hạn".
Thành viên ECB Holzmann: ECB sẽ thảo luận chính sách vào tháng 9 cùng với đó đưa ra các dự báo
Holzmann nói rằng hiện tại có quá nhiều sự không chắc chắn đối với các quyết định chính sách
Nhiều thứ sẽ phụ thuộc vào cách các báo cáo kinh tế diễn ra trong những tuần tới nhưng có lẽ quan trọng hơn, xu hướng vi rút ở châu Âu đang tiến triển như thế nào trong bối cảnh sự lây lan của biến thể delta. Nếu không phải là tháng 9, ECB sẽ phải thông báo điều gì đó mới chậm nhất là vào tháng 12.
Thống đốc BOJ Kuroda: Mục tiêu lạm phát 2% của BOJ đã giúp Nhật Bản thoát khỏi tình trạng giảm phát
Mặc dù ông Kuroda đang tỏ ra rất tự tin, nhưng thoát khỏi áp lực giảm phát là một chuyện, việc thúc đẩy áp lực lạm phát lại là chuyện khác.
Cung tiền M3 tháng 6 tại Eurozone tăng 8.3% so với mức 8.2% dự kiến
ECB tiếp tục đảm bảo rằng thanh khoản vẫn đủ trong điều kiện kinh tế hiện tại.
Tâm lý risk-off từ Trung Quốc đã lan sang Hoa Kỳ và Châu Âu
Sự bán tháo trên thị trường chứng khoán Trung Quốc đang bắt đầu lan sang chứng khoán Mỹ và châu Âu. Các hợp đồng tương lai S&P 500 và Nasdaq 100 đều ở mức thấp nhất trong phiên. Chứng khoán châu Âu cũng đang kéo dài đà giảm. Prosus, công ty đầu tư vào Tencent, là một trong những cổ phiểu giảm nhiều nhất trong Stoxx 600 .
Trong khi sự sụt giảm cổ phiếu vẫn còn hạn chế so với đà bán tháo tại Trung Quốc, có thể chỉ là vấn đề thời gian trước khi nỗi đau lan rộng hơn.
Lượng quyền chọn đáo hạn ngày hôm nay có gì đáng chú ý?
Không có nhiều thứ cần lưu ý trong ngày, chỉ có một vài mức giá thực thi sắp đáo hạn với EUR/USD như trong ảnh.
Điều đó có khả năng giúp giữ cho hành động giá được kiềm chế hơn, quanh mức 1.1800 trong thời điểm hiện tại. Trọng tâm vẫn là cuộc họp FOMC vào ngày mai và cũng cần chú ý đến dòng tiền cuối quý.
Hợp đồng tương lai chỉ số Eurostoxx giảm 0.1% đầu phiên giao dịch châu Âu
Hợp đồng tương lai chỉ số DAX của Đức giảm 0.2%
Hợp đồng tương lai chỉ số FTSE của Anh giảm 0.1%
Hợp đồng tương lai IBEX của Tây Ban Nha giảm 0.2%
Tại châu Á, chỉ số Nikkei đóng cửa tăng 0.5% nhưng Hang Seng giảm 2.6% trong khi Shanghai Composite giảm 0.7% do lo ngại xung quanh các cuộc đàn áp quy định ở Trung Quốc ảnh hưởng đến tâm lý
Dường như vàng sẽ kéo dài đà giảm
Số lượng mở vị thế trên thị trường hợp đồng tương lai vàng đã tăng phiên thứ năm liên tiếp vào thứ Hai với khoảng 3.3 nghìn hợp đồng. Trong khi đó, khối lượng hợp đồng đã giảm khoảng 38.3 nghìn hợp đồn
Giá vàng khởi đầu tuần với nhịp giảm không mấy tích cực. Xu hướng giảm giá diễn ra trong bối cảnh số lượng mở vị thế càng tăng, thể hiện rằng nhịp giảm của vàng sẽ tiếp tục kéo dài với ngưỡng hỗ trợ tạm thời ở mức Fibo xung quanh mốc 1.760 USD/ounce.
Trung Quốc đang xem xét đánh thuế để làm chậm xuất khẩu thép, hy vọng sẽ kiềm chế giá trong nước
Chính quyền Trung Quốc đang cân nhắc việc áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu, do đó giữ nhiều thép hơn để sử dụng trong nước. Và do đó, hy vọng sẽ chế ngự được giá tăng cao trên thị trường trong nước.
Chứng khoán châu Á chịu ảnh hưởng sau lệnh hạn chế của Trung Quốc, thị trường thận trọng trước cuộc họp FOMC
Chứng khoán châu Á đã giảm sau khi có mức tăng nhẹ hôm thứ Ba khi cuộc khủng hoảng ở Trung Quốc và Hồng Kông tiếp tục làm tổn thương tâm lý, làm lu mờ mức đóng cửa kỷ lục ở Phố Wall.Chỉ số MSCI Inc. giảm xuống khi cổ phiếu trượt giá ở Hồng Kông và dao động nhẹ ở Trung Quốc. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ giảm sau khi S&P 500 đạt đỉnh mới. Nasdaq 100 và Dow Jones cũng đóng cửa ở mức cao nhất mọi thời đại. Chỉ số Topix của Nhật Bản đã tăng 0.5% và chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0.6% trong khi Hang Seng của Hồng Kông giảm 1.3%
Trái phiếu CP Hoa Kỳ leo thang trước cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang trong tuần này, nơi các quan chức dự kiến sẽ thảo luận về việc cắt giảm kích thích cuối cùng. Lợi suất thực của TPCP Hoa Kỳ 10 năm chạm mức 1.28% sau khi giảm 1 bps trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Úc tăng 1 bps lên 1.19%.
Dầu thô đã tăng nhẹ khi các nhà đầu tư đặt cược rằng nhu cầu toàn cầu phục hồi sẽ vẫn còn nguyên vẹn bất chấp sự hồi sinh của Covid-19. Dầu thô WTI tăng 0.4% lên 72.18 USD/thùng trong khi dầu Brent được giao dịch tại 71.84 USD/thùng sau khi tăng 0.11%
Trên thị trường FX, đồng Dollar vẫn khá ổn định trước cuộc họp FOMC. Đồng yên vẫn dẫn đầu đà tăng so với tiền tệ nhóm G-10 khi USD / JPY giảm 20 điểm xuống mức thấp khoảng 110.20. EUR/USD tăng nhẹ 0.01% lên 1,1803.
Bitcoin đã sớm giảm về dưới 37,000 đô la sau khi chạm đỉnh 40,000 đô la trong một thời gian ngắn.
Tether có thể sẽ bị điều tra hình sự vì gian lận tài chính
Giới chức Mỹ sẽ mở cuộc điều tra đối với Tether để xem xét rằng những nhân vật đằng sau stablecoin USDT có thực hiện hành vi gian lận ngân hàng nào hay không. Đây được dự báo là một vụ án hình sự có tiềm ẩn nhiều tác động đối với thị trường tiền mã hoá.
Cụ thể, các công tố viên liên bang đang xem xét liệu Tether có đang thực hiện bất kỳ hành vi gian lận ngân hàng nào hay không. Hiện tại, có 3 người được cho là liên quan trực tiếp vụ án nhưng cơ quan Hoa Kỳ đã giấu tên bởi quá trình điều tra là bí mật.
Các cáo buộc hình sự này sẽ đánh dấu một trong những bước phát triển quan trọng nhất trong tiến trình pháp lý liên quan đến tiền mã hoá của Chính phủ Hoa Kỳ. Nguyên nhân là bởi hiện nay, USDT là stablecoin phổ biến nhất trên thị trường. Tầm quan trọng của USDT là không thể bàn cãi khi nó có vốn hoá thị trường lên đến hơn 62 tỷ USD và tạo nền tảng cho hơn 50% tổng số giao dịch Bitcoin (BTC).
Goldman Sachs: Tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ giảm tốc lớn trong năm tới
Các nhà phân tích tại Goldman Sachs dự đoán sự phục hồi kinh tế Mỹ sẽ mất đà đáng kể vào năm 2022 trong bối cảnh triển vọng phục hồi của ngành dịch vụ đang mờ dần.
“Ngày càng rõ ràng rằng mặc dù việc tiêm chủng hàng loạt đã có tác động rất lớn đến hoạt động của ngành dịch vụ, nhưng thật không thực tế khi hy vọng nỗi sợ hãi về virus sẽ biến mất hoàn toàn ngay lập tức.
"Dự báo tăng trưởng tiêu dùng giảm trong nửa cuối năm nay, mặc dù vẫn duy trì dự báo GDP hàng năm ở mức 6.6%."
"Dự báo tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 4.2% lên 4.4% vào cuối năm 2021."
MUFG nhận định gì về AUD/NZD?
AUD:
- Dịch COVID-19 diễn biến vẫn phức tạp, các lệnh hạn chế sẽ khiến triển vọng kinh tế bị ảnh hưởng.
- Doanh số bán lẻ tháng 6 sụt giảm khá mạnh và PMI dịch vụ chạm mức thấp nhất trong 14 tháng.
NZD:
- Dịch COVID-19 đã được kiểm soát hoàn toàn, RBNZ đã tự tin với chính sách thắt chặt. Bằng chứng là họ đã thắt chặt vào cuộc họp gần đây nhất.
Mục tiêu cho AUD/NZD sẽ là 1.0250.
Các cuộc đàm phán gói nâng cấp cơ sở hạ tầng chưa thể đạt được tiếng nói chung!
Các cuộc đàm phán về gói cơ sở hạ tầng đã thất bại sau khi đảng Cộng hòa từ chối một đề nghị nhằm giải quyết tất cả các vấn đề còn tồn đọng từ Nhà Trắng và đảng Dân chủ, dấy lên nghi ngờ về mục tiêu thông qua dự luật trị giá 579 tỷ USD trước khi Quốc hội họp vào tháng 8.
New South Wales ghi nhận số ca mắc mới đạt kỷ lục
Số trường hợp nhiễm COVID-19 mới tại bang NSW đã đạt 172 trong 24 giờ qua, đây là con số cao kỷ lục. Trong số đó, 62 trường hợp bị phát hiện dương tính trong cộng đồng.
Các quỹ đầu cơ chưa thực sự tin tưởng vào thị trường chứng khoán Mỹ?
Theo dữ liệu từ CFTC, nhóm quản lý tài sản liên tục cắt giảm Net Long hợp đồng tương lai chỉ số Nasdaq 100 trong 22 tuần lễ liên tiếp. Đây là lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, chúng ta được chứng kiến hợp đồng tương lai chỉ số này bị Short liên tục đến như vậy.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 26/07: Chứng khoán tiếp tục phá đỉnh, Bitcoin rung lắc trong đêm
Một thông tin "rất bình thường" lại được tôi đề cập đến đó là các chỉ số chứng khoán Mỹ tiếp tục phá đỉnh. Không như các thị trường châu Á chịu ảnh hưởng nặng nề đến từ các chính sách siết chặt của Trung Quốc, thị trường phố Wall lại tăng điểm nhờ những sự kỳ vọng về tăng trưởng mạnh mẽ và các báo cáo thu nhập đầy khả quan. Dow Jones tăng 0.24%, đây cũng là mức tăng của chỉ số S&P 500, còn Nasdaq tăng 0.03%.
Bitcoin đã có một cú tăng lên trên $40,000 trước khi một lực bán tháo xuất hiện, đẩy đồng tiền điện tử này về $37,300, khi Amazon lên tiếng phủ nhận việc chấp thuận thanh toán bằng Bitcoin.
Trên thị trường FX, trong bối cảnh không có một tin tức rõ ràng nào tác động lên thị trường, có lẽ những dòng tiền tái cân bằng cuối tháng là lực đẩy chính. Chỉ số DXY bất ngờ giảm 0.30% xuống 92.63, hơn nữa việc Goldman hạ triển vọng GDP quý 3 của Mỹ trước khi được công bố chính thức trong tuần này cũng là một điều được thị trường định giá. EUR/USD vượt mức 1.18 còn Bảng Anh là đồng tiền mạnh nhất nhóm G-7 khi tăng 0.55%. Các đồng tiền khác đều tăng so với USD.
Vàng bất ngờ quay đầu giảm trong phiên Mỹ sau khi tăng lên mức đỉnh $1,811/oz, đóng cửa ở $1,797/oz. Giá dầu đi ngang.
Các chỉ số châu Âu đóng cửa phiên đầu tuần ra sao?
Nhìn chung, các chỉ số đều ghi nhận tăng, trừ trường hợp cá biệt là DAX của Đức. Có lẽ ảnh hưởng lũ lụt vẫn đang hiện hữu trên TTCK Đức:
- Chỉ số DAX, -0.4%
- Chỉ số CAC, +0.1%
- Chỉ số FTSE 100, không có nhiều thay đổi
- Chỉ số Ibex +0.7%
- Chỉ số FTSE MIB, +0.5%
Căng thẳng Mỹ-Trung: Nhà ngoại giao Trung Quốc yêu cầu Mỹ dỡ bỏ trừng phạt
Ông Vương Nghị, cựu bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc, đang yêu cầu Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, áp đặt thế và chèn ép ngành công nghệ nước này. Theo ông:
- Trung Quốc không muốn cạnh tranh với Mỹ hay thay thế Mỹ trở thành cường quốc
- Mỹ cần lựa chọn đúng đắn để mối quan hệ song phương tốt đẹp
- Mỹ không nên thách thức, bôi nhọ hay cố gắng lật đổ chính quyền Trung Quốc
USDCAD nới rộng đà giảm, thoát khỏi biên độ hẹp
Sau một thời gian kẹt trong biên độ hẹp, USDCAD đã xác định được hướng đi trước sự suy yếu của đồng USD. Chỉ số DXY hiện tại đã rơi xuống vùng 92.5 điểm. Dữ liệu bán nhà không đạt kỳ vọng cũng đang gây thêm sức ép cho đồng bạc xanh. Tuy nhiên, giá dầu giảm sâu (-0.58%) có thể sẽ hãm lại đà tăng cho đồng CAD.
Hiện tại, USDCAD đang được giao dịch quanh mức 1.2539.
Citi có nhận định gì về lập trường của Fed tuần này?
Cách chuyên gia tại Citi kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục trung lập, chấp nhận rằng một đợt covid mới đã đến, nhưng vẫn sẽ lạc quan với kỳ vọng tăng trưởng trong lúc cẩn trọng với lạm phát. Citi cũng kỳ vọng rằng Fed sẽ có một buổi bàn luận về thắt chặt, và sẽ đưa ra một số quyết định liên quan đến việc này, những sẽ không công khai chi tiết.
Ngoài ra, Citi sẽ thiên về tâm lý risk-on trong thời gian sắp tới, với xu hướng short USD.
Dữ liệu bán nhà tại Mỹ có gì mới?
Trong tháng Sáu, Mỹ ghi nhận 676 nghìn căn nhà mới bán, thấp hơn mức kỳ vọng 800 nghìn. So với tháng Năm, con số này đã giảm 6.6%.
Đồng đô la không phản ứng mạnh trước tin này, hiện giảm 0.37%.
Nhiều người đứng trước nguy cơ bị đuổi khỏi nhà vào tháng Tám
Đây là tháng lệnh cấm trục xuất liên bang hết hiệu lực, và có khoảng 8 triệu hộ gia đình có nguy cơ bị đuổi khỏi nơi cư trú. Ngoài ra, trong khảo sát 51 triệu hộ dân tại Mỹ, 1 trong 4 hộ cho rằng họ không nghĩ rằng, hoặc có ít khả năng trả tiền thuê nhà cho tháng sau. Tại Mỹ, cần ít nhất 2 tuần đến hàng tháng để có thể trục xuất ai đó khỏi nơi cư trú. Với việc giá nhà tăng cao và thu nhập thấp, nhiều gia đình sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới.
Cập nhật thị trường phiên Mỹ ngày 26/7: Chứng khoán bế tắc cùng với USD!
Thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa không mấy khả quan khi cả ba chỉ số đều đang trong sắc đỏ. Giảm mạnh nhất là Dow Jones (-0.19%). Chỉ số Nasdaq đang giảm nhẹ 0.1%, còn S&P 500 chưa có nhiều thay đổi. Tại châu Âu, chỉ số duy nhất khởi sắc lúc này là FTSE MIB (+0.49%) và CAC (+0.15%), còn ảm đạm nhất là DAX (-0.20%). Các chỉ số còn lại không có nhiều thay đổi.
Đồng đô la đang suy yếu trên mọi mặt trận. Chỉ số DXY giảm 0.28% xuống vùng 92.6 điểm. Đồng tiền mạnh nhất lúc này là GBP (+0.6%), theo sau đó là EUR (+0.37%). AUD và NZD lần lượt tăng 0.21% và 0.26%. Hai đồng tiền an toàn là CHF và JPY đều đang tăng trong khoảng 0.15-0.2%. CAD chưa có nhiều thay đổi.
Vàng đang có một ngày biến động khá mạnh khi từ đỉnh 1,812 rớt xuống còn 1,798. Hiện tại, vàng đã hồi phục và quay lại mức 1,804, tăng 0.14% trong ngày. Dầu hiện đang giảm 0.16%.
AUDUSD trong một ngày bình lặng
Cặp tiền này đang ghi nhận ngày giảm thứ hai liên tiếp, trước lo lắng về dịch Covid tiếp tục hoành hành. Ngoài ra, giá dầu giảm 0.65% cũng đang gây sức ép lên AUD. Tuy vậy, cặp tiền này vẫn không gặp đà bán quá mạnh, và đã hồi phục khoảng 30 pip từ đáy ngày.
Hiện tại AUDUSD đang được giao dịch quanh mức 0.7360.
Goldman Sachs hạ dự báo GDP quý 3 của Mỹ
Goldman Sachs hạ dự báo GDP quý 3 của Mỹ xuống 8.5% từ mức 9.5% trước đó.
Goldman nói rằng họ nhận thấy mức tăng trưởng tiêu thụ trong 6 tháng cuối năm 2021 thấp hơn do rủi ro COVID.
Tuy nhiên, câu hỏi quan trọng là liệu Fed có quan điểm như vậy vào cuối tuần này không?
Các chiến lược gia của ngân hàng Goldman Sachs cho tín hiệu "bắt đáy" cổ phiếu!
Các chiến lược gia của ngân hàng Goldman Sachs cho biết các công ty bị ảnh hưởng bởi đại dịch như hãng hàng không và khách sạn sẽ tăng trở lại trong những tháng tới vì các chiến dịch tiêm chủng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Họ ủng hộ việc đầu tư dài hạn vào các cổ phiếu tăng trưởng chất lượng cao.
Nhà hoạch định chính sách BOE Vlieghe bình luận gì về lạm phát?
Nhận xét của nhà hoạch định chính sách BOE, Gertjan Vlieghe
- Sẽ vẫn thích hợp để duy trì kích thích hiện tại trong ít nhất vài quý, và có thể lâu hơn
- Không thay đổi quan điểm rằng đỉnh lạm phát có thể là tạm thời
- Chúng ta chưa thoát khỏi dịch bệnh và tác động của chúng đến nền kinh tế
- Tác động của việc cắt giảm thêm lãi suất có thể sẽ giảm xuống, mặc dù tác động tổng thể vẫn là tích cực
- Sẽ có thể thoải mái cắt giảm lãi suất ngân hàng xuống -0.50% hoặc -0.75% nếu cần kích thích thêm vào lần tới
Ông Vlieghe thậm chí còn nói về việc cắt giảm lãi suất trong trường hợp virus đe dọa quá trình phục hồi, đó không phải là điều mà phe "bò" muốn nghe vào lúc này.
Tuy nhiên đừng quên rằng ông Vlieghe sẽ rời BOE vào tháng 8 và ông đã gửi một số tín hiệu trái chiều kể từ khi tuyên bố sẽ rời đi.
Báo cáo của Mỹ cho biết các cuộc đàm phán với Trung Quốc là sự trao đổi quan điểm "lành mạnh, chuyên nghiệp"
- Đạt được thỏa thuận và các kết quả cụ thể không phải là mục đích của các cuộc đàm phán Mỹ-Trung
- Khả năng về cuộc họp giữa ông Biden và ông Tập không được thảo luận
- Điều quan trọng nhất đối với Hoa Kỳ và Trung Quốc là giải quyết các vấn đề cùng quan tâm
- Mỹ đến Trung Quốc hội đàm với kỳ vọng thực tế, không kỳ vọng đột phá lớn
Đừng kỳ vọng nhiều từ các cuộc đàm phán hiện tại bởi chúng sẽ không thay đổi tình hình giữa hai quốc gia vì thực tế là các quan chức tham dự không phải là các quan chức quan trọng nhất.
Cập nhật diễn biến thị trường: Đồng USD tiếp tục chịu sức ép!
- Chỉ số DXY ghi nhận mức giảm 0.22% trong phiên xuống 92.70.
- Đồng Bảng Anh tăng mạnh nhất trong nhóm G7 khi GBP/USD bật lên 1.3788.
- Các đồng Antipodean đi ngang, AUD/USD giảm nhẹ 0.06% xuống 0.7356.
- Giá vàng tăng 0.31% lên $1807/oz
- Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ giảm 0.14% xuống 4401 điểm trước khi bước vào phiên New York.
Chuyên gia tại UOB bình luận gì về tỷ giá USD/JPY?
Các chiến lược gia FX tại UOB cho biết: “Kỳ vọng của chúng tôi về việc USD/JPY sẽ đi ngang trong khoảng 109.95 và 110.40 không chính xác vì tỷ giá đã tăng lên 110.58 trước khi nằm vững ở 110.54 (tăng 0.36%). Đà tăng đã được cải thiện, mặc dù không nhiều. Trong ngày hôm nay, có khả năng USD sẽ di chuyển đến mốc 110.70 nhưng mức kháng cự tiếp theo tại 110.90 không có khả năng bị đe dọa. Mặt khác, việc phá vỡ mốc 110.15 sẽ cho thấy áp lực tăng hiện tại đã giảm bớt. ”
Cập nhật thị trường phiên Âu ngày 26/07: Tâm lý risk-off đang dần trở lại
Sự thắt chặt quy định tại Trung Quốc đã khiến cho các chỉ số chứng khoán tại nước này và Hong Kong sụt giảm mạnh trong ngày hôm nay và tâm lý risk-off đã lan tỏa sang cả các thị trường khác. Chỉ số chứng khoán châu Âu giảm 0.63% trong khi hợp đồng tương lai S&P 500 giảm nhẹ 0.26% xuống 4,395 điểm, Nasdaq cũng giảm 0.15%.
Điều này khiến lợi suất TPCP Mỹ trượt dốc xuống chỉ còn 1.24% khi các nhà đầu tư đều đổ xô vào tài sản trú ẩn. Vàng nhờ đó đã hưởng lợi, tăng 0.38% lên mức $1,809/oz.
Sự lây lan của biến thể Delta cũng đang là một yếu tố tác động xấu lên tâm lý thị trường, triển vọng nhu cầu dầu thô phần nào xấu đi và đưa dầu WTI trở lại mức 71.25 USD/thùng.
Diễn biến trên thị trường FX khá bất ngờ khi EUR và GBP là 2 đồng mạnh nhất trong khi các đồng beta cao như AUD và NZD bị báo tháo nhiều nhất. Tâm lý risk-off có vẻ như không được thể hiện rõ ràng trên thị trường này với việc đồng USD yếu đi trên diện rộng, chỉ số DXY mất 0.18% trong ngày. Đây có thể là động thái chốt lời một phần của những vị thế long USD từ đầu tháng 6 trước thềm sự kiện FOMC nhiều rủi ro vào thứ năm tuần này cùng với các chỉ số lạm phát quan trọng tại châu Âu và cả Mỹ.
Khoảng 60% dân số Pháp đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin COVID-19
Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron tiết lộ rằng Pháp đã đạt mốc 40 triệu người (khoảng 60% dân số), đối với những người tiêm ít nhất một liều vắc-xin COVID-19.
Nhà kinh tế tại Ifo nói rằng vấn đề nguồn cung đang đè nặng lên nền kinh tế Đức
Nhận xét của nhà kinh tế Ifo, Klaus Wohlrabe:
- Vấn đề cung ứng đang đè nặng lên cả ngành công nghiệp và bán lẻ
- 64% doanh nghiệp công nghiệp phàn nàn về tình trạng thiếu nguyên liệu, giá cả tăng ồ ạt
- 60% nhà bán buôn, 42.5% nhà bán lẻ báo cáo tình trạng thiếu hàng
- Ngành công nghiệp của Đức không thể sản xuất nhiều như họ muốn
Chỉ số môi trường kinh doanh Ifo tháng 7 của Đức đạt 100.8 so với mức dự kiến 102.1
Dữ liệu mới nhất do Ifo phát hành - ngày 26 tháng 7 năm 2021
Chỉ số kỳ vọng đạt 101.2 so với dự kiến 103.3
Chỉ số đánh giá hiện tại đạt 100.4 so với dự kiến 101.6