Dầu WTI suy yếu sau dữ liệu tồn kho dầu tại Mỹ
- Tồn kho dầu +2.421 triệu thùng, trong khi đó kỳ vọng là giảm 2.056 triệu thùng
- Tồn kho xăng giảm 2.041 triệu thùng, trong khi đó kỳ vọng là tăng 63 nghìn thùng
Dầu WTI giảm về vùng $101/thùng sau tin trên.
AUDUSD tiến sát MA 100 giờ
Hôm qua, RBA đã chuyển hướng hawkish khi không còn dùng từ kiên nhẫn với lãi suất, đưa AUDUSD tăng mạnh lên 0.7660, nhưng dần hụt hơi tại đây.
Phó chủ tịch Fed bà Brainard cũng chuyển hướng diều hâu, đạp mạnh chứng khoán, kích cầu USD, gây sức ép lên AUDUSD.
Cặp tiền hiện kẹt trong biên độ 0.7540-0.7560.
Hiện tại, AUDUSD đang tiến sát MA 100 giờ. Đánh mất hỗ trợ này sẽ mở ra cánh cửa xuống MA 200 giờ tại 0,75209.
Chủ tịch Fed Richmond: Cần thời gian để nguồn cung nhà ở bắt kịp nhu cầu
Tiếp tục là các bình luận từ ông Thomas Barkin:
- Các nhà phân phối cho biết giá cao không hề có ảnh hưởng đến nhu cầu nhà ở, hay khiến người mua ép giá
- Ông đang để ý tới nhu cầu, quan sát liệu việc thắt chặt có bóp được nhu cầu không
- Ông cũng theo dõi lạm phát ở nhiều mảng (dầu, thép, khí tự nhiên, vàng) để xem liệu tình hình có đang cải thiện
Bitcoin test đáy $44k
$44,000 là vùng hỗ trợ quan trọng. Đây là vùng Fibo thoái lui 61.8% của sóng giảm từ tháng 12/2021 đến cuối tháng 1/2022.
Ở phía dưới là các mức Fib 50% ở $42,800 và 61.8% ở mức $40,100.
Các nhà đầu tư sẽ tiếp tục chờ đợi biên bản cuộc họp FOMC công bố đêm nay, khi tương quan giữa thị trường crypto và tình hình vĩ mô đang ngày càng sâu sắc. Hiện tại, thị trường đang dự báo hơn 80% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất 50bps trong tháng Năm.
USD/CAD đi ngang sau phiên giao dịch biến động hôm qua
USD/CAD hồi phục mạnh sau pha bán tháo hôm qua, giá hiện đang đi ngang tích lũy từ 1.2504 đến 1.2508. Nếu phá qua vùng này, 1.2539 và sẽ là vùng mục tiêu tiếp theo.
Ngược lại, nếu phá xuống dưới vùng MA 200/100 giờ (từ 1.24916 đến 1.24964), động lượng bán sẽ mạnh lên.
Chủ tịch Fed Richmond: Fed còn thời gian để bình thường hóa chính sách, nhưng không nhiều
Theo ông Thomas Barkin:
- Fed còn chút thời gian để bình thường hóa chính sách khi tình hình đại dịch đã lắng xuống và thị trường lao động đang cực kỳ thắt chặt, nhưng khoảng thời gian họ có là không nhiều
Trung Quốc không công khai cho thấy ý định lách lệnh trừng phạt Nga
- Trung Quốc không công khai cho thấy có ý định lách lệnh trừng phạt Nga. Tuy vậy, Mỹ vân đang có những động thái bám sát và theo dõi chặt chẽ
- Hoa Kỳ đã tài khẳng định về hậu quả đối với việc Trung Quốc cố gắng thực hiện bất cứ nỗ lực nào để lách lệnh trừng phạt
- Mỹ vẫn hy vọng sẽ lôi kéo được Ấn Độ về phía mình trong các hành động chống lại Nga
- Phía Mỹ đã đặt các biện pháp trừng phạt, ngăn chặn hoàn toàn đối với Sberbank và Alfa Bank
- Biden đã ký sắc lệnh cấm các khoản đầu tư mới vào Nga
- EU thời gian tới sẽ tiếp tục có những hành động để giảm phụ thuộc cũng như hạ vị thế nhà cung cấp năng lượng số 1 tại Châu Âu của Nga
USD/JPY đi ngang quanh 123.80
USD/JPY tạo đáy quanh vùng 121.30 tuần trước, sau đó tăng mạnh và di chuyển lên trên đường MA 200 giờ (đường màu xanh lá cây) cuối tuần trước. Đây là vùng hỗ trợ quan trọng giúp bên mua đẩy giá lên cao hơn đầu tuần này
Tuy nhiên hiện nay, giá đã tăng quá xa so với MA 200 giờ và đi ngang quanh 123.803. Sau khi thoái lui từ mốc 124 hôm nay.
Việc tăng và giảm trên mức 123.80 ngày hôm nay cho thấy người mua và người bán đang lưỡng lự.
Nếu break qua vùng này, 124.29 sẽ là mục tiêu tiếp theo. Mặt khác,123.02 - 123.188 đang là vùng hỗ trợ phía dưới.
Những nội dung trong bài phát biểu của Harker, Chủ tịch Fed Philadelphia
Những điểm nổi bật từ bài phát biểu ngày 29 tháng 3 của Chủ tịch Fed Philadelphia
- Việc tăng lãi suất cần được thực hiện thận trọng và bài bản
- Những rắc rối trong đứt gãy chuỗi cung ứng đã được xoa dịu phần nào mặc dù giá hàng hóa vẫn neo cao
- Dịch vụ và bán lẻ vẫn là hai mảng kinh doanh cốt lõi tăng trưởng tốt sau đại dịch
- Tăng trưởng GDP giảm xuống chỉ còn 2% so với 4.5% trước đó (2021)
- Năm 2022, Fed sẽ cố gắng đưa mức lạm phát về lại mốc 4% (so với 7.9% như hiện tại)
Đã có những kỳ vọng về việc FOMC sẽ nâng 50 bps so với dự đoán của đa số giới đầu tư là 25pbs trước đó. Tuy vậy việc mạnh tay nâng lãi suất trong thời gian ngắn có thể khiến cho nền kinh tế Mỹ rơi vào cú sốc, gây ra lạm "phát đình đốn".
Cập nhật các thị trường trên thế giới
Thị trường vàng, dầu và Bitcoin:
- Giá vàng tăng $5.11, dao động quanh mốc $1928.66/ounce
- Dầu thô giảm xuống 101.92 đô la/thùng
- Bitcoin đang giao dịch ở mức 44,796 đô la, giảm khoảng 700 đô la trong ngày hôm nay
Trên thị trường nợ Hoa Kỳ (trái phiếu chính phủ):
- Lợi suất TPCP kỳ hạn 2 năm đang giao dịch ở mức 2.543%, tăng 2.5 điểm cơ bản
- Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm đang giao dịch ở mức 2.637%, tăng 8.6 điểm cơ bản
- Lợi suất TPCP kỳ hạn 30 năm đang giao dịch ở mức 2.673%, tăng 9.8 điểm cơ bản
Trên thị trường ngoại hối, EUR vẫn mạnh nhất trong khi CHF vẫn yếu nhất.
Thị trường chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ
Mở đầu phiên giao dịch ngày 06/04, thị trường chứng khoán Mỹ chứng kiến sắc đỏ bao trùm hầu hết các chỉ số chính và các mã cổ phiếu. Nhóm cổ phiếu công nghệ tiếp tục là nhóm chịu ảnh hưởng nhiều nhất sau những phát ngôn "diều hâu" đến từ Phó chủ tịch FOMC, bà Brainard.
Tin tức về việc các nước Châu Âu quyết không thanh toán khí đốt Nga bằng đồng rubble và tìm một nguồn khác thay thế các trở nên hiện hữu hơn. Tuy vậy, điều này góp phần dấy lên các mối lo về an ninh năng lượng và an ninh lương thực toàn cầu thời gian tới.
Trên thị trường chứng khoán:
- DJ giảm 280 điểm (-0.8%)
- S&P 500 giảm 57.52 điểm (-1.26%)
- NASDAQ giảm 328 điểm (-2.26%)
- NYSE COMPOSITE giảm 184 điểm (-1.1%)
Giá khí tự nhiên bật tăng 3.5%, tiếp cận vùng đỉnh cũ thiết lập vào hồi thàng 10 năm ngoài. Theo các dự báo mới nhất từ World bank và Goldman sachs, giá khí đốt trong năm nay có thể vượt trên 6.5 USD/ 1 gallon khí
Cập nhật tình hình về dầu Brent và dầu ngọt nhẹ WTI:
- Giá dầu Brent hiện duy trì quanh mốc 106 USD/thùng
- Giá dầu WTI duy trì quanh mốc 104 USD/thùng
Chưa có quá nhiều biến động về nguồn cung dầu trên thế giới trong ngắn hạn. Các nước vẫn đang chờ các động thái tiếp theo đến từ phía Mỹ khi nước này có kế hoạch xả kho dự trữ dầu chiến lược được tích lũy dưới thời tổng thống Trump.
EUR/USD test kháng cự đầu phiên Mỹ
Sau khi giảm mạnh trong phiên hôm qua, cặp EUR/USD đã bất ngờ bật lên và tăng trở lại trên mức 1.0900 và chạm tới 1.0925 khi bắt đầu phiên Mỹ.
Nhìn chung, sau 4 ngày giảm liên tiếp khiến giá rơi khoảng 310 pips, người mua hôm nay đã quay trở lại và đẩy giá lên trên mức 1.0900. Tuy nhiên đà phục hồi ngày vẫn có nhiều dấu hỏi lớn.
Trung Quốc phát đi những tín hiệu kém khả quan trong thời gian tới
Theo cập nhật mới nhật, PMI dịch vụ của Trung Quốc giảm từ 50.2 xuống 42.0 - mức thấp nhất trong hai năm qua, trong lúc dịch bệnh ở Thượng Hải đang có dấu hiệu chậm lại.
Một cuộc khảo sát đối với 163 công ty Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 4 của Phòng Thương mại Hoa Kỳ cho thấy: 99% trong số họ đã bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát mới nhất ở Thượng Hải, bất chấp giới chức nước này đang đẩy mạnh các biện kiếm soát dịch bệnh diện rộng pháp mạnh tay.
Điều đó có thể khiến cho chi phí kinh tế tăng lên và việc cố gắng kiểm soát omicron là vô ích. Nhưng cho đến khi điều đó xảy ra, dự kiến sẽ có một cuộc suy thoái diện rộng tiếp tục ở Trung Quốc (chích sách siết chặt tín dụng với Bất động sản, cơn bão hàng hóa...)
Hơn nữa, tình hình căng thẳng ở Thượng Hải và các nơi khác ở Trung Quốc sẽ càng khiến cho chuỗi cung ứng ngày càng căng thẳng hơn.
Ba Lan tăng lãi suất lên 100 điểm cơ bản!
Người phát ngôn của ECB hôm nay cho biết: Việc yêu cầu ECB kiềm chế lạm phát trong thời gian tới sẽ là "cực kỳ tốn kém và khó khăn".
Tuy nhiên, tại Ba Lan, Ngân hàng trung ương nước này trước đó dự kiến tăng lãi suất 50bps, một số bên kỳ vọng có thể lên tới 75bps, nhưng trên thực tế họ đã "chơi lớn", tăng lãi suất điều hành từ 3.5% lên 4.5% (100 bps)
Cập nhật thị trường: Dollar giằng co, đà bán tháo trái phiếu tiếp diễn!
Thị trường:
• EUR dẫn đầu, CHF đứng cuối bảng
• Thị trường chứng khoán châu Âu chìm trong sắc đỏ; HĐTL chỉ số S&P 500 giảm 0.9%
• Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 7.4 bps lên 2.627%
• Vàng giảm 0.1% xuống 1,921.20 USD
• WTI tăng 1.6% lên 103.60 Dollar
• Bitcoin giảm 2.1% xuống $44,910
Đây là một phiên giao dịch khá trầm lắng tuy nhiên đã có một số xu hướng nổi bật trên thị trường khi chúng ta tiếp tục thấy tình trạng bán tháo trái phiếu ngày càng mạnh mẽ. Trong khi đó, thị trường chứng khoán tiêu cực, bắt nguồn từ cuộc nói chuyện ”diều hâu” của Fed từ Thống đốc Brainard ngày hôm qua.
Các chỉ số châu Âu giảm gần 2% trong khi HĐTL chỉ số Mỹ cũng giảm thêm khoảng 1%.
Các đồng tiền chính vẫn ở trạng thái ”giằng co” với đồng Dollar hiện không thay đổi!
Tỷ giá EUR/USD giảm từ 1.0890 xuống 1.0875 trước khi tăng trở lại lên 1.0910 hiện tại. GBP/USD cũng trượt xuống 1.3070.
Yên Nhật là trọng tâm trong bối cảnh đà bán tháo trên thị trường trái phiếu tiếp tục. Tuy nhiên, tỷ giá USD/JPY dao động quanh vị trí 123.70-90 phần lớn trong phiên.
Biên bản cuộc họp của FOMC sẽ công bố trong tối nay. Đây là một sự kiện rủi ro quan trọng cần đề phòng.
Đơn đăng ký thế chấp mua nhà tại Hoa Kỳ tiếp tục giảm trong tháng 4
- Theo số liệu tại ngày 01/04, mức giảm ghi nhận là 6.3% so với tại ngày 01/03, với mức giảm là 6.8%
- Chỉ số thị trường 398.5 so với 425.1 trước đó
- Chỉ số mua mới đạt 258.1 so với 267 tháng trước đó
- Chỉ số tái cấp vốn 1166.3 so với 1295 tháng trước đó
- Lãi suất thế chấp 30 năm 4.90% so với 4.80% tháng trước đó
Các đơn đăng ký thế chấp tiếp tục giảm do chi phí vay mua nhà tiếp tục tăng cao hơn, dẫn đến cả hoạt động mua
và tái cấp vốn đều giảm đáng kể trong vài tháng qua. Kể từ đầu năm, lãi suất thế chấp đã tăng gần 1.6% và đó là
mức tăng nhanh nhất về chi phí kể từ năm 1994.
Trung Quốc có thể sẽ tránh xa các giao dịch mới dầu từ Nga!
Có thông tin cho rằng các nhà máy lọc dầu của chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục thực hiện các hợp đồng dầu hiện có từ Nga nhưng sẽ dừng các hợp đồng mới mặc dù đã được giảm giá mạnh.
Nhà máy lọc dầu lớn nhất châu Á, Sinopec, cùng với CNOOC, PetroChina và Sinochem được cho là sẽ ”đứng bên lề” trong việc kinh doanh dầu từ Nga vào tháng Năm tới.
Thêm rằng, Trung Quốc là người mua dầu thô hàng đầu của Nga với khoảng 1.6 triệu thùng/ngày, một nửa trong số đó được cung cấp qua đường ống theo hợp đồng giữa hai chính phủ.
ECB: Điều quan trọng là không phản ứng thái quá với lạm phát leo thang!
Nhà kinh tế trưởng Philip Lane của Ngân hàng Trung ương châu Âu hôm thứ Tư nói rằng điều quan trọng là không được phản ứng thái quá trước sự gia tăng lạm phát. Đồng thời, ECB không thể ứng phó với tình trạng lạm phát hiện tại vì kế hoạch là hướng tới trung hạn, theo Reuters. Ông Lane nói thêm, chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì để đạt được mục tiêu lạm phát 2.0%.
Thị trường tiền điện tử ”đỏ lửa”!
Thị trường tiền điện tử đang chìm trong sắc đỏ khi các đồng tiền chính như Bitcoin giảm 1.47% và ETH giảm 3.16% trong khi các đồng Altcoin khác như LINK, DOT, FTM lao dốc mạnh quanh mức 4-5%.
Dữ liệu Hồ sơ xin vay thế chấp MBA Hoa Kỳ tiếp tục lao dốc!
Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Ngân hàng Thế chấp cho tuần kết thúc vào ngày 1 tháng 4 năm 2022 cho thấy Hồ sơ xin vay thế chấp tiếp tục sụt giảm 6.3%. Tháng trước, chỉ số này cũng lao dốc 6.8%.
• Chỉ số thị trường 398.5 so với 425.1 trước đó
• Chỉ số mua 258.1 so với 267.1 trước đó
• Chỉ số tái cấp vốn 1,166.3 so với 1,295.1 trước đó
• Lãi suất thế chấp 30 năm tăng lên 4.90% so với 4.80% trước đó.
Nga: Tiến trình đàm phán hòa bình đang tiếp tục!
Nhận xét từ Điện Kremlin về tình trạng đàm phán.
Tiến trình không diễn ra nhanh và hiệu quả như Moscow mong muốn.
Chà, đây là một ngày mà không có bất kỳ tiến triển ý nghĩa nào. Như đã đề cập trước đây, thị trường đã trở nên thờ ơ với các tiêu đề này và cần phải có sự bứt phá nghiêm túc để thực sự thu hút sự chú ý.
Điện Kremlin: Nga không thể vỡ nợ!
Người phát ngôn Điện Kremlin cho biết Nga có đủ nguồn lực cần thiết để trả các khoản nợ của mình, theo Reuters.
"Vỡ nợ là một kịch bản có thể xảy ra, nhưng rất khó" người phát ngôn của điện Kremlin chia sẻ.
Phản ứng thị trường
Các dòng tiền đang chảy vào tài sản ít rủi ro. Chỉ số Euro Stoxx 600 đã giảm gần 1% trong ngày. Trong khi đó, DXY đang ghi nhận mức tăng hàng ngày khiêm tốn trên 99.50.
Không thể kìm hãm đà “phi mã” của giá dầu
Hôm nay, dầu tăng 1.6%, giá tiếp tục giữ trên mốc 100 Dollar trong thời điểm hiện tại.
Việc tổng thống Biden đưa ra mức xả kho dự trữ dầu thô kỷ lục và cuộc thảo luận từ IEA đã làm ảnh hưởng đến tâm lý nhưng trên tổng thể, giá dầu vẫn đang ở trong phạm vi từ 95 đến 125 Dollar.
Một lập luận cho rằng việc xả kho dự trữ này, mặc dù có tác động, nhưng chỉ là một biện pháp hỗ trợ tạm thời cho các vấn đề cơ cấu trên thị trường dầu mỏ.
Dù giá dầu có thể đang "vật lộn" để bứt phá như trong thời kỳ đỉnh điểm của lo ngại xung đột Nga-Ukraine, việc giá dầu tăng trong ngày hôm nay có thể đưa ra triển vọng tích cực cho đà tăng trong thời gian tới.
Dollar “giằng co” trong phiên châu Âu!
Đà tăng của đồng Dollar đã suy yếu trong vài giờ qua.
Tỷ giá EUR/USD trước đó đã giảm xuống 1.0875 nhưng hiện đã tăng trở lại lên 1.0917. Xu hướng ngắn hạn trong cặp tiền tiếp tục nghiêng về phe gấu nhưng tâm lý giao dịch hôm nay có vẻ khá trái chiều. GBP/USD cũng đã giảm xuống 1.3045 trước đó nhưng hiện đang tăng 0.2% lên gần 1.3100.
Tuy nhiên, tỷ giá USD JPY đang giữ khá ổn định, giữ quanh mức 123.70-90 do đà bán tháo trái phiếu vẫn tiếp tục diễn ra mặc dù lợi suất trái phiếu đã giảm khỏi mức đỉnh trước đó trong ngày.
Phó Thống đốc Riksbank: Thị trường sẽ tích cực nếu lãi suất được nâng dần lên!
Phó Thống đốc Riksbank Martin Floden cho biết hôm thứ Tư rằng ông tin rằng sẽ “tốt hơn nếu lãi suất có thể được nâng dần lên”.
Ông Floden nói thêm: “Lãi suất chính sách là công cụ chính để thắt chặt.”
Trong bài phát biểu của mình vào thứ Ba, ông Floden cho biết "lạm phát đã cao hơn đáng kể so với dự báo mới nhất của chúng tôi", nói thêm rằng Riksbank sẽ cần tiến hành đánh giá lại chính sách tiền tệ tại cuộc họp tiếp theo.
Eurostat công bố số liệu PPI tháng 2 của khu vực
- PPI tháng 2 +1.1%/tháng so với 1.3% dự kiến
- PPI cả năm +31.4%/năm so với +31.5% dự kiến
Giá nhà sản xuất khu vực đồng euro lại nhảy vọt. Kỳ vọng áp lực giá sẽ tiếp tục gia tăng hơn nữa trong những tháng tới vì xung đột Nga-Ukraine. Điều đó sẽ dẫn đến lạm phát tiêu dùng.
ECB: Chính sách chống lạm phát có thể khiến nền kinh tế sụp đổ!
Phát biểu của thành viên ban điều hành ECB, Fabio Panetta
• Tỷ lệ tăng trưởng khu vực đồng Euro sẽ rất thấp trong năm nay
• Chiến tranh kìm hãm sự phát triển
• Hành động của ECB để giảm lạm phát có thể làm sụp đổ nền kinh tế
• Cần phải giảm mạnh nhu cầu trong nước để giảm lạm phát
• Chính phủ nên trợ cấp, giảm thuế để ngăn chặn khủng hoảng
Dường như, ông Panetta muốn các nhà lập pháp phải hành động để giảm lạm phát ngay lập tức. Thêm vào đó, các ngân hàng trung ương cũng không đủ khả năng để giải quyết vấn đề này và ngay cả với chính sách của ECB, nó sẽ không thực sự giải quyết được vấn đề hóc búa về lạm phát.
PMI xây dựng của Vương quốc Anh đạt đúng kỳ vọng đề ra
- PMI xây dựng tháng 3 của vương quốc Anh đạt 59.1 đúng như kỳ vọng
Hoạt động xây dựng tiếp tục mở rộng mạnh trong tháng 3, với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 6 năm ngoái. Tuy nhiên,áp lực lạm phát gia tăng và lo ngại về cuộc xung đột Nga-Ukraine đã góp phần khiến sự lạc quan trong kinh doanh giảm mạnh.
Cập nhật thị trường: Chứng khoán châu Âu điều chỉnh tương đối mạnh trong phiên sáng
Nhiều chỉ số giảm gần 1%:
- Eurostoxx -0.9%
- DAX -1.1%
- CAC 40 -0.9%
- FTSE -0.4%
- IBEX -0.5%
- FTSE MIB -1.0%
Chỉ số S&P 500 tương lai giảm 0.4%, Nasdaq tương lai giảm 0.6% và Dow tương lai giảm 0.3%. Các bước đi được cho là "hawkish" hơn của Fed ngày hôm qua đã khiến thị trường lo sợ phần nào. Những lo lắng về lạm phát, phong tỏa tại Trung Quốc, lợi suất trái phiếu tăng cao cũng góp phần ảnh hưởng.
Chủ lịch liên minh EU khẳng định: Nga sẽ tiếp tục hứng chịu các biện pháp chừng phạt từ EU
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các biện pháp trừng phạt cũng khó có sức nặng lên Nga khi các nước thành viên liên minh đang phụ thuộc lớn vào dầu và khí đốt của nước này.
Phó thống đốc NHTW liên minh châu Âu: Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh là ưu tiên hàng đầu
Đúng vậy nhưng nó phải được thực hiện theo kế hoạch phù hợp:
- Chuyển đổi xanh chưa bao giờ là dễ dàng.
- Đẩy nhanh quá trình có nghĩa là phải đẩy nhanh quá trình khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu thô, việc này có ảnh hưởng lớn đến môi trường và xã hội.
- Chi phí chuyển đổi cao vì phải xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị trong khi các nguồn năng lượng cũ (than, dầu, khí đốt) có mức giá hợp lí hơn.
Phó thống đốc NHTW Úc: Kỳ vọng sửa đối chính sách sau dự báo lạm phát mới
Bà cho biết:
- Chúng ta hiện đang chịu nhiều áp lực lạm phát tiềm ẩn hơn
Điều này phù hợp với bước đi "hawkish" của ngân hàng trung ương ngày hôm qua. Số liệu lạm phát tiếp theo sẽ được công bố vào cuối tháng này (ngày 27 tháng 4) và sẽ ảnh hưởng lên chính sách cuối cùng được đưa ra trong cuộc họp vào ngày 3 tháng 5 sắp tới
Chỉ số PMI ngành xây dựng của Đức không đạt kỳ vọng
- PMI xây dựng tháng ba đạt 50.9 thấp hơn so với dự kiến (54.9)
Hoạt động xây dựng của Đức có sự chững lại đáng kể do xung đột Nga-Ukraine tác động đến nhu cầu, giá cả và nguồn cung, cùng với lượng đơn đặt hàng mới giảm và chi phí đầu vào tăng.
Trợ lý thống đốc NHTW Úc nhận định: Vẫn còn các tác nhân khác có khả năng đẩy lạm phát cao hơn
- Đã có sự gia tăng lạm phát trên diện rộng.
- Nghiên cứu xem tắc nghẽn chuỗi cung ứng sẽ được giải quyết thế nào
Ông không sai với nhận định trên nhưng có rất ít hoặc gần như không có biện pháp mà các ngân hàng trung ương có thể làm để giải quyết các vấn đề là tác nhân sinh ra lạm phát hiện nay.
Cập nhật thị trường: Chứng khoán châu Âu điều chỉnh đầu phiên giao dịch
- Chỉ số Eurostoxx -0.1%
- Chỉ số DAX -0.1%
- Chỉ số CAC 40 -0.2%
- Chỉ số FTSE -0.2%
- Chỉ số IBEX không đổi
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đang tăng khoảng 0.1%, do đó, chưa có dấu hiệu rõ ràng cho hành động tiếp theo của thị trường.
Ở thị trường tiền tệ, đồng đô la tiếp tục chuỗi ngày tăng giá khi đà tăng lợi suất trái phiếu chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Nổi bật có USDJPY đã tăng "test" vùng 124.00 và EURUSD đã giảm qua 1.0900. Biến động của các cặp tiền chính như sau:
- EURUSD −0.08%
- USDJPY +0.26%
- GBPUSD −0.01%
- AUDUSD +0.17%
- USDCAD +0.04%
- USDCHF +0.49%
Ở thị trường hàng hóa, vàng giảm 0.47% còn $1918, dầu thô chưa có biến động nhiều, giá dầu Brent giảm 0.4% còn $105.9/thùng, dầu WTI tăng nhẹ 0.01% $101.97/thùng
HĐTL Eurostoxx -0.2% trước giờ mở cửa
Thêm vào đó:
- Chỉ số DAX tương lai của Đức -0.2%
- Chỉ số FTSE tương lai của Anh -0.1%
- Chỉ số IBEX tương lai của Tây Ban Nha không đổi
Việc công bố biên bản cuộc họp của FOMC sau đó sẽ là một sự kiện quan trọng cần lưu ý đối với Phố Wall.
Đô la Mỹ tăng trước phiên giao dịch Châu Âu
Nối tiếp phiên giao dịch hôm qua, đô la Mỹ đang trên đà tăng mạnh một phần do tình trạng bán tháo trái phiếu gia tăng.
EURUSD giảm ngày thứ 5 liên tiếp xuống dưới 1.0900 hướng tới "test" mức thấp nhất của tháng 3 gần 1.0800.
USDJPY đang tiếp cận mức 124.00 một lần nữa trong khi GBPUSD giảm xuống mức thấp nhất trong ba tuần 1.3050. H
USDCAD cũng quay trở lại 1.2500 sau khi gần chạm 1.2400 hôm qua.
Số liệu đơn đặt hàng tháng 2 nhà máy tại Đức có gì đáng chú ý?
- Số đơn đặt hàng nhà máy tại Đức trong tháng 2 giảm 2.2%, cao hơn dự báo giảm 0.2%
- Số đơn đặt hàng của nhà máy tăng 2.9% so với cùng kỳ năm trước
Sự sụt giảm trong tháng chủ yếu là do số đơn đặt hàng nước ngoài giảm 3.3%. Trong khi đó, đơn đặt hàng trong nước giảm 0.2% so với tháng trước đó.
Phân tích dữ liệu CME: Giá vàng sẽ tiếp tục đi ngang!
Số vị thế mở đối với thị trường vàng tương lai giảm phiên thứ tư liên tiếp, lần này là 116 hợp đồng theo số liệu sơ bộ từ CME Group. Mặt khác, khối lượng đã tăng gần 40 nghìn hợp đồng sau hai phiên tăng.
Việc giá vàng giảm hôm thứ Ba trong bối cảnh số vị thế mở giảm nhẹ, cho thấy kim loại quý này khó có thể giảm thêm. Mặc dù vậy, vùng $1890/oz dường như là mức hỗ trợ nơi giá vàng hướng đến.
Hợp đồng quyền chọn FX đáo hạn ngày 6 tháng 4 có gì đáng chú ý?
Chỉ một vài điều cần lưu ý cho ngày hôm nay, đó là cặp EURUSD ở mức 1.0900 và 1.0935-45.