Sam xoăn đã bị bắt tại Bahamas
Truyền thông báo cáo Sam xoăn đã bị chính quyền Bahamas bắt giữ tại khu nghỉ mát Albany.
Truyền thông báo cáo Sam xoăn đã bị chính quyền Bahamas bắt giữ tại khu nghỉ mát Albany.
Sau một chút giành giật, cuối cùng phe bò USDJPY cũng đã đưa cặp tiền lên mức 140 nhờ báo cáo PMI sản xuất vượt kỳ vọng.
Nhưng điều đó cũng không kéo dài lâu khi mức này cũng đã khiến nhiều trader chốt lời và cặp tiền đã về lại 139.81.
Chênh lệch lợi suất Mỹ/Nhật tiếp tục là yếu tố hỗ trợ cho phe bò. Trong khi BoJ vẫn giới hạn lợi suất 10 năm ở mức 0.25%, lợi suất cùng kỳ hạn của Mỹ đang tiến sát 3.3%.
DXY tiếp tập tăng mạnh sau thông tin PMI Sản xuất, thiết lập một mức đỉnh mới tại gần 110.0, hiện đang ở ngưỡng 109.731.
Liệu DXY có tiếp phá vỡ thêm một cột mốc nữa.
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm sâu khi nhà đầu tư đang cố bắt nhịp với những dữ liệu từ thị trường lao động được công bố trong tuần này trong khi chờ đợi báo cáo việc làm được đưa ra vào thứ sáu tới đây để có nhiều cơ sở dự báo động thái tiếp theo của FED trong việc tăng lãi suất. Thị trường hàng hóa cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ lệnh giãn cách của Trung Quốc, khiến triển vọng kinh tế ngày một xấu đi.
Chỉ số DXY thiết lập mức đỉnh mới sau thông tin về PMI Sản xuất được công bố. EUR/USD phá vỡ thế ngang giá, giảm xuống dưới mức này. Trong khi đó, USD/JPY chạm ngưỡng 140 lần đầu tiên kể từ năm 1998.
Vàng giảm xuống dưới mốc 1,700 USD/oz; hiện đang giao dịch tại 1695.79 USD/oz.
Giá BTC tiếp tục ở ngưỡng dưới 20,000 USD, hiện đang ở 19,905 USD.
Giá dầu WTI và dầu Brent giảm sâu, lần lượt ở 88.02 USD/thùng và 93.91 USD/thùng.
Một bất ngờ tích cực với kinh tế Mỹ. Chỉ số giá phải trả có vẻ đang cho tín hiệu lạm phát hạ nhiệt, còn thành phần việc làm đang củng cố cho một báo cáo NFP tốt nữa.
USD đang tiếp tục tăng mạnh sau tin.
USD/JPY tăng mạnh sau thông tin về PMI Sản xuất được công bố, gần chạm ngưỡng 140. Hiện đang ở 139.916
Chris Williamson, Chuyên gia kinh tế trưởng tại S&P Global Market Intelligence, cho biết:
“ Sản lượng của các nhà máy ở Mỹ đã giảm hai tháng liên tiếp, nhu cầu hàng hóa hiện đã giảm ba tháng liên tiếp trong bối cảnh tác động của lạm phát tăng cao, hạn chế nguồn cung, lãi suất tăng và sự không chắc chắn ngày càng tăng của nền kinh tế về triển vọng kinh tế.
Trừ những tháng đóng cửa đại dịch ban đầu, đây là đợt suy thoái mạnh nhất trong lĩnh vực sản xuất của Mỹ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009.
Đáng lo ngại hơn, nhu cầu giảm mạnh nhất được ghi nhận đối với thiết bị và máy móc kinh doanh, điều này cho thấy chi tiêu đầu tư giảm và tâm lý ngại rủi ro tăng cao. Tương tự, tăng trưởng tiền lương chậm lại và gần như đình trệ, phản ánh sự thận trọng ngày càng tăng trong việc mở rộng số lượng lực lượng lao động trước lượng cầu giảm
Nhu cầu về nguyên liệu thô giảm đã gây áp lực lên chuỗi cung ứng và giúp chuyển một phần sức mạnh định giá từ người bán sang người mua. Tương tự như vậy, chúng ta đang thấy nhiều nhà sản xuất giảm giá bán để thúc đẩy doanh số bán hàng."
Kỳ vọng lạm phát 10 năm đã giảm xuống dưới 2.5%, mức thấp nhất kể từ giữa tháng 8. Đồng thời, lợi suất danh nghĩa trái phiếu 10 năm cũng đã vượt mức 3.2%, đẩy lợi suất thực lên gần 0.8%. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 6 năm nay.
Cùng với đó, USD cũng đang mạnh lên trông thấy, chỉ số DXY chạm mức 109.3 điểm.
Bà Lorie Logan, chủ tịch FED Dallas đã có bài phát biểu đầu tiên sau khi bắt đầu đảm nhận cương vị này từ tuần trước:
USD đang mạnh lên trong phiên Mỹ, và hiện tại EUR là đồng tiền giảm mạnh nhất (-0.66%).
Đức sẽ có khoảng 2 tháng sử dụng khí tự nhiên mùa đông trong kho dự trữ vào ngày 1 tháng 10. Trước khi tiến hành bảo trì ba ngày, 20% dòng chảy qua Nord Stream 1 sẽ cung cấp cho Đức lượng khí vừa đủ để vượt qua mùa đông (giả sử LNG và các nguồn khác tiếp tục cung cấp). Nếu lượng khí đốt từ đây bị cắt hoàn toàn, dù sẽ rất khó khăn nhưng vẫn có thể đảm bảo 20% thời gian sử dụng, tuy nhiên nó sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ mùa đông năm nay
Giá TTF đã giảm đáng kể trong tuần này.
Lần đầu tiên kể từ ngày 21/7, vàng phá qua mức $1,700, hiện đang giao dịch tại 1,697. Lợi suất tăng và USD mạnh lên là 2 xúc tác chính gây sức ép cho vàng.
Hỗ trợ tiếp theo của vàng nằm tại $1,680. Nếu mất hỗ trợ này, vàng hầu như không có hỗ trợ nào khác cho tới tận 1,600.
Vàng đang giảm sâu xuống dưới mức 1,700 USD, hiện đang giao dịch tại 1,698.13 USD/oz.
DXY tăng mạnh, vượt trên ngưỡng 109.3 trước khi thoái lui.
Lợi suất trái phiếu chính phủ các kì hạn đồng loạt tăng. Dẫn đầu đà tăng là lợi suất trái phiếu chính phủ kì hạn 30 năm với 7.3 điểm cơ bản
Giá trị của LUNC tăng đột biến, có thời điểm chạm ngưỡng 0.00028480 trước khi thoái lui về 0.00027039 như hiện tại.
Hoạt động của nhà máy toàn cầu sụt giảm trong tháng 8 do cuộc chiến của Nga ở Ukraine và việc hạn chế COVID-19 của Trung Quốc tiếp tục gây tổn hại cho các doanh nghiệp mặc dù có dấu hiệu cho thấy áp lực chi phí đang bắt đầu giảm bớt.
Hoạt động sản xuất yếu ở các quốc gia từ Đức, Anh đến Trung Quốc với dấu hiệu nhu cầu chậm lại đang làm tăng thêm áp lực cho các công ty vốn đang phải chịu những hạn chế về nguồn cung kéo dài.
Dịch vụ mới cung cấp cho các thành viên của Ethermine cơ hội stake (đặt cược) ETH của họ và kiếm lãi 4,43% hàng năm trên số tiền gửi ETH của họ. Chỉ cần 0,1 ETH ($ 159) để tham gia.
Càng đến gần The Merge, sự kết thúc của kỉ nguyên đào ETH càng đến gần. Mặc dù các thợ đào đã lên tiếng tuy nhiên việc đào coin nói chung và ETH nói riêng gây ra tác động tiêu cực đến môi trường, chính vì vậy tất cả các nền tảng hay công ty blockchain lớn đều lên tiếng ủng hộ kết thúc kỉ nguyên đào coin.
Nhìn chung, USD vẫn đang tích lũy quanh vùng đỉnh cũ. GBP đang là đồng tiền yếu nhất lúc này, khi có lẽ câu chuyện tại Anh cũng không khả quan hơn EU.
CHF đang là đồng tiền trụ vững nhất, sau khi báo cáo lạm phát Thụy Sĩ đẩy mạnh kỳ vọng SNB tăng lãi suất.
Chứng khoán châu Âu hiện đang chìm trong sắc đỏ:
Tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực đồng Euro tiếp tục ở mức thấp kỷ lục trong tháng Bảy, ngang bằng với ước tính. Khủng hoảng năng lượng vẫn là vấn đề chính và với nguy cơ suy thoái đang đến gần.
GDP chính thức quý 2 của Ý tăng 1.1% so với + 1.0% của quý trước. Đây là một sự điều chỉnh nhẹ cao hơn nhưng nó tái khẳng định rằng nền kinh tế Ý vẫn đang hoạt động khá kém trong Quý 2. Tuy nhiên, thách thức thực sự sẽ đến vào nửa cuối năm với tình hình chính trị trong nước sẽ là một trở ngại lớn.
Áp lực kinh tế xã hội đang gia tăng trên toàn thế giới khi những lo lắng về chi phí sinh hoạt và lạm phát tăng cao tạo nên thời kỳ khó khăn. Công đoàn phi công của hãng hàng không đã kêu gọi một cuộc đình công vào ngày 2 tháng 9 tại Lufthansa và Lufthansa Cargo như một phần của việc tranh chấp tiền lương. Lufthansa cho biết vào hôm thứ Năm, Công đoàn đã yêu cầu tăng lương 5.5% cho đến cuối năm, cũng như để điều chỉnh lạm phát. Công đoàn cho biết thương lượng với hãng hàng không đã thất bại vì Lufthansa không đưa ra một đề nghị tốt hơn. Vì thế, Lufthansa sẽ phải hủy khoảng 800 chuyến bay ở Frankfurt và Munich.
Nhà thiết kế chip Nvidia Corp (NVDA.O) cho biết các quan chức Mỹ đã yêu cầu họ ngừng xuất khẩu hai chip máy tính hàng đầu cho công việc trí tuệ nhân tạo xuất khẩu sang Trung Quốc, một động thái có thể làm tê liệt khả năng thực hiện các công việc tiên tiến của các công ty Trung Quốc.
Thông báo này báo hiệu một sự leo thang lớn của cuộc đàn áp từ Hoa Kỳ đối với năng lực công nghệ của Trung Quốc.
Cổ phiếu Nvidia giảm 6.6% sau nhiều giờ. Công ty cho biết lệnh cấm ảnh hưởng đến các chip A100 và H100 của họ được thiết kế để tăng tốc các tác vụ học máy và có thể cản trở việc hoàn thành phát triển H100, con chip hàng đầu mà họ đã công bố trong năm nay.
Tỷ lệ thất nghiệp khu vực Đồng Euro đạt 6.6%, ổn định ở mức thấp kỷ lục trong tháng 07.
Một quan chức cấp cao của Ủy ban cho biết, người đứng đầu Liên minh châu Âu - Ursula von der Leyen sẽ nêu ý tưởng của Ủy ban châu Âu về việc giới hạn giá năng lượng trong một bài phát biểu vào ngày 14 tháng 9.
“Bà von der Leyen, Chủ tịch của chúng tôi, sẽ trình bày chi tiết hơn về điều đó vào ngày 14 tháng 9”, Mechthild Wörsdörfer, Phó Tổng giám đốc bộ phận năng lượng của Ủy ban, phát biểu tại cuộc họp của ủy ban năng lượng của Nghị viện Châu Âu.
Chứng khoán Châu Âu mở cửa phiên giao dịch ngày đầu tháng 09 trong sắc đỏ bao trùm các chỉ số chính. CPI sơ bộ hôm qua cho thấy lạm phát Eurozone tiếp tục có xu hướng tăng cao (9.1% so với 9.0% dự kiến trước đó), trong bối cảnh giá năng lượng vẫn chưa được kiềm chế. Bên cạnh đó, 21 thành phố lớn tại Trung Quốc hôm nay tiếp tục trong tình trạng bị phong tỏa để đảm bảo thực hiện hiệu quả chiến dịch Zero Covid - qua đó khiến cho giới đầu tư nghi ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu thời gian tới.
Cập nhật các chỉ số chứng khoán chính:
Cập nhật thị trường FX:
Đồng bạc xanh tiếp tục tích lũy trở lại phía dưới ngưỡng kháng cự 109.2 trong ngày hôm nay, trước thềm công bố bảng lương phi nông nghiệp tháng 08 của Hoa Kỳ.
USD hiện đang là đồng tiền mạnh nhất trong số các đồng G7, EUR yếu nhất.
Cập nhật các cặp tiền chính:
Cập nhật thị trường vàng và thị trường dầu mỏ:
Dầu Brent và dầu WTI giao dịch trở lại ở ngưỡng 93 và 88 USD/thùng sau đà giảm mạnh trong phiên Châu Âu ngày hôm qua.
Giá vàng giảm xuống phía dưới ngưỡng hỗ trợ vùng 1,720 ở thời điểm hiện tại, giao dịch ở mốc 1,707 USD/oz. Đà hồi phục mạnh mẽ của USD là tác nhân chính khiến cho giá vàng tiếp tục đà giảm.
Giá nhà ở Anh tiếp tục tăng mạnh sau dự đoán rằng nhu cầu sẽ giảm ngay cả khi BOE tiếp tục thắt chặt chính sách hơn nữa trong nửa cuối năm nay. Đây là tháng tăng giá thứ 13 liên tiếp và trong suốt hai năm qua, giá nhà trung bình đã tăng gần 50,000 bảng Anh.
Thật bất ngờ đối với doanh số bán lẻ của Đức với một con số khá lớn ở thời điểm đó. Chi tiết cho thấy các mặt hàng thực phẩm và hàng tạp hóa đã tăng 2.1% sau khi giảm ba tháng trước đó. Doanh số bán lẻ các mặt hàng phi thực phẩm tăng 0.5% trong khi hàng dệt, may, giày và đồ da có mức tăng vừa phải 0.6% so với tháng sáu.