Sản lượng công nghiệp tại Ý tăng nhẹ so với dự báo
- Sản lượng công nghiệp tại Ý tăng 1.1% so với tháng trước (Dự báo: 0.8%. Trước đó: -1.5%)
- Dữ liệu này cho thấy sự cải thiện đáng kể so với tháng trước.
Niềm tin kinh doanh của Pháp ít nhiều ổn định trong tháng do điều kiện việc làm cũng được giữ vững sau đợt suy giảm gần đây. Nhưng hiện tại, chỉ số tổng thể vẫn ở mức dưới mức trung bình dài hạn là 100.
Nhật báo Quảng Châu đưa tin:
Phó Chủ tịch ECB De Guindos cho biết:
Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Trung ương Châu Âu Philip Lane sẽ tham gia thảo luận nhóm về chính sách tại Hội thảo Kinh tế Mùa đông của Ngân hàng Trung ương Ireland diễn ra vào lúc 23:00.
Văn phòng Nội các Nhật Bản đã dự báo lạm phát tiêu dùng CPI sẽ tăng lên mức 3%
Sáng sớm mai, thị trường sẽ đón nhận dữ liệu lạm phát CPI cao hơn mục tiêu 2% của BoJ trong hơn 1 năm, thúc đẩy kỳ vọng BoJ xoay trục chính sach và hỗ trợ cho JPY tăng.
Các nhà kinh tế của Morgan Stanley cảnh báo:
Nhà kinh tế trưởng Ellen Zentner cho biết:
Trong báo cáo Kinh Tế Hoa Kỳ mới nhất, các nhà phân tích tại Morgan Stanley nhận định:
Goldman Sachs đẩy nhanh dự báo thời điểm BoE cắt giảm lãi suất từ tháng 6/2024 sang tháng 5/2024 sau dữ liệu lạm phát tháng 11 tại Vương quốc Anh chạm đáy hơn 2 năm qua:
Vào sáng nay, trang Nikkei đã tiết lộ một phần báo cáo của Văn phòng Nội các Nhật Bản, cho thấy thu nhập của người dân Nhật Bản sẽ tăng nhanh hơn tốc độ gia tăng lạm phát trong năm tài chính 2024. Đây là một tín hiệu đầy hy vọng đối với người tiêu dùng ngay cả khi dự kiến phần lớn mức tăng đều nhờ việc chính phủ cắt giảm thuế một lần.
Dự báo của Văn phòng Nội các:
Vào ngày mai, tỷ lệ lạm phát tiêu dùng cốt lõi quốc gia (không bao gồm thực phẩm) dự kiến sẽ giảm trở lại, phần nào được hỗ trợ nhờ giá năng lượng giảm:
Chỉ số Niềm tin kinh doanh tháng 12 tại Vương quốc Anh từ khảo sát của Ngân hàng Lloyds đã giảm từ mức 42% trong tháng 12 xuống 35% trong tháng 11.
Ngân hàng Lloyds bình luận:
Vào sáng nay, Văn phòng Nội các Nhật Bản đã công bố báo cáo triển vọng kinh tế được điều chỉnh 2 năm một lần
Nhận định từ phía Chính phủ Nhật Bản:
Chứng khoán lao dốc trong đêm, bất chấp lợi suất TPCP giảm mạnh khắp các kỳ hạn. Nhiều nhà đầu tư suy đoán các chỉ số Hoa Kỳ đang có nhịp điều chỉnh kỹ thuật sau khi tiến vào vùng quá mua từ cuối tháng 11. Về mặt dữ liệu, cả doanh số bán nhà trong tháng 11 và chỉ số Tâm lý tiêu dùng CB trong tháng 12 tại Hoa kỳ đều tăng cao hơn kỳ vọng. Doanh só bán nhà đạt 3.82M so với dự báo 3.77M, với Tâm lý tiêu dùng chạm mức đỉnh 5 tháng tại 110.7 điểm so với dự báo 104.6 điểm. Chủ tịch Fed Philadelphia Harker nhận định nhiệm vụ kiểm soát lạm phát vẫn chưa hoàn thành, nhưng thừa nhận rằng xu hướng lạm phát đang giảm dần và Fed đã hoàn thành xong việc thắt chặt. Nhóm cổ phiếu thiết yếu dẫn đầu đà giảm trong các lĩnh vực. Chốt phiên, chỉ số Dow Jones giảm gần 500 điểm và Nasdaq có phiên giảm mạnh nhất trong 8 tuần với hơn 200 điểm. Cả hai chỉ số này đều chấm dứt chuỗi tăng 9 ngày liên và có phiên tệ nhất kể từ tháng 10/2023. Chỉ số S&P 500 có phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ cuối tháng 9:
Trên thị trường FX, USD phục hồi sau khi đảo chiều giảm gần 30pip đầu phiên Mỹ (đồng thời xóa bỏ hoàn toàn đà tăng trong ngày), phần nào được hỗ trợ nhờ dữ liệu doanh số bán nhà và tâm lý tiêu dùng CB khả quan. Chốt phiên, USD tăng trên diện rộng, ngoại trừ với JPY. GBP dẫn đầu đà giảm trong số các đồng tiền chính, theo sau là AUD. GBP giảm mạnh hơn 60pip trong phiên Âu sau dữ liệu CPI tháng 11 tại Vương quốc Anh cho thấy tốc độ gia tăng lạm phát chạm mức thấp nhất và lần đầu tiên giảm xuống dưới 4% kể từ tháng 11/2021 (+3.9% y/y so với dự báo +4.3%).
Vàng thu hẹp phân nửa đà tăng của phiên thứ Ba khi USD phục hồi. Lợi suất TPCP Hoa Kỳ giảm mạnh khắp các kỳ hạn trong ngày cũng đã hỗ trợ làm giảm lực bán vàng trong ngày. Chốt phiên, vàng giảm gần $8.4 xuống $2031.74/oz. Trên thị trường nợ, lợi suất TPCP đóng cửa tại đáy ngày, với lợi suất 2 năm và 10 năm lần lượt giảm 10.9bp và 8,2bp xuống 4.33% và 3.85%. Dầu thô đảo chiều giảm mạnh từ đỉnh ngày tại gần $75.40/thùng được thiết lập trong phiên Mỹ, khiến giá đóng cửa chỉ tăng nhẹ $0.28 lên $74.22/thùng.
Chi tiết:
Các chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ đã mở cửa giảm. Chuỗi tăng 9 ngày liên tiếp của Dow Jones và Nasdaq có nguy cơ bị chặn đứng. S&P 500 đã tăng 8 trong 9 ngày qua.
Thị trường hiện tại đang cho thấy:
Trên thị trường trái phiếu Mỹ:
Ở các thị trường khác:
Tổng Giám đốc Kinh tế của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Philip Lane cho biết, lạm phát đang giảm mạnh nhưng chưa chắc đã bền vững, và đó là lý do tại sao ECB vẫn lo ngại.
Thị trường đang định giá khả năng cắt lãi của ECB với tỷ lệ 50/50 cho tháng 3 và 100 điểm cơ bản được dự kiến cắt giảm vào tháng 7.
Điều này cho thấy thị trường tin rằng ECB sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ nhưng không nhiều, đồng thời dự đoán dữ liệu kinh tế của Eurozone sẽ xấu đi.
Mặc dù những dữ liệu về kinh tế Hoa Kỳ đã có dấu hiệu cải thiện dần, nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với thời điểm trước đại dịch COVID-19, một phần là do sức mạnh của nền kinh tế Mỹ.
Mặc dù Giáng sinh đã gần đến nhưng thị trường vẫn chưa thực sự chìm vào cảnh trầm lắng. Hôm nay có một vài dữ liệu kinh tế quan trọng có thể khiến thị trường biến động, nhưng có lẽ sẽ không có bất ngờ nào lớn.
Dữ liệu cần quan tâm nhất là chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Mỹ. Dự kiến là 104.0 so với 102.0 của tháng trước. Do giá xăng giảm và thị trường chứng khoán phục hồi, thị trường kỳ vọng sẽ có một bất ngờ theo chiều hướng tích cực, điều này có thể giúp đồng USD tăng giá.
USD/CAD đang test vùng hỗ trợ quanh mức 1.33. Các nhà kinh tế tại Scotiabank phân tích triển vọng của cặp tiền này: