Sản lượng công nghiệp tại Ý tăng nhẹ so với dự báo
- Sản lượng công nghiệp tại Ý tăng 1.1% so với tháng trước (Dự báo: 0.8%. Trước đó: -1.5%)
- Dữ liệu này cho thấy sự cải thiện đáng kể so với tháng trước.
Trong tuần bầu cử này, tâm lý lo ngại về kết quả cuối cùng đang bao trùm lên toàn thị trường. Các cuộc khảo sát cho thấy cuộc đua giữa cựu Tổng thống Donald Trump và ứng cử viên Kamala Harris đang rất sát sao. Vào thời điểm này tuần trước, ông Trump có vẻ đang dẫn trước, nhưng các số liệu thăm dò cuối tuần qua cho thấy tính thế đã đảo ngược và bà Harris có thể đang bị đánh giá thấp.
Sự chuyển biến này đã tạo ra áp lực mua vào trái phiếu, khiến lợi suất 10 năm giảm 9bp xuống dưới 4.3%, và tỷ giá USD/JPY hiện giảm khoảng 100pip. Trong khi đó, HĐTL chỉ số S&P 500 tăng 0.1%. Dữ liệu kinh tế duy nhất đáng chú ý là Số đơn đặt hàng nhà máy được công bố vào lúc 10h tối nay. Hiện tại, thị trường đang trải qua giai đoạn yên tĩnh trước những biến động lớn sắp tới.
Vàng hồi nhẹ lên gần 2,745 USD/oz khi USD suy yếu do các nhà đầu tư giảm kỳ vọng vào khả năng chiến thắng của cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới. Đồng bạc xanh đã ghi nhận đợt phục hồi mạnh mẽ trong tháng 10 khi thị trường tin rằng các chính sách lạm phát của Trump sẽ duy trì lãi suất Mỹ ở mức cao, đồng thời thu hút dòng vốn quốc tế đổ vào. Tuy nhiên, tỷ lệ ủng hộ Trump giảm dần và "sát sao" với Phó thổng thống Kamala Harris đang gây ra tình trạng bất ổn cho thị trường và hỗ trợ giá vàng.
Bên cạnh đó, căng thẳng địa chính trị gia tăng khi Iran tuyên bố sẽ tiếp tục các cuộc tấn công vào Israel nhằm đáp trả vụ đánh bom tháng trước. Lãnh tụ tối cao Iran, Ayatollah Ali Khamenei, cũng tuyên bố rằng Mỹ và Israel sẽ “nhận lại sự phản công dữ dội”.
Theo TD Securities, các quỹ đầu cơ tiếp tục duy trì các vị thế mua, dù có sự gia tăng trong vị thế bán, nhưng khối lượng giao dịch vẫn tập trung chủ yếu vào việc mua thêm vàng.
Nhiều nhà phân tích tin rằng nếu Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, điều này sẽ tạo ra tâm lý tích cực cho các cổ phiếu quốc phòng châu Âu. Nguyên nhân là Trump đã cảnh báo về việc cắt giảm hỗ trợ quân sự của Mỹ cho khu vực châu Âu, đồng thời thúc giục các thành viên NATO chi ít nhất 2% GDP cho quốc phòng. Điều này có thể làm gia tăng nhu cầu quốc phòng từ các quốc gia châu Âu.
Tuy nhiên, nếu Trump thực hiện các cam kết mang lại hòa bình nhanh chóng cho Ukraine (thông qua một thỏa thuận ngừng bắn) có thể làm giảm đến 20% giá cổ phiếu quốc phòng do châu Âu giảm chi ngân sách cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để đầu tư vào một lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng cao với giá hời.
Cổ phiếu của các công ty quốc phòng châu Âu như Rheinmetall của Đức, Saab của Thụy Điển và Leonardo của Ý đã tăng từ 230% đến 360% kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào năm 2022. Các công ty như Thales của Pháp và BAE Systems của Vương quốc Anh cũng đã chứng kiến mức tăng trưởng tương ứng là 70% và 100%.
Theo Morgan Stanley, khoảng 72% quỹ toàn cầu hiện không có bất kỳ đầu tư nào vào lĩnh vực quốc phòng châu Âu, cho thấy có tiềm năng tăng trưởng lớn trong trường hợp thị trường này phục hồi.
Giám đốc Nghiên cứu Ngoại hối và Hàng hóa tại Commerzbank, ông Ulrich Leuchtmann nhận định:
"Báo cáo việc làm NFP tháng 9 tại Mỹ được công bố vào thứ Sáu vừa qua cho thấy lượng việc làm mới được tạo ra chạm mwscc thấp nhất kể từ nưm 2021, tuy nhiên điều này không gay ảnh hưởng tiêu cực lên USD trong dài hạn. Mặc dù số liệu việc làm không đạt kỳ vọng, tỷ lệ thất nghiệp ổn định và tốc độ tăng lương trung bình giờ cao hơn dự báo cho thấy hoạt động tuyển dụng chậm lại trong tháng là do các yếu tố như bão và đình công. Thị trường lao động không suy yếu sâu rộng như lo ngại ban đầu của các nhà đầu tư."
"Yếu tố quan trọng tác động đến diễn biến của đồng USD hiện tại là cuộc bầu cử Mỹ sắp tới. Những cuộc khảo sát vào cuối tuần qua cho thấy ứng viên Kamala Harris đang dẫn trước tại các bang chiến lược, bao gồm North Carolina, Georgia và Iowa, nơi trước đây được coi là "thánh địa" của Donald Trump. Cuộc khảo sát này đang làm lung lay kỳ vọng của các nhà đầu tư từng đặt cược vào chiến thắng của Trump. Đặc biệt, cuộc thăm dò tại Iowa cho thấy nỗ lực chú trọng vào nhóm cử tri nữ (một nhóm có thể thay đổi ý kiến dựa trên các yếu tố khác nhau và không nhất thiết phải trung thành với một đảng chính trị nào) vốn có có xu hướng không ủng hộ các chính sách gia đình của Trump có thể dẫn đến sự thay đổi trong quan điểm bỏ phiếu của họ. Điều này làm tăng khả năng các cuộc khảo sát trước đây có thể mắc lỗi hệ thống, dẫn đến việc đánh giá sai lầm về tỷ lệ ủng hộ Trump."
"Nhìn chung, tình hình này khiến việc đầu tư vào đồng bạc xanh theo chiến lược "Trump Trade" trở nên rủi ro hơn. USD đã suy yếu đáng kể kể từ khi mở cửa phiên Á, phản ánh những lo ngại về bất ổn chính trị và tính bấp bênh trong khả năng chiến thắng của Trump. Để tiếp tục đặt cược vào chiến lược “Trump Trade”, các nhà đầu tư đòi hỏi phải có lợi nhuận cao hơn để bù đắp cho rủi ro gia tăng, đặc biệt trong bối cảnh đồng đô la đang chịu áp lực giảm."
Sau khi khởi đầu khá ảm đạm tại châu Âu, thị trường đang bắt đầu sôi động trở lại khi gần đến phiên Mỹ. Đồng USD mất giá mạnh, khi thị trường tập trung vào cuộc bầu cử Mỹ vào ngày mai, và hiện đang hướng về mức đáy trong ngày. USD/JPY giảm xuống 151.60, tiến tới gần đường MA 200 ngày là 151.54.
EUR/USD cũng đang dao động gần mức cao nhất trong ngày, tăng gần 80 pip. USD/CHF giảm xuống mức 0.8623 và GBP/USD tăng 60 pip
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm gần 11 điểm cơ bản xuống 4.276%.
Tất cả những điều này đều liên quan đến cuộc bầu cử Mỹ vào ngày mai và các biến động của thị trường đã phản ánh cho sự thay đổi trong tỷ lệ ủng hộ của bà Harris:
Jane Foley và Molly Schwartz, chuyên viên phân tích từ Rabobank, phân tích
Tổng thư ký OPEC Haitham Al Ghais đã đưa ra những nhận định lạc quan về nhu cầu dầu mỏ, bất chấp những thách thức hiện tại:
Những bình luận của ông Al Ghais được đưa ra sau khi OPEC quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng vào tháng 12. OPEC vẫn luôn là tổ chức lạc quan nhất về triển vọng thị trường dầu mỏ.
LGFV là các khoản nợ nằm ngoài bảng cân đối kế toán của chính quyền địa phương nhằm tài trợ cho các dự án và cơ sở hạ tầng lớn. Trước đây, các địa phương không được phép bán trái phiếu nên họ đã sử dụng LGFV để huy động vốn. IMF ước tính khối lượng "nợ ngầm" này của Trung Quốc ở mức trên 60,000 tỷ Nhân dân tệ, tương đương khoảng một nửa GDP của nước này. Sự sụp đổ của ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm gần đây đã ảnh hưởng đến doanh thu của chính quyền địa phương và làm tăng nguy cơ vỡ nợ của các trái phiếu LGFV.
Các nhà lập pháp Trung Quốc được cho là đang xem xét một dự luật nhằm nâng trần nợ của chính quyền địa phương. Đây sẽ là một biện pháp nhằm giải quyết vấn đề "nợ ngầm" Bộ Tài chính Trung Quốc đã có nhiều kế hoạch giải quyết vấn đề này từ năm 2015.
Biện pháp này sẽ chuyển các khoản nợ ngoại bảng như LGFV vào bảng cân đối kế toán của chính quyền địa phương, chứ không giải quyết hoàn toàn vấn đề về tính bền vững tài khóa và rủi ro của các khoản nợ trên. Trung Quốc cũng sẽ công bố kế hoạch cho phép chính quyền địa phương phát hành một lượng lớn trái phiếu trong ba đến bốn năm tới để giải quyết vấn đề này.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã coi đây là một trong ba "rủi ro kinh tế và tài chính lớn" của Trung Quốc, bên cạnh thị trường bất động sản và các mối lo ngại về lĩnh vực tài chính.
Francesco Pesole, chuyên viên phân tích từ ING, phân tích:
Theo Frances Cheung và Christopher Wong, chuyên viên phân tích chiến lược của OCBC, lưu ý rằng đồng USD đã biến động vào thứ Sáu tuần trước sau khi dữ liệu NFP suy yếu mạnh mẽ:
Niềm tin nhà đầu tư đánh dấu tháng cải thiện thứ hai liên tiếp, nhưng mức độ cải thiện không đáng kể. Sentix cảnh báo rằng "không có bất kỳ tín hiệu tích cực nào" từ dữ liệu mới nhất. Điều này cho thấy tâm lý của nhà đầu tư vẫn còn khá bi quan.
Cắt giảm lãi suất vào cuối năm
Tăng lãi suất vào cuối năm
Tây Ban Nha tiếp tục là điểm sáng của châu Âu và trái ngược với Đức. Cả sản lượng và đơn đặt hàng mới đều tăng mạnh, điều này khuyến khích hoạt động mua sắm và tuyển dụng lớn hơn trong các công ty.
Tâm trạng chung hiện khá thận trọng khi hợp đồng tương lai S&P 500 chỉ tăng nhẹ 0.1%. Trong khi đó, hợp đồng tương lai Dow giảm 0.1% và kết hợp mọi thứ lại với nhau. Mọi con mắt đều đổ dồn vào cuộc bầu cử của Hoa Kỳ vào ngày mai.
Các nhà đầu tư sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến cuộc bầu cử Mỹ vào ngày mai. Hợp đồng tương lai S&P 500 vẫn lạc quan hơn một chút, tăng 0.3% nhưng phần lớn là nhờ vào cổ phiếu công nghệ. Hợp đồng tương lai Dow hiện đang đi ngang.
Đồng bạc xanh giảm trên diện rộng vì tỷ lệ cược chiến thắng của Harris đã tăng lên kể từ cuối tuần. Trong vài tháng qua, USD đã nghiêng về kịch bản Trump chiến thắng nhiều hơn:
Một số cuộc thăm dò bắt đầu cho thấy khả năng Harris chiến thắng lại tăng lên, đặc biệt là ở tiểu bang Iowa.
Đồng USD mất giá và tiếp tục giảm trong phiên giao dịch châu Á - Thái Bình Dương hôm nay. Nguyên nhân chính đến từ những diễn biến mới về cuộc bầu cử Mỹ khi tình hình trở nên căng thẳng hơn sau cuối tuần. Theo các cuộc thăm dò dư luận, tình thế đang vô cùng sít sao, khi bà Harris dường như đã lấy lại thế cạnh tranh, khiến đồng USD chịu áp lực giảm giá đầu tuần.
Về mặt dữ liệu kinh tế, thị trường sẽ đón nhận các báo cáo PMI sản xuất, tuy nhiên đây chỉ là những ước tính cuối cùng nên có thể sẽ không tác động quá lớn đến thị trường.
Kế hoạch công bố các dữ liệu kinh tế:
- 15:15: PMI ngành sản xuất Tây Ban Nha tháng 10
- 15:45: PMI ngành sản xuất Ý tháng 10
- 15:50: PMI ngành sản xuất Pháp tháng 10 (Chính thức)
- 15:55: PMI ngành sản xuất Đức tháng 10 (Chính thức)
- 16:00: PMI ngành sản xuất khu vực Eurozone tháng 10 (Chính thức)
- 16:00: Báo cáo tổng tiền gửi của SNB tính đến ngày 1/11
- 16:30: Chỉ số niềm tin nhà đầu tư Sentix châu Âu tháng 11\
Có một hợp đồng quyền chọn EUR/USD ở mức 1.0900. Với mức này, biên độ dao động của EUR/USD có thể được duy trì trong một phạm vi nhất định tại phiên tới, đặc biệt khi thị trường vẫn còn khá "trống vắng" các thông tin mới về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, với đà suy yếu của đồng USD, xu hướng giảm giá trong đầu phiên của cặp tiền này có thể kéo dài.
Đối với hợp đồng quyền chọn AUD/USD tại mức 0.6600, khối lượng hợp đồng khá lớn và nằm gần đường MA 200 giờ ở mức 0.6599. Tuy nhiên, biên độ dao động của cặp tiền này sẽ bị tác động phần lớn với diễn biến giá đồng USD, khi đồng bạc xanh mở cửa giảm điểm do ảnh hưởng từ tâm lý thị trường trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ. Cùng lúc dó, đường MA200 ở mức 0.6627 sẽ là ngưỡng kỹ thuật quan trọng cần theo dõi trên biểu đồ trong thời gian tới.
Đồng USD ghi nhận đà giảm mạnh sau khi một cuộc thăm dò dư luận gây bất ngờ tại bang Iowa cho thấy bà Harris đang dẫn trước. Điều này gây chú ý đặc biệt bởi Iowa từng là bang chiến địa, nơi ông Trump đã giành chiến thắng áp đảo tại đây trong cả hai cuộc bầu cử 2016 và 2020.
Trên thị trường ngoại hối, hầu hết các đồng tiền chủ chốt đều tăng giá so với USD. Mặc dù có một số điều chỉnh nhẹ, nhưng khoảng cách chênh lệch vẫn duy trì và USD vẫn đang dao động gần mức thấp nhất trong phiên.
Cặp tiền USD/JPY đã là tâm điểm chú ý của nhà đầu tư trong nhiều tháng qua do chịu tác động từ biến động chính trị liên tục và sự thay đổi chính sách tiền tệ giữa hai quốc gia. Tỷ giá này đã chạm mốc 153.00 vào cuối tuần trước, nhưng trong phiên giao dịch hôm nay đã giảm xuống mức thấp khoảng 151.66.
Giá dầu thế giới đã ghi nhận đà tăng sau thông tin OPEC+ nhất trí gia hạn kế hoạch cắt giảm sản lượng tự nguyện thêm một tháng, kéo dài đến hết tháng 12/2024. Hợp đồng tương lai dầu Brent tăng 1.42 USD, lên 75.91 USD/ thùng. Cùng lúc đó, hợp đồng tương lai dầu WTI tăng 1.44 USD, lên 70.72 USD/ thùng.
Giới phân tích cho rằng, quy mô gói kích thích kinh tế được Trung Quốc chuẩn bị công bố vào kỳ họp Quốc hội có thể sẽ phụ thuộc vào kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới.
Theo kỳ vọng của nhà đầu tư, Bắc Kinh sẽ công bố chi tiết các biện pháp hỗ trợ tài khóa vào thứ Sáu tới, khi Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc kết thúc phiên họp kéo dài 5 ngày.
Năm nay, thời điểm diễn ra phiên họp trùng với những ngày sau bầu cử tổng thống Mỹ, nơi cử tri sẽ quyết định liệu ông Donald Trump của đảng Cộng hòa hay bà Kamala Harris của đảng Dân chủ sẽ trở thành tổng thống tiếp theo. Các điểm bỏ phiếu sẽ đóng cửa vào thứ Ba theo giờ địa phương.
Ông Lỗ Đình, Kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Nomura nhận định trong báo cáo tuần trước: "Quy mô gói kích thích tài khóa của Trung Quốc có thể sẽ lớn hơn từ 10-20% trong trường hợp ông Trump đắc cử so với kịch bản bà Harris giành chiến thắng".
Ngân hàng đầu tư JP Morgan vừa đưa ra những nhận định đáng chú ý về chính sách tiền tệ của Mỹ trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra.
Theo JP Morgan, nếu ông Trump và đảng Cộng hòa giành chiến thắng, chính sách tài khóa sẽ được nới lỏng mạnh mẽ hơn. Điều này có thể dẫn đến rủi ro chiến tranh thương mại bùng phát trở lại, thâm hụt ngân sách gia tăng, từ đó buộc Fed phải duy trì lãi suất ở mức cao.
"Nếu chính sách tài khóa làm tăng thâm hụt ngân sách và thúc đẩy lạm phát, Fed có thể sẽ phải thắt chặt chính sách tiền tệ để đối trọng, thay vì nới lỏng như kế hoạch ban đầu".
Trong kịch bản bà Harris đắc cử, JP Morgan cho rằng nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục theo xu hướng hạ cánh mềm, nhưng kém sôi động hơn do chính phủ bị chia rẽ. Khi đó, Fed nhiều khả năng sẽ dựa vào biểu đồ dot-plot đã công bố trước đó cho đến khi có những tín hiệu mới từ nền kinh tế.
Tuy nhiên, bất kể ai thắng cử, JP Morgan vẫn duy trì dự báo Fed sẽ cắt giảm 0.25 điểm phần trăm lãi suất trong tháng 11 tới.
Sắc xanh bao trùm thị trường chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương, khởi đầu cho một tuần dự báo nhiều biến động với cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ và cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed. Hiện tại, nhà đầu tư cũng đang theo dõi kỳ họp Quốc hội Trung Quốc, được tổ chức vào thứ Hai, khi chính quyền quốc gia này dự kiến công bố kế hoạch kích thích kinh tế chi tiết vào thứ Sáu.
Về dữ liệu kinh tế khu vực:
Diễn biến các thị trường chính:
USD đã chịu áp lực trong phiên giao dịch gần như trên mọi phương diện. Tin tức chính trị Hoa Kỳ vào cuối tuần có vẻ là nhân tố chính khiến USD suy yếu.
Đồng yên cũng được hưởng lợi từ sự biến động gia tăng, VIX đã ở mức trên 20 vào thứ Sáu trước cuộc bầu cử Hoa Kỳ.
Viễn cảnh biến động là lực cản đối với carry trade đồng yên. Các nhà giao dịch carry trade thích thị trường biến động theo chiều hướng có lợi cho JPY.
USD/JPY là cặp tiền sụt giảm mạnh nhất trong phiên giao dịch:
Trump cho biết: "Tôi kêu gọi tử hình bất kỳ người di cư nào giết một công dân Mỹ hoặc một nhân viên thực thi pháp luật".
Ông đã nắm bắt báo cáo việc làm tuần trước cho thấy nền kinh tế Mỹ chỉ tạo ra 12,000 việc làm vào tháng 10. Ông nói với đám đông lớn tụ tập tại một giảng đường rằng báo cáo cho thấy Hoa Kỳ là một quốc gia đang suy thoái và ông đã cảnh báo mà không có bằng chứng về khả năng lặp lại cuộc Đại suy thoái năm 1929.
"Vì vậy, tôi tin vào nước Mỹ. Nước Mỹ sẽ là trên hết. Và bạn biết đấy, bạn không thường nghe điều đó, nhưng đất nước chúng ta sẽ rất thành công, sẽ rất giàu có. Thuế của bạn sẽ giảm, việc làm của bạn sẽ tăng và chúng ta thực sự sẽ có một phép màu kinh tế", Trump nói.
Và vào một ngày mà Harris không nhắc đến tên Trump như một phần trong bài phát biểu kết thúc của mình, Trump đã phát biểu mạnh mẽ: "Chiến dịch của Kamala được tiến hành dựa trên sự thù hận và quỷ dữ".
USD giảm khi các nhà đầu tư rút lại các khoản đặt cược vào việc Donald Trump thắng cử Tổng thống Hoa Kỳ sau khi loạt dữ liệu thăm dò mới nhất cho thấy không có lợi thế rõ ràng nào cho ông.
Chỉ số DXY giảm mạnh nhất trong khoảng sáu tuần. Động thái này diễn ra sau một cuộc thăm dò của Des Moines Register cho thấy Kamala Harris dẫn trước 47%-44% ở Iowa - một tiểu bang mà Trump đã giành chiến thắng trong mỗi cuộc bầu cử trước đây của mình. Trump trades ủng hộ lợi suất TPCP cao hơn và USD mạnh hơn. Tuy nhiên, các cuộc khảo sát khác cho thấy hai ứng cử viên chuẩn bị cho một kết quả sít sao trên toàn quốc và trên khắp các tiểu bang chiến trường quan trọng.
Chỉ số DXY suy yếu vào đầu phiên giao dịch thứ Hai tại châu Á:
Chỉ số lạm phát Viện Melbourne là dữ liệu được khảo sát riêng. Đây là chỉ số hướng dẫn về dữ liệu lạm phát hàng tháng của Úc trước khi Cục Thống kê Úc đưa ra bản báo cáo trong tháng của họ.
Chỉ số lạm phát Viện Melbourne trong tháng 10:
Lạm phát lõi:
Sự gia tăng này sẽ không phải là tin vui đối với RBA.
Chỉ số này không phải là dữ liệu chính xác về lạm phát, nhưng mức tăng ở đây cần được chú ý. Các nhà phân tích hiện đang kỳ vọng RBA sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 2. Thay vào đó, thị trường đang định giá một đợt cắt giảm vào tháng 5.
Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ giao dịch trong sắc xanh vào thứ Sáu để khởi động tháng 11. Chỉ số Dow Jones tăng 288.73 điểm, tương đương 0.69%, đóng cửa ở mức 42,052.19. Chỉ số S&P 500 tăng 0.41% để đóng cửa ở mức 5,728.80 và Nasdaq Composite tăng 0.8% lên 18,239.92. Điều này trái ngược lại với dữ liệu của thị trường, đặc biệt là bản báo cáo NFP gây thất vọng. Nền kinh tế Hoa Kỳ chỉ thêm vào 12,000 việc làm trong tháng 10, thấp hơn nhiều so với ước tính 100,000 của Dow Jones. Đây là mức thêm việc làm yếu nhất kể từ tháng 12 năm 2020. Tỷ lệ thất nghiệp giữ nguyên ở mức 4.1%, phù hợp với ước tính. Tuy nhiên, các nhà giao dịch không phản ứng quá nhiều với số liệu việc làm, tin rằng dữ liệu ảm đạm này bị ảnh hưởng bởi bão và cuộc đình công của Boeing. Thay vào đó, cổ phiếu Amazon tăng 6.2%, Intel tăng 7.8% sau khi 2 gã khổng lồ này vượt qua dự báo của các nhà phân tích. Hai cổ phiếu này đã giúp nâng cao tâm lý nhà đầu tư, thúc đẩy cổ phiếu sau một số thất vọng đáng chú ý về thu nhập trong tuần này. Tuy nhiên, cổ phiếu Hoa Kỳ vẫn trải qua một tháng 10 đầy biến động. S&P 500 đã giảm 1%, trong tháng, Nasdaq giảm 0.5% và Dow Jones giảm 1.3%. Điều này xuất phát từ báo cáo kết quả kinh doanh tương đối ảm đạm của Big Tech vào tuần cuối của tháng 10, trong bối cảnh cuộc bầu cừ Tổng thống Hoa Kỳ đang cận kề. Các nhà đầu tư cũng đang hướng tới cuộc họp chính sách trong 2 ngày 6-7/11 của Fed, nơi mà NHTW có thể không thay đổi nhiều quyết định trước báo cáo NFP ảm đạm.
Trên thị trường FX, GBP mạnh nhất, CHF yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. Báo cáo NFP yếu bất ngờ đã khiến DXY lao dốc mạnh trong đầu phiên giao dịch Hoa Kỳ hôm thứ Sáu. Tuy nhiên, khi thị trường đánh giá sự ảm đạm chủ yếu đến từ cơn bão và các cuộc đình công, đồng USD đã phục hồi so với nhóm tiền tệ chính. Dữ liệu CPI trong tháng 10 của Thuỵ Sĩ thấp hơn dự báo, điều này làm tăng khả năng SNB sẽ thúc đẩy động thái cắt giảm lãi suất trong cuộc họp tới, USD/CHF tăng mạnh trong phiên lên 0.870 sau đó đóng cửa ở 0.869. USD/JPY đang trên đà phá vỡ chuỗi ba phiên sụt giảm liên tiếp, tăng 0.60% lên 152.94. Những bình luận ít dovish hơn từ Thống đốc BoJ Kazuo Ueda sau quyết định giữ nguyên lãi suất của NHTW vào thứ Năm đã hỗ trợ đồng yên vào đầu tuần. Kịch bản cơ sở vẫn sẽ là BoJ sẽ tăng lãi suất 50 bps một lần nữa vào tháng 1/2025.
Giá vàng giảm nhẹ vào thứ Sáu, chịu áp lực từ USD mạnh hơn và lợi suất TPCP, nhưng dữ liệu việc làm yếu từ nền kinh tế lớn nhất thế giới đã thúc đẩy các nhà phân tích tăng đặt cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất, giúp hạn chế đà giảm của kim loại quý này. Già Vàng giảm 10 USD xuống 2,734 USD/ounce. Dữ liệu việc làm yếu cũng thúc đẩy lợi suất TPCP. Lợi suất 10y tăng gần 10 bps lên 4.382%, lợi suất 2y tăng 5 bps lên 4.216%. Sự gia tăng trong lợi suất tiếp tục đánh dấu đợt phục hồi của tháng 10. Dầu thô WTI giảm 1.17 USD xuống 69.29 USD/thùng.
Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm chạm đáy tại 4.22% sau khi bảng lương phi nông nghiệp được công bố nhưng đã phục hồi lên 4.32%.
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến sự đảo chiều này:
Với sự phục hồi của lợi suất, đồng USD đã quay trở lại gần mức đỉnh trong phiên, USD/JPY cũng tăng 120 pip sau khi chạm đáy do bảng lương phi nông nghiệp.
Cuộc bầu cử tại Mỹ sẽ chi phố diễn biến đầu tháng 11 nên việc hành động dựa trên xu hướng điều chỉnh theo mùa là không khôn ngoan. Tuy nhiên, cần lưu ý vài điểm sau khi thị trường lắng xuống:
Giai đoạn tháng 11 năm ngoái, S&P 500 đã giảm trong ba tháng liên tiếp nhưng tháng 11 lại chứng kiến một bước ngoặt khi chỉ số này phục hồi phần lớn đà tăng trong giai đoạn kéo dài năm tháng. Lần này, thị trường bước vào tháng 11 với động lực tốt hơn, mặc dù tháng 10 cũng không mấy suôn sẻ với thị trường chứng khoán Mỹ.
USD/JPY hiện đnag leo đốc lên trên 152.80 khi đồng USD kéo dài đà tăng sau dữ liệu PMI sản xuất ISM tại Mỹ cho thấy chỉ số giá sản xuất ISM đã tăng lên mức đỉnh kể từ tháng 5.
Xây dựng khu vực tư nhân:
Xây dựng khu vực công cộng:
Sự gia tăng về chỉ số giá có thể thu hút sự chú ý của Fed, mặc dù đây là một điều kỳ lạ khi giá nhiên liệu giảm. Nhìn chung, đây là giai đoạn khó khăn đối với ngành sản xuất.
Báo cáo này hiếm khi tác động đến đồng CAD nhưng vẫn có một tin tốt.
Chứng khoán Mỹ tăng vào đầu tháng 11 khi Amazon dẫn đầu đà tăng trong lĩnh vực công nghệ và các nhà giao dịch "ngó lơ" báo cáo việc làm đáng thất vọng của Mỹ.
Chỉ số Dow Jones tăng 251 điểm, tương đương 0.6%. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq đều tăng 0.6%.
Cổ phiếu Amazon tăng hơn 5% khi sức mạnh của mảng điện toán đám mây và quảng cáo thúc đẩy lợi nhuận của gã khổng lồ thương mại điện tử vượt kỳ vọng của Phố Wall. Intel tăng vọt hơn 5% sau khi công bố doanh thu vượt dự báo của các nhà phân tích và cho thấy triển vọng mạnh mẽ. Hai cổ phiếu này đã cải thiện tâm lý sau khi một số báo cáo kết quả kinh doanh gây thất vọng trong tuần này.
Chỉ số DXY sau khi giảm do báo cáo bảng lương phi nông nghiệp (NFP) của Hoa Kỳ yếu hơn dự kiến đã phục hồi lên tiệm cận 104.00. Động thái này diễn ra khi thị trường đánh giá tác động của các cuộc đình công và cơn bão Helen cũng như Milton đối với dữ liệu bảng lương.
Bảng lương phi nông nghiệp đã chạm đáy kể từ đại dịch, nhưng tỷ lệ thất nghiệp ổn định và thu nhập trung bình theo giờ tăng đã làm dịu đi những lo ngại của nhà đầu tư về sự suy thoái mạnh trên thị trường lao động.
Thị trường đang chờ đợi chỉ số PMI sản xuất ISM của Hoa Kỳ.