"Chúng tôi tiếp tục kỳ vọng lãi suất thực tại Mỹ là động lực chính của USDJPY thay vì là kỳ vọng chính sách của BoJ nay. Trong môi trường lợi suất Mỹ tăng, đồng Yên thường đuối sức, ngay cả khi chứng khoán Hoa Kỳ bị bán tháo (điều thường hỗ trợ đồng Yên), tương tự như hành động giá những ngày sau báo cáo bảng lương phi nông nghiệp.
"Vì lý do này, chúng tôi tiếp tục dự báo JPY suy yếu, ngay cả khi khả năng BoJ thay đổi chính sách diều hâu cao hơn - vì dữ liệu sắp tới của Hoa Kỳ sẽ xác nhận sự hạ cánh mềm và thị trường lãi suất sau đó sẽ hạ kỳ vọng Fed giảm lãi suất, đẩy lợi suất Mỹ cao hơn.
Lạm phát đã chậm lại trong những tháng gần đây phần lớn là do giá năng lượng và các hàng hóa khác giảm
Lạm phát giá nhà ở đã chậm lại, nhưng vẫn chưa được phản ánh lên số liệu
Các quan chức Fed đã nhấn mạnh một nhóm nhỏ dịch vụ không bao gồm năng lượng và nhà ở, mà họ tin rằng có thể nắm bắt tốt hơn áp lực giá cơ bản
Tháng trước, thị trường định giá Fed sẽ tăng lãi suất lên 4.9% và sau đó hạ lãi suất trong nửa cuối năm. Những kỳ vọng đó đã thay đổi. Các nhà đầu tư hiện kỳ vọng lãi suất Fed sẽ ở mức khoảng 5.2% và giữ trên 5% cho đến cuối năm nay.
Vàng nhìn chung đã có một phiên xoay như chong chóng. Sau khi lập đáy phiên quanh $1,845, vàng lại hồi phục lên $1,865, có vẻ nhờ USD lại giảm trở lại và lợi suất suy yếu.
Theo Reuters, Phó Chủ tịch Fed Lael Brainard sẽ tham gia vào chính quyền Biden với vị trí cố vấn kinh tế cấp cao. Không rõ mục tiêu của bà là gì khi mới chỉ nhậm chức Phó Chủ tịch Fed chưa được một năm, nhưng có thể bà đang tìm cách trở thành Bộ trưởng Tài chính trong tương lai, thay thế bà Janet Yellen.
Đầu năm nay, thị trường đã định giá FOMC xoay trục nhanh chóng, dự báo lãi suất giảm về 3.5% vào đầu năm 2024.
Nhưng có vẻ lúc đó là quá sớm để chống lại Fed.
Lúc này, thị trường đang định giá rất giống với dot plot, với đỉnh lãi suất 5.25% trong tháng 7 và lãi suất cuối năm ở mức 5.03%.
Phần lớn điều đó phản ánh nhận thức rằng Mỹ sẽ không hướng tới một cuộc hạ cánh cứng và có lẽ không phải là một cuộc suy thoái, tức có thể sẽ không có hạ cánh gì cả. Đó là một sự thay đổi lớn so với đầu năm khi câu hỏi đặt ra là việc hạ cánh sẽ khó khăn như thế nào.
Các quan chức Fed nói rằng họ muốn dựa vào dữ liệu, nhưng sẽ rất khó để họ tìm cách loại bỏ khả năng nâng lãi suất. Thay vào đó, họ sẽ để bản thân linh hoạt và điều này sẽ gây thêm biến động trong mỗi đợt công bố dữ liệu.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ chào phiên thứ Ba trong sắc đỏ sau một thời gian HĐTL giằng co giữ tăng và giảm sau khi báo cáo CPI ghi nhận lạm phát nóng hơn kỳ vọng một chút (6.4% so với dự báo 6.2%). Báo cáo củng cố quan điểm cần tiếp tục thắt chặt và có thể đưa lãi suất lên cao hơn của Fed, và nhìn chung không phải điều tốt cho cổ phiếu:
Dow Jones -0.50%
S&P 500 -0.36%
Nasdaq -0.70%
Trên thị trường FX, sau một thời gian liên tục quét 2 chiều, có thời điểm chạm đáy phiên, USD đã hồi phục khá mạnh mẽ, thậm chí chỉ số DXY còn chuyển sang tăng trong ngày. Lợi suất trái phiếu hồi phục cũng đã phần nào hỗ trợ, với lợi suất 10 năm tăng 2bp lên 3.72% và tăng hơn 10bp từ đáy. Đáng chú ý hơn, lợi suất 2 năm có thời điểm tăng tới gần 20bp từ đáy, và chênh lệch lợi suất 2-10 năm đang đảo ngược ở mức sâu nhất từng ghi nhận (-86bp), vượt qua mức tháng 12/2022 tại -84bp. Lợi suất tăng cũng đã hỗ trợ USDJPY tăng hơn 100 pip từ đáy.
Chỉ số DXY không đổi so với mở cửa
EURUSD +0.16%
GBPUSD +0.21%
AUDUSD -0.23%
NZDUSD -0.53%
USDJPY +0.35%
USDCHF +0.03%
USDCAD +0.21%
Vàng có thời điểm tăng lên tới gần $1,871/oz hiện đã thoái lui và giảm gần $3/oz xuống $1,850.6; USD và lợi suất hồi phục gây áp lực tương đối lớn lên giá vàng. Dầu WTI giảm $1.5/thùng xuống $78.65, khi USD tăng tạo sức ép lên khẩu vị hàng hóa. OPEC+ cũng đã công bố dự báo triển vọng 2023, điều chính tăng nhu cầu, trong khi điều chỉnh giảm nguồn cung.
Trên khung D1, chỉ số DXY đang hình thành nến con xoay, giá hiện tại gần như bằng với giá mở cửa. USD đã hồi phục gần như toàn bộ đà tăng trong ngày khi thị trường tiếp tục tiêu hóa báo cáo CPI. Trong số các đồng tiền, AUD và NZD từ tăng đã chuyển sang giảm so với USD, EUR và GBP thoái lui phần lớn đà tăng, và USDJPY tăng hơn 100 pip từ đáy.
Sau một thời gian biến động khá mạnh, USD lại trở về quanh mức trước khi báo cáo được công bố (giảm khoảng 0.4%). Vàng tăng thêm được khoảng $3/oz. Duy nhất có cổ phiếu từ tăng điểm hiện đã về gần như không đổi, riêng HĐTL Nasdaq vẫn đang giảm điểm.
Sau khi giảm xuống hỗ trợ $1,850 sau báo cáo CPI, vàng đã bật tăng trở lại, kiểm tra kháng cự $1,865, có thời điểm tăng lên $1,871. Hiện tại vàng vẫn đang biến động khá mạnh.
Sau khi tăng thời điểm báo cáo được công bố, lợi suất khắp các kỳ hạn đã đảo chiều giảm trở lại. Thị trường đang định giá lãi suất tăng 27bp trong cuộc họp tháng 3, đỉnh lãi suất đạt 5.24%.
Đang rộ lên tin rằng bà Brainard sẽ được ông Biden chọn làm cố vấn kinh tế cấp cao của mình. Nhưng câu hỏi là ai là người thay thế bà?
Politico kể ra một vài cái tên:
Chủ tịch Fed San Francisco bà Mary Daly
Chủ tịch Fed New York ông John Williams
Cựu cố vấn tổng thống Obama Betsey Stevenson
Nhà kinh tế trưởng toàn cầu Morgan Stanley Seth Carpenter
Họ trích dẫn 'những người có liên hệ với Fed và Nhà Trắng'. Tất nhiên, nếu Fed chọn Daly hoặc Williams, một chủ tịch mới cho Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco hoặc New York sẽ được bổ nhiệm.
Goldman Sachs đưa ra dự báo của mình về báo cáo CPI so với dự báo chung thị trường:
Lạm phát toàn phần:
MoM: 0.55% so với 0.50%
YoY: 6.39% so với 6.20%
Lạm phát cơ bản:
MoM: 0.5% so với 0.40%
YoY: 5.63% so với 5.5%
Báo cáo này có bao gồm cách tính tỷ trọng trong rổ CPI mới.
"Tỷ trọng mới có thể khiến lạm phát tăng hơn kỳ vọng, vì trọng số tiền thuê nhà sẽ vẫn tăng (+1.2%) trong khi trọng số ô tô đã qua sử dụng sẽ giảm 1.1%."
Goldman dự báo giá dược phẩm, dịch vụ y tế, phí ô tô và giá rượu sẽ tăng trong khi ô tô đã qua sử dụng giảm.
Sau đó, họ vẫn dự báo lạm phát cơ bản sẽ giảm xuống mức 0.3% MoM, và tiếp tục giảm xuống "khoảng 0.2%" trong quý II với lạm phát cơ bản ở mức 3.1% YoY trong tháng 12.
Chứng khoán châu Âu tăng điểm; Hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0.3%
Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm 3 điểm cơ bản xuống 3.688%
Vàng tăng 0.3% lên $1.859.00
Dầu thô WTI giảm 1.5% xuống $78.95
Bitcoin tăng nhẹ 0.4% lên $21,870
Chưa đầy nửa tiếng nữa, báo cáo CPI Mỹ sẽ được công bố với dự báo lạm phát đạt 6.2%. USD hiện đang suy yếu cùng nhiều cặp tiền kiểm tra các mức kỹ thuật quan trọng.
GBP là đồng tiền tăng mạnh nhất phiên, hiện đang kiểm tra kháng cự 1.2200.
Cổ phiếu tăng khiêm tốn, chủ yếu chờ đợi báo cáo CPI.
USD đang khá trái chiều hôm nay, chỉ số DXY hiện giảm khoảng 0.4%. Khẩu vị rủi ro vẫn khá khó đoán, với các HĐTL chỉ số chứng khoán chỉ tăng khiêm tốn trong lúc thị trường chờ báo cáo CPI.
EURUSD đang giao dịch quanh mức 1.0750. Đây từng là vùng tranh chấp khá mạnh hồi tháng 5/2021, nên sẽ là kháng cự cần lưu ý trước báo cáo CPI. Sau đó, các kháng cự cần quan tâm sẽ là 1.09 và 1.10. Hỗ trợ gần nhất nằm tại MA 50 ngày, 1.0660/80, và 1.05.
USDJPY đang thoái lui đà tăng từ phiên hôm qua, ngay tại kháng cự 132.50/133. Cặp tiền suy yếu sau khi ông Ueda được chính phủ đề cử làm tân thống đốc BoJ. Kháng cự tiếp theo của cặp tiền sẽ là 134.2/134.5.
GBPUSD hiện đang kiểm tra 1.2200 và MA 50 ngày sau báo cáo thất nghiệp tương đối tốt tại Anh. Ở trên mức này, kháng cự quan trọng tiếp theo là 1.2300 và vùng đỉnh 1.2443. Hỗ trợ gần nhất nằm tại 1.2000.
Nhìn chung, GBPUSD không phải là lựa chọn giao dịch hàng đầu trước động lực khá khó hiểu giữa GBP và USD. GBP thì vẫn có nền kinh tế yếu kém, còn USD thì chịu nhiều áp lực trước kỳ vọng lạm phát hạ nhiệt. Nếu báo cáo hôm nay ghi nhận lạm phát nóng, có lẽ GBPUSD sẽ xác định rõ lại hướng đi hơn.
AUDUSD cũng đang kiểm tra kháng cự 0.6980/00. Tiềm năng của cặp tiền này là khá lớn trước triển vọng Trung Quốc mở cửa trở lại, nhưng chuyện đó sẽ tính trong trung hạn, còn hiện tại tâm điểm sẽ là báo cáo CPI. Sau đó, các kháng cự tiếp theo sẽ là 0.7050 và đỉnh 0.7150. Hỗ trợ gần nhất nằm tại 0.6900 và đường xu hướng tăng.
Điều này tái khẳng định rằng nền kinh tế Eurozone đạt được một chút tăng trưởng trong quý IV, mặc dù đã chậm lại đáng kể. Thời tiết ôn hòa hơn đã hỗ trợ châu Âu.
EURUSD không có nhiều thay đổi sau tin, duy trì đà tăng từ đầu phiên.
Theo thành viên hội đồng thống đốc ECB Mario Centeno, tác động của việc tăng lãi suất có thể chưa hiện rõ trên nền kinh tế. Không rõ là ông muốn nói cần làm nhiều hơn hay ít hơn, nhưng nhiều khả năng ECB sẽ tăng lãi suất 50bp trong cuộc họp tiếp theo, sau đó linh hoạt theo dữ liệu.
Báo cáo lao động nóng đã hỗ trợ GBP khá nhiều khi lương tăng làm dấy lên lo ngại xảy ra vòng xoáy lương-giá cả tại Anh, buộc BoE phải làm nhiều hơn.
Thị trường sẽ tiếp tục chờ đợi báo cáo CPI Mỹ. Một báo cáo vượt kỳ vọng có thể giúp GBPUSD dễ dàng kiểm tra 1.2200, với kháng cự đáng chú ý tiếp theo là 1.2290/00.
46 trong số 86 nhà kinh tế cho rằng Fed sẽ thực hiện thêm hai đợt tăng lãi suất 25bp nữa
Một lần vào tháng Ba và một lần vào tháng Năm
54 trong số 80 nhà kinh tế dự báo sẽ không cắt giảm lãi suất trong năm nay
Xác suất suy thoái trong năm tới là 60%
Khảo sát dự báo lãi suất sẽ đạt 5.00-5.25%, đúng bằng định giá thị trường ở khoảng 5.20% trước khi dữ liệu CPI được công bố. Rủi ro chính là việc lãi suất nóng lại và thị trường lao động tiếp tục thắt chặt, khiến Fed thắt chặt mạnh tay hơn. Nhiều người đã gọi việc này là "giao dịch 6%" (kỳ vọng lãi suất đạt đến 6%).
Liên minh châu Âu đã quyết định thêm Nga vào danh sách đen các khu vực không hợp tác về các vấn đề thuế vì họ kết luận rằng Moscow đã không giải quyết được các hành vi có hại đối với sở hữu trí tuệ và các vấn đề khác trước khi các cuộc đàm phán tạm dừng sau cuộc xâm lược Ukraine.
Cuộc họp của các bộ trưởng tài chính EU hôm thứ Ba cũng đã thêm Quần đảo Virgin thuộc Anh, Costa Rica và Quần đảo Marshall vào danh sách.
Hà Lan đã tránh được suy thoái nhờ tiêu dùng hộ gia đình và thương mại thúc đẩy sản lượng trong quý cuối cùng của năm 2022.
Tổng sản phẩm quốc nội tăng 0.6% so với ba tháng trước, cao hơn nhiều so với ước tính trung bình 0.1% trong một cuộc khảo sát của Bloomberg, văn phòng thống kê cho biết hôm thứ Ba. Nền kinh tế đã giảm 0.2% trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9, nhưng đã tăng 4.5% trong cả năm ngoái.
Các nhà xuất khẩu tại Việt Nam hiện cảm thấy lo ngại về các tác động thương mại tiềm ẩn từ lệnh cấm nhập khẩu sản phẩm từ Tân Cương (Trung Quốc) của Mỹ. Đồng thời, họ đang tìm cách đảm bảo rằng hàng hóa của mình không vi phạm lệnh cấm trên. Tuy nhiên, điều này được đánh giá là khó khăn khi một số ngành công nghiệp ở Việt Nam có thể đang nhập khẩu nguyên liệu thô từ Tân Cương. Điển hình như hoạt động thương mại hàng hóa sinh lợi cao như may mặc hiện vẫn phụ thuộc nhiều vào bông của Trung Quốc.
Ford (FN) có kế hoạch cắt giảm 1/9 công việc trong bộ phận quản lý và phát triển sản phẩm trên khắp châu Âu. Đây là một phần trong nỗ lực toàn cầu nhằm cắt giảm chi phí và cạnh tranh trên thị trường xe điện, nhà sản xuất ô tô Mỹ cho biết.
Tổng cộng có khoảng 3.800 việc làm sẽ bị cắt giảm, bao gồm 2.300 việc làm tại các địa điểm ở Cologne và Aachen của nhà sản xuất ô tô ở Đức, 1.300 việc làm ở Anh và 200 việc làm ở phần còn lại của châu Âu.
Singapore sẽ tăng thuế đối với các tài sản có giá trị cao nhằm tăng doanh thu và giúp tài trợ cho một loạt các chương trình chi tiêu.
Đối với tài sản nhà ở có giá trị trong khoảng 1.5 triệu đô la Singapore đến 3 triệu đô la Singapore sẽ bị đánh thuế cao hơn 1% đến 5%. Các tài sản vượt quá 3 triệu đô la Singapore sẽ bị đánh thuế cao hơn từ 2% đến 6%, Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong cho biết trong bài phát biểu về Ngân sách hôm nay.