Sau một tuần của các ngân hàng trung ương, một loạt dữ liệu PMI sẽ được công bố vào hôm nay để kết thúc tuần này.
Đồng đô la đang giữ ổn định cho đến hiện tại, duy trì trạng thái tốt từ ngày hôm qua khi lợi suất trái phiếu Hoa Kỳ 10 năm đã tăng đáng kể từ 3.55% lên 3.70% còn cổ phiếu thì gặp áp lực trong phiên giao dịch Mỹ.
Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra sự can thiệp lịch sử khi bán USD để mua JPY. Trong khi đó SNB và BOE vẫn đang mắc kẹt với việc thắt chặt chính sách hơn nữa để kìm chế lạm phát. Chủ tịch Fed Powell sẽ phát biểu rạng sáng mai.
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay:
14h: Số liệu GDP quý 2 chính thức của Tây Ban Nha
14h15: Flash PMI tổng hợp, sản xuất, dịch vụ tháng 9 của Pháp
14h30: Flash PMI tổng hợp, sản xuất, dịch vụ tháng 9 của Đức
15h: Flash PMI tổng hợp, sản xuất, dịch vụ tháng 9 của Eurozone
15h30: Flash PMI tổng hợp, sản xuất, dịch vụ tháng 9 của Anh
Sau khi các nhà chức trách Nhật Bản can thiệp để mua đồng Yên vào ngày hôm qua, đã có khá nhiều bình luận trên thị trường đặt nghi vấn cho động thái này. Các nhà giao dịch có thể vẫn đang nghiên cứu tình hình tổng thể nhưng thực tế là USD/JPY đang treo quanh mức 142- ít nhất là tín hiệu cho thấy xu hướng thị trường vẫn nghiêng rất nhiều về một động thái tăng giá.
Ngân hàng trung ương Nhật Bản không có lý do chính đáng nào để thắt chặt chính sách khi cho rằng tăng trưởng kinh tế đang ở mức thấp và lạm phát hầu như không trên 2%. Và việc chính phủ muốn gửi một thông điệp ngay sau khi Kuroda và các đồng nghiệp của ông quyết định duy trì chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo chắc chắn là điều khá khó chịu.
Phân kỳ chính sách vẫn là động lực chính đối với USD/JPY.
Đã có tiền lệ về các can thiệp thất bại do phối hợp kém và nếu điều này xảy ra với Nhật Bản, nó sẽ làm thiệt hại rất lớn đối với uy tín của cả BOJ và chính phủ. Về bản chất, nó sẽ khiến công việc quản lý thị trường của ngân hàng trung ương trở nên khó khăn hơn trong tương lai.
Có khả năng Trung Quốc đã nghĩ đến định hướng USD/CNY đến gần mốc 7.00 nhưng các nguyên tắc cơ bản của thị trường hiện khiến việc giảm hành động giá trở nên khó khăn. Đồng đô la đang tăng mạnh trong bối cảnh Fed diều hâu hơn và vẫn có những lo ngại lớn xung quanh triển vọng kinh tế của Trung Quốc, tác nhân bất lợi cho đồng tiền nước này.
Tỷ giá USD/CNY tham chiếu hôm nay là 6.9920.
Đồng nhân dân tệ có nguy cơ giảm sâu đẩy USD/CNY kiểm tra mức cao trong khoảng 7.15 đến 7.18 (phạm vi xuất hiện lần gần nhất là từ 9/2019 - 5/2020). Đây sẽ là mức thấp nhất của đồng nhân dân tệ kể từ khi Trung Quốc quyết định định giá lại đồng tiền này.
Quyết định từ cuộc họp FOMC và bài họp báo dài, lan man của Powell đã được đưa ra rạng sáng hôm qua.
Vào 1h rạng sáng mai, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell sẽ phát biểu khai mạc tại sự kiện "Fed lắng nghe: Chuyển đổi sang nền kinh tế hậu đại dịch"
Vào 1h05 sáng mai, Phó Chủ tịch Hội đồng thống đốc Lael Brainard và thành viên Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Michelle Bowman sẽ có các cuộc trò chuyện với các nhà lãnh đạo từ các tổ chức bao gồm phi lợi nhuận, doanh nghiệp nhỏ, sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng, ngành khách sạn, lĩnh vực nhà ở và giáo dục tại sự kiện này.
Sau những biến động điên cuồng hôm thứ Năm, đặc biệt là với đồng yên, các cặp tiền chính đang khá trầm lắng trong phiên Á. USDJPY đã xém trở lại dưới 142.00 từ đỉnh 142.50. Hôm nay Nhật Bản nghỉ lễ nên cũng dễ hiểu khi không có nhiều biến động.
USD hiện đang tăng nhẹ so với EUR, AUD, GBP, NZD.
Thị trường chứng khoán châu Á suy yếu.
Dầu và vàng cũng giảm nhẹ.
Hôm nay, các báo cáo PMI tại Anh, EU và Mỹ sẽ là tâm điểm.
Theo các nhà phân tích của Ngân hàng Quốc gia Úc về sự can thiệp với đồng yên ngày hôm qua.
Sự can thiệp của BoJ có thể là một sáng kiến của Bộ Tài chính Nhật Bản chứ không phải BoJ, đã đẩy USD/JPY xuống mức thấp nhất là 140.36.
Với sự tương phản ngày càng lớn giữa lập trường chính sách của BoJ và các ngân hàng trung ương khác trên thế giới cũng như sự can thiệp thực tế đang hoàn toàn trái ngược với lập trường chính sách tiền tệ trong nước của Nhật Bản, Bộ Tài chính sẽ cần phải tham gia vào sự can thiệp này trong một thời gian dài và với quy mô lớn nếu điều đó mang lại nhiều hy vọng về việc kìm chế sự suy yếu của JPY trong một môi trường USD đang ngày càng mạnh.
Adam đã lưu ý những thách thức lớn mà Bộ Tài chính (thông qua Ngân hàng Trung ương Nhật Bản) sẽ phải đối mặt khi mua đồng tiền của chính mình, hoàn toàn khác với việc bán đồng tiền này:
Củng cố sức mạnh một loại tiền tệ không phải là điều dễ dàng khi dự trữ ngoại hối bị giới hạn. Nhật Bản hiện có 1.3 nghìn tỷ đô la dự trữ ngoại hối.
Thống đốc Ngân hàng Dự trữ New Zealand Orr sẽ có hai bài phát biểu vào tuần tới.
Ngày 27 tháng 9 lúc 2h30, Thống đốc Adrian Orr sẽ phát biểu tại Lễ ra mắt Chiến lược Kinh tế Thay thế NZCTU. Ông cũng sẽ thảo luận về Tuyên bố Chính sách Tiền tệ tháng 8 năm 2022, đồng thời chia sẻ quan điểm về những thách thức và cơ hội đối với năng suất ở New Zealand.
Ngày 29 tháng 9 lúc 21h, Thống đốc Adrian Orr sẽ tham gia một cuộc thảo luận trực tuyến tại hội nghị của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) - “Tương lai của Ngân hàng Trung ương”. Chủ đề thảo luận của Ban Hội thẩm là “Duy trì sự độc lập của ngân hàng trung ương trong việc đối mặt với rủi ro chi phối tài khóa, mở rộng nhiệm vụ của ngân hàng trung ương và những thách thức khác”
BOE đã tăng lãi suất thêm 50 bps lên 2.25% như dự kiến.
Goldman Sachs cho rằng lộ trình lãi suất phía trước là rất không chắc chắn.
Goldman Sachs dự báo BoE sẽ tăng lãi suất 75bp, 75bp, 50bp, 25 bp lần lượt trong tháng 11, 12 năm 2022 và tháng 2, tháng 3 năm 2023. Lãi suất sẽ đạt mức cao nhất dự kiến là 4.5%
Đồng Yên là tâm điểm sự chú ý hôm qua với sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản khiến tỷ giá USD/JPY đã có lúc từ mức cao 142.70/80 trở lại dưới 141.
Thị trường Nhật Bản đóng cửa ngày hôm nay. Tỷ giá USD/JPY đã giảm trong phiên giao dịch cho đến hiện tại. Đây là các biến động đáng kể nhưng có vẻ vẫn còn nhỏ trong bối cảnh nhiều dữ liệu lớn sẽ được công bố trong ngày.
Theo quan điểm của chúng tôi, nếu việc tăng lãi suất giải quyết được vấn đề lạm phát mà không có suy thoái, FOMC rất có thể sẽ đợi cho đến khi có vấn đề gì xảy ra để cắt giảm thay vì cắt giảm chỉ vì mục đích trở lại lãi suất trung lập.
Fed không có đủ tin tưởng vào ước tính lãi suất trung lập của mình là 2,5% để cắt giảm lãi suất
Goldman Sachs dự báo lãi suất sẽ đạt 4.6% cuối năm nay:
Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) sẽ tăng lãi suất lên 75 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 11
tăng thêm 50 điểm cơ bản trong tháng 12
Trong năm 2023, lãi suất sẽ phụ thuộc vào 2 vấn đề
1. Tốc độ tăng trưởng, tuyển dụng và lạm phát chậm lại như thế nào. Goldman Sachs nghĩ rằng sẽ cần lãi suất tăng cao hơn thay vì Fed sẽ hạ lãi suất sớm
2. FOMC có thực sự hài lòng với mức lãi suất hay không và có sẵn sàng giảm hoặc ngừng thắt chặt trong khi lạm phát vẫn cao một cách khó chịu
Các chỉ số chứng khoán Mỹ hôm qua đều chốt phiên giảm điểm khi giới đầu tư tiếp tục tiêu hóa quyết định tăng lãi suất của Fed vào rạng sáng thứ Năm. Cổ phiếu công nghệ/tăng trưởng nhạy cảm với lãi suất tiếp tục bị đạp mạnh. Lợi suất trái phiếu tăng cũng đã phần nào gây thêm sức ép cho tài sản rủi ro:
Chỉ số Dow Jones -0.35%
Chỉ số S&P 500 -0.84%
Chỉ số Nasdaq -1.37%
Tâm điểm phiên hôm qua có lẽ nằm ở 3 cuộc họp chính sách tiền tệ của BoJ, SNB và BoE. Trong khi SNB có một phiên họp khá nhạt nhẽo với quyết định tăng lãi suất 75bp, BoE cũng chỉ đơn thuần tăng 50bp và CHF cùng GBP suy yếu sau tin do thị trường đã price in hoàn toàn quyết định này, thì câu chuyện gây bão lại nằm ở nơi ít ai ngờ đến là Nhật Bản. BoJ tiếp tục giữ nguyên chính sách nới lỏng, giữ lãi suất ở mức -0.1% và tiếp tục kiểm soát lợi suất; ngoài ra thống đốc Kuroda còn có những bình luận dovish trong buổi họp báo sau cuộc họp. Tuy nhiên, Bộ Tài chính Nhật Bản sau đó lại đưa ra chỉ thị yêu cầu BoJ can thiệp vào tỷ giá hối đoái đồng Yên bằng việc bán USD mua JPY. Đây chính là thông tin chi phối cả phiên hôm qua, đạp USDJPY từ đỉnh 146 về tận 140.30 trước khi hồi phục. Và điều này cũng đã khiến USD suy yếu trên diện rộng, tuy nhiên cũng không kéo dài lâu. Cuối phiên, đồng bạc xanh tăng trở lại so với hầu hết các đồng tiền chính nhờ lợi suất tăng mạnh. Lợi suất 10 năm hiện đã vượt 3.7%, lợi suất 5 năm cũng đang tiếp bước lợi suất 2 năm và tiến sát 4%.
Vàng đã có một phiên quét 2 chiều, sau đó chốt phiên giảm $2/oz, bị chèo kéo bởi cả quyết định của Bộ Tài chính Nhật Bản khiến USD suy yếu diện rộng và lợi suất tăng mạnh. Dầu thô cũng đã có một phiên đầy biến động, khi lúc đầu tăng tới hơn $3/thùng, nhưng sau đó thoái lui, chốt phiên tăng $0.55/thùng,
Hôm nay, các số liệu PMI tại châu Âu và Mỹ sẽ được công bố, khép lại một tuần vô cùng bận rộn với các trader.
Dữ liệu tháng 9 cho thấy các đợt tăng lãi suất gần đây của RBA đã bắt đầu mang lại hiệu quả mong muốn về mặt giá cả. Áp lực lạm phát đã giảm bớt đáng kể, với lạm phát chi phí đầu vào và đầu ra đều giảm xuống mức thấp nhất trong bảy tháng.
Đồng thời, khu vực kinh tế tư nhân vẫn tiếp tục được mở rộng với tốc độ tăng trưởng thậm chí còn cải thiện so với tháng Tám.
Về mặt tiêu cực, tác động đầy đủ của các đợt tăng lãi suất gần đây sẽ bị trễ - mất một thời gian để xác định các mô hình nhu cầu của người tiêu dùng và dữ liệu kinh tế tiếp theo. Nếu RBA tiếp tục tăng lãi suất hơn nữa, kinh tế khu vực tư nhân có thể đứng trước nguy cơ thu hẹp trong tương lai do thu nhập khả dụng thắt chặt và nhu cầu chung vẫn giảm. Dữ liệu khảo sát mới nhất đã cung cấp một số bằng chứng về điều này với tốc độ mở rộng sản lượng và nhu cầu ở mức tương đối thấp trong tháng 9, và niềm tin kinh doanh thấp nhất kể từ khi bùng phát đại dịch COVID-19.
Ngành du lịch và khách sạn của Nhật Bản đã bị đè bẹp bởi những hạn chế đối với du lịch trong nước từ hơn 2 năm nay.
Các hạn chế bắt đầu được nới lỏng một phần trong năm nay nhưng Thủ tướng Nhật Bản Kishida cho biết hôm thứ Năm:
Từ ngày 11 tháng 10, Nhật Bản sẽ nới lỏng các biện pháp kiểm soát biên giới với Mỹ, cũng như nối lại các hoạt động du lịch miễn thị thực và du lịch cá nhân
Với đồng yên yếu như vậy, khách du lịch sẽ háo hức đến Nhật Bản.
Chính phủ Vương quốc Anh đã đề xuất một dự luật lên Quốc hội vào thứ Năm nhằm mục đích giúp các cơ quan chức năng dễ dàng "thu giữ, đóng băng và thu hồi" tiền điện tử như một phần của nỗ lực truy quét các hoạt động rửa tiền.
Dự luật bao gồm các điều khoản cung cấp cho các cơ quan thực thi pháp luật quyền “buộc các công ty cung cấp thông tin có thể liên quan đến rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố”, bao gồm cả tiền điện tử.
“Luật mới sẽ giúp các cơ quan thực thi pháp luật như Cơ quan Tội phạm Quốc gia dễ dàng và nhanh chóng hơn trong việc thu giữ, đóng băng và thu hồi tài sản tiền điện tử - loại tiền kỹ thuật số ngày càng được tội phạm có tổ chức sử dụng nhiều hơn để rửa tiền từ buôn bán ma túy và các vấn đề an ninh mạng. Việc tăng cường quyền hạn trong Đạo luật Tố tụng Tội phạm sẽ hiện đại hóa luật pháp để đảm bảo các cơ quan chức năng có thể bắt kịp với sự thay đổi công nghệ nhanh chóng và ngăn chặn các tài sản tiếp tay cho tội phạm nhiều hơn”.
Các nhà chức trách Nhật Bản có thể sẽ can thiệp thị trường ngoại hối trong 6-9 tháng tới khi đồng đô la vẫn mạnh
có vẻ như chính phủ Nhật Bản muốn ngăn chặn việc USDJPY lên 150
ING chỉ ra những mâu thuẫn của sự can thiệp ngày hôm qua:
Có lẽ, Tokyo muốn phá vỡ chu kỳ tăng của USDJPY, mặc dù chính sách của Nhật Bản nhằm rút bớt thanh khoản một cách hiệu quả bằng hoạt động mua JPY xung đột với sự kích thích thanh khoản bằng việc bơm JPY bằng nới lỏng định lượng đang diễn ra của BoJ.
Các quan chức Nhật Bản sẽ nhận thức rõ về sự mâu thuẫn này và có thể hy vọng làm chậm đà tăng hoặc ổn định tỷ giá USDJPY - thay vì đảo chiều xu hướng tăng giá rất mạnh của đồng đô la.
ING dự báo:
Ta sẽ bước vào biên độ 140-145 đầy biến động
Nhưng giới đầu tư sẽ hài lòng với chiến lược long USDJPY quanh 140/141 khi biết rằng Tokyo sẽ không thể xoay chuyển được pha tăng của đồng đô la
"Với trần giá năng lượng, gói tài khóa có thể lên tới 250 tỷ GBP, tác động đáng kể đến triển vọng tăng trưởng GDP trong hai năm tới. Trần giá năng lượng đã giảm bớt phần nào mối lo ngại đó nhưng mức trần đó vẫn sẽ tăng trong tháng 10 và đối với hộ gia đình, hóa đơn năng lượng đã tăng gần 100% so với năm ngoái
"Vì vậy, suy thoái vẫn đang đến, chỉ là nhẹ hơn so với kỳ vọng trước đó. BoE tăng lãi suất 50 điểm cơ bản, tổng cộng tăng 215 điểm cơ bản, kém 10bp so với, RBNZ và Norges và 85bp so với Fed và BoC. Điều đó nhiều khả năng sẽ đạp GBPUSD về mức 1.1000.
Chính phủ mới của bà Truss đang chi tiêu mạnh tay để hỗ trợ người tiêu dùng và doanh nghiệp trong cuộc khủng hoảng năng lượng đồng thời cắt giảm thuế. Trong khi đó, ngân hàng trung ương đang cố gắng giảm nhu cầu.
Thị trường trái phiếu Anh hôm nay đã có ngày tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng trái phiếu vào đầu năm covid.
Theo Deutsche Bank, các yếu tố cơ bản đang khiến tỷ giá USDJPY tăng cao hơn và sự can thiệp đó chỉ gây ra tổn thất không đáng có trong dự trữ và tín nhiệm của Nhật Bản trừ khi nó đi kèm với sự xoay trục từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
1) BOJ đứng trước những mục tiêu xung đột: "Đơn giản là không đáng tin một ngân hàng trung ương phá giá tiền tệ của mình thông qua nới lỏng định lượng cực lớn trong khi các nhà chức trách theo đuổi một đồng tiền mạnh hơn cùng lúc đó"
2) Chi phí có thể rất lớn: Cuộc can thiệp năm 1998 tiêu tốn 3 tỷ đô la trong hai ngày, tương đương với 10 tỷ đô la hôm nay. "Thị trường sẽ quan tâm đến quy mô của sự can thiệp, sẽ được đưa ra vào cuối tháng, nhưng nếu các nhà chức trách có ý định can thiệp nhiều hơn một con số mang tính tượng trưng, cạn kiệt dự trữ có thể xảy ra rất nhanh."
3) Nó không hoạt động trước đây
Nhật Bản bắt đầu can thiệp để tăng giá đồng yên vào tháng 12 năm 1997 nhưng nó vẫn tiếp tục tăng và đạt đỉnh mới trong hai tuần. Trong cuộc can thiệp tháng 4 năm 1998, mất khoảng ba tuần để USDJPY đạt được mức cao mới. Một phát minh thứ ba vào tháng 6 năm 1998 đã hoạt động "nhưng chỉ vì khủng hoảng của quỹ Long-Term Capital Management nhanh chóng xảy ra ngay sau đó."
Dựa vào năm 1997-98, thời gian để mua USDJPY sẽ là khoảng ba ngày sau khi can thiệp.
ECB, SNB và BOC đều cho biết họ không can thiệp vào đồng yên. Bộ Tài chính Nhật Bản cũng cho biết họ không làm điều đó một mình.
Bộ Tài chính Mỹ ở đây đang 'công nhận' sự can thiệp ngoại hối của Nhật Bản, ngụ ý rằng đó chỉ liên quan đến Nhật Bản, nhưng khác với các NHTW kia, họ lại không nói họ không hỗ trợ can thiệp.
Biến động trên thị trường trái phiếu hôm qua không phải là điều mà bất kỳ ai cũng muốn thấy.
Cổ phiếu tiếp tục bị đạp nên có lẽ điều ai cũng muốn là tìm phương án phòng hộ. Fed cũng hawkish hơn, nên ta có thể nghĩ trái phiếu dài hạn sẽ được hỗ trợ trước triển vọng lạm phát và tăng trưởng.
Thay vào đó điều ngược lại đang xảy ra, chứng tỏ rằng thị trường luôn tìm ra cách để thực hiện những gì ít được mong đợi nhất. Liệu điều này liên quan đến sự can thiệp của Nhật Bản?
Hay đây có thể là một hiện tượng của trái phiếu toàn cầu với việc Vương quốc Anh chi tiêu nhiều hơn và châu Âu cũng làm như vậy? Chắc chắn chúng ta đang hướng tới kỷ nguyên chi tiêu của chính phủ cao hơn, liệu chúng ta có thể đang ở một điểm sụp đổ nào đó không?
Nhưng hiện cũng rất khó hiểu tại sao trái phiếu dài hạn lại bị đạp mạnh
Nó có thể do phân tích kỹ thuật? Mua trái phiếu có lẽ là giao dịch đơn giản nhất trước thời kỳ Covid. Và phe mua đang bắt đầu bị dồn vào thé khó?
Niềm tin người tiêu dùng châu Âu -28.8 điểm, giảm sâu hơn nhiêu so với mức -25.8 điểm dự kiến
Con số ghi nhận trước đó là -24.9 điểm
Điều này phá vỡ mức đáy tại tháng Bảy (-27.0 điểm), nói lên rằng sự suy thoái đang diễn ra trong nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu euro. Hôm nay, EUR/USD có thời điểm chạm mức thấp nhất trong 20 năm tại 0,9810.
Lợi suất đã tăng rất mạnh trong phiên hôm qua và trái phiếu Anh cũng không phải ngoại lệ. Tân bộ trưởng tài chính Anh Kwasi Kwarteng hôm nay đã hoãn mức tăng 1.25% thuế thu nhập có hiệu lực từ đầu năm nay. Ông cũng nói rằng thuế cổ tức theo kế hoạch sẽ được loại bỏ từ tháng 4 năm 2023.
Đồng thời, ông cũng hứa hẹn sẽ tăng chi tiêu cho y tế và các lĩnh vực khác.
Có hai cách để chi tiêu nhiều hơn và đánh thuế ít hơn:
Vay tiền
Phát triển nhanh chóng hơn
Triển vọng tăng trưởng Anh thì đang rất ảm đạm. Về vay nợ, đây là tam hạn với chi tiêu nhiều hơn, thu thuế ít hơn và lãi suất tăng.
Lợi suất Anh kỳ hạn 10 năm tăng 19 bps lên 3.51%, ngày tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng Covid và là mức cao nhất kể từ năm 2011. Đó chắc chắn không phải là một câu chuyện hoàn toàn do Vương quốc Anh định hướng với lợi suất trái phiếu Mỹ tăng 16bps và lợi suất Đức tăng 8bps nhưng đó chắc chắn không phải là dấu hiệu cho thấy thị trường trái phiếu thể hiện niềm tin vào tình hình tài chính của Vương quốc Anh.
Dưới sự can thiệp ngày nay của Bộ Tài chính Nhật Bản, điều quan trọng cần nhớ là có hai hình thức can thiệp tiền tệ: Làm suy yếu một loại tiền tệ và làm mạnh một loại tiền tệ.
Đó là một sự khác biệt lớn.
Nếu bạn muốn làm suy yếu tiền tệ của mình, tất cả những gì bạn cần làm là in nó và bán nó ra. Không có giới hạn về số lượng bạn có thể in, bạn chỉ cần tích lũy một lượng lớn tài sản nước ngoài.
Làm mạnh một loại tiền tệ không phải là quá dễ dàng, khi nó bị giới hạn bởi dự trữ ngoại hối. Nhật Bản có 1.3 nghìn tỷ đô la dự trữ ngoại hối, xong vẫn tồn tại một giới hạn.
Nhìn chung, Nhật Bản sẽ dựa vào các tín hiệu. Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu ngày nay họ đã chi hơn 10 tỷ đô la nhưng triết lý về cơ bản là: Đi nhẹ nhàng và mang theo một cây gậy lớn.
Những gì họ dựa vào để giới hạn tỷ giá USD/JPY ở mức 145,00 ban đầu là sự can thiệp vô tội vạ.
Đồng thời, công việc ngày càng khó khăn hơn. BOJ không thay đổi chính sách tiền tệ trong ngày hôm nay trong khi những ngân hàng trung ương khác đều tăng. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Mỹ hiện tăng 19 điểm cơ bản lên 3.70% trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản chỉ đạt tổng cộng 19 điểm cơ bản. Dòng tiền đi ra từ Nhật Bản đang áp đảo.
Tất nhiên, mọi việc phụ thuộc vào Ngân hàng Trung ương Nhật Bản. Nếu sự suy yếu của tiền tệ biểu hiện lạm phát (làm sao có thể không?) thì họ sẽ chuyển hướng sang hawkish. Đó sẽ là một lực kéo với đồng yên Nhật.
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh sau quyết định tăng lãi suất từ FED. FED cũng đưa ra tín hiệu rằng sẽ chấp nhận cả suy thoái, nếu nó giúp lạm phát được kiểm soát trở lại. Các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán đồng loạt đổ lửa.
S&P500 -0.94%
Dow Jones -0.46%
Nasdaq -1.51%
Thị trường tiền tệ cũng chứng kiến hiều biến động khi các Ngân hàng trung ương đồng loạt có những động thái can thiệp. Đồng yên bật tăng ngay khi Nhật Bản có những động thái hỗ trợ đồng tiền này, đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 1998. Đồng franc Thụy sĩ giảm xuống mức sâu nhất kể từ 2015 so với euro ngay khi việc tăng 75 bp của Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ không đạt như kì vọng của trader.
EURUSD -0.22%
GBP/USD -0.01%
AUD/USD +0.04%
NZD/USD -0.21%
USD/JPY -1.38%
USD/CAD +0.23%
USD/CHF +1.06%
Giá vàng nỗ lực hồi phục trở lại ngưỡng 1,700 USD/oz nhưng vẫn chưa thể. Hiện đang ở tại 1,671 USD/oz.
BTC cũng gặp những áp lực khi thoái lui từ 19,000 USD, hiện giao dịch tại 18,883 USD.
Dầu WTI và dầu Brent đồng loạt tăng nhẹ, lần lượt ở ngưỡng 83,38 USD/thùng và 90.22 USD/thùng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ các kì hạn cũng đồng loạt tăng cao, dẫn đầu là lợi suất kì hạn 10 năm với 16.6 điểm cơ bản.
Thị trường vẫn đang cố gắng hiểu rõ những quyết định của FED trong khi BOJ vẫn không đưa ra thay đổi nào và ngay khi USD/JPY break out, một loạt các can thiệp được thực hiện. SNB tăng lãi suất ít hơn mức mà người ta vẫn e ngại. BOE cũng đưa ra quyết định tăng lãi suất 50 bp chứ không phải 75 bp như thị trường định giá.
Có rất nhiều thứ cần được làm rõ và chúng ta cũng đang cố hiểu xem liệu điều gì đang xảy ra với việc Nga huy động lực lượng.
Về mặt thị trường, trái phiếu một lần nữa bán phá giá ngày hôm nay, ngay trên đường cong. Điều đó dựa trên giá thầu trong thời gian dài ngày hôm qua, thứ làm nổi bật rủi ro suy thoái. Trích dẫn chi tiết từ nhóm trái phiếu tại BMO:
Dù biết Fed tiếp tục hawkish, tại sao phần cuối dài của đường cong lại phục hồi một cách hoàn toàn? Sự đảo ngược sâu hơn chắc chắn phù hợp với lập trường mạng tay hơn của Fed và khả năng ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế; đó là việc lãi suất sẽ giảm có phần hơi cảm quan. Thực tế, thị trường chưa chịu quá nhiều ảnh hưởng từ căng thẳng Nga - Ukrain. Điều này cho thấy có sự chậm trễ của những lời phản hồi, những thứ được cho sẽ làm lợi suất giảm sâu hơn và đi sâu vào phạm vi phổ biến. Thứ hai, năm nay sẽ đầy những cơ hội với những nhà đầu tư bắt kịp với FED khi thái độ diều hâu ngày càng tăng cao. Nói cách khác, các nhà đầu tư đang thay đổi kì vọng về FED một cách thích hợp, thể hiện sự hiểu rõ về cách mà FED phản ứng trước giá cả lần đầu tiên tại đầu chu kì này. Do đó, các nhà đầu tư thoải mái chuyển sang "câu chuyện" tiếp theo - cuộc khủng hoảng năng lượng đang rình rập, suy thoái toàn cầu và những ẩn số địa chính trị."
Chứng khoán vẫn tiếp tục bị bán tháo ngay tại đầu phiên ngày hôm nay, sau quyết định tăng lãi suất từ FED trong cuộc họp ngày hôm qua. Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm, trong số đó chỉ số S&P500 giảm mạnh nhất với 0.65%
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ các kì hạn đồng loạt tăng mạnh. Trong đó, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn mười năm tăng mạnh nhất với 11.4 điểm cơ bản.