Bitcoin bật tăng mạnh trước thêm phiên Châu Âu trong bối cảnh đồng USD suy yếu đáng.
Hiện đồng tiền kỹ thuật số tăng tới 7%, quay trở lại mốc 20,700 USD/BTC.
Tuy nhiên đây có thể chỉ là nhịp hồi phục ngắn hạn, trong bối cảnh lãi suất trên toàn thế giới vẫn sẽ có xu hướng tiếp tục tăng để chống lại lạm phát do giá năng lượng và lương thực leo cao.
Chỉ số DXY giảm tương đối mạnh trong ngày hôm nay. Các phát biểu ngày hôm qua của chủ tịch FED Powell đã dần chuyển sang dovish thay vì hawkish như sau cuộc họp Jackson Hole trước đó.
Chỉ số đồng bạc xanh giảm 0.7%, lui về mốc 108.6.
Ngưỡng kháng cự tiếp theo mà DXY có thể hướng tới sẽ là ngưỡng 109.21 trên khung H1 nếu phe bò chiếm lại ưu thế thời gian tới.
Chủ tịch ECB bà Lagarde sẽ phát biểu về chính sách tiền tệ trong thời gian tới vào lúc 5h30 chiều nay.
Các giao dịch không mấy biến động trước giờ mở cửa phiên Âu:
Hợp đồng tương lai DAX gần như không đổi
Hợp đồng tương lai FTSE +0.2%
Hợp đồng tương lai của Mỹ tăng nhẹ với chỉ số HĐTL S&P 500 tăng 0.2% thời điểm hiện tại và điều đó diễn ra sau phiên giao dịch tích cực trên Phố Wall ngày hôm qua.
EURUSD đã mạnh mẽ bứt phá qua mức ngang giá và hiện đang tìm đường trở lại 1.01. GBPUSD tiếp tục giữ vững hỗ trợ 1.15. Ngoài ra, AUD và NZD đều đã break qua các kháng cự tâm lý.
Đáng chú ý nhất hôm nay phải kể đến USDJPY. Có vẻ như những bình luận can thiệp từ BoJ đang phát huy tác dụng khi cặp tiền giảm hơn 130 pip, phá qua 143.
Sự ra đi của Nữ hoàng Elizabeth II gây ra cú shock trên toàn thế giới và là tin buồn đối với nhiều người. Bà là vị quân vương tại vị lâu nhất trong lịch sử nước Anh, đã đi qua nhiều biến cố và các mốc thời gian lịch sử trong thế kỷ qua từ Thế chiến thứ hai đến thời kỳ mà công nghệ phủ rộng cuộc sống của nhân loại. Trong suốt 70 bà năm trị vì, thế giới đã trải qua loạt thay đổi: Mỹ qua 14 đời Tổng thống, Giáo hội Công giáo đổi qua 7 vị Giáo hoàng. Ở nước Anh, bà đã bổ nhiệm 15 đời Thủ tướng. Nữ hoàng Anh đã trở thành một biểu tượng quốc gia và là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất lịch sử thế giới trong nhiều thập kỷ của thế kỷ 20 và đầu 21.
Tuy vậy, tin tức này không có quá nhiều ảnh hưởng đến thị trường tài chính nói chung. Vương quốc Anh sẽ để tang Nữ hoàng trong 10 ngày sau khi bà qua đời (đến ngày 18 tháng 9).
Việc tăng lãi suất 75bp đang trở thành kỳ vọng của ngày càng nhiều nhà phân tích hướng đến cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) vào 20, 21 tháng 9.
Hôm nay sẽ có một loạt các phát biểu đến từ quan chức của Fed:
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Chicago Charles Evans sẽ phát biểu chào mừng trước Hội nghị "Khám phá các lộ trình nghề nghiệp trong kinh tế và các lĩnh vực liên quan" vào lúc 21h
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Christopher Waller sẽ phát biểu về triển vọng kinh tế trước Hội thảo Kinh tế Vĩ mô Vienna 2022 lúc 23h
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang của Thành phố Kansas, Esther George sẽ phát biểu về triển vọng kinh tế trước sự kiện của Viện Peterson lúc 23h.
Sự hồi phục tích cực của thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch ngày hôm qua đã phần nào tác động lên thị trường chứng khoán châu Á ngày hôm nay. Các chỉ số từ các thị trường lớn đồng loạt khởi sắc. Trong khi đó, nhà đầu tư vẫn đang tiếp tục đánh giá thêm hiệu quả giải quyết vấn đề lạm phát từ các chính sách tiền tệ thắt chặt từ các Ngân hàng Trung ương lớn.
Nikkei +0.55%
Shanghai + 0.78%
HSI +2.20%
KOSPI +0.33%
Đồng bạc xanh hiện đang trong đà giảm sâu. Ở chiều ngược lại, đồng euro có dấu hiệu hồi phục tích cực sau quyết định tăng lãi suất từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
EUR/USD +0.86%
GBP/USD +0.68%
AUD/USD +1.04%
NZD/USD +0.86%
USD/JPY -0.66%
USD/CAD -0.45%
USD/CHF -0.59%
Vàng hồi phục tích cực, ở mức 1,720 USD/oz
BTC cũng có dấu hiệu khở sắc khi tăng lên ngưỡng 19,648 USD.
Dầu WTI và dầu Brent đồng loạt tăng, lần lượt giao dịch tại 83,68 USD/thùng và 89.38 USD/thùng.
Thủ tướng Nhật Bản, Fumio Kisida yêu cầu một gói cứu trợ kinh tế mới vào tháng mười 10 nhằm giúp nền kinh tế đối mặt với tác động của việc giá cả leo thang.
Chính phủ sẽ cân nhắc về việc bổ sung ngân sách cho các biện pháp đang được thực hiện. Ông Kisida cũng cho biết mục tiêu chính của biện pháp giảm nhẹ gánh nặng giá này sẽ được công bố chi tiết vào thứ sáu, trợ cấp xăng dầu và trần giá lúa mì vẫn sẽ được duy trì. Các hộ gia đình thu nhập thấp cũng sẽ được hỗ trợ 50,000 yên (tương đương 347 USD) và các địa phương cũng sẽ nhận được khoản trợ cấp trị giá 600 tỷ yên.
Kisida đang nỗ lực xoa dịu công chúng khi sự ủng hộ cho chính quyền của ông đang giảm dần trong khảo sát mới đây.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Úc (RBA) Lowe hôm qua đã đưa ra một gợi ý rõ ràng về tốc độ tăng lãi suất có thể sắp chậm lại.
Thống đốc nhắc lại nhận xét của mình từ tuyên bố hôm thứ Ba kèm theo nhận định của Hội đồng Thống đốc rằng có những chậm trễ trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Nhưng ông nói thêm rằng lãi suất đã tăng rất nhanh và khả năng cao tốc độ tăng sẽ chậm lại khi lãi suất tăng lên cao.
Chúng tôi giữ nguyên quan điểm rằng lãi suất sẽ tăng 25 bp tại cuộc họp Hội đồng Thống đốc vào tháng 10, lên 2.60%. Từ đó, kịch bản chính của chúng tôi hiện có một đợt tăng lãi suất 25 bp nữa vào tháng 11, điều này sẽ đưa lãi suất lên 2.85%.
Chúng tôi tiếp tục chờ đón việc RBA cắt giảm lãi suất trong quý hai 2023 và giảm 50 bp.
Văn phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ của Nhà Trắng cho biết việc khai thác tiền ảo sẽ làm suy yếu khả năng chống lại biến đổi khí hậu của quốc gia này. Cơ quan này cũng cho rằng các bên liên quan cũng cần cung cấp thông tin cho các thợ đào và địa phương theo cách "bảo vệ quyền riêng tư" để họ hiểu và chung ta giải quyết vấn đề.
Khai thác tiền ảo tại Mỹ tiêu hao năng lượng tương đương tất cả máy tính và thắp sáng tại gia, Nhà Trắng cho biết trong báo cáo. Mức độ tiêu hao năng lượng của việc khai thác tiền ảo cũng nhận được nhiều chỉ trích. Cần đáng nói hơn khi ước tính cho thấy khai thác tiền điện tử ở Mỹ chiếm đến 0.2%-0.3% lượng phát thải toàn cầu và 0.4%-0.8% lượng phát thải nội địa.
Bài báo cáo này là một phần của yêu cầu đánh giá lợi ích và rủi ro của tiền điện tử từ Tổng thống Biden vào hồi tháng ba.
Dữ liệu lạm phát của Trung Quốc cho tháng 8 năm 2022:
CPI +2.5% so với cùng kỳ năm trước.
Con số dự kiến được đưa ra là +2.8%, mức ghi nhận trước đó là +2.4%
So với cùng kì hàng tháng -0.1%, dự kiến được đưa ra là 0.2%, trước đó +0.5%
PPI +2.3% so với cùng kì hàng năm. Con số được dự kiến là +3.1%, trước đó ghi nhận +4.2%. So với cùng kì hàng thám giảm 1.2%
Tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng ở Trung Quốc không gây trở ngại cho việc ngân hàng trung ương sử dụng thêm các biện pháp kích thích tiền tệ trước mắt. Mức tăng 2.5% so với cùng kỳ năm trước nằm trong kế hoạch.
Những bình luận hawkish của Chủ tịch FED Powell và các đồng sự khiến thị trường chứng khoán Mỹ đầy biến động trong phiên ngày 08.09, những bình luận này cũng không làm thay đổi định giá thị trường về một đợt tăng lãi suất lớn khác trong cuộc họp của FED tới đây. Trong 15 phút cuối phiên, S&P 500 đã tiếp tục tăng ấn tượng, lần đầu tiên đóng cửa trên mức 4,000 điểm kể từ tháng tám. Sự hồi phục này tới từ việc nhà đầu tư đang đánh giá xem liệu chính sách thắt chặt tại Mỹ và châu Âu đã phản ánh hết lên giá hay chưa.
S&P 500 +0.66%
Dow Jones +0.61%
Nasdaq +0.60%
Trên thị trường tiền tệ, DXY cũng phải chịu những áp lực từ bài phát biểu của ông Powell, thoái lui xuống dưới ngưỡng 110.0. Bài phát biểu từ Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Lagarde cũng như động thái tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản cũng khiến EUR/USD diễn biến không mấy tích cực. Bà cũng cho biết 75 điểm cơ bản cũng sẽ không phải một mức tăng cố định trong thời gian tới.
EUR/USD -0.07%
GBP/USD -0.25%
AUD/USD -0.26%
NZD/USD -0.35%
USD/JPY +0.24%
USD/CAD -0.21%
USD/CHF -0.62%
Vàng tiếp tục đà giảm, trở về ngưỡng 1,708.74 USD/oz. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ các kì hạn đồng loạt tăng trong phiên,trong đó lợi suất trái phiếu chính phủ kì hạn hai năm ghi nhận mức tăng mạnh nhất với 2.01%. Dầu WTI và dầu Brent đồng loạt giảm mạnh, giao dịch ở ngưỡng 82.71 USD/ thùng và 88.42 USD/thùng.
BTC chốt phiên tại 19,322 USD.
Lịch kinh tế hôm nay nổi bật với bài phát biểu từ Chủ tịch ECB, các thành viên FOMC và tỉ lệ việc làm tại Canada.
Theo kết quả từ cuộc khảo sát của công ty tư vấn kinh doanh BDO:
Tổng doanh số bán lẻ tương tự tăng 3.6% trong tháng 8 so với cùng kì năm ngoái
Doanh số bán hàng trực tuyến giảm 0.6%, lần đầu tiên giảm kể từ tháng ba.
"Kết quả của tháng 9 sẽ cho thấy mức độ giảm mạnh trong chi tiêu tùy ý vào mùa đông năm nay, nhưng rõ ràng những kết quả vào tháng 8 cho thấy người tiêu dùng đang cắt giảm ngân sách của họ", Giám đốc bán lẻ của BDO, Sophie Michael cho biết.
Việc giảm chi tiêu tùy ý đang xảy ra khi các hộ gia đình hướng chi tiêu của họ vào những thứ thiết yếu trong lúc giá hàng hóa, và đặc biệt là sử dụng năng lượng, tăng cao.
Ngân hàng Trung ương Anh đang ở thế tiến thoái lưỡng nan với lạm phát tăng vọt và nền kinh tế đang lao dốc.
Nữ hoàng Elizabeth II, vị quân vương tại vị lâu nhất thế giới, người đã đi qua nhiều thăng trầm của lịch sử nhân loại, trong đó có cả thế chiến thứ 2, đã qua đời, thọ 96 tuổi
Nước Anh dự kiến sẽ tổ chức quốc tang kéo dài 10 ngày
Cựu vua trái phiếu 78 tuổi, Bill Gross đã trở lại thị trường tiền tệ.
“Bất chấp các vấn đề chính trị và tài chính, tôi vẫn mùa vào đồng bảng Anh vì đồng đô la Mỹ đang được định giá quá cao so với các tiền tệ chính." Ông cũng nói thêm “Thâm hụt thương mại lớn và khả năng Fed tăng lãi suất lên mức dự đoán do suy thoái trong tương lai sẽ hạn chế việc đồng bảng mất giá hơn nữa và có khả năng dẫn đến mức tăng tương đối trong tương lai so với đồng đô la.”
Tháng 3 năm 2020 là tháng mà thị trường biến động nhiều nhất.
Trong nửa đầu tháng, đại dịch khiến nền kinh tế toàn cầu phải đóng cửa và giết chết hàng triệu người, tạo sự hoảng loạn trên diện rộng.
Trong nửa cuối tháng, các chính phủ trên toàn cầu đã công bố hết kế hoạch này đến kế hoạch khác để gánh chịu tất cả những thiệt hại gây ra bởi đóng cửa và gián đoạn trong khi các ngân hàng trung ương thực hiện các hành động mạnh mẽ để hỗ trợ thị trường.
Đó cũng là một cơ hội tuyệt vời để mua tài sản rủi ro.
Liệu chúng ta có đang thấy điều tương tự ở cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu?
Giống như covid, các nhà lãnh đạo đã chậm chễ trong việc nhận ra phạm vi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và Nga như đã thêm dầu vào lửa khi hạn chế nguồn cung khí đốt. Tuy nhiên hiện nay, các chính phủ có những bước đi mạnh mẽ. Trong vòng một tuần qua, các báo cáo cho biết Anh sẽ công bố kế hoạch trị giá 130 tỷ bảng Anh (và đã trị giá thực tế cao hơn mức đó) để giới hạn giá năng lượng tiêu dùng và thanh toán khoản chênh lệch trong 18 tháng. Nếu điều đó xảy ra, về cơ bản sẽ loại bỏ rủi ro cho các hộ gia đình. Cũng có những gợi ý và báo cáo rằng các doanh nghiệp cũng sẽ nhận được hỗ trợ.
Hôm nay, chúng ta đã nghe thấy sự thay đổi đột ngột từ Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck, người trước đó đã nói rằng một số công ty sẽ phải đóng cửa vào mùa đông này.
“Chúng tôi sẽ mở một chiếc ô cứu hộ rộng rãi,” Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck phát biểu “Chúng tôi sẽ mở rộng nó để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tham gia.”
Không phải mọi quốc gia ở châu Âu đều có cùng một kế hoạch. Các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu đang đưa ra nhiều ý kiến khác nhau về giới hạn giá, phân bổ và trợ cấp. Vào thứ Sáu, các bộ trưởng tài chính sẽ họp và hy vọng sẽ đưa ra một số thông tin rõ ràng.
Kho bạc Anh sẽ tự mình đánh giá chi phí gói cứu trợ năng lượng của chính phủ, tạm thời bỏ qua cơ quan giám sát ngân sách.
Việc thực hiện một chương trình trị giá hơn 100 triệu bảng Anh mà không được nghiên cứu kĩ càng vấp phải sự chỉ trích từ phía Viện Nghiên cứu Tài khóa. Giám đốc Viện nghiên cứu Tài khóa Paul Johnson gọi hành động này là hành động "lạ thường và gây thất vọng sâu sắc".
Tuy nhiên, điều này không phải là chưa từng có tiền lệ. Trong thời kì đại dịch, Kho bạc đã công bố quyết định tài khóa khẩn cấp, bao gồm việc thay đổi về thuế và không được hậu thuẫn bở Cơ quan quản lý Ngân sách.
Gói cứu trợ năng lượng sẽ có tác động phức tạp tới tài chính công. Chi phí ròng cho chính phủ sẽ thấp hơn chi phí gói khẩn cấp do việc đóng băng hóa đơn sẽ làm giảm lạm phát một cách cơ học, tăng thu nhập và bảo vệ tăng trưởng.
Đồng đô la đang chịu áp lực lớn sau khi bài phát biểu về cam kết tiếp tục giữ vững chính sách thắt chặt từ Chủ tịch FED Jerome Powell. Hiện DXY đã ở dưới mốc 110.0, ở ngưỡng 109.961.
Bài phát biểu vừa được đưa ra từ chủ tịch FED cho thấy FED sẽ tiếp tục duy trình chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm đối phó với lạm phát. Điều này ảnh hưởng lớn đến tâm lý nhà đầu tư khi các nhóm chỉ số chính đều giảm điểm
S&P500 -0.20%
Dow Jones -0.29%
Nasdaq -0.52%
Thị trường FX đầy biết động trước động thái tăng lãi suất từ ECB cũng như bài phát biểu của Chủ tịch hai ngân hàng trung ương lớn. DXY có lúc đã thoái lui xuống dưới 110.0 nhưng sau đó cũng đã hồi phục lại trên mức này. EUR/USD vẫn tiếp tục đà giảm điểm sâu mà chưa có bất kì tín hiệu khôi phục nào.
EUR/USD -0.47%
GBP/USD -0.38%
AUD/USD -0.60%
NZD/USD -0.58%
USD/JPY +0.16%
USD/CAD -0.21%
USD/CHF -0.48%
Vàng giảm sâu xuống gần mức 1,700 USD/oz sau khi có tín hiệu hồi phục nhẹ, hiện đang ở ngưỡng 1,707.51 USD/Oz.
Giá BTC giảm về 19,173 USD.
Dầu WTI và dầu Brent hồi phục nhẹ, lần lượt tại 83.45 USD/thùng và 89 USD/thùng.
Coinbase đang ủng hộ một vụ kiện chống lại Bộ Tài chính bởi sáu người sử dụng dịch vụ tiền điện tử bị xử phạt gần đây.
Theo Bộ Tài chính, dịch vụ này đã giúp kẻ xấu rửa hàng triệu đô la. Tuy nhiên những người trong giới tiền ảo lại cho rằng việc xử phạt mã tiền điện tử là động thái thái quá và có thể gây làn sóng tiêu cực lên ngành công nghệ điện tử.
"Hành động này tạo ra một tiền lệ xấu," Paul Grewall, giám đốc pháp lý của Coinbase phát biểu với CNBC.
Chủ tịch FED Jerome Powell phát biểu tại Cato Inst cho biết Cục dự trữ Liên bang Mỹ sẽ không bị làm lung lay trong việc tiếp tục nỗ lực giải quyết lạm phát, cho đến khi vấn đề này thực sự được giải quyết.
"Chúng ta cần phải hành động ngay lập tức, mạnh mẽ, thẳng thắn như chúng ta đã làm hiện tại." Ông nhấn mạnh trong bài phát biểu về chính sách tiền tệ. "Tôi và các động sự vô cùng đồng lòng với mục tiêu này và sẽ tiếp tục thực hiện nó."
Năm 2022, lạm phát đạt 8.1%, cao hơn so với 6.8% trước đó.
Năm 2023, lạm phát sẽ đạt 3.55% so với 3,5% trước đó.
Năm 24: công việc của 2024 2.3% so với 2.1% trước đó
Đáng chú ý khi lạm phát quay trở lại gần mục tiêu cho năm 2024, nhưng điều đó không nói lên là lãi suất sẽ cần tiếp tục phải tăng để đạt được mục tiêu. Có lẽ sẽ có thêm nhiều đợt tăng lãi suất, đây cũng là nội dung thảo luận trong các cuộc họp sắp tới của ECB
Trong bối khi đó, tăng trưởng của năm tới được dự báo ở sẽ tăng 0,9%, chắc chắn tốt hơn con số âm mà tôi đang tính. Có những dấu hiệu cho thấy các chính phủ sẵn sàng chi nhiều hơn để giải quyết vấn đề năng lượng.
Lãi suất tăng cao không chỉ làm giảm áp lực lạm phát mà còn có thể đưa khu vực đồng tiền chung châu Âu vào suy thoái với nhiều nợ chính phủ hơn.
Dự báo lạm phát gây sốc khi cho thấy lạm phát sẽ đạt 8.1% vào năm nay, 5.5% vào 2023 và 2.3% vào 2024. Các ngân hàng Trung ương vẫn còn cách mục tiêu trung hạn 2% khá xa.
Khủng hoảng năng lượng mới là mối lo ngại chính với các traders khi đồng euro không có quá nhiều phản ứng trước việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất thêm 75 bp. Trừ khi cuộc họp báo của Lagarde có thể giải quyết vấn đề khủng hoảng năm lượng, đồng euro khó có thể quay về ngang giá
Các dự báo kinh tế mới nhất của Ngân hàng Trung ương Châu Âu ước tính rằng lạm phát HICP sẽ đạt trung bình 5.5% vào năm tới và vẫn chưa thể đạt được mục tiêu 2% vào năm 2024.
Đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu ghi nhận con số 222 nghìn, thấp hơn so với ước tính 240 nghìn được đưa ra, đây cùng là mức thấp nhất kể từ tuần 27 tháng 5.
Con số tại tuần trước đó đã được sửa đổi từ 232 nghìn thành 228 nghìn
Trung bình động 4 ở ngưỡng 233 nghìn, sau sửa đồi là 240.50 nghìn.