Thị trường nhìn chung không quá đón nhận bài phát biểu "diều hâu" của Chủ tịch Powell trong cuộc họp báo sau quyết định giữ nguyên lãi suất chính sách trong tháng 9.
Nền kinh tế hiện đang phải gánh chịu hệ quả của chu kỳ thắt chặt tiền tệ, với số lượng doanh nghiệp phá sản và chi phí chung ngày càng tăng. Và bây giờ, thậm chí vẫn sẽ có thêm nhiều đợt tăng lãi suất nữa.
Rõ ràng theo thời gian, điều này có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng, mặc dù không nghiêm trọng như năm 2008 nhưng những hệ quả tiêu cực là không thể tránh khỏi. Cụ thể hơn, nếu mối đe dọa suy thoái xuất hiện, Fed sẽ một lần nữa tiến hành mở rộng bảng cân đối kế toán thông qua các gói nới lỏng định lượng (QE).
Tuy nhiên, điều này sẽ làm suy yếu những thành quả về lạm phát đã đạt được trong năm qua. Điểm mấu chốt là để đạt được sự ổn định về giá cả và tránh được lạm phát gia tăng do bong bóng nợ của đất nước, các nhà hoạch đính chính sách sẽ phải chấp nhận một số hình thức suy thoái xuất hiện. Nếu không, nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ bị mắc kẹt trong một vòng tròn luẩn quẩn: Một "sự kiện thiên nga đen" xảy ra sẽ đe dọa đến sự ổn định tài chính, nhưng ngay khi Fed giải quyết được nó, một vấn đề mới sẽ nảy sinh hoặc một vấn đề cũ sẽ lại xuất hiện.
Cân nhắc tất cả những điều này, các nhà đầu tư đã kết luận rằng USD sẽ hưởng lợi từ việc lãi suất có thể sẽ tăng trở lại và duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn. Trong khi đó, sức hấp dẫn của TPCP Hoa Kỳ lại giảm sút và TMF (Direxion Daily 20+ Year Treasure Bull 3X Shares) giảm xuống mức thấp mới.
Câu hỏi đặt ra lúc này là việc USD tăng giá sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế toàn cầu?
Giá hàng hóa xuất khẩu tăng (bao gồm cả giá linh kiện cho nhà sản xuất và tiêu dùng nhập khẩu rẻ hơn) sẽ là lợi thế đối với Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống lạm phát. Mặt khác, sức mạnh của USD sẽ khiến giá hàng hóa và dịch vụ của quốc gia này kém cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế, dẫn đến sự sụt giảm trong doanh số bán hàng và thu nhập thấp hơn. Hậu quả là tăng trưởng kinh tế chậm lại và kịch bản này nhìn chung phù hợp với mục tiêu của Fed. Tổng kết lại, USD mạnh lên vẫn là lợi thế với Hoa Kỳ.
Khi nhìn sang các nước khác, USD mạnh lên sẽ khiến giá trị của các khoản nợ chính phủ trở nên đắt đỏ hơn khi trả bằng đồng nội tệ, gia tăng rủi ro nguy cơ vỡ nợ tại một số quốc gia. Ngoài ra, đồng bạc xanh cũng có thể là động lực thúc đẩy làn sóng lạm phát thứ 2 do giá xăng tăng và triển vọng kinh tế xấu đi.
Hãy nhớ rằng rủi ro suy thoái gia tăng có thể khiến các nhà đầu tư đổ tiền vào các tài sản an toàn hơn, bao gồm cả tiền mặt. Do đó, thị trường có thể thấy DXY vượt mức 107 theo thời gian.
Điều tốt nhất mà các nhà đầu tư thận trọng nên làm trong tình hình bất ổn hiện tại là giám sát các chỉ số vĩ mô sắp tới, vì dữ liệu sẽ gợi ý định hướng chính sách của Fed và triển vọng chung của nền kinh tế.