- IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm xuống dưới 3% vào năm 2023 và duy trì ở mức khoảng 3% trong 5 năm tới, đây mức dự báo tăng trưởng trung hạn thấp nhất kể từ năm 1990.
- Các động thái chính sách tiền tệ và tài khóa mạnh mẽ được phối hợp để đối phó với đại dịch COVID-19 và cuộc chiến tranh Nga-Ukraine đã ngăn chặn một kết quả tồi tệ hơn nhiều trong những năm gần đây.
- Tăng trưởng giảm gần một nửa, xuống còn 3.4% vào năm 2022 sau cú sốc do cuộc chiến của Nga ở Ukraine.
- Ấn Độ và Trung Quốc sẽ chiếm một nửa tăng trưởng toàn cầu vào năm 2023, nhưng khoảng 90% các nền kinh tế lớn sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng giảm trong năm nay.
- Các quốc gia có thu nhập thấp sẽ chịu gánh nặng bởi chi phí đi vay cao hơn và nhu cầu với hàng xuất khẩu của họ suy yếu. Do vậy các quốc gia này sẽ chứng kiến mức tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người thấp hơn mức tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi.
- Giám đốc IMF kêu gọi các ngân hàng trung ương tiếp tục cuộc chiến chống lạm phát và giải quyết các rủi ro về ổn định tài chính khi chúng xuất hiện thông qua việc cung cấp thanh khoản phù hợp.
- Những sự sụp đổ của ngân hàng gần đây ở Thụy Sĩ và Hoa Kỳ đã phơi bày những thất bại trong quản lý rủi ro tại một số ngân hàng cụ thể và những sai sót trong giám sát.
- Georgieva kêu gọi thực hiện những bước thay đổi lớn, bao gồm khoản ước tính 1 nghìn tỷ đô la mỗi năm cho năng lượng tái tạo và các động thái để tránh sự phân mảnh của nền kinh tế toàn cầu, vốn có thể làm giảm tới 7% GDP toàn cầu.
Standard Chartered: Trung Quốc sẽ có thêm nhiều biện pháp hỗ trợ lớn
- Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương (CEWC) sắp tới được dự đoán sẽ đặt trọng tâm vào tăng trưởng và đưa ra kế hoạch kích thích kinh tế, phù hợp với định hướng của Bộ Chính trị.
- Theo Standard Chartered, việc chuyển đổi chính sách tiền tệ từ lập trường "thận trọng" sang "thích hợp nới lỏng" đang làm gia tăng kỳ vọng thị trường về các động thái tích cực.
- Tuy nhiên, quy mô của gói kích thích có thể bị hạn chế bởi nguồn lực chính sách thu hẹp và những lo ngại về ổn định tài chính. Bên cạnh đó, trọng tâm của các biện pháp mới sẽ chuyển sang thúc đẩy tiêu dùng thay vì phụ thuộc vào đầu tư như trước đây, nhằm giảm thiểu tác động từ khủng hoảng bất động sản và các áp lực bên ngoài. CEWC được kỳ vọng sẽ cung cấp thêm chi tiết về chiến lược "điều chỉnh đối chu kỳ đặc biệt", với khả năng bao gồm việc tăng phát hành trái phiếu chính phủ và các biện pháp hỗ trợ từ PBoC.