Thặng dư thương mại tháng 7 tại Úc vượt dự báo
Cán cân thương mại tháng 7 của Úc: thặng dư 6.009 tỷ AUD (dự báo: 5.15 AUD)
- Được hỗ trợ bởi sự gia tăng xuất khẩu hàng hóa nông thôn
- Giảm lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng
- Nhập khẩu dầu giảm
Cán cân thương mại tháng 7 của Úc: thặng dư 6.009 tỷ AUD (dự báo: 5.15 AUD)
UBS nâng xác suất xảy ra suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ từ 20% lên 25%. Các nhà đầu tư đang dự báo xảy ra suy thoái sẽ rất vui mừng với tin tức này.
Thị trường châu Âu tăng điểm vào thứ Ba khi các nhà đầu tư đánh giá rủi ro địa chính trị và thị trường Vương quốc Anh giao dịch trở lại sau khi đóng cửa nghỉ lễ ngày Ngân hàng quốc gia vào thứ Hai
Chỉ số Stoxx 600 tăng 0.2%, với cổ phiếu khai khoáng tăng 0.84%, trong khi cổ phiếu du lịch và giải trí giảm 0.28%. Cổ phiếu công nghệ giảm 0.11%.
Xu hướng tăng giá của EUR/USD gần đây đã khiến thị trường bất ngờ. Cặp tiền đang kẹt giữa hai hỗ trợ và kháng cự quan trọng, lần lượt là đỉnh tháng 12 năm ngoái tại 1.1140 và đỉnh tháng 7 năm ngoái ở khoảng 1.1278.
Việc EUR/USD tăng theo phân kỳ lợi suất giữa trái phiếu 2 năm và 10 năm là điều bình thường, nhưng nhiều người đang tỏ ra ngạc nhiên về những yếu tố hoặc điều kiện kinh tế đang ảnh hưởng đến chênh lệch lợi suất này.
Thị trường đang dự đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất nhiều hơn Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), điều này có thể tác động đến tỷ giá EUR/USD. Có phần bất hợp lý khi thị trường đang dự báo quá mức về lượng lãi suất Fed cắt giảm, trong khi ít hơn đối với ECB vì nền kinh tế Mỹ có thể không yếu như dự đoán, trong khi nền kinh tế châu Âu có thể không mạnh mẽ như kỳ vọng.
Để đảo ngược xu hướng hiện tại của EUR/USD, cần phải có một yếu tố hoặc sự kiện đủ mạnh để thay đổi tình hình. Và dữ liệu lao động có thể là yếu tố chính quyết định hướng đi tiếp theo của chênh lệch lợi suất và tỷ giá EUR/USD.
Lịch kinh tế phiên Âu trống về mặt dữ liệu quan trọng. Một số báo cáo thứ cấp tại Đức được công bố trước giờ mở cửa phiên Âu, bao gồm chỉ số tâm lý người tiêu dùng trong tháng 8 và tăng trưởng GDP quý II tại Đức. Các nhà đầu tư đang hướng sự chú ý đến báo cáo Tâm lý tiêu dùng CB tháng 8 tại Mỹ được công bố vào 21:00 tối nay.
Chỉ số tâm lý người tiêu dùng Đức ở mức -22, đây là con số thấp hơn đáng kể so với dự kiến -18.2
PPI của Thụy Điển trong tháng 7 giảm 0.1% y/y, giảm 1.4% m/m
Tăng trưởng cho vay hộ gia đình trong tháng 7: +0.7% y/y
EUR/JPY tăng 0.2% lên trên mức 161.60 vào ít phút trước khi phiên giao dịch châu Âu mở cửa.
Các nhà đầu tư sẽ tập trung vào báo cáo GDP quý II của Đức.
Các tín hiệu hawkish từ BoJ phần lớn bị bỏ qua khi các nhà giao dịch chờ đợi các chất xúc tác mới.
Bình luận của Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly hôm qua có vẻ giống với bình luận của Powell, bà cũng không muốn thấy nền kinh tế và thị trường lao động suy yếu thêm nữa.
Dù bà cho biết việc cắt giảm lãi suất 25 bps là hợp lý, bà cũng nói thêm rằng nếu có thêm nhiều dữ liệu cho thấy nền kinh tế suy yếu, Fed sẽ cần phải quyết liệt hơn.
Kỳ vọng của thị trường sẽ phụ thuộc vào dữ liệu lao động sắp tới. Tuy nhiên, cách thị trường nhìn nhận đợt cắt giảm lãi suất này cũng sẽ rất quan trọng. Nếu thị trường coi đợt cắt giảm là biện pháp phòng ngừa hoặc bảo hiểm để chống lại các rủi ro tiềm ẩn, điều này có thể được coi là tích cực. Nếu thị trường thấy rằng cắt giảm lãi suất là dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hoặc sự suy giảm kinh tế lớn, điều này có thể khiến nhà đầu tư lo lắng và dẫn đến sự giảm giá cổ phiếu.
Phiên Âu:
Trong phiên Âu, điểm nhấn chính sẽ là dữ liệu GDP và niềm tin tiêu dùng của Đức. Không có khả năng những dữ liệu này sẽ gây ảnh hưởng lớn.
Phiên Mỹ:
Trong phiên Mỹ, chúng ta có Niềm tin tiêu dùng và chỉ số PMI của Fed Richmond và Dallas.
Niềm tin dự kiến sẽ tăng nhẹ lên 100.7 so với mức 100/3 trước đó, phù hợp với mức tăng nhẹ trong dữ liệu khảo sát Tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan trong tháng 8.
JPY đang giảm mạnh trong sáng nay và mất đi vị thế so với tất cả các đồng tiền khác.
Mối tương quan nghịch đảo giữa JPY và lợi suất đã trở lại rõ rệt trong thời gian gần đây. Lợi suất trái phiếu của các nước lớn tăng nhẹ trùng khớp với mức giảm của JPY.
Ngoài ra, các đồng antipodean đang hoạt động tốt nhất sáng hôm nay.
Goldman Sachs cắt giảm dự báo giá dầu Brent trung bình năm 2025 của mình xuống 5 USD và hướng đến phạm vi 70-85 USD/thùng.
Diễn biến của thị trường dầu mỏ ngày hôm qua cho thấy mục tiêu giá là rất mơ hồ khi nói đến các tài sản biến động như dầu mỏ.
HĐTL dầu thô WTI hiện đang giao dịch gần mức 77 USD/thùng sau đợt tăng mạnh mẽ vào ngày hôm qua, đạt gần mức DMA 200 ngày ở 77.77 USD/thùng.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki cho biết:
Chủ tịch Fed Powell đã ra hiệu rằng: "Đã đến lúc bắt đầu cắt giảm lãi suất". Trong khi đó, BoJ đã bắt đầu thắt chặt chính sách. Điều này sẽ làm suy yếu USD/JPY (làm JPY mạnh hơn), nhưng như ông Suzuki nói, có thể không chỉ có một chiều hướng tác động như vậy.
Nhìn vào biểu đồ khung ngày của USD/JPY, cặp tiền này đã hồi phục 50% mức tăng lên 144.58 từ mức đáy vào tháng 1 năm 2023. USD/JPY hiện tại đang giao dịch ở mức 144.68.
Lợi nhuận của ngành công nghiệp Trung Quốc giai đoạn tháng 1 - tháng 7 tăng 3.6% so với cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận của ngành công nghiệp trong tháng 7 tăng 4.1%.
Đối với USD/JPY, cặp tiền này ban đầu giảm xuống vùng dao động giữa 144.038 và 144.447, đạt mức đáy ở 144.225, nhưng không thể giảm thêm nữa và hồi phục trở lại. USD/JPY trở lại trên mức 144.447 một lần nữa, điều này đã mang lại cho phe mua sự tự tin hơn và họ đã đẩy cặp tiền này lên mức 144.83.
Đường MA 100 giờ ở mức 145.181 là mục tiêu quan trọng tiếp theo.
Tuần trước vào thứ Năm và thứ Sáu, USD/JPY đã giao dịch trên đường MA 100 giờ, nhưng không thể duy trì đà tăng hướng tới mục tiêu MA 200 giờ. Phe bán cuối cùng đã đẩy cặp tiền này xuống dưới đường MA 100 giờ, biến phe mua thành phe bán và thăm dò nhiều hơn về phía giảm.
Nếu phe mua có thể phá vỡ đường MA 100 giờ ngay bây giờ, các nhà giao dịch sẽ bắt đầu hướng tới đường MA 200 giờ một lần nữa như mục tiêu chính tiếp theo. Cuối cùng, cả hai đều cần phải bị phá vỡ về mặt kỹ thuật, để chuyển hướng có lợi hơn cho phe mua. Nếu điều này không diễn ra, phe mua sẽ gặp bất lợi.
AUD/USD và NZD/USD cũng giảm trong phiên. Đối với AUD/USD, cặp tiền này đang kiểm tra mục tiêu hỗ trợ chính gần mức 0.67604
Chỉ số PPI của Nhật Bản ở mức 2.8% trong tháng 7, thấp hơn mức dự kiến ở 2.9%. Chỉ số này trong tháng 6 được điều chỉnh từ mức 3.0% lên 3.1%.
PMI dịch vụ của Nhật Bản ở mức 2.8% so với mức dự kiến 2.9%.
Chỉ số Nikkei 225 mở cửa hôm nay giảm 0.10%, nằm giữa đường MA 100 ngày và 200 ngày.
Nhìn vào biểu đồ hàng ngày, Nikkei 225 vẫn nằm dưới đường MA 100 ngày ở mức 38619.42 và trên đường MA 200 ngày ở mức 37265,24.
Chỉ số Dow Jones đóng cửa tăng 65.44 điểm, tương đương 0.16%, ở mức 41,240.52. Đầu ngày, chỉ số này đã tăng hơn 200 điểm, tương đương 0.6%, để lập kỷ lục mới trong ngày, sau đó giảm trở lại. S&P 500 giảm 0.32% xuống mức 5,616.84, trong khi Nasdaq Composite giảm 0.85% và kết thúc ngày ở mức 17,725.76. Thị trường bắt đầu tháng 8 dưới áp lực, khi lo ngại về khả năng suy thoái kinh tế và việc hủy bỏ carry trade liên quan đến đồng yên đã kéo cổ phiếu khỏi mức đỉnh. S&P 500 giảm 3% vào ngày 5 tháng 8, mức sụt giảm trong một ngày lớn nhất kể từ năm 2022. Dow cũng có đợt bán tháo tồi tệ nhất trong khoảng hai năm, giảm hơn 1,000 điểm. Tuy nhiên, kể từ đó, kỳ vọng về lãi suất thấp hơn của Fed và dữ liệu kinh tế Mỹ cải thiện đã khiến cổ phiếu tăng vọt. S&P 500 đã tăng 8% kể từ ngày 5 tháng 8 và chỉ cách mức đỉnh được thiết lập vào giữa tháng 7 chưa đầy 1%, trong khi Dow tăng hơn 6%. Theo Công cụ FedWatch của CME Group, các nhà giao dịch vẫn nhất trí về việc cắt giảm lãi suất tại cuộc họp chính sách của Fed vào tháng 9.
Trên thị trường FX, CAD mạnh nhất, NZD yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. DXY tăng 0.18% lên mức 100.86. Thị trường đã hồi phục sau bài phát biểu của chủ tịch Fed Powell vào thứ Sáu trong một đợt thoái lui có trật tự. Chủ tịch Fed San Francisco Daly ủng hộ các bình luận của Powell và nhấn mạnh rằng FOMC không muốn thấy bất kỳ sự suy yếu nào nữa trên thị trường việc làm. Bà cũng không đề cập đến bất kỳ lộ trình suất nào, bỏ ngỏ khả năng cắt giảm 50 bps. Dữ liệu số đơn đặt hàng hóa lâu bền nhìn chung thì rất mạnh nhưng về chi tiết thì yếu. CAD được hỗ trợ khi giá dầu bật tăng. USDCAD giảm 0.13%, đóng cửa tại 1.3486.
Vàng tăng $8 lên mức đỉnh mới $2,518. Lợi suất TPCP Mỹ đồng loạt tăng. Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm tăng 1.1 bps lên mức 3.81%. Giá dầu tăng do do lo ngại thắt chặt nguồn cung khi chính quyền miền Đông Libya tuyên bố đang đóng cửa tất cả các mỏ dầu thô, ngừng mọi hoạt động sản xuất và xuất khẩu liên quan cho tới khi có thông báo mới. Chính quyền tại Tripoli được quốc tế công nhận chưa có phản ứng nào. Dầu thô WTI tăng $2.22 lên mức $77.05/thùng.
Chứng khoán Mỹ đang ghi nhận nhiều biến động trái chiều, thông tin đáng chú ý duy nhất hôm nay là dữ liệu đơn đặt hàng lâu bền của Mỹ, đã tăng 9.9% trong tháng 7.
Các chỉ số chính đang biến động như sau:
Lợi suất TPCP Mỹ giảm nhẹ:
USD vẫn ở mức thấp, chỉ số DXY đang ở dưới mức 100.800.
Giá vàng hiện đang giao dịch dưới mức 2,515 USD/oz.
Giá dầu WTI tăng mạnh gần 3% trong phiên, hiện đang giao dịch trên mức 78.00 USD/oz.
Bitcoin giao dịch dưới mức 63,300 USD.
Những số liệu này cho thấy một xu hướng tích cực và ổn định hơn so với các tháng trước. Tuy nhiên, các chỉ số sản xuất ở những khu vực khác của Mỹ có phần yếu hơn, và Texas, do sự phụ thuộc lớn vào ngành năng lượng, có thể có những yếu tố đặc thù ảnh hưởng đến các số liệu này.
Không có nhiều dữ liệu được công bố trong 10 ngày qua nên không có gì ngạc nhiên khi thấy GDPNow không đổi.
Dự báo này phù hợp với thời điểm này nhưng vẫn còn rất sớm để có thể kết luận về GDP quý III.
Phân tích ngành công nghệ
📉 Ngành chất bán dẫn
🔍 Viễn thông
🏭 Ngành công nghiệp và năng lượng
Thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa ở mức cao vào thứ Sáu, dẫn đầu là sự gia tăng của các công ty vốn hóa nhỏ.
Hợp đồng tương lai Nasdaq giảm nhẹ. S&P 500 cách mức cao kỷ lục của tháng 7 khoảng 35 điểm.
Dầu thô tăng 3% khi Libya đóng cửa sản xuất và xuất khẩu nên cổ phiếu năng lượng sẽ là động lực chính của thị trường.
Sự kiện chính trong tuần này là vào thứ Tư với báo cáo thu nhập của Nvidia.
Điều này cũng không gây bất ngờ vì đã được đề cập từ vài tuần trước.
Thuế sẽ là 100% đối với xe điện và 25% đối với nhôm và thép. Thuế thép là kỳ lạ nhất vì Canada vừa bán đi công ty sản xuất thép lớn nhất của mình.
Dầu tăng vọt lên gần mức 78.00 USD khi sản lượng dầu của Libya sắp dừng đột ngột.
Cuộc nổi loạn gần đây có thể khiến các cuộc đàm phán về thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza bị nới lỏng.
Chỉ số USD đang giao dịch gần mức 101.00 sau khi giảm mạnh vào tuần trước.
Những điểm chính:
Đường MA 200 ngày của dầu thô WTI
Mức kháng cự quan trọng trên biểu đồ nằm quanh mức $77.76, trùng với mức đỉnh của biến động hàm ý trong phạm vi 2 độ lệch chuẩn (2SD) theo khung thời gian ngày.
Tin chính:
Giá dầu WTI tăng mạnh sau tin tức Libya sẽ ngừng sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ
Một doanh nghiệp dầu khí của Libya tuyên bố bắt đầu cắt giảm sản lượng
Đức nhận được cảnh báo về hành động phá hoại của Nga tại căn cứ NATO
Báo cáo kết quả kinh doanh từ Nvidia là tâm điểm chú ý trong tuần
Ifo: Chỉ số môi trường kinh doanh tháng 8 của Đức khớp với dự báo
Một số thành viên Riksbank kỳ vọng có thêm 2-3 đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay
Thị trường lãi suất kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất 200bp từ nay đến tháng 7 năm sau
Thị trường:
JPY dẫn đầu đà tăng, NZD suy yếu nhất.
Chứng khoán châu Âu đi ngang; HĐTL S&P 500 tăng 0.15%.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm lên 3.81%.
Vàng tăng 0.36% lên $2,521
Dầu thô WTI tăng 2.69% lên $76.84
Bitcoin giảm 0.48% xuống $63,953
Phiên giao dịch hôm nay khá ảm đạm do không có nhiều dữ liệu kinh tế quan trọng được công bố. Điểm nhấn duy nhất là chỉ số IFO của Đức, về cơ bản phù hợp với kỳ vọng.
Tin tức đáng chú ý nhất là việc chính phủ miền đông Libya tuyên bố đóng cửa tất cả các mỏ dầu, ngừng sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ. Đây là một quyết định bất khả kháng được đưa ra để đáp trả nỗ lực kiểm soát NHTW của chính phủ tại Tripoli.
Trên thị trường, không có nhiều biến động đáng kể, ngoại trừ giá dầu tăng vọt 1.5% sau thông tin từ Libya.
Thông tin này được đưa ra sau khi chính phủ miền đông Libya tuyên bố đóng cửa tất cả các mỏ dầu. Hiện vẫn chưa rõ áp lực mà Al Waha đề cập đến là gì, nhưng có thể liên quan đến bất ổn chính trị hoặc các vấn đề an ninh tại quốc gia Bắc Phi này.
Theo báo cáo của Bloomberg, chính phủ phía đông Libya cho biết tất cả các mỏ dầu sẽ đóng cửa, ngừng sản xuất và xuất khẩu.
Thông tin này đã khiến giá dầu WTI tăng mạnh do lo ngại về nguồn cung bị gián đoạn. Libya là một trong những nhà sản xuất dầu mỏ lớn của thế giới, và việc ngừng sản xuất tại quốc gia Bắc Phi này có thể tác động đáng kể đến thị trường năng lượng toàn cầu.
Thị trường đang hướng sự chú ý vào báo cáo thu nhập của Nvidia, "con cưng" của ngành AI, dự kiến công bố trong tuần này. Thị trường quyền chọn cho thấy cổ phiếu Nvidia có thể biến động gần 10% sau khi công bố kết quả kinh doanh.
Với mức vốn hóa chiếm tỷ trọng hơn 6% trong S&P 500 và gần 12% trong Nasdaq 100, Nvidia có thể tác động đáng kể đến tâm lý thị trường, tùy thuộc vào kết quả kinh doanh tích cực hay tiêu cực. Nhiều thông tin tích cực dường như đã được phản ánh vào giá cổ phiếu Nvidia. Do đó, kết quả kinh doanh và dự báo của công ty cần phải thực sự khả quan để có thể tiếp tục hỗ trợ đà tăng giá.
Ngoài ra, Salesforce, cổ phiếu với vốn hóa chiếm gần 5% trong chỉ số Dow Jones, là một cái tên khác đáng chú ý trong tuần này.
Các doanh nghiệp có báo cáo thu nhập được mong chờ nhất trong tuần
Tâm lý thị trường vẫn còn khá trái chiều khi bước vào phiên giao dịch châu Âu.
Ngoại hối: Các đồng tiền trú ẩn an toàn như JPY và CHF tiếp tục tăng giá, trong khi AUD và NZD - hai đồng tiền có mức độ rủi ro cao - là những đồng tiền suy yếu. Điều này cho thấy tâm lý thận trọng vẫn đang chi phối thị trường ngoại hối.
Chứng khoán: Chứng khoán Mỹ và châu Âu tăng điểm nhẹ, trong khi ASX200 của Úc dẫn đầu đà tăng. Tuy nhiên, hai chỉ số chứng khoán hoạt động kém hiệu quả nhất là CN50 (Trung Quốc) và Nikkei (Nhật Bản) vẫn giảm điểm, mặc dù đã thu hẹp đà giảm.
Lợi suất trái phiếu: Biến động trái chiều với thanh khoản thấp ở các kỳ hạn 2 năm, 5 năm và 10 năm.
Hàng hóa: Giao dịch trong sắc xanh, ngoại trừ khí tự nhiên giảm gần 2%. Bạc dẫn đầu đà tăng với mức tăng hơn 1%, tiếp theo là dầu.
Hiệu suất của các thị trường
Có thể thấy, tâm lý thị trường nhìn chung vẫn còn khá trái chiều. Thị trường ngoại hối đang phản ánh tâm lý e ngại rủi ro, trong khi chứng khoán và hàng hóa cho thấy một số tín hiệu tích cực.
Theo nguồn tin từ đài truyền hình NTV, Đức đã nhận được cảnh báo từ một cơ quan tình báo nước ngoài về việc Nga có thể đã có hành động phá hoại tại một căn cứ của NATO. Hành động phá hoại có thể liên quan đến việc sử dụng máy bay không người lái.
Hiện tại, thị trường tài chính không có phản ứng đáng kể đối với những thông tin địa chính trị như vậy, do chi tiết còn mơ hồ. Tuy nhiên, đây vẫn là một diễn biến đáng chú ý và cần theo dõi sát sao trong thời gian tới, đặc biệt nếu có thêm thông tin chi tiết.
Vàng hiện tăng 0.50% lên 2,525 USD/oz. Vàng nhận được động lực tăng tích cực trong ngày không chỉ nhờ khả năng lớn Fed giảm chi phí vay vào tháng 9 mà còn tận dụng được lợi thế của tài sản trú ẩn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang ở Trung Đông.
Cổ phiếu châu Âu biến động trái chiều khi các nhà đầu tư tiêu hóa thông tin từ diễn biến leo thang tại cuộc xung đột ở Trung Đông. Vào Chủ Nhật vừa qua, Israel đã tiến hành cuộc không kích phủ đầu vào Hezbollah ở miền nam Lebanon. Hezbollah cũng được cho là đã tiến hành một cuộc phản công bằng tên lửa quy mô lớn vào miền bắc và miền trung Israel với mục tiêu dự kiến là Mossad, cơ quan gián điệp của Israel.
Thị trường Vương quốc Anh đóng cửa nghỉ lễ ngày ngân hàng quốc gia vào thứ Hai.