Thặng dư thương mại tháng 7 tại Úc vượt dự báo
Cán cân thương mại tháng 7 của Úc: thặng dư 6.009 tỷ AUD (dự báo: 5.15 AUD)
- Được hỗ trợ bởi sự gia tăng xuất khẩu hàng hóa nông thôn
- Giảm lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng
- Nhập khẩu dầu giảm
Cán cân thương mại tháng 7 của Úc: thặng dư 6.009 tỷ AUD (dự báo: 5.15 AUD)
Thị trường chứng khoán châu Á và hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ chủ yếu đi ngang trong buổi sáng hôm nay sau khi hàng loạt tài sản rủi ro sụt giảm trước đó. S&P 500 tương lai giảm 0.02% xuống 3,899 trong khi NASDAQ tăng 0.26% lên 13,040.
Giá vàng sau khi hồi phục đôi chút vào đầu ngày đã giảm trở lại xuống dưới mức $1,730/oz. Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm đã giảm xuống 1.6% sau khi chủ tịch Fed J.Powell liên tục trấn an thị trường, cho rằng lạm phát chỉ mang tính tạm thời và Fed có đủ công cụ để kìm hãm nếu nó thực sự xảy ra nhưng vàng vẫn trượt dốc do đồng USD mạnh lên trên diện rộng.
Giá dầu đang rơi vào chuỗi ngày sụt giảm rất mạnh sau khi sự lạc quan thái quá trước đó về sự phục hồi nhu cầu tiêu thụ năng lượng nhờ tiến trình tiêm chủng vắc-xin mất đi. Đây cũng có thể đơn thuần là hành động chốt lời sau khi giá đã tăng quá mạnh trước đó. Hiện dầu WTI giao dịch quanh mức $58.43/thùng, tăng 1.8% trong ngày.
Tại thị trường FX, USD nới rộng đà tăng so với hầu hết các đồng tiền chính. Tâm lý lo ngại rủi ro và dòng tiền cuối quý/tháng đang là những yếu tố chính hỗ trợ USD lúc này. EUR tiếp tục suy yếu khi thị trường đều có quan điểm đồng thuận về sự phân kỳ giữa tốc độ phục hồi kinh tế và triển khai vắc xin giữa Mỹ và EU. GBP/USD giảm xuống 1.368 sau khi đã tăng mạnh trong tháng 2. AUD và NZD đều giảm rất mạnh do chính phủ New Zealand kìm hãm thị trường nhà ở và Trung Quốc thắt chặt tín dụng. JPY là đồng tiền duy nhất tăng giá so với USD trong ngày hôm qua.
Các quan chức cho biết hôm thứ Tư, một con tàu chở hàng thuộc loại lớn nhất thế giới đã mắc kẹt và chặn tất cả giao thông trong kênh đào Suez của Ai Cập, đe dọa làm gián đoạn hệ thống vận chuyển toàn cầu vốn đang chịu nhiều căng thẳng bởi đại dịch Covid-19.
Quan chức Ai Cập cho biết hy vọng có thể đưa con tàu hoạt động trở lại và điều này sẽ mất ít nhất hai ngày.
Khoảng 10% lượng hàng hóa thương mại trên thế giới chảy qua đường thủy và nó vẫn là một trong những nguồn thu ngoại tệ hàng đầu của Ai Cập.
Một số thông tin chi tiết khác trong ngày khi số liệu giá sản xuất và giá bán lẻ được công bố:
Sản lượng PPI MoM + 0.6% so với + 0.3% dự kiến
Sản lượng PPI YoY + 0.9% so với + 0.3% dự kiến
PPI đầu vào MoM + 0.6% so với + 0.6% dự kiến
PPI đầu vào YoY + 2.6% so với + 2.6% dự kiến
GBP/USD tiếp tục đà suy yếu sau tin tức này
Sự thay đổi quan điểm đối với trái phiếu chính phủ thể hiện rõ ràng tại các hoạt động từ chương trình QE của RBNZ hôm thứ Tư, nơi ngân hàng trung ương không mua đủ hạn ngạch trái phiếu. Các trader đột nhiên ít quan tâm đến việc bán đi các trái phiếu chất lượng cao, đây có thể là một dấu hiệu cho thấy tài sản trú ẩn đang được yêu thích trở lại.
* RBNZ CHỈ MUA ĐƯỢC 152 triệu NZD TRÁI PHIẾU TRONG CUỘC ĐẤU GIÁ TỪ CHƯƠNG TRÌNH QE; MỤC TIÊU MUA VÀO 220 triệu NZD
Đây là sự thay đổi so với đầu tháng này, khi lợi suất NZD 5 năm cao hơn khoảng 40 điểm cơ bản và các nhà giao dịch không thể bán tháo trái phiếu đủ nhanh. Trái phiếu kho bạc cũng đã vững vàng hơn trong những phiên gần đây.
Khối lượng mở vị thế trên thị trường vàng tương lai đã tăng gần 6 nghìn hợp đồng vào thứ Ba theo dữ liệu nhanh từ CME Group. Mặt khác, khối lượng đảo chiều tăng lên mức 60.7 nghìn hợp đồng.
Khối lượng hợp đồng mở tăng đã dẫn đến hành động giá tiêu cực hôm thứ Ba và tất cả đều cho thấy khả năng thua vàng sẽ tiếp tục nới rộn đà giảm trong thời gian rất gần. Vàng sẽ phải đối mặt với ngưỡng hỗ trợ $1,680/oz - mức thấp nhất cho đến năm 2021.
Một vài nhận xét của thống đốc BOJ, Haruhiko Kuroda về tình hình kinh tế hiện tại và những chính sách tiền tệ được áp dụng
Những nhận xét này không có ảnh hưởng lớn đến chứng khoán Nhật Bản khi cả Nikkei và Topix đều nới rộng đà giảm gần 2% trong ngày hôm nay
Thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục suy giảm do rủi ro gia tăng vào đầu ngày thứ Tư. Sự không chắc chắn về các chính sách tương lai của Fed và sự phục hồi kinh tế ban đầu đè nặng tâm lý, vấn đề vắc xin và những động thái xung quanh Trung Quốc gần đây đã làm tâm trạng châu Á - Thái Bình Dương nặng nề. Chỉ số MSCI về cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương ngoài Nhật Bản giảm 1.20% - xuống mức thấp nhất hai tuần trong khi Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 1.43% trước phiên giao dịch châu Âu.
ASX 200 của Úc tăng 0.75% khi bang lớn nhất New South Wales (NSW) thông báo yêu cầu đeo khẩu trang và khuyến khích các cuộc tụ họp xã hội. Theo sau động thái này, cùng với các con số giao dịch khả quan trong nước, New Zealand NZX 50 cũng tăng 0.60%.
Trong một diễn biến khác, việc Trung Quốc không có khả năng thực hiện thỏa thuận thương mại Trung-Mỹ và các cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương cùng với các vụ thử tên lửa của Triều Tiên góp phần vào tâm lý lo ngại rủi ro. Do đó, cổ phiếu ở Trung Quốc và Hồng Kông hầu hết đều đỏ.
KOSPI của Hàn Quốc cũng có những chuyển biến giống với những quốc gia còn lại ở Châu Á - Thái Bình Dương ngay cả khi Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) Lee Ju-yeol nhận thấy sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ hơn trong năm nay đồng thời nói thêm rằng họ không vội tăng lãi suất.
S&P 500 Futures dao động quanh mức 3,900 trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm xuống dưới 1.60%, xuống 4.4 (bps)
Một đòn khác giáng vào các chiến dịch vắc-xin Covid-10 trên toàn thế giới khi Hồng Kông và Ma Cao đã tạm thời đình chỉ vắc xin do BioNTech SE sản xuất do lỗi bao bì
BioNTech và Fosun Pharma đã bắt đầu một cuộc điều tra về các lỗi đóng gói lọ thuốc từ Shanghai Fosun Pharmaceutical Group Co.
Điều này xảy ra trong bối cảnh châu Âu gặp khó khăn về nguồn cung cấp vắc xin khi lo ngại về tác dụng phụ của mũi tiêm AstraZeneca ngày càng gia tăng.Mặc dù Đại học Oxford đã công bố một thông cáo hôm thứ Hai, trích dẫn “Nghiên cứu giai đoạn 3 về vắc-xin coronavirus Oxford-AstraZeneca do AstraZeneca Plc tiến hành ở Hoa Kỳ, Chile và Peru đã cho thấy vắc-xin an toàn và hiệu quả cao”.
Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm (NIAID) đã tuyên bố khá mâu thuẫn vào hôm thứ Ba, lưu ý rằng nhà sản xuất thuốc Anh-Thụy Điển có thể đã đưa 'thông tin lỗi thời' vào kết quả thử nghiệm lâm sàng của Hoa Kỳ.
Phản ứng thị trường
Tâm trạng thị trường đang trùng xuống trong bối cảnh sự trỗi dậy của vi-rút trên toàn cầu và những lo ngại về việc triển khai vắc xin ngày càng tăng.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) Lee Ju-yeol cho biết hôm thứ Tư rằng ngân hàng trung ương Hàn Quốc nhận thấy sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ hơn trong năm nay, đồng thời nói thêm rằng họ không vội tăng lãi suất.
Trích dẫn chính
"Xu hướng tăng trưởng có thể sẽ mạnh hơn so với dự báo trước đây."
“Nhưng vì hoạt động kinh tế thực sự vẫn chưa trở lại mức tiềm năng và nền kinh tế chưa hoàn toàn đứng vững sau cú sốc đại dịch vì vậy đánh giá của chúng tôi không vội điều chỉnh lập trường chính sách. ”
Phản ứng thị trường
Giữa các thông điệp trái chiều từ giám đốc ngân hàng trung ương, USD/KRW vẫn bất chấp giữ mức cao nhất hàng tuần là 1,135.35 sau khi có mức tăng nhẹ trong ngày
Fitch Ratings có trụ sở tại Hoa Kỳ đã đưa ra với đánh giá mới nhất về lĩnh vực ngân hàng của Úc và New Zealand, với những điểm nổi bật chính như sau:
“Sự cải thiện về triển vọng kinh tế đã giảm thiểu những trở ngại ảnh hưởng đến môi trường hoạt động ngân hàng Úc và New Zealand.”
“Cải thiện điều kiện kinh tế sẽ hỗ trợ thu nhập thông qua phí tổn thất thấp hơn đáng kể.”
“Hãy tin rằng các ngân hàng Úc và NZ sẽ dần dần giải phóng các khoản trích lập dự phòng vào năm 2020 nếu hai nền kinh tế hoạt động đúng với kỳ vọng vào năm 2021.”
Pfizer đề xuất thử nghiệm trên người về một loại thuốc viên mới có thể được sử dụng khi có dấu hiệu bệnh đầu tiên.
Thuốc ngăn không cho virus nhân lên. Hàng triệu liều nữa của J&J dự kiến sẽ được tung ra sau khi nhà sản xuất hợp đồng Catalent nhận được sự chấp thuận của các cơ quan quản lý Hoa Kỳ.
Tedros Adhanom Ghebreyesus của WHO gọi sự gia tăng số ca tử vong và ca bệnh gần đây là "xu hướng thực sự đáng lo ngại".
Một số quốc gia châu Âu thắt chặt các hạn chế. Trong khi đó, xuất khẩu vaccine của EU sang ít nhất 90 quốc gia có nguy cơ đối mặt với sự gián đoạn nghiêm trọng.
Bộ trưởng Kinh tế Đài Loan Wang Mei-hua cho biết:
New Zealand Cán cân thương mại tháng 2 đạt 181 triệu NZD ( theo đúng như dự kiến)
Cán cân thương mại tháng 2 tăng cao so với dự kiến
Bộ trưởng Tài chính Úc Kennedy đưa ra lời khai trước quốc hội:
Việc tiêm chủng sử dụng sản phẩm của công ty đã bị tạm dừng ở Ma Cao do lỗi đóng gói lọ.
Lo ngại về làn sóng COVID-19 mới cũng như lệnh phong tỏa mới được áp dụng tại châu Âu đã khiến triển vọng của nền kinh tế bị đặt dấu hỏi. Tâm lý rủi ro trên thị trường đã bị ảnh hưởng nặng nề, sự không chắc chắn về nền kinh tế đã khiến các chỉ số chứng khoán đồng loạt giảm điểm: Dow Jones giảm 0.94%, S&P 500 giảm 0.76% và Nasdaq giảm 1.12%.
Sự phân hóa cũng vô cùng rõ ràng trên thị trường tiền tệ. Hai đồng tiền trú ẩn là USD và JPY tăng so với mặt bằng chung của các đồng tiền G-10, DXY đã chạm mốc cao nhất trong 2 tuần tại 92.34. Lệnh phong tỏa tại châu Âu đã khiến EUR/USD bị bán tháo mạnh mẽ, giảm 0.70% xuống 1.185. Tương tự, Bảng Anh cũng giảm 0.80% xuống mức thấp nhất trong 1 tháng tại 1.3752. NZD có một phiên bị bán tháo kinh hoàng, khi giảm hơn 2% và phá vỡ mốc 0.70, khi chính phủ New Zealand ban hành các quyết định kiểm soát giá nhà, tránh tình trạng bong bóng nhà ở. Điều này cũng khiến AUD bị kéo theo đà giảm khi giảm hơn 1.5% xuống 0.7624.
Giá dầu thô WTI giảm mạnh xuống $57.76/thùng khi tâm lý risk-off bao trùm. Vàng giảm xuống $1,727/oz. Lợi suất trái phiếu Mỹ 10 năm giảm xuống 1.63%.
Trong phiên điều trần ngày hôm qua, chủ tịch Fed Jerome Powell tiếp tục hạ thấp rủi ro lạm phát. Trong khi nhu cầu đang hồi phục, sự tắc nghẽn của chuỗi cung ứng sẽ khiến mặt bằng chung của giá tăng lên, nhưng rủi ro lạm phát vượt mức mong muốn sẽ rất thấp. "Quan điểm tốt nhất của chúng tôi là không tác động quá mạnh lên lạm phát và không sử dụng những biện pháp dai dẳng." Bộ trưởng Tài chính Yellen cho biết "nỗi đau sâu sắc" vẫn tồn tại trong nền kinh tế.
Giá dầu giảm mạnh khi sự lo ngại về làn sóng COVID-19 cũng như lệnh phong tỏa được áp dụng tại Đức có thể khiến nền kinh tế khó khăn hơn trong việc phục hồi. Dầu Brent kỳ hạn tháng 5 đã giảm xuống dưới mức $62/thùng, và đây là lần đầu tiên kể từ tháng 1 chúng ta được chứng kiến Contago (giá kỳ hạn giao gần thấp hơn kỳ hạn giao xa). Trong khi đó, giá dầu thô WTI cũng giảm hơn 4% xuống $58.82/thùng.
Tỷ giá EUR/USD đã giảm xuống mức thấp nhất trong 2 tuần tại 1.1862, nếu vùng giá hỗ trợ này bị xuyên thủng hoàn toàn, tỷ giá có thể hướng tới mức hỗ trợ thấp hơn tại 1.185, là đường MA 200 ngày. Cuộc điều trần của Powell sẽ là điều đáng chú ý.
Mặc dù Euro giảm so với USD, nhưng đồng tiền chung châu Âu vẫn đi ngang so với Yên, và tăng so với Franc Thụy Sĩ.
Chứng khoán Mỹ đã hồi phục trở lại sau đà giảm từ đầu phiên. Hiện tại Dow Jones đi ngang, S&P 500 tăng 0.20%, Nasdaq tăng 0.19%.
Chủ tịch Fed tại Atlanta, ông Bostic phát biểu tại cuộc họp trực tuyến:
Doanh số bán nhà ở Mỹ trong tháng 2 chỉ đạt 775 nghìn căn, giảm 18.2% so với tháng trước, thấp hơn dự kiến 870 nghìn căn.
Trên thị trường, Dollar vẫn tiếp tục đà tăng, chỉ số DXY chạm mức cao nhất phiên tại 92.25.
Thị trường chứng khoán Mỹ chịu áp lực song song với các thị trường tại châu Âu và châu Á, khi những rủi ro địa chính trị được châm ngòi, cũng như lo ngại về làn sóng đại dịch COVID-19 quay trở lại. Trước tình hình số ca nhiễm gia tăng tại châu Âu, nhiều quốc gia đã áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại. Dow Jones giảm 0.22%, S&P 500 giảm 0.11%, Nasdaq đi ngang. Ngoài ra, thị trường cũng đang thận trọng chờ đợi cuộc điều trần của Powell và Yellen.
Tâm lý risk-off được thể hiện rõ trên thị trường tiền tệ. Hai đồng tiền trú ẩn là JPY và USD đang dẫn đầu đà tăng của nhóm G-7, trong khi các đồng tiền khác giảm. GBP/USD giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 1 tháng tại 1.3751, còn EUR/USD giảm 0.48% xuống 1.1876 khi các biện pháp phong tỏa tại châu Âu được tái áp dụng. NZD/USD đã giảm gần 2% xuống 0.702, mức thấp nhất 3 tháng, khi các nhà lãnh đạo New Zealand đã sử dụng các biện pháp để khống chế thị trường nhà ở.
Lợi suất trái phiếu Mỹ 10 năm giảm phiên thứ 2 liên tiếp xuống 1.65%. Vàng giảm nhẹ xuống $1,733/oz trong khi dầu thô WTI đã phá vỡ mốc $59/thùng.
Theo Washington Post, Mỹ sẽ thảo luận về dự luật tăng thuế trong thời gian tới. Cụ thế:
Trong một cuộc phỏng vấn với CNBC hôm thứ Ba, Chủ tịch Fed Dallas Robert Kaplan cho biết kịch bản số 1 của ông là sự tăng giá tạm thời trong năm nay, sau đó là sự giảm giá vào năm 2022, kỳ vọng Fed sẽ bắt đầu nâng lãi suất từ 2022.
Trong một cuộc phỏng vấn được công bố trên trang web của ECB, nhà kinh tế trưởng Philip Lane nói rằng việc mua tài sản hàng tuần tăng phản ánh cam kết của ECB về việc tăng đáng kể tốc độ mua.
Ngân hàng Barclays bình luận rằng đồng Bạc Xanh là đồng tiền trú ẩn có phong độ tốt nhất trên thị trường.
Trong khi đó đồng Euro khá yếu "chủ yếu do sự phục hồi kinh tế chậm chạp của EU, điều này sẽ tạo ra khoảng cách tăng trưởng không chỉ giữa khu vực đồng Euro và Mỹ, mà còn giữa khu vực đồng Euro với Anh." Họ dự báo tỷ giá EUR/USD sẽ về mốc 1.14 vào cuối năm.
Tỷ giá EUR/GBP đã một lần nữa giữ được mức hỗ trợ quan trọng ở 0.8549/20 tại truy hồi Fibonacci và với sự phân kỳ của chỉ báo RSI, một vùng cơ sở ngắn hạn hiện đang được hình thành. Một sự bứt phá lên trên ngưỡng kháng cự 0.8641 sẽ xác nhận đà tăng, chuyên gia phân tích tại Credit Suisse báo cáo.
Đồng Euro đang tiếp tục dao động tích lũy ở các mức giá thấp hơn trong ngắn hạn. Sau khi chạm đáy trong ngày tại 1.1836 vào ngày 9/3, tỷ giá EUR/USD đã biến động trong biên độ hẹp ngay dưới mốc 1.2000. Tâm lý thị trường đối với đồng Euro ngày càng trở nên "bearish" và cặp tiền phổ biến nhất thế giới được dự báo sẽ tiếp tục giảm nếu phá qua đường MA 200 ngày ở 1.1860, các chuyên gia kinh tế tại MUFG Bank bình luận.
Việc triển khai vắc-xin đã gặp phải nhiều trở ngại, trong đó mới nhất là việc mất niềm tin vào vắc-xin AstraZeneca, đè nặng lên việc triển khai vốn đã chậm chạp và bị trì hoãn ở nhiều quốc gia trong khu vực.
Điều này càng làm trầm trọng hơn câu chuyện phân kỳ về vắc xin/phục hồi giữa châu Âu và các nước như Anh và Mỹ khi chúng ta hướng tới nửa cuối năm 2021.
Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Pháp Clement Beaune cho biết hôm thứ Ba Pháp sẽ không dung thứ cho “những lời đe dọa” từ Trung Quốc.
Beaune, phụ tá chủ chốt của Tổng thống Emmanuel Macron, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với đài France Info: “Pháp và châu Âu sẽ không chùn bước trước Trung Quốc”.
Cơ quan hàng đầu Hoa Kỳ về các bệnh truyền nhiễm cho biết AstraZeneca Plc có thể đã công bố thông tin lỗi thời về việc thử nghiệm vắc-xin Covid-19, đưa ra một cái nhìn “chưa đầy đủ” về hiệu quả của mũi tiêm.
Ban Giám sát An toàn và Dữ liệu, chịu trách nhiệm đảm bảo tính an toàn và chính xác của thử nghiệm vắc xin của AstraZeneca, đã bày tỏ lo ngại với Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm rằng thông tin công bố về kết quả thử nghiệm bao gồm thông tin lỗi thời.
Những lo lắng về con đường tăng trưởng và chính sách tiền tệ của Trung Quốc gần đây đã cản trở thị trường chứng khoán, nhưng những lo ngại của nhà đầu tư có thể bị thổi phồng quá mức, theo Lisa Shalett, Giám đốc đầu tư, Wealth Management tại Morgan Stanley, người tin rằng đợt bán tháo cổ phần gần đây có thể là cơ hội để tăng thêm phân bổ trong danh mục đầu tư một cách có chọn lọc vào Trung Quốc.
Trước đây chương trình mua ETF được chia theo tỷ lệ: 25% từ 1 trong 3 chỉ số TOPIX, Nikkei 225 hoặc Nikkei 400 và 75% cho TOPIX.
Tỷ lệ thất nghiệp giảm một chút trong khi điều kiện việc làm phản ánh một sự sụt giảm nữa vào đầu năm mới - lần giảm thứ chín liên tiếp trong ba tháng tính đến tháng 1.
Có rất nhiều điều đáng lưu ý đối với báo cáo ở đây nhưng lớn nhất vẫn là kế hoạch hỗ trợ tiền lương đang che đậy các điều kiện cơ bản của thị trường lao động, khiến cho việc đưa ra kết luận từ các tín hiệu không rõ ràng trong các số liệu trở nên khó khăn.
Chương trình chi tiêu của Biden có thể gặp phải sự phản đối trong bối cảnh nền kinh tế cho thấy sự lạc quan. Jerome Powell được được cho là sẽ cho biết nền kinh tế đang tăng tốc và đánh bại kỳ vọng trong bài phát biểu ngày hôm nay. "Sự phục hồi đã tiến triển nhanh hơn dự kiến chung và có vẻ đang được củng cố", Chủ tịch Fed cho biết trong bản chuẩn bị điều trần trước Quốc hội. Tuy nhiên, "sự phục hồi còn lâu mới hoàn thành" và cần sự hỗ trợ của chính sách.
Nhà kinh tế trưởng Phillip Lane của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết châu Âu đang phải đối mặt với một quý khó khăn trong bối cảnh các ca nhiễm vi-rút gia tăng và chính phủ thực hiện các lệnh đóng cửa.
Các nhận xét khác
“ECB sẽ làm hết sức mình để giữ cho chi phí đi vay ở mức cực thấp.”
"Đây sẽ là một quý dài."
"Đó là một cuộc cạnh tranh giữa quá trình tiêm chủng và tiến bộ y tế khác so với thách thức ngắn hạn trong việc cố gắng kiểm soát loại vi-rút này."
"Đây là một vấn đề quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách châu Âu. Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để điều chỉnh phản ứng tài khóa của châu Âu, và đảm bảo rằng nó đủ sức để vượt qua đại dịch này."
CEO hội thợ đào BTC.TOP Jiang Zhuoer dự báo thị trường Bitcoin sẽ chỉ có dấu hiệu hạ nhiệt sau khoảng 6-15 tháng nữa.
Ông Jiang Zhuoer cho biết nhận định này có được từ việc áp dụng phân tích mô hình dữ liệu vào tình hình thị trường hiện tại, và kết quả trả về cho thấy “sớm nhất là tháng 09/2021 và muộn nhất là tháng 06/2022” thì thị trường sẽ đảo chiều.
Bên cạnh đó, tâm lý đang được chia sẻ rộng rãi tại thị trường tiền mã hóa Trung Quốc cũng đang là thị trường giá tăng sẽ kết thúc vào mùa thu năm nay. Nguyên nhân xuất phát từ quan điểm nền kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ khi vaccine COVID-19 được phân bổ rộng rãi và viễn cảnh Mỹ chuẩn bị thay đổi chính sách tiền tệ.
Một lý do khác cho thấy đợt tăng trưởng hiện tại của Bitcoin đang mất dần động lực là việc lực mua của các tổ chức đầu tư lớn đang yếu dần đi. Sau các khoản đầu tư tỷ đô của các công ty lớn như Tesla, MicroStragegy trong tháng 1 và tháng 2, tháng 03/2021 chỉ ghi nhận một cái tên lớn khác là công ty Meitu của Trung Quốc đầu tư vào BTC và ETH.