Thặng dư thương mại tháng 7 tại Úc vượt dự báo
Cán cân thương mại tháng 7 của Úc: thặng dư 6.009 tỷ AUD (dự báo: 5.15 AUD)
- Được hỗ trợ bởi sự gia tăng xuất khẩu hàng hóa nông thôn
- Giảm lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng
- Nhập khẩu dầu giảm
Cán cân thương mại tháng 7 của Úc: thặng dư 6.009 tỷ AUD (dự báo: 5.15 AUD)
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki cho biết:
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hayashi cho biết:
USD/JPY đột ngột giảm hơn 300 pip xuống 157.44 trong vài phút sau khi dữ liệu cho thấy CPI lõi của Mỹ tăng chậm nhất trong gần ba năm, dấy lên nghi ngờ Nhật Bản đã can thiệp tiền tệ.
Cặp tiền hồi lên 159.25 trước khi lại giảm mạnh xuống 158.25 do sự can thiệp tiền tệ bằng ngôn từ của Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản Kanda:
USDJPY tăng trở lại 159.25 ở thời điểm hiện tại.
Chủ tịch Fed St. Louis Musalem cho biết:
Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly cho biết:
Chủ tịch Fed Chicago Goolsbee cho biết:
Chứng khoán Mỹ biến động trái chiều khi CPI Mỹ bất ngờ giảm trong tháng 6. Chỉ số CPI lõi của Mỹ đã giảm 0.1% so với cùng kỳ tháng trước, chạm đáy kể từ tháng 8/2021, theo số liệu của Cục Thống kê Lao động. Chỉ số này tăng 3.3% so với cùng kỳ năm trước, cũng là tốc độ tăng chậm nhất trong hơn ba năm. S&P500 giảm 0.88% và Nasdaq Composite giảm 1.95%. Cả hai chỉ số đều đứt chuỗi tăng điểm kéo dài bảy ngày và đã trải qua ngày tồi tệ nhất kể từ ngày 30 tháng 4. Các nhà đầu tư chốt lời các cổ phiếu Big Tech, khiến cổ phiếu Nvidia giảm 5.6% và Meta giảm 4.1%. Dow Jones tăng 0.08%. Trên cơ sở hàng tuần/ Dow Jones tăng gần 1%, S&P 500 tăng 0.3% tính đến thời điểm đóng cửa ngày thứ Năm, trong khi Nasdaq giảm gần 0.4%.
Trên thị trường FX, USD giảm mạnh khi lạm phát Mỹ hạ nhiệt trong tháng 6. DXY giảm 0.46% xuống 104.51. JPY mạnh nhất, CAD yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. Nhật Bản có thể đã áp dụng một chiến lược can thiệp mới cùng với một quan chức tiền tệ hàng đầu mới được bổ nhiệm vào cuối tháng 6. Chính quyền Nhật Bản đã cố gắng tận dụng làn sóng bán tháo USD sau CPI để hỗ trợ JPY. USDJPY đã giảm hơn 300 pip sau công bố dữ liệu CPI. EUR/USD tăng lên 1.0900 từ 1.0850 trước công bố dữ liệu. GBPUSD tăng 80 pip lên mức 1.2950 sau tin trước khi giảm xuống 1.2912 khi đóng cửa.
Vàng tăng $43 lên $2,441. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt giảm. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 7.6 bps xuống 4.20%. Giá dầu tăng khi lạm phát giảm, củng cố kỳ vọng thị trường về việc cắt giảm lãi suất của Fed vào cuối năm nay. Dầu thô WTI tăng 91 cents lên $83.02/ thùng.
CPI của Mỹ tăng chậm hơn dự báo trong tháng 6, cho thấy lạm phát tại Mỹ đã hạ nhiệt, củng cố niềm tin của Fed để bắt đầu cắt giảm lãi suất.
Lợi suất trái phiếu kho bạc giảm mạnh ở mọi kỳ hạn. Thị trường hợp đồng swaps đang định giá gần như chắn Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Cổ phiếu giảm sau đợt tăng dài nhất của S&P 500 trong năm nay làm dấy lên lo ngại về tình trạng quá mua.
Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đang biến động như sau:
Lợi suất TPCP Mỹ đang giảm:
Chỉ số DXY giảm mạnh xuống 104.340 do kỳ vọng Fed hạ lãi suất đang tăng.
USD/JPY giảm gần 2% xuống quanh mức 158.500, làm dấy lên nghi ngờ về việc Nhật Bản can thiệp vào thị trường ngoại hối.
Giá vàng được hỗ trợ mạnh mẽ, hiện đang tăng 2% lên 2,417 USD/ounce.
Bitcoin đang giao dịch dưới mức 57,800 USD.
Russell 2000 tăng vọt 2.5% trong ngày, hiệu suất tốt nhất trong năm. Nasdaq hiện giảm gần 1%.
Điều đó cho thấy các biện pháp phòng ngừa rủi ro đang được tháo gỡ.
Một phần là do lạm phát thấp hơn sẽ dẫn đến việc cắt giảm lãi suất, lợi suất giảm 9-13 bps ở tất cả các kỳ hạn.
Ngành công nghệ đã trải qua một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là nhờ vào sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo. Cổ phiếu của các công ty công nghệ lớn đã tăng mạnh và trở thành những nơi trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là trong bối cảnh lãi suất cao. Tuy nhiên, có những lo ngại rằng thị trường có thể đã đạt đỉnh của sự tăng trưởng này. Các nhà đầu tư có thể có xu hướng chốt lời.
Báo cáo trích dẫn nguồn tin từ Asahi TV
Atsushi Mimura thay thế Masato Kanda vào cuối tháng 6 với tư cách là nhà ngoại giao tiền tệ hàng đầu của Nhật Bản và thị trường đã háo hức chờ đợi một chiến lược mới. Kanda đã can thiệp bằng ngôn từ rất nhiều. Sau đó, khi USD/JPY vẫn tiếp tục tăng, ông đã phải trực tiếp chi 60 tỷ USD để can thiệp khiến cặp USD/JPY giảm 800 pip. Tuy nhiên, sau đó tỷ giá này lại tăng trở lại.
Chiến lược của mới Miura dường như là chờ đợi sự trợ giúp từ các thông tin, lần này là từ dữ liệu của Mỹ.
Sai sót ở đây có thể là họ đã để lộ thông tin, những người mua "bắt đáy" có thể sẽ tham gia thị trường và khiến việc can thiệp trở nên không hiệu quả.
Tuy vậy, việc long USD/JPY trở nên nguy hiểm hơn khi có các báo cáo dữ liệu quan trọng từ Mỹ. Vì vậy, các nhà đầu cơ dài hạn có thể quyết định từ bỏ cặp tiền này, giúp Bộ Tài chính Nhật Bản (MoF) đạt được mục tiêu của mình là làm giảm giá trị của USD/JPY mà không cần phải can thiệp nhiều vào thị trường.
Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đang mở cửa với ít thay đổi. Dữ liệu CPI của Mỹ yếu hơn dự kiến, có thể có phản ứng "bán sự thật". Hãy cảnh giác.
Sau ít phút mở cửa, những chỉ số chính đang biến động như sau:
Lợi suất trái phiếu Mỹ đã giảm mạnh sau dữ liệu CPI:
Trong thị trường ngoại hối JPY đã tăng mạnh sau CPI của Mỹ. USD hiện là đồng tiền yếu nhất trong các đồng tiền lớn. USDJPY là tỷ giá có biến động lớn nhất với phạm vi giao dịch hiện tại là 433 pip.
Thị trường đã phản ứng tích cực với báo cáo CPI, nhưng sau đó, các nhà đầu tư đã quyết định bán ra, khiến giá hợp đồng tương lai giảm trở lại.
USD/JPY đang lao dốc sau khi số liệu CPI của Mỹ yếu hơn dự báo.
USD nói chung yếu hơn trong phạm vi 50-100 pip đối với hầu hết các đồng tiền khác, tuy nhiên chỉ có USD/JPY giảm gần 300 pip. Điều đó cho thấy một áp lực bán lớn và có thể là sự can thiệp.
Nếu Nhật Bản đã can thiệp tại thời điểm này, chiến lược của người lãnh đạo mới có thể đang được áp dụng và được hỗ trợ bởi số liệu CPI thuận lợi.
Dữ liệu vẫn nhất quán với thị trường việc làm vững chắc.
Trong hai phiên điều trần vừa qua, chủ tịch Powell đã bình luận một vài lần rằng thị trường lao động đã hạ nhiệt đáng kể, nhưng vẫn mạnh. Tuy nhiên, ông cho rằng việc làm không phải là yếu tố lớn tác động đến áp lực lạm phát.
Sau khi dữ liệu CPI Mỹ được công bố cho thấy lạm phát đã hạ nhiệt mạnh mẽ, vàng tăng vọt, hiện đang có giá khoảng 2,402 USD/ounce.
CPI tháng 6 của Mỹ tăng 3.0% y/y, chậm hơn so với dự kiến +3.1% y/y
Trước báo cáo, thị trường định giá Fed sẽ cắt giảm lãi suất 49 bps trong năm nay và 70% khả năng đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên xảy ra vào tháng 9.
Tin tức chính:
Thị trường:
Một phiên giao dịch khá trầm lắng khi thị trường chờ đợi báo cáo CPI của Hoa Kỳ hôm nay. Chỉ số DXY giảm nhẹ nhưng những suy đoán đều bị bỏ ngỏ cho đến khi số liệu lạm phát được công bố. EUR/USD và GBP/USD tăng lần lượt 23 và 28 pip, USD/JPY giảm nhẹ xuống 161.55
HĐTL chứng khoán Hoa Kỳ vẫn ảm đạm trong khi lợi suất trái phiếu cũng không có nhiều biến động.
Hy vọng rằng, dữ liệu CPI sắp tới sẽ khai màn cho những biến động mạnh mẽ hơn của thị trường.
Dự báo của chúng tôi là CPI lõi tháng 6 của Hoa Kỳ sẽ tăng 0.2% so với tháng trước. Tuy nhiên, thị trường có thể phản ứng với các dữ liệu trước khi làm tròn, và ước tính của các nhà kinh tế cho thấy kỳ vọng đang nghiêng về con số lạm phát lớn hơn, chuyên gia chiến lược FX của ING, Francesco Pesole, lưu ý:
Phân bổ ước tính CPI lõi của các nhà kinh tế có đuôi bên phải dày hơn, có nghĩa là kỳ vọng đang gần với mức 0.24% hơn là 0.15% (cả hai số liệu này sẽ được làm tròn lên 0.2%). So với cùng kỳ, CPI lõi phần lớn được dự báo ở mức 3.4%.
Chúng tôi thiên về khả năng chỉ số DXY sẽ suy yếu hơn trong ngày hôm nay do xu hướng gần đây của thị trường ngay cả khi vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục cho việc cắt giảm vào tháng 9.
Chúng tôi vẫn tin rằng chỉ số DXY với tỷ trọng lớn của đồng Euro có thể không cho thấy mức độ suy yếu toàn diện của USD mà chủ yếu sẽ có lợi cho các đồng tiề có beta cao. Chỉ số DXY có thể giảm về mức 104.50 trong ngắn hạn
Michael Brown, Chuyên viên nghiên cứu cấp cao tại Pepperstone, đã chia sẻ trên X một phát hiện thú vị vào hôm nay. "Mức biến động hàm ý qua đêm của EUR là 8.8% sau CPI, tương ứng với mức biến động +/-40 pip trong khoảng thời gian này. Đó là mức biến động hàm ý thấp nhất kể từ năm 2021".
Điều này là một bằng chứng khác cho thấy tầm quan trọng của dữ liệu lạm phát đang bắt đầu giảm dần và thị trường đang chú ý hơn tới dữ liệu tăng trưởng và thị trường lao động. Có hai lý do chính cho xu hướng này:
Trọng tâm của các NHTW
Fed đã đề cập vô số lần rằng họ đang rất tập trung vào thị trường lao động và nếu thị trường này xấu đi một cách bất ngờ sẽ dẫn tới một đợt cắt giảm lãi suất tiềm năng. Trên thực tế, con đường duy nhất cho lãi suất tới thời điểm hiện tại là đi xuống. Nếu lạm phát vẫn ở mức cao, Fed sẽ chỉ giữ lãi suất ổn định, nhưng nếu lạm phát tiếp tục suy yếu, Fed sẽ cắt giảm.
Chu kỳ kinh doanh
Lý do thứ hai gắn liền với chu kỳ kinh doanh. Trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ, chúng ta có thể thấy thị trường tập trung vào những thứ khác nhau. Ví dụ, khi thoát khỏi suy thoái, không ai quan tâm đến lạm phát do nền kinh tế đang phục hồi và có rất nhiều nguồn lực chưa được sử dụng trong nền kinh tế.
Mặt khác, khi chúng ta đã bước vào giai đoạn bùng nổ kinh tế, lạm phát bắt đầu trở thành trọng tâm chính khi thị trường kỳ vọng NHTW sẽ thắt chặt chính sách để kiềm chế nền kinh tế và đưa nó trở lại trạng thái cân bằng. Nếu NHTW giữ nguyên điều kiện thắt chặt quá lâu hoặc thắt chặt quá mức, thì nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái.
Hiện tại, chúng ta đang trong giai đoạn "chậm lại nhưng vẫn tăng trưởng" và Fed sẽ cần phải tính toán một cách chính xác để đạt được cú hạ cánh mềm. Nếu Fed không thể làm được điều đó, một cú hạ cánh thảm khốc là điều sẽ xảy ra đối với nền kinh tế
Nhiều khả năng, dữ liệu CPI tới đây sẽ không gây ra phản ứng tiêu cực cho thị trường chứng khoán khi mà CPI được dự báo sẽ hạ nhiệt, mặc dù dữ liệu lạm phát cơ bản không đổi trong tháng Sáu.
Nếu mọi việc diễn ra theo kịch bản đó (và thậm chí có phần giống với tháng trước), các nhà đầu tư sẽ tiếp tục cho rằng quá trình suy yếu của lạm phát vẫn đang diễn ra với những tiến triển vẫn còn khiêm tốn Trong trường hợp ngược lại, thị trường ban đầu có thể phản ứng tiêu cực nhưng sau đó sẽ gạt điều này sang một bên, coi nó như một trở ngại nhỏ. Đó dường như là câu chuyện mà các NHTW đang cố gắng truyền tải thời gian gần đây.
Chứng khoán Mỹ chỉ phải đối mặt với đà giảm tương đối trong trường hợp dữ liệu thực tế cao hơn nhiều so với dự báo và các yếu tố cấu thành lạm phát cũng cho thấy sự thụt lùi so với báo cáo của tháng trước. Đây là một khả năng khá khó xảy ra.
Mặt khác, cho dù kết quả như thế nào, cổ phiếu cũng có thể sẽ biến đổi tâm lý thị trường theo bất kỳ cách nào mà nó muốn. Chỉ số S&P 500 hiện đã tăng hơn 3% trong tháng Bảy này. Và chắc chắn sẽ có một số động lực tăng giá đối với trước khi kết thúc tháng. Tuy nhiên, tất cả lại phụ thuộc vào sự dẫn dắt của cổ phiếu công nghệ.
Dữ liệu CPI Mỹ sẽ được công bố vào lúc 19h30 tối nay. Thị trường đang chuẩn bị cho những biến động sắp tới vì bất kỳ bất ngờ nào từ báo cáo lạm phát của Hoa Kỳ có thể tác động đáng kể đến kỳ vọng thị trường về cắt giảm lãi suất của Fed vào tháng 9.
Mong đợi điều gì trong báo cáo dữ liệu CPI tối nay?
Chỉ số CPI được dự báo tăng 3.1% so với cùng kỳ, giảm so với mức tăng 3.3% được báo cáo trong tháng 5. CPI lõi, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng được dự báo ở mức 3.4%. So với tháng trước, CPI của Hoa Kỳ được dự báo tăng 0.1% trong khi CPI lõi tăng 0.2%.
Chủ tịch Fed Jerome Powell đã đưa ra Báo cáo Chính sách Tiền tệ Bán niên và điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ vào đầu tuần. Trong bài phát biểu, Powell nhắc lại rằng cắt giảm lãi suất sẽ không thích hợp cho đến khi họ có được niềm tin mạnh mẽ hơn vào việc lạm phát đang hướng tới mức 2% một cách bền vững. Khi được hỏi về những diễn biến mới nhất trên thị trường việc làm, ông lưu ý rằng "dữ liệu thị trường lao động gần đây nhất đã phát đi tín hiệu rõ ràng rằng thị trường lao động đã hạ nhiệt một cách đáng kể". Cuối cùng, những nhận xét của ông đã không thể thay đổi kỳ vọng của thị trường. Theo CME FedWatch Tool, xác suất Fed giữ nguyên lãi suất chính sách vào tháng 9 là khoảng 26%, hầu như không thay đổi so với thời điểm trước sự kiện này.
Phân tích dữ liệu lạm phát tháng 6, TDS cho biết: "Chúng tôi hy vọng báo cáo CPI tháng 6 sẽ cho thấy lạm phát cơ bản vẫn được kiểm soát khá tốt sau mức tăng 0.16% trong tháng 5".
RBNZ tiếp tục giữ nguyên lãi suất điều hành ở mức 5.50% trong tháng 7, đánh dấu lần thứ tám liên tiếp giữ nguyên lãi suất, theo chuyên gia kinh tế Lee Sue Ann của UOB Group:
Diễn biến trên thị trường ngoại hối vẫn trầm lắng trong nửa cuối tuần sau khi kết thúc phiên điều trần kéo dài 2 ngày của Chủ tịch Fed Jerome Powell trước Quốc hội. USD giảm trên diện rộng, ngoại trừ với CAD.
Dữ liệu do Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh công bố cho thấy tăng trưởng GDP tháng 5 tăng 0.4% so với tháng trước, cao hơn dự báo của thị trường là 0.2%. Sau khi đóng cửa trong sắc xanh vào thứ Tư, GBP/USD tiếp tục tăng cao hơn và hiện đang giao dịch gần mức cao nhất kể từ đầu tháng 3 đến nay, trên 1.2850.
EUR/USD hưởng lợi từ áp lực bán USD nhẹ trong ngày. Cặp tiền hiện đang giao dịch trên 1.0850 và tăng 0.20%.
USD/JPY tiếp tục tích lũy trên 161.50 sau khi đóng cửa tăng 3 phiên liên tiếp vào đầu tuần. Dữ liệu từ Nhật Bản cho thấy Số lượng đơn đặt hàng máy móc giảm 3.2% so với tháng trước vào tháng 5.
Trên thị trường hàng hóa, vàng thu hẹp phân nửa đà tăng trong phiên Mỹ thứ Tư, sau khi chạm đỉnh ngày ở khoảng 2,390 USD. XAU/USD hiện đang chật vật phục hồi với mức tăng nhẹ trong ngày ở khoảng 0.50% lên gần 2.385 USD trong phiên Âu. Dầu thô tiếp tục tăng nhẹ lên $82.30/thùng khi lượng dự trữ dầu thô và xăng sụt giảm sau, trong bối cảnh các nhà máy lọc dầu của Hoa Kỳ tăng cường hoạt động cho thấy nhu cầu mạnh hơn. BTC tăng 0.90% lên 58,250 USD.
IEA hạ triển vọng tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ năm 2025 xuống còn 980,000 thùng/ngày, giảm khoảng 50,000 thùng/ngày.
Theo IEA, dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu cho năm nay sẽ giữ ổn định ở mức 970,000 thùng mỗi ngày. Đồng thời, tổ chức này cũng lưu ý rằng sự hồi phục đối với tiêu dùng sau đại dịch của Trung Quốc đã đạt đỉnh. Trong khi Trung Quốc đã chiếm khoảng 70% mức tăng nhu cầu toàn cầu vào năm ngoái, thì con số này chỉ chiếm khoảng 40% cho năm nay và năm sau.
Ngoài ra, IEA cho rằng tăng trưởng kinh tế yếu kém, hiệu suất cao hơn và sự chuyển đổi sang xe điện sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến nhu cầu vào năm 2024 và 2025.
Cổ phiếu châu Âu mở cửa tăng điểm vào đầu phiên thứ Năm khi thị trường toàn cầu hướng đến báo cáo lạm phát tiếp theo của Hoa Kỳ - dự kiến có thể củng cố kỳ vọng Fed hạ lãi suất trong những tháng tới. Các bản phát hành kinh tế gần đây cho thấy lạm phát và tăng trưởng kinh tế đều đang hạ nhiệt, bao gồm báo cáo tuần cho thấy tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 6 đã tăng lên 4.1%.
Quay trở lại châu Âu, dữ liệu cho thấy nền kinh tế Anh tăng trưởng 0.4% vào tháng 5 và vượt lên trên mức dự báo của các nhà kinh tế là 0.2%.
Theo khảo sát mới nhất của VDMA, hơn một nửa số doanh nghiệp dự kiến doanh thu sẽ thực sự tăng trưởng vào năm sau. Tuy nhiên, khoảng 40% các nhà sản xuất Đức thấy doanh thu tiếp tục sụt giảm trong năm nay, và 23% số người tham gia khảo sát lo ngại về sự trì trệ. Điều này cho thấy sự đấu tranh liên tục trong lĩnh vực sản xuất của Đức, vốn là động lực chính cho tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất Khu vực châu Âu.
Trong khi đó, khoảng 30% các doanh nghiệp đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại của họ ở mức "tệ" hoặc "rất tệ", trong khi chỉ có 29% đánh giá là "tốt" hoặc "rất tốt".
Nhà phân tích kinh tế của VDMA Ralph Wiechers, nhận định:
Báo cáo Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ tiếp tục là một trong những dữ liệu việc làm quan trọng nhất được theo dõi hàng tuần vì đây là chỉ báo kịp thời phản ánh tình trạng của thị trường lao động.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu vẫn khá ổn định khi dao động quanh mức thấp của chu kỳ, trong phạm vi từ 200,000 - 260,000 đơn kể từ năm 2022. Trái lại, Số lượng đơn xin tiếp tục trợ cấp đã tăng liên tục trong thời gian gần đây, với dữ liệu liên tục lập đỉnh mới trong chu kỳ hàng tuần.
Điều này cho thấy tình trạng sa thải lao động không gia tăng và vẫn ở mức thấp, trong khi hoạt động tuyển dụng diễn ra chậm hơn. Trong tuần này, mức tăng trong Số đơn xin trợ cấp lần đầu dự kiến sẽ giảm nhẹ từ 238,000 xuống 236,000, trong khi Số đơn xin tiếp tục trợ cấp ước tính tăng nhẹ từ 1,858,000 lên 1,860,000.
Tốc độ tăng lạm phát tiêu dùng hàng năm tại Mỹ được kỳ vọng giảm tốc từ 3.3% xuống 3.1% vào tháng 6, trong khi đó dữ liệu hàng tháng ước tình giảm từ 0.1% xuống không đối so với tháng trước. Đối với CPI cơ bản, chỉ số hàng tháng và hàng năm dự kiến vẫn lần lượt giữ nguyên mức tăng là 0.2% và 3.2% trong tháng 6.
Nhiều khả năng Fed sẽ dovish hơn trong cuộc họp tiếp theo nếu báo cáo phù hợp với kỳ vọng. Sau đó, nếu thị trường nhận thêm nhiều tín hiệu hạ nhiệt hơn trong báo cáo tháng 8, Chủ tịch Fed Powell có thể sẽ cam kết trước về triển vọng hạ lãi suất vào tháng 9 tại Hội nghị chuyên đề Jackson Hole.
Sau khi báo cáo GDP Vương quốc Anh được công bố, lịch trình kinh tế phiên Âu khá nhạt nhòa và thị trường dự kiến sẽ đi ngang trước thềm dữ liệu CPI và Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Hoa Kỳ đầu phiên Mỹ hôm nay.
EUR/USD chật vật duy trì đà tăng trên đường MA 100 ngày và 200 ngày sau pha thoái lui vào đầu tuần phản ánh sự do dự của người bán. Ngoài ra, chỉ báo RSI trên khung D1 giữ trên 50 trước dữ liệu lạm phát tiêu dùng của Hoa Kỳ, cho thấy xu hướng tăng nhẹ trong ngắn hạn.
Kháng cự trước mắt là 1.0850, với mức Fibo 23.6% của pha tăng từ đáy tháng 4 đến đỉnh tháng 6. Phá qua kháng cự này, đà tăng có thể mở rộng lên vùng 1.0900/15, sau đó là mốc 1.1000.
Trái lại, phe bán có thể gia tăng áp lực bán để đẩy cặp tiền xuống dưới khu vực giao nhau của đường MA 100 và 200 ngày ở khoảng 1.0800, với mục tiêu tiếp theo là đường MA 20 ngày ở mức 1.0750 và 1.0680 (mức Fibo 78.6% của cùng pha tăng trên).
Đối với hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ, tâm trạng chung có phần thận trọng hơn khi hợp đồng tương lai S&P 500 gần như đi ngang.
Dữ liệu mới nhất được công bố bởi Destatis ngày 11 tháng 7 năm 2024:
Không có sự thay đổi nào so với ước tính ban đầu, lạm phát cơ bản hàng năm được dự báo ở mức 2.9%, lần đầu tiên giảm xuống dưới 3% kể từ tháng 2/2022.
Dữ liệu mới nhất do ONS công bố ngày 11 tháng 7 năm 2024:
Lĩnh vực dịch vụ đóng góp 0.22% vào tăng trưởng GDP trong tháng 5 trong khi sản xuất đóng góp 0.03% và xây dựng đóng góp 0.11%. Lưu ý, lĩnh vực dịch vụ đã là lĩnh vực vượt trội trong vài tháng qua. Trong ba tháng tính đến tháng 5, lĩnh vực này đã tăng trưởng 1.1% - con số cao nhất kể từ ba tháng tính đến tháng 12/2021.
Đợt đáo hạn đối với USD/CHF nằm ở mức 0.8950. Ngưỡng kháng cự nằm quanh mức đáo hạn 0.9000, bám sát đường MA 200 giờ cũng như đường MA100 ngày.
Đợt đáo hạn đối với EUR/GBP nằm ở mức 0.8455, có thể hạn chế những biến động bất ngờ trong phiên giao dịch sắp tới.
Mọi con mắt đều đổ dồn vào báo cáo CPI của Hoa Kỳ hôm nay, vì vậy đồng USD sẽ là động lực chính trên thị trường.
Chỉ số FTSE của Anh dự kiến mở cửa tăng 20 điểm lên mức 8,210 điểm, chỉ số DAX của Đức tiến 37 điểm lên 18,451 điểm, chỉ số CAC 40 của Pháp nhích 7 điểm lên 7,585 điểm và chỉ số FTSE MIB của Ý tăng 45 điểm lên 34,512 điểm, theo dữ liệu từ IG.
Báo cáo lạm phát vào thứ Năm có thể củng cố kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ sẽ cắt giảm lãi suất trong những tháng tới. Những dữ liệu gần đây cho thấy lạm phát và tăng trưởng kinh tế đều đang hạ nhiệt, bao gồm báo cáo trong tuần trước về tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 6 - tăng lên 4.1%.
Không có quá nhiều dữ liệu mới trong phiên Âu hôm nay. Đồng GBP có thể được chú ý với số liệu GDP của Anh trong tháng 5. Nhưng nhìn chung, thị trường sẽ hướng đến báo cáo CPI của Hoa Kỳ vào cuối ngày.
Đồng AUD kéo dài chuỗi tăng phiên thứ 8 liên tiếp vào thứ năm mặc dù Viện Melbourne công bố dữ liệu cho thấy kỳ vọng lạm phát CPI tháng 7 ở mức thấp.
Xu hướng tăng của cặp AUD/USD được cho là do kỳ vọng ngày càng tăng về việc Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) tiếp tục trì hoãn chu kỳ cắt giảm lãi suất hoặc thậm chí có thể tăng lãi suất một đợt nữa. Dữ liệu gần đây cho thấy sự suy giảm trong niềm tin của người tiêu dùng Úc vào tháng 7, trái ngược với sự gia tăng trong tâm lý kinh doanh, đạt mức đỉnh trong 17 tháng vào tháng 6.
Đồng USD mất giá, bị ảnh hưởng bởi lợi suất TPCP Mỹ thấp hơn. Các nhà giao dịch đang hướng đến dữ liệu CPI của Hoa Kỳ trong tháng 6, dự kiến công bố vào thứ năm, để có thêm thông tin chi tiết về lập trường chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Mọi con mắt đều đổ dồn vào báo cáo CPI của Hoa Kỳ trong tháng 6. Lạm phát toàn phần dự kiến sẽ chậm lại ở mức 3.1% y/y. Trong khi đó, lạm phát cơ bản dự kiến vẫn ở mức 3.4% y/y - không đổi so với tháng 5.
Mặc dù thị trường đang "nín thở" chờ đợi báo cáo, nhưng có khả năng báo cáo này sẽ không thay đổi được điều gì. Các nhà giao dịch nhận thấy Fed dự định cắt giảm lãi suất hai đợt vào cuối năm và dữ liệu lạm phát phải thực sự bất ngờ mới có thể thay đổi kỳ vọng đó.
Sự chờ đợi của thị trường có thể sẽ khiến phiên Âu hôm nay trầm lắng hơn. Vì vậy, những động thái lớn sẽ khó xảy ra trước sự kiện chính vào cuối ngày.
Giá vàng duy trì đà tăng trong phiên thứ ba liên tiếp vào thứ năm. Phát biểu từ Chủ tịch Fed Jerome Powell đã tái khẳng định kỳ vọng của thị trường rằng ngân hàng trung ương sẽ hạ lãi suất vào tháng 9 và một đợt nữa vào tháng 12. Điều này khiến đồng USD suy yếu và thúc đẩy giá vàng. Ngoài ra, hoạt động mua mạnh của các ngân hàng trung ương, cùng với những bất ổn kinh tế vĩ mô và rủi ro địa chính trị cũng hỗ trợ thêm cho XAU/USD.
Các nhà giao dịch đang chờ đợi số liệu lạm phát mới nhất từ Hoa Kỳ. Báo cáo CPI chính của Mỹ sẽ được xem xét để có thêm manh mối về lộ trình cắt giảm lãi suất của Fed, điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu của đồng USD và tạo ra động lực mới cho hàng hóa.
Phiên Á hôm nay không có nhiều tin tức và dữ liệu quan trọng. Tại Nhật Bản, đơn đặt hàng máy móc cốt lõi ở Nhật Bản bất ngờ giảm tháng thứ hai liên tiếp so với tháng trước, giảm 3.2% so với mức tăng 0.8% mà các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters dự kiến. Đơn đặt hàng máy móc là một chỉ số không ổn định nhưng lại là chỉ số hàng đầu về chi tiêu vốn ở Nhật Bản và sự sụt giảm có thể cho thấy nền kinh tế mong manh, làm phức tạp thêm kế hoạch bình thường hóa chính sách tiền tệ của BoJ.
Mặt khác, Thành viên Hội đồng Thống đốc Fed Lisa Cook đã phát biểu rằng khả năng hạ cánh mềm sẽ cao hơn "nếu chính sách nới lỏng tiền tệ bắt đầu khi lạm phát đã tiệm cận mục tiêu, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế tương đối vững chắc". Bà nhấn mạnh rằng Fed sẽ không đợi đến khi lạm phát đạt 2% mới bắt đầu nới lỏng chính sách.
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) giữ nguyên lãi suất ở mức 3.5%. Ngân hàng này đã loại bỏ quan điểm rằng "rủi ro đối với dự báo lạm phát đã tăng lên", làm dấy lên kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất (thị trường dự kiến BoK sẽ cắt giảm lãi suất vào thời điểm nào đó giữa tháng 8 và tháng 10).
Các cặp tiền chính giao dịch trong phạm vi nhỏ. Đồng USD suy yếu, DXY giảm xuống tiệm cận 104.90 trong phiên.
AUD/USD đạt đỉnh trong sáu tháng, leo dốc lên trên 0.6760.
Sắc xanh lan tỏa thị trường chứng khoán châu Á nhờ sự phục hồi của cổ phiếu Big Tech Hoa Kỳ và niềm tin lớn hơn vào việc cắt giảm lãi suất của Fed
Giá vàng duy trì đà tăng phiên thứ 3 liên tiếp, hiện giao dịch quanh 2379 USD/oz. Giá dầu tăng khi kỳ nghỉ lễ của Hoa Kỳ thúc đẩy nhu cầu về xăng và nhiên liệu máy bay.
Dữ liệu CPI của Hoa Kỳ sẽ được công bố vào lúc 19:30 tối nay
Tình hình chính trị của Hoa Kỳ sẽ được theo dõi chặt chẽ vào chiều thứ năm khi Tổng thống Hoa Kỳ Biden tổ chức họp báo sau cuộc họp của NATO.