Tỷ lệ thống trị của Bitcoin - thước đo thị phần của BTC trên thị trường tiền điện tử - đã phục hồi về mức 57% khi tài sản này đạt mức cao nhất mọi thời đại là ngưỡng $100,000 vào ngày 5 tháng 12, trong khi hầu hết các altcoin không thể theo kịp đà tăng của nó.
Trước đó, thị phần của Bitcoin, từ mức cao nhất trong ba năm rưỡi là 61.8% vào ngày 21/11, đã giảm xuống 54.7% khi mà các altcoin cũng đã có một tuần sôi động, với BNB và Tron và XRP đều chinh phục các định cao mới.
Chỉ số Sợ hãi & Tham lam Bitcoin, phân tích tâm lý thị trường hiện tại đối với BTC, hiện đang ở mức "tham lam cực độ" là 84. Trong khi đó, Google Trends báo cáo ngày 05/12 đã chứng kiến mức tăng đột biết đối với các tìm kiếm liên quan Bitcoin.
Vào thứ Sáu vừa qua, Cựu chiến lược gia trưởng người Mỹ tại Goldman Sachs, Abby Joseph Cohen đã có buổi phỏng vấn với CNBC về những lo ngại của bà đối với nền kinh tế Mỹ sắp tới.
Khả năng suy thoái kinh tế sẽ gia tăng trong những tháng gần đây:
"Thành thật mà nói, những cơn gió đuôi đã yếu đi"
“Điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ sớm rơi vào suy thoái, nhưng tôi nghĩ chúng ta đang không còn ở huống dễ thở hơn như 18 tháng trước”.
Thêm vào đó, việc dự báo nền kinh tế Mỹ trong 12 đến 18 tháng tới sẽ "khó khăn hơn" vì các vấn đề chính trị trong năm bầu cử tổng thống:
“Nếu chúng ta không đạt được thỏa thuận ngân sách và chính phủ Hoa Kỳ phải đóng cửa, đủ loại hậu quả rất khó lường sẽ diễn ra.”
Mỹ có nguy cơ "rối loạn chức năng trở lại" sau cuộc bế tắc về trần nợ hồi đầu năm nay. Những lý do không liên quan đến nền kinh tế này có thể gây áp lực lên USD và Kho bạc.”
Khi $6 tỷ (trước đó bị đóng băng tại các ngân hàng Hàn Quốc) được chuyển đến các ngân hàng ở Qatar vào đầu tuần tới, 5 công dân Mỹ có hai quốc tịch bị giam giữ sẽ rời khỏi Iran và tương tự một số tù nhân Iran bị giam giữ ở Mỹ sẽ được quay trở về nhà, theo 8 nguồn tin từ Iran và các nguồn tin khác đã tiết lộ với Reuters.
Những tín hiệu về các thỏa thuận giữa Mỹ và Iran, bao gồm cả việc chuyển một khoảng tiền lớn trị giá $6 tỷ báo hiệu rằng cuối cùng nhiều dầu hơn từ Iran sẽ được bơm vào thị trường toàn cầu và khiến giá năng lượng giảm.
Được biết, cuộc đình công tại các nhà máy LNG Chevron ở Gorgon và Wheatstone tại Úc đã bắt đầu vào chiều thứ Sáu vừa qua theo giờ địa phương. Tổng sản lượng của hai nhà máy này chiếm khoảng 5% nguồn cung LNG toàn cầu.
Hôm nay, Chevron cho biết họ sẽ yêu cầu Ủy ban Quan hệ Lao động Công nghiệp của Úc can thiệp để ngăn chặn hành động đình công.
Chứng khoán thu hẹp phần lớn đà tăng trong giờ mở cửa nhờ lợi suất đồng loạt giảm và nhóm cổ phiếu năng lượng tăng vọt khi giá dầu liên tục mở rộng đà tăng trong tuần. Ngày giao dịch thứ Sáu không có dữ liệu kinh tế quan trọng nào từ Hoa Kỳ được công bố. Kết phiên, chỉ số S&P 500 và Nasdaq chững lại sau 3 phiên giảm liên tiếp. Tuy nhiên, kết tuần chứng khoán vẫn ghi nhân sự sụt giảm trước những lo ngại về việc Fed sẽ giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn.
Dow Jones +0.22%
S&P 500 +0.14%
Nasdaq +0.09%
Trên thị trường FX, USD nỗ lực phục hồi sau pha giảm mạnh khoảng 20pip đầu phiên Á và 40pip đầu phiên Mỹ, phần nào chịu áp lực do sức nóng từ báo cáo lao động tháng 8 tại Canada. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ (5.5% so với dự báo 5.6%) nhưng số lượng việc làm vẫn tăng hơn gấp đôi dự kiến (39.9K so với dự báo 18.9K). Nhờ vậy, CAD là hai trong số các tiền tệ chính tăng nhiều nhất so với đồng bạc xanh, dẫn đầu là JPY. Đây là tuần tăng thứ 8 liên tiếp của chỉ số DXY.
Chỉ số DXY +0.01%
EURUSD +0.03%
GBPUSD -0.08%
AUDUSD +0.03%
NZDUSD +0.15%
USDJPY +0.34%
USDCHF +0.02%
USDCAD -0.33%
Vàng đóng cửa đi ngang sau pha tăng mạnh hơn $5 và $8 lần lượt vào đầu phiên Á và Mỹ do lợi suất giảm mạnh. Chốt phiên, vàng tăng $0.82 lên $1918.89/oz. Lợi suất TPCP 2 năm và 10 năm đóng cửa lần lượt tăng 4.2bp và 2bp lên gần 5% và 4.268% nhờ pha quay đầu tăng mạnh vào giữa phiên Mỹ. Dầu thô tăng $0.64 lên $87.51/thùng. Bitcoin giảm mạnh từ 26.4k xuống dưới 25.7K đầu phiên Á và duy trì quanh vùng 25.8K trong phần lớn ngày các ngày giao dịch cuối tuần.
Hôm nay, một bài đăng trên Tạp chí Chứng khoán Trung Quốc (CSJ) thuộc quyền kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trích dẫn quan điểm của các nhà phân tích và cho biết PBoC dự kiến sẽ tiếp tục cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Phạm vi giao dịch chặt chẽ hiện tại: EUR/USD đã giao dịch trong phạm vi hẹp từ 1.05 đến 1.10 do biến động của các yếu tố bao gồm: chênh lệch lợi suất, hiệu suất thị trường chứng khoán và giá năng lượng.Tuy nhiên, EUR/USD nhiều khả năng sẽ giảm về gần 1.05.
Mức tăng tạm thời từ ECB thắt chặt hơn: Việc ECB thắt chặt hơn nữa có thể tạm thời hỗ trợ EUR trong ngắn hạn.
Quan điểm nhất quán về sức mạnh của USD: USD có thể vẫn mạnh trong thời gian còn lại của năm nay.
Nhà báo Nick Timiraos được biết đến là "phương tiện" giao tiếp với thị trường của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC), cho biết Fed có thể sẽ giữ nguyên lãi suất vào tháng 9, sau đó xem xét kỹ hơn xem liệu có cần tăng thêm hay không.
Một sự thay đổi quan trọng trong lập trường chính sách của Fed đang dần diễn ra.
Một số quan chức vẫn muốn thắt chặt hơn nữa với lý do rằng họ có thể cắt giảm lãi suất sau này.Tuy nhiên, giờ đây, số khác lại đang lo lắng về việc tăng lãi suất lên quá cao sẽ gây ra tình trạng suy thoái không cần thiết hoặc một đợt bất ổn tài chính mới.
Lập trường lãi suất đang được cân bằng, chủ yếu là do dữ liệu cho thấy lạm phát giảm bớt và thị trường lao độngNgoài ra, tốc độ tăng lãi suất nhanh bất thường được thực hiện trong 1 năm rưỡi qua dự kiến sẽ tiếp tục làm giảm nhu cầu trong những tháng tới.
Vào Chủ nhật, Cơ quan quản lý tài chính của Trung Quốc đã hạ chỉ số phản ánh mức độ rủi ro trong quá trình đánh giá triển vọng của các cổ phiếu blue-chip và cổ phiếu công nghệ của các công ty bảo hiểm nhằm khuyến khích các doanh nghiệp này đầu tư nhiều hơn vào thị trường chứng khoán Trung Quốc. Cụ thể, Cơ quan quản lý tài chính quốc gia (NAFR) đã hạ:
Chỉ số phản ánh mức độ rủi ro đối với các cố phiếu cấu thành nên Chỉ số CSI300 sẽ giảm từ 0.35 xuống 0.30
Đối với các cổ phiếu niêm yết trên Sàn giao dịch công nghệ STAR của Thượng Hải sẽ giảm từ 0.45 xuống 0.40
Thông tin từ Blooomber cho biết, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen đã có buổi trò chuyện với giới truyền thông trên đường trở về từ hội nghị thượng đỉnh G20 cuối tuần qua.
Ngày càng tin tưởng rằng Mỹ sẽ có thể kiềm chế lạm phát mà không gây thiệt hại lớn cho thị trường việc làm
“Mọi thước đo lạm phát đều đang giảm xuống”
cho biết mặc dù tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ tăng trong tháng 8 sau khi chạm mức thấp nhất trong hơn nửa thế kỷ qua vào đầu năm nay, nhưng mức tăng đó không phải do làn sóng sa thải lớn gây ra.
Ngân hàng Nhật Bản đã bước vào giai đoạn giảm nới lỏng tiền tệ.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Yomiuri Shimbun, Thống đốc BOJ Kazuo Ueda đã mô tả việc điều chỉnh YCC trong tháng 7 là “một cơ chế nhằm thay đổi sự cân bằng giữa hiệu quả và tác dụng phụ” của các biện pháp nới lỏng tiền tệ.
Hiện BoJ sẽ muốn nhẹ nhàng chuyển đổi chính sách để giảm bớt việc nới lỏng và tránh các cú sốc đến thị trường.
Ngân hàng Nhật Bản đã bước vào giai đoạn giảm nới lỏng tiền tệ.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Yomiuri Shimbun, Thống đốc BOJ Kazuo Ueda đã mô tả việc điều chỉnh YCC trong tháng 7 là “một cơ chế nhằm thay đổi sự cân bằng giữa hiệu quả và tác dụng phụ” của các biện pháp nới lỏng tiền tệ.
Hiện BoJ sẽ muốn nhẹ nhàng chuyển đổi chính sách để giảm bớt việc nới lỏng và tránh các cú sốc đến thị trường.
Ông Ueda cho biết: "Đến cuối năm nay chúng tôi có thể sẽ đủ dữ kiện để đánh giá và dự đoán xu hướng tăng lương vào mùa xuân tới, vì đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến giá cả"
Ngoài ra, có nhiều việc BoJ sẽ không thể nắm rõ, bao gồm cả vấn đề từ các nền kinh tế nước ngoài và bày tỏ NHTW sẽ điều chỉnh chính sách một cách thận trọng.
Cập nhật FX: USDJPY đã tăng vọt khoảng 100pip trong giờ mở cửa ngày thứ Hai.
USD/JPY hiện đã giảm mạnh xuống dưới mốc 147 vào đầu phiên Á. Trước đó, vào cuối tuần qua, thông đốc BoJ Ueda trong một cuộc phỏng vấn với trang The Yomiru Shimbun cho biết NHTW này muốn lặng lẽ rút rui khỏi chính sách siêu nới lỏng hiện tại.
Thông tin thêm từ trang Yomiru:
Thống đốc Ueda cho biết BoJ sẽ có thể có đủ căn cứ vào cuối năm để xác định liệu có thể chấm dứt chính sách lãi suất âm hay không.
“Một khi chúng tôi nhận thấy lạm phát tại Nhật Bản gia tăng liên tục cùng với tăng trưởng tiền lương, chúng tôi có thể thực hiện nhiều lựa chọn chính sách khác nhau”
“Nếu chúng tôi đánh giá rằng Nhật Bản có thể đạt được mục tiêu lạm phát ngay cả sau khi chấm dứt chính sách lãi suất âm, chúng tôi sẽ tiến hành dừng nới lỏng”.
Ueda cho biết trong thời gian chờ đợi, BOJ sẽ "kiên nhẫn" duy trì chính sách siêu nới lỏng hiện: "Trong khi các tín hiệu lạm phát tích cực đang bắt đầu chớm nở tại Nhật Bản, chúng tôi vẫn chưa đủ căn cứ để xác định BoJ có đạt được mục tiêu hay không"
Lương tăng đang bắt đầu đẩy giá dịch vụ lên cao. Điều quan trọng là liệu tiền lương có tiếp tục tăng trong năm tới hay không. Ông Ueda cho biết, “Chúng tôi không loại trừ khả năng sẽ có đủ các bằng chứng xác nhận mục tiêu lạm phát vào cuối năm", khi đề cập đến thời điểm sẽ chấm dứt chính sách lãi suất âm.
Chỉ số CPI và chỉ số PPI của Trung Quốc từ Cục Thống kê Quốc gia (NBS).
CPI +0.1% y/y (dự kiến: 0.2%)
PPI -3% y/y (dự kiến: -3%)
Bình luận từ NBS:
Giá dịch vụ tăng cao (giá vé máy bay, du lịch và lưu trú tăng trong kỳ nghỉ hè) đã kéo CPI tăng lên (từ mức âm trong tháng 7), nhưng vẫn thấp hơn kỳ vọng chung từ từ các nhà kinh tế trong cuộc khảo sát.
Giá thực phẩm: -1.7% y/y - tương tự mức sụt giảm trong tháng 7
Giá ngoài thực phẩm: +0.5% y/y
CPI lõi của Trung Quốc không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng:
+0.8% y/y (trước đó: +0.8%)
Những con số được ghi nhận nhìn chung phù hợp với kỳ vọng nên không gây ra nhiều sự ngạc nhiên. Dữ liệu lạm phát hính thức không cao nên không phải mối lo ngại đối với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc lúc này. Do đó, lạm phát sẽ không phải rào cản nếu PBoC muốn nới lỏng chính sách lúc này.
Thiết lập lãi suất MLF và LPR sẽ lần lượt được công bố vào ngày 15/9 và 20/9 tới.
Có thể chắc chắn rằng Fed sẽ không tăng lãi suất vào tháng 9. Kỳ vọng thị trường hiện đang định giá xác suất 7% và rất ít khả năng đảo ngược tình thế trước khi cuộc họp diễn ra vào ngày 20/9 tới.
Tuy nhiê, vẫn còn 2 dữ liệu kinh tế quan trọng sẽ được công bố và tuần tới. Bất ngờ lớn vẫn có khả năng thay đổi lập trường của Fed và gợi ý đến thị trường sẽ được thông qua Nhà báo Nick Timiraos tại WSJ hay một số Fedwatcher khác.
Giá trung bình của ô tô điện tại Hoa Kỳ đã đạt 66,000$ vào tháng trước - tăng hơn 13% so với cùng kỳ năm trước.
Những con số này, cùng với lãi suất và giá xăng dầu cao, sẽ gây áp lực lớn lên người tiêu dùng.
Việc sản xuất ô tô điện sẽ dễ dàng và rẻ hơn, và Elon Musk tin rằng nó có thể trở nên rẻ hơn nữa. Vấn đề hiện tại chính là pin, một phần chi phí lớn của ô tô.
Chỉ số S&P 500 mở cửa cao hơn 0.2%, trong khi đó chỉ số Nasdaq Composite tăng 0.4%.
Cổ phiếu Apple tăng 0.9% mặc dù có một báo cáo khác nhấn mạnh rằng Trung Quốc đã thông báo cho các cán bộ và nhà thầu của chính phủ không sử dụng iPhone.
Chris Frey- Giám đốc cấp cao về Kinh tế và Công nghiệp của Cox Automotive, cho biết: “Tháng 8 đã chấm dứt đà giảm giá của hàng hóa bán buôn nhưng mới chỉ phục hồi nhẹ so với mức giảm vào mùa xuân và đầu hè năm nay. Điều kiện thị trường xe đã qua sử dụng không biến động nhiều trong vài tháng gần đây. Doanh số bán hàng tăng mạnh hơn so với dự kiến, nguồn cung vẫn khan hiếm và giá cả duy trì ở mức khoảng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Các yếu tố này dự kiến sẽ ngăn chặn tình trạng giảm giá đáng kể của hàng hóa bán buôn đến cuối năm."
Vẫn cần chờ đợi thêm để thị trường này có thể hồi phục như trước đại dịch COVID-19.
NZD dẫn đầu đà tăng, JPY yếu nhất trong số các tiền tệ chính
Chứng khoán châu Âu giảm điểm; HĐTL chỉ số S&P 500 -0.2%
Lợi suất trái phiếu Hoa Kỳ 10 năm -1bp xuống 4.252%
Vàng +0.2% lên $1,923.44/oz
Dầu thô WTI +0.7% lên $87.48/thùng
Bitcoin -0.6% xuống quanh 25.8K
Các thị trường không có biến động gì đáng chú ý trong phiên Âu, ngoại trừ việc BTC break 25.7K đầu phiên.
Khẩu vị rủi ro sói mòn và lợi suất TPCP Hoa Kỳ giảm tiếp tục là động lực thúc đẩy diễn biến thị trường, trong bối cảnh không có dữ liệu kinh tế quan trọng nào tại châu Âu được công bố. Lợi suất giảm nhẹ sau phiên thầu hôm qua không ảnh hưởng nhiều đến USD và đồng bạc xanh tiếp tục giao dịch trong phạm vi hẹp tính đến thời điểm hiện tại.
Trong khi đó, chứng khoán nhanh chóng đảo chiều giảm mạnh sau khi mở cửa tăng nhẹ. Dù vậy, các chỉ số châu Âu hiện đang tiếp tục nỗ lực thu hẹp các mức giảm được thiết lập vào đầu phiên.
EUR, JPY và GBP không biến động quá nhiều so với USD:
EUR/USD mắc kẹt quanh mốc 1.07 trong bối cảnh các hợp đồng quyền chọn lớn đáo hạn
USD/JPY duy trì trong phạm vi từ 147.30-147.40 sau khi phục hồi hoàn toàn mức giảm nhẹ đầu phiên Á
Dù nhân dân tệ đã giảm đáng kể sáng nay và chạm mức thấp nhất kể từ những năm 2007-2008, các đồng antipodeans vẫn giao dịch tích cực, với AUDUSD và NZDUSD lần lượt +0.3% và +0.5% lên gần 0.64 và 0.59. Tuy nhiên, nhìn chung vẫn không đáng kể sau khi hai cặp tiền này đã giảm mạnh trong tuần.
Động thái này phần lớn nhằm cố gắng tăng cường sự ủng hộ trước cuộc bỏ phiếu bầu cử vào năm tới trong bối cảnh tỷ lệ tín nhiệm của Thủ tướng Kishida đang ngày càng giảm sút. Ngoài ra, đây cũng là nỗ lực nhằm giữ vững niềm tin của công chúng do gia tăng những lo ngại về cách điều hành nền kinh tế của Chính phủ gần đây.
USD gần như không biến động quá nhiều so với các tiền tệ chính cho đến thời điểm hiện tại, ngoại trừ với AUD và NZD. Trên biểu đồ tuần, AUDUSD hiện đang -0.80%, trong khi NZDUSD -0.50%.
EUR/USD vẫn bị kẹt ở khoảng 1.0700. Trong khi đó, USD/JPY giao dịch nhạt nhòa sau khi hồi lại mức giảm đầu phiên Á. Lợi suất TPCP Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm -1.8 bp xuống 4.244% hiện đang là rào cản cho những nỗ lực phục hồi trên thị trường FX.
Khẩu vị rủi ro đang bị xói mòn trên thị trường chứng khoán là điều cần lưu ý lúc này, vì điều này sẽ gây áp lực lên các tài sản rủi ro và đẩy các đồng antipodeans giảm sâu hơn.
Trước hết, chúng ta cùng điểm qua tình hình vĩ mô của hai quốc gia:
Tại Hoa Kỳ
Chủ tịch Fed Powell nhấn mạnh quyết định tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu và sẽ cân nhắc tất cả các lập trường chính sách
Các thước đo lạm phát cho đến nay cho thấy lạm phát đã dần hạ nhiệt
Thị trường lao động vững vàng nhưng đã dần nới lỏng
Nhìn chung, các con cố ghi nhận đều giảm xuống, ngoại trừ Báo cáo PMI dịch vụ ISM và Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp gây bất ngờ khi vượt dự kiến
Các quan chức Fed đang thiên về việc giữ nguyên lãi suất trong tháng 9 hơn là tiếp tục thắt chặt
Thị trường đang không kỳ vọng Fed tăng lãi suất, nhưng xác suất tăng trở lại trong tháng 11 vẫn đang là 50-50.
Tại Úc:
RBA đã giữ nguyên lãi suất điều hành như kỳ vọng chung vì NHTW nhận thấy tăng trưởng kinh tế đang thực sự chậm lại và điều này sẽ hỗ trợ lạm phát trở lại mục tiêu.
Các dữ liệu đang ủng hộ lập trường của RBA khi cả việc làm, tiền lương và lạm phát đều kém kỳ vọng.
Tuy nhiên, PMI dịch vụ đang giảm ít hơn dự kiến
Bài phát biểu của Thống đốc Lowe đã nhấn mạnh rằng nếu lạm phát vẫn dai dẳng, RBA sẵn sàng thắt chặt hơn nữa
Thị trường tiếp tục kỳ vọng RBA sẽ không tăng lãi suất trong cuộc họp tiếp theo
Dưới góc nhìn PTKT:
Khung D1:
Trên biểu đồ D1, AUDUSD đang gặp khó khăn trong việc break qua vùng hỗ trợ gần nhất, mặc dù xu hướng giảm vẫn đang khá rõ ràng, thể hiện qua giao cắt của các đường MA, cũng như các yếu tố cơ bản đang hỗ trợ USD. Nếu cú breakout xảy ra, một đợt bán tháo sẽ đẩy giá xuống mục tiêu tiếp theo tại 0.6168.
Khung H4:
Trên biểu đồ H4, cặp tiền đang giao dịch trong biên độ, giữa một bên là hỗ trợ 0.6370 và phía trên là kháng cự 0.6500. Price action cho thấy phe mua đang khá dày tại hỗ trợ 0.6386, với stoploss ngắn và mục tiêu hướng lên 0.6500. Ở chiều ngược lại, phe bán kỳ vọng giá sẽ break qua hỗ trợ 0.6386 và tạo các đáy mới.
Khung H1:
Trên biểu đồ H1, AUDUSD đang duy trì quanh vùng hỗ trợ 0.6360 - 0.6380 (màu cam trên biểu đồ). Nếu break lên trên khu vực này, xu hướng tăng sẽ được hình thành với mục tiêu tiếp theo là kháng cự 0.65. Ngược lại, nếu xu hướng giảm được hình thành thì một đợt bán tháo có thể sẽ xảy ra
Khả năng tăng lãi suất 25 điểm cơ bản tính đến hôm nay là ~36%. Bên cạnh đó, tỷ giá không biến động nhiều trong tuần qua, điều này cho thấy rằng các trader cũng đang rất bối rối về những gì ECB sẽ làm vào tuần tới
Câu hỏi được đặt ra cho ECB là các nhà hoạch định chính sách lo ngại rằng có thể vẫn còn nhiều việc phải làm trong cuộc chiến chống lạm phát nhưng nếu tăng lãi suất cũng có thể đồng nghĩa với việc làm quá mức, nếu không cẩn thận.
Nền kinh tế khu vực đồng Euro đang trải qua một đợt suy thoái ở quý 2. Thêm vào đó là nhu cầu vay vốn sụt giảm và khả năng xảy ra khủng hoảng tín dụng. Tất cả các dấu hiệu đều cho thấy điều kiện tài chính và tín dụng đang bị thắt chặt hơn và việc tăng lãi suất nữa sẽ không giúp ích gì trong vấn đề này. Nếu không tăng lãi suất, có thể ECB đã bỏ lỡ cơ hội cuối cùng để thực sự thuyết phục thị trường rằng các điều kiện tổng thể đủ phù hợp để thúc đẩy điều đó. Tuy vậy, nếu điều kiện kinh tế trở nên tồi tệ hơn trong những tháng tới, thì việc cố gắng thuyết phục về một đợt tăng lãi suất khác sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều.