Vàng quay đầu giảm trong phiên Mỹ
Sau một thời gian biến động quanh vùng 1,795, vàng lúc này đã giảm lại xuống vùng 1,78, mất hết toàn bộ mức tăng lúc đầu và trở lại mức đóng cửa ngày hôm qua. Hiện tại, kháng cự gần nhất của vàng vẫn đang là 1,800, khi trong hai phiên gần đây kim loại này không thể vượt qua được mức này. Trên mức 1,800 là đường MA 200 tại 1,810.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Mỹ ngày 9/9: Chứng khoán khởi đầu chậm rãi
Các chỉ số chứng khoán tại Mỹ đang bắt đầu phiên hôm nay một cách chậm rãi sau phiên hôm trước khá ảm đạm. Hai chỉ số Dow Jones và S&P 500 chưa có nhiều thay đổi, chỉ số Nasdaq tăng 0.18%. Tại châu Âu, đa phần các chỉ số đều đang giảm nhẹ, duy nhất chỉ số FTSE của Anh giảm mạnh tới 1.1%.
Sau hai phiên tăng mạnh, đồng bạc xanh đang dịu lại trong phiên hôm nay, chỉ số DXY giảm 0.2% xuống mức 92.5 điểm. Sau quyết định "hiệu chỉnh" PEPP của ECB, EUR có chút biến động, nhưng đến giờ đã ổn định trở lại và đang tăng nhẹ 0.08%. GBP đang là đồng tiền mạnh nhất phiên khi tăng 0.46% so với USD. JPY tăng 0.36%, CHF tăng 0.26%. AUD tăng 0.23%, NZD tăng 0.4%. CAD tăng nhẹ 0.1%.
Vàng tiếp tục chật vật dưới vùng 1,800. Mức đỉnh ngày hôm nay là 1,801, nhưng hiện tại đã giảm về 1795, tương đương mức tăng 0.3%. Dầu giảm sâu 1.68% về $68.1/thùng.
Bà Lagarde né tránh từ "thắt chặt" khi nói về PEPP
Chủ tịch ECB bà Lagarde đang trả lời các câu hỏi của báo giới sau cuộc họp của ECB:
- Khi được hỏi về PEPP, bà không sử dụng từ thắt chặt (taper), mà nói rằng ECB đang "hiệu chỉnh" lại PEPP
- Có thể thấy được sự cải thiện trong nhiều mặt
- Công việc vẫn chưa kết thúc kể cả khi PEPP đã bị cắt hoàn toàn
- ECB vẫn chưa bàn về chuyện hậu PEPP
- Quyết định liên quan đến PEPP là đồng thuận toàn thể
ECB nâng dự báo tăng trưởng GDP và lạm phát năm 2021!
- 2021 GDP tăng 5.0%, cao hơn so với mức 4.6% trong cuộc họp trước đó
- 2022 GDP tăng 4.6%, tăng ít hơn dự báo trong cuộc họp trước đó ở 4.7%
- 2023 GDP tăng 2.1% (không đổi)
- 2021 lạm phát ở mức 2.2%, cao hơn so với mức 1.9% trong cuộc họp tháng 6
- 2022 lạm phát ở 1.7%, cao hơn mức 1.5% trước đó
- 2023 lạm phát ở mức 1.5%
Bà Lagarde cho biết sự gia tăng tạm thời của lạm phát phần lớn phản ánh đà tăng của giá dầu. Tôi ngạc nhiên khi chủ tịch ECB không đề cập đến khí đốt tự nhiên và giá điện, những thứ đang tăng mạnh và sẽ là một câu chuyện lớn trong mùa đông này.
Báo cáo số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ tuần trước có gì đặc biệt?
- Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới của Hoa Kỳ là 310 nghìn đơn so với ước tính 344 nghìn
- Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới trung bình 4 tuần là 339.5 nghìn so với 356.25 nghìn tuần trước
- Số đơn xin tiếp tục trợ cấp là 2 triệu 783 nghìn, cao hơn so với dự báo là 2 triệu 744 nghìn đơn.
Fed có thể trì hoãn việc tăng lãi suất cho đến sau năm 2023?
Ông Steven Major của HSBC cho biết Fed có thể trì hoãn việc tăng lãi suất cho đến sau năm 2023. Thị trường tiền tệ đang định giá khả năng tăng lãi suất trong quý cuối cùng của năm 2022, nhưng "Tôi sẽ chỉ tin khi tôi nhìn thấy nó", ông nói. "Tôi thậm chí còn cho rằng năm 2023 là quá sớm." Ông Major vẫn lạc quan vào trái phiếu kho bạc, cho rằng mục tiêu lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm sẽ về gần 1% vào cuối năm. Trong khi đó ông Robert Kaplan đã kêu gọi một kế hoạch thu hẹp trong tháng này và bắt đầu "có thể vào tháng Mười."
Tóm tắt quyết định chính sách tiền tệ ECB tháng 9!
ECB công bố quyết định chính sách tiền tệ mới nhất của họ - ngày 9 tháng 9 năm 2021
- Lãi suất cơ sở tiền gửi -0.50%
- Lãi suất tái cấp vốn chính 0.00%
- ECB đánh giá rằng các điều kiện tài chính nới lỏng có thể được duy trì với tốc độ mua tài sản chương trình PEPP thấp hơn đôi chút
- Chương trình APP sẽ tiếp tục với tốc độ hàng tháng là 20 tỷ Euro
- Kỳ vọng việc mua APP sẽ tiếp tục miễn là cần thiết để củng cố tác động của chính sách nới lỏng
- ECB sẽ tiếp tục thực hiện chương trình PEPP với tổng trị giá 1,850 tỷ Euro cho đến ít nhất là tháng 3 năm 2022
- Sẵn sàng điều chỉnh tất cả các công cụ để đảm bảo lạm phát ổn định ở mức mục tiêu 2% trong trung hạn
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Đồng USD suy yếu trước thềm cuộc họp ECB!
Đồng USD đang suy yếu trước thềm cuộc họp ECB.
- Chỉ số DXY giảm 0.15% xuống 92.56.
- Tỷ giá EUR/USD tăng 0.15% lên mốc 1.1830 khi nhà đầu tư kỳ vọng vào một sự "hawkish" đến từ ECB.
- Cặp AUD/USD tăng nhẹ 0.09% trong khi NZD/USD tăng 0.3% lên 0.7116.
- Tỷ giá USD/JPY giảm 0.26% xuống dưới mốc 110.
Thủ tướng Nhật Bản: Số ca nhiễm COVID đang giảm dần nhưng sự lây lan vẫn chưa kết thúc
Phát biểu của thủ tướng Nhật Bản, Yoshihide Suga, rằng số ca nhiễm COVID đang giảm dần nhưng sự lây lan vẫn chưa kết thúc
Ông Suga đang có những động thái cuối cùng với tư cách là thủ tướng với việc cố gắng đưa đất nước đi đúng hướng trong cuộc chiến chống COVID và trong hai tuần qua điều đó có vẻ đã có hiệu quả, ít nhất là về chiến dịch tiêm chủng (49% dân số được tiêm chủng đầy đủ).
Chủ tịch Fed Atlanta: Khả năng thu hẹp chương trình mua trái phiếu trong năm nay vẫn rộng mở!
Chủ tịch Fed Atlanta, ông Bostic bình luận:
- Không kỳ vọng vào một thông báo thu hẹp QE tại cuộc họp FOMC tháng này
- Nhưng tin rằng Fed sẽ có thể làm điều đó vào cuối năm nay
- Các dữ liệu gần đây cho thấy cần có thêm thời gian trước khi đưa ra quyết định
- Tuy nhiên vẫn nghĩ rằng thu hẹp trong năm nay sẽ thích hợp
Có một sự thay đổi nhỏ từ Fed khi bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ thấp hơn dự báo vào thứ Sáu tuần trước, gieo rắc một số sự nghi ngờ. Nhưng hiện tại, các nhà hoạch định chính sách vẫn tin rằng họ sẽ thu hẹp QE vào cuối năm.
Lượng quyền chọn đáo hạn ngày hôm nay có gì đáng chú ý?
Tỷ giá EUR/USD có khả năng giữ trên mức 1.1800 vào lúc này khi thị trường chờ đợi cuộc họp chính sách của ECB và kết quả cuộc họp sẽ thiết lập xu hướng cho những gì xảy ra tiếp theo.
Đối với USD/JPY, có những mức giá đáo hạn lớn nắm giữ trên 110.00 nhưng không có nhiều khả năng thu hút do lợi suất trái phiếu kho bạc đang có xu hướng giảm trong vài phiên qua.
Trong khi đó, vùng đáo hạn lớn đối với AUD/USD có thể hoạt động như một nam châm giữ vùng giá 0.7380.
Nhật Bản chính thức gia hạn các biện pháp khẩn cấp đến ngày 30 tháng 9
Theo xác nhận của thủ tướng Nhật Bản, Yoshihide Suga
Điều này đã được báo cáo vào ngày hôm qua nhưng bây giờ đã được công bố chính thức khi Nhật Bản tiếp tục nỗ lực để kiểm soát tình hình vi rút.
Đồng đô la yếu đi trong bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc sụt giảm
Đô la trượt giá đầu phiên giao dịch châu Âu
Mặc dù tâm lý rủi ro đang chiếm ưu thế ngày hôm nay, nhưng điều đó không mang lại sự tích cực cho đồng đô la khi lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm xuống còn 1.32%, giảm 2 bps trong ngày.
Đồng bạc xanh hiện đang giao dịch ở mức thấp nhất trong phiên khi tỷ giá USD/JPY giảm xuống còn 109.90 từ mức 110.20 trước đó và thậm chí đồng aussie và kiwi cũng tăng 0.2% so với đồng bạc xanh.
Commerzbank: EUR/JPY có tiềm năng chạm đến vùng 131.03/08
Tỷ giá EUR/JPY tiếp tục giằng co quanh mức 130.55. Nhưng Karen Jones, Trưởng nhóm Nghiên cứu Phân tích Kỹ thuật FICC tại Commerzbank, vẫn hy vọng cặp tiền này sẽ kiểm tra vùng giá 131.03/08.
“Tỷ giá EUR/JPY tiếp tục giằng co ở mức 130.55, mức đỉnh cuối tháng 7. Có khả năng cặp tiền thách thức mức thoái lui 50% và mức đỉnh giữa tháng 7 ở mức 131.03/08, nhưng chúng tôi nghi ngờ rằng đây sẽ là mức tăng tối đa mà tỷ giá có thể đạt được tại thời điểm này. ”
Trái phiếu China Evergrande tạm dừng giao dịch sau khi giảm hơn 30% trong phiên giao dịch buổi chiều
Điều này diễn ra sau một thời gian tạm dừng vào đầu ngày khi trái phiếu giảm 20% nhưng đà giảm trong tuần này không có dấu hiệu giảm xuống.
Cán cân thương mại tháng 7 của Đức đạt 17.9 tỷ Euro so với 13.6 tỷ Euro trước đó
Thặng dư thương mại của Đức tăng cao khi xuất khẩu tăng mạnh hơn trong tháng 7 so với tháng 6 nhưng nhập khẩu lại thấp hơn so với tháng trước.
Xuất khẩu tăng 0.5% m / m so với mức 1.3% trước đó
Nhập khẩu -3.8% m / m so với mức 0.6% trước đó
Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm điểm, thị trường FX yên ắng trước thềm phiên giao dịch châu Âu
Các thị trường toàn cầu, bao gồm cả châu Á, tỏ ra hoài nghi trước chính sách tiền tệ quan trọng của ECB vào thứ Năm. Chỉ số MSCI của cổ phiếu châu Á-Thái Bình Dươn ngoài Nhật Bản giảm 1.15% trong khi Nikkei 225 giảm 0.80% trước phiên giao dịch châu Âu. Chỉ số Topix của Nhật Bản giảm 0.6% trong khi Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc giảm 1.7%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 1.2% khi chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1.6%
Lợi suất kỳ hạn 2 năm của Mỹ ổn định ở mức 0.22%, trong khi lợi suất TP kỳ hạn 10 năm ít thay đổi ở mức 1.33%.
Tâm lý rủi ro vẫn còn khá trầm lắng và điều đó có thể thúc đẩy tâm lý cẩn thận của traders. Tỷ giá USD/JPY giảm xuống nhưng giữ trên 110, trong khi AUD/USD giảm ngày thứ tư. GBP/USD ổn định ở mức dưới 1.38. USD/SEK dao động dưới đường DMA-50 trước bài phát biểu về chính sách tiền tệ của Thống đốc Riksbank Ingves
Ukraine đã hợp pháp hóa Bitcoin thông qua dự luật điều chỉnh BTC trong nước
Mục đích chính đằng sau dự luật này sẽ cung cấp sự làm rõ về tài sản và bảo vệ những người sở hữu Bitcoin, vì trước đây Bitcoin được xem là không hợp pháp trong nước. Giờ đây, khi dự luật này được thông qua, các tòa án có thể bảo vệ các cá nhân và doanh nghiệp một cách hợp lý.
Dự luật sẽ cung cấp sự rõ ràng về thuế và chính thức cho phép các doanh nghiệp Bitcoin hoạt động trong nước. Đồng thời, luật cũng đặt ra một số hướng dẫn về cách Ukraine có thể thử và điều chỉnh Bitcoin nhiều hơn trong tương lai.
Cập nhật các chỉ số lạm phát tháng 8 của Trung Quốc
Dữ liệu ở đây từ trước đó, chỉ số CPI giảm nhưng PPI đang tăng. Cụ thể CPI đạt 0.8% (so với dự kiến 1.0%) và PPI 9.5% (so với dự kiến 9%)
Giá hàng hóa đã giảm trong những tháng gần đây, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhiều nhà máy trung và cuối chuỗi sản xuất.
Giá than của Trung Quốc tăng lên mức cao kỷ lục vào thứ Ba do lo ngại về nguồn cung khi các khu vực than lớn bắt đầu các đợt kiểm tra an toàn mới
Do các yếu tố đầu vào, chẳng hạn như giá hàng hóa, đã tăng giá nên các nhà sản xuất dường như không thể chuyển áp lực giá làm giá tiêu dùng tăng, phải chịu áp lực giá và dẫn đến thu nhập tại các công ty công nghiệp của Trung Quốc đã chậm lại trong 5 tháng liên tiếp
Đại diện nhà xuất khẩu dầu tại Nga: OPEC + nỗ lực giữ giá dầu ở mức $65- $75 / thùng
Đầu tuần này, Vagit Alekperov, đại diện nhà xuất khẩu dầu tại Nga Lukoil cho biết OPEC và các đồng minh (OPEC +) đang cố gắng duy trì giá dầu trong khoảng 65 - 75 USD/thùng - mức giá dễ chịu ”đối với người tiêu dùng”. Ông cho biết "Hiện tại, tháng 9 năm 2022 sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng khi các hạn chế sẽ được loại bỏ. Công ty có sản lượng dư thừa lên tới 90,000 thùng / ngày và chúng tôi hy vọng thị trường sẽ có nhu cầu lớn.
WTI hiện đang được giao dịch tại 69.40 USD, khá ổn định trong ngày, dựa trên báo cáo kho dự trữ dầu thô hàng tuần mới nhất của Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA).
Thị trường chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ
Tiếp nối đà giảm của thị trường chứng khoán Mỹ hôm qua, thị trường chứng khoán châu Á đều giảm đêỉm khi các nhà đầu tư lo ngại về sự phục hồi kinh tế chậm cũng như phản ứng với số liệu lạm phát của Trung Quốc, giảm từ 1% xuống 0.8% trong tháng 8.
Nợ chính phủ Mỹ có khả năng vượt trần vào tháng 10?
Janet Yellen cảnh báo rằng Bộ Tài chính có thể sẽ vi phạm giới hạn nợ chính phủ vào tháng 10, và tiếp tục kêu gọi Quốc hội tăng mức trần. Charles Schumer và Nancy Pelosi cho biết có nhiều lựa chọn để giải quyết vấn đề, những người phát ngôn của Hạ viện nói thêm rằng tăng trần nợ chính phủ không nằm trong kế hoạch điều chỉnh ngân sách.
New South Wales ghi nhận 1,405 ca nhiễm COVID-19 mới trong hôm nay
Bang lớn nhất nước Úc tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 mới ở mức cao. Tình hình tiêm chủng vẫn đang được triển khai tốt, và theo đúng kế hoạch, 35 ngày nữa, tỷ lệ tiêm chủng sẽ đạt 80%.
New Zealand ghi nhận 15 ca nhiễm COVID-19 mới
Trong hôm nay New Zealand ghi nhận 15 ca nhiễm COVID-19 mới. Đối với tiến triển vaccine, họ đang nhập về 250,000 liều. Trong số những người đủ điều kiện, 28% người đã tiêm đủ 2 liều và 54% người dân đã tiêm một liều.
Cuộc họp của ECB sẽ được kỳ vọng gì?
Bloomberg Economics dự báo chương trình mua trái phiếu thông qua PEPP sẽ được duy trì ở "tốc độ cao" trong quý 4. Dự báo lạm phát trung hạn khó có thể bị thay đổi, mặc dù dự báo ngắn hạn nên được nâng lên đáng kể. Morgan Stanley cũng nhận định ECB sẽ duy trì quan điểm dovish trong năm nay, khiến EUR/USD giảm trong quý 4 khi Fed bắt đầu thắt chặt.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 08/09: BoC giữ nguyên chính sách tiền tệ, CAD giảm mạnh nhất nhóm G-7
Chứng khoán Mỹ đóng cửa trong sắc đỏ khi các nhà đầu tư lo ngại về triển vọng kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực do biến chủng Delta của COVID-19. Dow Jones giảm 0.20%, S&P 500 giảm 0.13% còn Nasdaq giảm 0.57%.
Trên thị trường FX, đồng USD tiếp nối đà tăng trong tuần này, nhưng đã phần nào bị suy yếu vào gần cuối phiên khi ông John Williams, một quan chức Fed cho rằng nền kinh tế vẫn cần một tiến bộ đáng kể trước khi có thể tiến hành thắt chặt chính sách. Chỉ số DXY tăng 0.19% lên 92.70 sau khi chạm đỉnh 92.86 trong phiên và lợi suất 10 năm giảm về 1.34%. Điều này kéo theo các đồng tiền khác đều giảm so với USD, trong đó EUR/USD giảm 0.22% xuống 1.1813, GBP/USD giảm 0.08% xuống 1.3771, USD/CAD tăng 0.33% lên 1.2688, sau khi BoC giữ nguyên chính sách tiền tệ của mình trong cuộc họp vừa qua.
Vàng giảm 0.28% xuống $1,789/oz khi đồng USD mạnh lên. Giá dầu tăng lên $69.3/thùng.
Chứng khoán châu Âu tiếp tục một phiên chìm trong sắc đỏ
Các chỉ số chứng khoán châu Âu hôm nay tiếp tục đóng cửa giảm điểm:
- Chỉ số DAX -1.4%
- Chỉ số CAC, -0.8%
- Chỉ số FTSE 100, -0.7%
- Chỉ số Ibex, -0.44%
- Chỉ số FTSE MIB, -0.6%
Tại Mỹ, ba chỉ số lớn cũng đang ảm đạm không kém:
- Chỉ số Dow Jones, -0.4%
- Chỉ số S&P 500, -0.45%
- Chỉ số Nasdaq, -0.95%
Thống đốc BoE Bailey: Đà phục hồi đang chững lại
Sau đây là một số bình luận từ các quan chức BoE.
Thống đốc Bailey:
- Dịch Covid kéo dài khiến cung cầu chưa thể cân bằng lại, đẩy lạm phát cao hơn
Dave Ramsden:
- BoE giữ nguyên quan điểm lạm phát chỉ là tạm thời
- Lạm phát trong tương lai cũng sẽ chỉ là tạm thời
- Viễn cảnh lạm phát khả thi hơn giảm phát
Đô la tiếp tục bay cao trong phiên Mỹ
Không thể cản lại được sức mạnh của đồng đô la trong vài phiên gần đây. Sau khi tăng mạnh trong ngày hôm qua nhờ lợi suất trái phiếu lên hơn 1.38%, hôm nay chỉ số DXY tiếp tục lên đến mức 92.8 điểm, tăng 0.35% trong ngày. Các đồng tiền khác đều kéo dài đà giảm từ đầu phiên Mỹ: EUR và GBP giảm 0.3%. AUD giảm 0.5%. NZD giảm 0.23%. CAD đang chịu nhiều áp lực nhất, giảm tới 0.7% sau quyết định của BoC. Vàng cũng đã xuống vùng 1,787 sau một thời gian đi ngang tại 1,795.
Ngân hàng SocGen có nhận định gì về vàng?
Đà tăng yếu đuối của vàng trong năm này dù lãi suất thấp và lạm phát cao có vẻ đang không tốt cho triển vọng tương lai của kim loại này. Tuy nhiên, các chuyên gia tại SocGen nhận định rằng vàng vẫn có khả năng tăng trong ngắn hạn, và sẽ đạt mức trung bình 1,750 trong năm 2022. Với trường hợp kinh tế suy yếu, vàng được dự báo sẽ lên tới 2,100/oz, tuy nhiên, trong trường hợp kinh tế tiếp tục khởi sắc, khả năng vàng rơi xuống vùng 1,600 là hoàn toàn có thể xảy ra.
Hiện tại, vàng đang tiếp tục rơi xuống vùng 1,785, tương ứng với mức giảm 0.5% trong ngày.
Một số điểm chính sau cuộc họp BoC
Quan chức BoC đã có một số bình luận đáng chú ý sau quyết định giữ nguyên lãi suất và QE:
- Sự gián đoạn chuỗi cung ứng đang hạn chế hoạt động của một số nhóm ngành và COVID-19 sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng đến hồi phục toàn cầu
- Kinh tế thế giới đã tiếp tục hồi phục trong quý II
- GDP quý II gây thất vọng nhiều khả năng là do xuất khẩu thu hẹp do gián đoạn chuỗi cung ứng, đặc biệt trong ngành sản xuất ô tô
- Tiếp tục kỳ vọng kinh tế phục hồi nửa sau năm nay, dù Covid và tình trạng thắt cổ chai nguồn cung có thể gây áp lực
- Các nhân tố khiến lạm phát tăng cao sẽ chỉ là tạm thời
Risk-off bao trùm, chứng khoán Mỹ khởi đầu ảm đạm
Có vẻ như nỗi sợ tiếp tục bao trùm thị trường, từ nỗi sợ Covid cho tới nỗi sợ Trung Quốc siết chặt quy định. Trước tình hình tâm lý risk-off như vậy, chứng khoán Mỹ đang khởi đầu phiên hôm nay khá ảm đạm khi chỉ số Dow Jones giảm 0.2%, S&P 500 giảm 0.23% và Nasdaq giảm 0.28%. Tại châu Âu, các chỉ số đang giảm sâu hơn rất nhiều: chỉ số DAX giảm 1%, Stoxx 600 giảm 0.7%, FTSE 100, CAC và FTSE MIB đồng loạt giảm 0.5%.
Tình hình hiện tại đang ủng hộ cho đồng bạc xanh, chỉ số DXY chạm mức 92.7 điểm. EUR và GBP giảm 0.2%. CHF giảm 0.24%. JPY chưa có nhiều thay đổi. AUD giảm 0.18%, NZD tăng nhẹ 0.07% và CAD giảm 0.23%. Nhìn chung, thị trường vẫn chưa có nhiều biến động mạnh do thiếu đi xúc tác. Trong hai phiên cuối tuần, báo cáo trợ cấp thất nghiệp lần đầu và PPI tại Mỹ sẽ rất được chú ý.
Vàng tiếp tục chật vật quanh vùng 1,794, hầu như không có thay đổi so với phiên hôm trước. Dầu tăng 1.72% lên $69.5/thùng.
Vàng chật vật gần mức 1,800
Sau một phiên giảm sâu khi lợi suất trái phiếu Mỹ tăng mạnh, vàng hôm nay tiếp tục chật vật khi chưa thể vượt lại lên 1,800. Kim loại này đi ngang quanh vùng 1,795 trong phiên hôm nay, với ba lần vượt được lên 1,800 nhưng đều nhanh chóng giảm xuống. Lợi suất trái phiếu giảm xuống trong phiên hôm nay có thể hạn chế đà giảm của vàng, tuy nhiên với việc đánh mất hỗ trợ tại đường MA 200 ngày, phe bán vẫn sẽ nắm quyền kiểm soát.
Hiện tại vàng đang được giao dịch quanh mức 1,796.
Bản tin COVID-19: Số ca tử vong do COVID tại Mỹ chạm mốc 650,000 người!
- Số ca tử vong do COVID tại Mỹ được xác nhận là 650,000 người.
- Số lượng công nhân Mỹ trở lại văn phòng giảm gần một phần ba trong tuần kết thúc vào ngày 1 tháng 9.
- Nhật Bản có thể gia hạn lệnh khẩn cấp đến cuối tháng 9, Asahi đưa tin.
- J&J đang đàm phán để thử nghiệm tiêm mũi vaccine bổ sung ở Nam Phi.
Phó chủ tịch SNB cho rằng đồng CHF đang được định giá cao!
Phó chủ tịch SNB, Fritz Zurbruegg cho rằng đồng Franc đang được thị trường định giá cao ở thời điểm hiện tại.
Đây chỉ là một chút nhắc nhở "thân thiện" của SNB về quan điểm của họ đối với CHF. Ngay cả khi chúng ta sẽ vượt qua đại dịch trong những năm tới, đừng hy vọng điều đó sẽ thay đổi nhiều quan điểm chính sách từ ngân hàng trung ương Thụy Sĩ.
Nhật Bản được cho là sẽ gia hạn tình trạng khẩn cấp đến ngày 30 tháng 9!
NHK đưa tin Nhật Bản được cho là sẽ gia hạn tình trạng khẩn cấp đến ngày 30 tháng 9.
Trong khi tình hình COVID ở Nhật Bản đang trở nên tốt hơn trong tuần qua, số ca mắc hàng ngày vẫn đang giữ ở mức cao hơn so với hồi tháng Bảy.
Tin tốt là ít nhất việc tiêm chủng đang nhanh dần với khoảng 49% dân số Nhật Bản được tiêm chủng đầy đủ tính đến ngày hôm qua.
Các ngân hàng lớn đều đang cảnh báo các nhà đầu tư về thị trường chứng khoán Mỹ!
Các ngân hàng lớn từ Morgan Stanley đến Credit Suisse và Citi đều đã cảnh báo các nhà đầu tư về triển vọng thị trường chứng khoán Hoa Kỳ:
- Morgan Stanley đã hạ triển vọng thị trường chứng khoán Mỹ. Ngân hàng này ưu tiên Châu Âu và Nhật Bản.
- Credit Suisse duy trì tỷ trọng thấp đối với cổ phiếu tại Hoa Kỳ, với lý do định giá cao và rủi ro pháp lý.
- Citi ngày hôm qua cho biết bất kỳ sự điều chỉnh nhỏ nào cũng có thể được khuếch đại.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Đồng USD tiếp tục thể hiện sức mạnh!
Đồng USD tiếp tục thể hiện sức mạnh trong phiên hôm nay.
- Chỉ số DXY hiện tăng 0.15% lên 92.66.
- Tỷ giá EUR/USD giảm 0.15% xuống 1.1820 trước thềm cuộc họp ECB rất quan trọng vào ngày mai.
- Trong khi đó USD/CHF tăng 0.13% lên 0.9205.
- Đồng Aussie giảm nhẹ 0.1% xuống 0.7377.
Thống đốc BOJ Kuroda: Tiếp tục nới lỏng tiền tệ ngay cả sau đại dịch COVID-19
- BOJ sẽ tiếp tục lập trường kiên định khi nói đến nới lỏng tiền tệ
- Duy trì chính sách nới lỏng ngay cả sau khi đại dịch COVID-19 giảm bớt, cho đến khi lạm phát chạm mức 2%
- Có sự không chắc chắn về tác động của đại dịch
- Nếu cần, BOJ sẽ thực hiện các bước nới lỏng bổ sung mà không do dự
- BOJ không xem xét việc ngừng mua hoặc bán chứng chỉ ETF
ICYMI: Fitch hạ tín nhiệm China Evergrande, cho rằng vỡ nợ "có thể xảy ra"
Những lo lắng tiếp tục gia tăng đối với China Evergrande
Fitch là công ty mới nhất tham gia vào một loạt hạ cấp đối với Evergrande, làm tăng thêm lo lắng cho nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc. Fitch nói rằng:
Việc hạ tín nhiệm phản ánh quan điểm của chúng tôi rằng một loại vỡ nợ nào đó có thể xảy ra. Chúng tôi cho rằng rủi ro tín dụng cao do thanh khoản eo hẹp, doanh số theo hợp đồng giảm, áp lực giải quyết các khoản thanh toán chậm cho nhà cung cấp và nhà thầu, và tiến độ thanh lý tài sản hạn chế.