USD/CAD hướng đến mức 1.3700 trước thềm công bố chính sách của BoC và báo cáo NFP của Mỹ
- USD/CAD đang hướng đến mức 1.3700 khi USD tăng giá.
- BoC dự kiến sẽ đưa ra quyết định về lãi suất vào thứ Tư.
- Các nhà đầu tư dự báo Fed sẽ cắt giảm lãi suất từ tháng 9.
BTC giao dịch gần mức 69,500$ vào đầu phiên Mỹ
Bitcoin hiện đang ở mức 69,379 USD, trước thềm công bố dữ liệu cơ hội việc làm JOLTs của Mỹ
Giá khí đốt tự nhiên giảm nhiều hơn vào đầu phiên giao dịch của Mỹ
- Giá khí đốt tự nhiên đang có xu hướng giảm nhiều hơn.
- Trong khi đó, thị trường quyền chọn đang cảnh báo giá xăng sẽ còn giảm hơn nữa.
- Chỉ số DXY tăng cao hơn do dòng tiền đổ vào tài sản trú ẩn an toàn giảm vào hôm qua sau dữ liệu PMI sản xuất ISM.
Hiện tại, giá khí đốt tự nhiên đang ở mức 2.739 USD:
Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Adeyemo: Chúng tôi kỳ vọng lạm phát sẽ tiếp tục giảm
Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Adeyemo phát biểu trên CNBC cho biết:
- Các nhà sản xuất, nhà phân phối của Hoa Kỳ sẽ tăng cường tuân thủ lệnh trừng phạt đối với Nga.
- Các CEO của Hoa Kỳ cần chú ý hơn đến chuỗi cung ứng.
- Các ngân hàng, CEO của Hoa Kỳ không thông đồng với việc Nga trốn tránh lệnh trừng phạt liên quan đến Ukraine.
- Nếu không có Trung Quốc, chuỗi cung ứng quân sự của Nga sẽ bị đình trệ.
- Mặc dù nền kinh tế Hoa Kỳ đang cải thiện, nhưng vẫn còn nhiều thách thức.
- Chính quyền cần tập trung vào việc giảm lạm phát.
- G7 đã chỉ ra rằng Trung Quốc sẽ phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn từ một nhóm các quốc gia muốn cân bằng sân chơi thương mại.
- Chúng tôi kỳ vọng lạm phát sẽ tiếp tục giảm.
- Chúng tôi phải xây dựng thêm nhà ở và kỳ vọng giá nhà cũng sẽ giảm
- Hy vọng các nhà bán lẻ sẽ giảm giá như Walmart và Target đã làm
- Fed đang trong giai đoạn im ắng cho đến khi đưa ra quyết định về lãi suất vào ngày 12/6. Cuộc họp đó cũng sẽ bao gồm biểu đồ "dot plot" mới nhất và định hướng về tăng trưởng, việc làm và lạm phát.
Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Sáu, được dự báo sẽ tăng 185 nghìn sau khi tăng 175 nghìn vào tuần trước. Tỷ lệ việc làm dự kiến là 3.9%.
Dữ liệu cơ hội việc làm JOLTs của Mỹ sẽ được công bố với kỳ vọng là 8.355 triệu việc làm so với 8.488 triệu việc làm của tháng trước. Đây sẽ là mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021.
USD tăng khi thị trường giảm dần khẩu vị rủi ro
- USD đang tăng giá so với hầu hết các đồng tiền lớn khác.
- Khởi đầu tích cực trong tuần của thị trường chứng khoán đang dần mờ đi.
- DXY tăng trở lại trên mức 104.00 và duy trì mức tăng trong phiên giao dịch châu Âu.
Vàng có xu hướng giảm trong ngắn hạn khi USD phục hồi
- Vàng được dự báo sẽ giảm giá trong ngắn hạn khi USD phục hồi.
- Kỳ vọng lạm phát toàn cầu thấp hơn đang thúc đẩy các nhà đầu tư chuyển sang trái phiếu, khiến vàng kém hấp dẫn hơn.
- Các chỉ số kỹ thuật của XAU/USD cho thấy khả năng tỷ giá này sẽ giảm nhiều hơn sau khi phá vỡ xu hướng gần đây.
Biểu đồ XAU/USD:
GBP/USD suy yếu trong bối cảnh bất ổn, dữ liệu việc làm của Mỹ sắp được công bố
- GBP/USD đang gặp áp lực, giảm xuống dưới mức 1.2800 mặc dù các trader đã tăng kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9.
- PMI sản xuất ISM thấp hơn dự báo của Mỹ đang thúc đẩy khả năng Fed cắt giảm lãi suất.
- Lạm phát dịch vụ dai dẳng của Vương quốc Anh vẫn là mối quan tâm lớn đối với các nhà hoạch định chính sách của BoE.
Dữ liệu cơ hội việc làm JOLTS của Mỹ sẽ được công bố vào tối nay
- Dữ liệu JOLTS của Hoa Kỳ sẽ được các nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ trước báo cáo việc làm tháng 5.
- Số lượng việc làm được dự báo sẽ giảm xuống còn 8.34 triệu vào ngày làm việc cuối cùng của tháng 4.
- Thị trường không kỳ vọng Fed sẽ hạ lãi suất chính sách ít nhất cho đến tháng 9.
Quan chức cấp cao Hamas: Israel đang không nghiêm túc về việc tiến tới một thỏa thuận ở Gaza
Một quan chức cấp cao của Hamas cho biết:
- Israel không nghiêm túc về việc đạt thỏa thuận ở Gaza
- Họ vẫn đang hành động dưới sự bao che của Mỹ.
- Chúng tôi không hài lòng với việc Mỹ vàphương Tây kêu gọi chúng tôi chấp nhận đề xuất của Biden như thể Hamas là người đang cản trở thỏa thuận.
- Thủ tướng Israel Netanyahu đã nhiều lần nói rằng ông ta muốn tiêu diệt hoàn toàn Hamas.
Cập nhật thị trường phiên Châu Âu: Khẩu vị rủi ro chi phối thị trường chung
Tin tức chính:
- Cổ phiếu tiếp tục suy yếu trong phiên giao dịch sáng tại châu Âu
- Những sự kiện chính cần lưu ý trong ngày hôm nay là gì?
- BOJ cân nhắc cắt giảm lượng trái phiếu mua vào sau cuộc họp tháng Sáu
- Phó thống đốc BOJ Himino: Chính sách tiền tệ không thể chỉ nhằm mục tiêu ổn định biến động tỷ giá
- CPI tháng 5 tại Thụy Sĩ khớp với dự báo
Thị trường:
- JPY dẫn đầu, AUD suy yếu nhất trọng ngày
- Chhứng khoán châu Âu giảm; HĐTL S&P 500 giảm 0.4%
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm xuống 4.386%
- Vàng giảm 1.0% xuống $2,327
- Dầu thô WTI giảm 1.5% xuống $72.92
- Bitcoin giảm 0.3% xuống $68,911
Đồng USD tiếp tục đà hồi phục trong ngày khi khẩu vị rủi ro trở nên suy yếu. Không có yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp, nhưng có thể dữ liệu kinh tế Mỹ suy yếu gần đây đang bắt đầu gợi nhắc đến rủi ro lạm phát đình đốn.
USD/JPY hiện giảm xuống mức 154.80. Điều đó khiến JPY trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất trong ngày. Trong khi đó, EUR/USD giảm xuống 1.0860 và GBP/USD giảm 40 pip trong ngày. Các đồng tiền hàng hóa đang suy yếu trong bối cảnh khẩu vị rủi ro ảm đạm. USD/CAD tăng 0,4% lên 1,3680 trong khi AUD/USD giảm 0,7% xuống 0,6640 hiện tại.
Chứng khoán chỉ số châu Âu giảm khoảng 1%. HĐTL S&P 500 giảm 0.6% trước khi phục hồi.
Trên thị trường trái phiếu, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tiếp tục giảm xuống 4.386% trong ngày hôm nay.
Đà bán tháo hàng hóa khiến dầu WTI tiếp cận mức $73 và vàng giảm 1%. Mặc dù vậy, đà giảm mạnh nhất thuộc về bạc, khi kim loại quý này giảm hơn 3%.
Sự kiện tiếp theo cần chú ý là dữ liệu việc làm mới JOLTS
Khối lượng giao dịch Bitcoin NFT đạt mức 4 tỷ USD
Bitcoin hiện xếp thứ tư về tổng khối lượng giao dịch NFT mọi thời đại, sau Ethereum, Solana và Ronin.
Vào ngày 4 tháng 6, công cụ NFT CryptoSlam cho thấy NFT trên chuỗi khối Bitcoin đã đạt tổng giá trị giao dịch mọi thời đại vượt quá 4 tỷ USD.
Trong 30 ngày qua, NFT dựa trên Bitcoin ghi nhận khối lượng giao dịch là 171 triệu USD, đứng đầu về khối lượng giao dịch theo chuỗi khối. Đứng sau đó là Ethereum với 159 triệu USD và Solana ghi nhận 90 triệu USD trong tháng vừa qua.
Thị trường NFT nói chung cũng chứng kiến khối lượng giao dịch giảm trong tháng 5. Vào ngày 31 tháng 5, CryptoSlam cho thấy doanh số bán NFT theo tháng giảm 54% so với tháng 4, ghi nhận 624 triệu USD.
Sự sụt giảm về khối lượng giao dịch cũng ảnh hưởng đến các bộ sưu tập kỹ thuật số dựa trên Bitcoin. Dữ liệu cho thấy NFT dựa trên Bitcoin giảm 68% doanh số trong tháng 5.
Ngoài việc NFT Bitcoin ghi nhận cột mốc mới về doanh số bán mọi thời đại, mạng lưới này cũng chứng kiến mức kỷ lục mới về giá trị giao dịch. Vào ngày 28 tháng 5, giao dịch Bitcoin (BTC) ước tính đạt giá trị vượt quá 25 tỷ USD, mức cao nhất trong năm ngoái.
Bernstein: Quyết định của SEC về ETF Ethereum không bị chi phối bởi yếu tố chính trị
Một trong những suy đoán về sự thay đổi đột ngột trong quan điểm của SEC đối với các ETF Ethereum giao ngay chính là áp lực chính trị từ Đảng Dân chủ nhằm giành lấy các cử tri trung lập trước thềm cuộc bầu cử tháng 11 năm nay tại Mỹ.
Tuy nhiên, lập luận đó bắt đầu trở nên ít đáng tin cậy hơn sau khi Tổng thống Joe Biden phủ quyết dự luật bãi bỏ SAB số 121 của SEC, các nhà phân tích của Bernstein, Gautam Chhugani và Mahika Sapra đã viết trong báo cáo ngày 3 tháng 6.
Theo các phân tích viên này, quyết định phê duyệt các quỹ ETF Ethereum giao ngay của SEC có thể không phải là một quyết định phút chót do áp lực chính trị mà nhằm tránh một cuộc chiến pháp lý
Bernstein cho biết họ đã trao đổi với một vài nhà phát hành tiềm năng, những người "cũng ngạc nhiên" trước sự chấp thuận vào phút chót của SEC: "Không ai mong đợi SEC phê duyệt ETF Ethereum. Sự im lặng của đội ngũ nhân viên SEC trước ngày phê duyệt được hiểu là sự từ chối. Tuy nhiên, các nhà phát hành ETF lại được yêu cầu nộp lại đơn xin 19b-4 trong vòng 24 giờ tức 4 ngày trước ngày phê duyệt."
Các nhà phân tích cho biết thêm rằng "SEC biết rằng họ đang gặp khó khăn với ETF ETH" vì nó có cùng tính chất pháp lý với các ETF Bitcoin giao ngay.
Ngoài ra, học cho rằng Ethereum sẽ được hưởng lợi
Hiệu suất của Bitcoin và Ether so với các tài sản truyền thống kể từ năm 2022. Nguồn: Bernstein
SEC đã chính thức phê duyệt các đơn đăng ký 19b-4 từ VanEck, BlackRock, Fidelity, Grayscale, Franklin Templeton, ARK 21Shares, Invesco Galaxy và Bitwise để phát hành các ETF giao ngay vào ngày 23 tháng 5. Tám nhà phát hành được phê duyệt hiện đang chờ phê duyệt đơn S-1, có thể mất từ vài tuần đến vài tháng.
Khẩu vị rủi ro chi phối thị trường ngoại hối trong phiên Châu Âu
Các đồng tiền tăng giá mạnh nhất là JPY, CHF và USD. USD/JPY đang kiểm tra mức 155.00 và đã giảm hơn 140 pip kể từ phiên châu Á.
EUR/USD hiện giảm 0,3% xuống 1,0868 trong khi GBP/USD giảm 35 pip trong ngày, trong khi các đồng tiền hàng hóa đang chịu thiệt hại nặng nề với AUD/USD hiện giảm xuống 0.6635 và không thể giữ vững đà tăng ngày hôm qua
Trong khi đó, USD/CAD tăng lên 1.3695 trong ngày và NZD/USD giảm về mức 0.6160 ở thời điểm hiện tại.
Thị trường chứng khoán chìm trong sắc đó với các chỉ số châu Âu giảm khoảng 1% trong khi HĐTL S&P 500 hiện giảm 0.6%.
Giá bạc giảm hơn 3% trong phiên Châu Âu
Kim loại quý là những loại tài sản có hiệu suất tuyệt vời trong thời gian qua và hiện đang có nhịp điều chỉnh mạnh. Giá bạc hiện đang giảm mạnh xuống dưới mức $30.
Các mức Fibonacci được đánh dấu trên biểu đồ ở trên là những mức cần theo dõi, nhưng không loại trừ khả năng giá bạc quay trở lại mức đáy tháng Năm là $26. Theo dữ liệu quá khứ, tháng Sáu là tháng mà kim loại này có hiệu suất kém nhất.
Nhìn sang các kim loại khác, vàng cũng giảm 0.8% xuống $2,331, trong khi giá đồng cũng giảm mạnh xuống $4.55.
BOJ cân nhắc cắt giảm lượng trái phiếu mua vào sau cuộc họp tháng Sáu
- Theo báo cáo, BOJ đang cân nhắc giảm lượng trái phiếu mua vào.
Ngoài ra, các nguồn tin cho rằng BOJ không có ý định gây bất ngờ cho các nhà giao dịch trái phiếu.
Nhiều khả năng đây sẽ là động thái tiếp theo trước khi NHTW này tăng lãi suất trở lại. Nhiều khả năng BoJ sẽ tăng lãi suất vào tháng Bảy tới
Chứng khoán châu Âu giảm sâu hơn trong phiên thứ Ba
Sau pha hồi muộn trên thị trường chứng khóa Mỹ ngày hôm qua, tâm lý chung của thị trường tiếp tục xấu đi trong phiên thứ Ba. Khẩu vị rủi ro ảm đạm, với các loại tiền tệ hàng hóa yếu nhất trong số các dồng tiền chính, trong khi JPY dẫn đầu đà tăng. USD/JPY hiện giảm 0.5% xuống 155.20 trong ngày và giảm hơn 120 pip kể từ phiên Á.
Cập nhật phiên Âu: USD tăng so với hầu hết các đồng tiền chính, ngoại trừ JPY và CHF
Trên thị trường FX, USD tăng so với hầu hết các đồng tiền chính, ngoại trừ JPY và CHF.
Tỷ lệ thất nghiệp tại Đức giữ ở mức 5.9%, trong khi mức tăng lao động thất nghiệp cao gấp 4 lần dự báo. Điều này cho thấy nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ chỉ phục hồi “chậm chạp” trong năm nay. EUR/USD tiếp tục mở rộng đà giảm trong ngày trước thềm quyết định hạ lãi suất của ECB (vào thứ Năm) sau khi Đức công bố báo cáo lao động tháng 5. Hiện cặp tiền giảm 0.23% xuống 1.0880.
Tại Thụy Sĩ, CPI tháng 5 phù hợp với dự báo và thấp hơn mục tiêu 2%. Điều này sẽ giúp SNB có thêm dư địa để hạ lãi suất trong tương lai. USDCHF đã tăng hơn 30pip sau khi dữ liệu được công bố, nhưng nhanh chóng đảo chiều giảm về 0.8933, trước khi ổn định ở mức 0.8950. Hiện cặp tiền đang giảm nhẹ 0.1% trong ngày.
Phó Thống đốc BoJ Himino đã đưa ra một số bình luận về chính sách tiền tệ, nhấn mạnh việc đánh giá tác động tiềm tàng của việc duy trì chính sách nới lỏng đến nền kinh tế và lưu ý rằng BoJ cần điều tiết chính sách dựa trên nhiều góc độ khác nhau, không riêng gì nhằm mục tiêu vào ổn định biến động tỷ giá.
Tại các thị trường khác:
- Vàng giảm 0.75% xuống 2,332 USD/oz
- Dầu WTI tiếp tục giảm mạnh hơn 1.4% xuống 73.15 USD/thùng khi OPEC+ lên kế hoạch nối lại sản xuất
- Lợi suất TPCP giảm nhẹ khắp các kỳ hạn, với lợi suất 10 năm giảm 1.3bp xuống 4.38%
- Chứng khoán châu Âu "đỏ lửa" khi các động lực tăng trước đó mờ dần, với FTSE MIB của Ý dẫn đầu đà giảm hơn 1.2%
EUR/USD giảm mạnh xuống 1.0880 khi chờ đợi quyết định chính sách ECB
EUR/USD chịu áp lực bán và giảm mạnh xuống 1.0880 trong phiên Âu. Sự kiện lớn đối với EUR sẽ là quyết định lãi suất của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) được công bố vào thứ Năm.
Trước đó, cặp tiền tăng lên 1.0910, với động lực được thúc đẩy nhờ việc tỷ giá phá lên trên kháng cự của Mô hình tam giác cân trên khung D1. Nhìn chung, triển vọng của cặp tiền vẫn vững vàng khi đường EMA 50 ngày ở mức 1.0800 đang dốc lên.
Chỉ báo RSI giảm xuống phạm vi 40-60, cho thấy động lực tăng đang có dấu hiệu suy yếu. EURUSD được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên đỉnh phiên 21/3 ở khoảng 1.0940, sau đó là mốc 1.100. Trái lại, nếu cặp tiền giảm vượt đường EMA 200 ngày ở mức 1.0800, áp lực bán có thể gia tăng.
USDCHF đảo chiều giảm sau khi tăng cao hơn hậu báo cáo CPI Thụy Sĩ
Ban đầu, USDCHF tăng từ 0.8940 lên 0.8970 sau khi công bố báo cáo CPI Thụy Sĩ, nhưng hiện đã đảo chiều giảm về 0.8944.
Tỷ lệ thất nghiệp tháng 5 tại Đức giữ ở mức 5.9%
- Lượng người thất nghiệp: tăng 25,000 (dự báo: 7,000, trước đó: điều chỉnh tăng từ 10,000 lên 11,000)
- Tỷ lệ thất nghiệp: 5.9% (trước đó: 5.9%)
Lượng người thất nghiệp tăng mạnh hơn dự báo, nhưng tin tốt là tỷ lệ thất nghiệp được duy trì ổn định trong tháng. Và bất chấp suy thoái sản xuất, thị trường lao động Đức vẫn đang tiến triển tốt trong năm qua.
Sắc đỏ bao trùm lên thị trường chứng khoán châu Âu đầu phiên thứ Ba
Các chỉ số châu Âu mở cửa giảm điểm khi động lực tích cực trong vài ngày qua mờ dần. HĐTL Hoa Kỳ ít biến động khi chứng khoán Mỹ chật vật phục hồi sau khởi đầu tháng mới có phần u ám. FTSE MIB của Ý dẫn đầu đà giảm với gần 1%. Nhóm cổ phiếu dầu khí giảm 1.4%, trong khi ngành hàng gia dụng tăng nhiều nhất nhưng cũng chỉ ở khoảng 0.1%.
Phó thống đốc BOJ Himino: Chính sách tiền tệ không thể chỉ nhằm mục tiêu ổn định biến động tỷ giá
- Phải cảnh giác với biến động tỷ giá và tác động của nó đến nền kinh tế cũng như giá cả
- Khi điều hành chính sách tiền tệ, cần phải nhìn vào nhiều khía cạnh khác nhau, chứ không chỉ riêng việc ứng phó với các biến động tỷ giá
Các nhà đầu tư hướng trọng tâm sang báo cáo Cơ hội việc làm JOLTS tháng 5 tại Hoa Kỳ
Cơ hội việc làm JOLTS tại Hoa Kỳ dự kiến sẽ giảm từ 8.288 triệu trong tháng 4 xuống 8350 triệu trong tháng 5. Báo cáo chính thức sẽ tiếp tục cho thấy sự sụt giảm của lượng việc làm khi thị trường lao động tái cân bằng. Tỷ lệ bỏ việc cũng đã giảm xuống mức thấp trong chu kỳ mới và đây sẽ là tin tốt đối với lạm phát vì nó được cho là động lực dẫn đến tăng trưởng lương nóng.
Định giá thị trường giữa việc cắt giảm 1 hay 2 lần tiếp tục biến động mạnh. Số liệu tháng 5 thấp hơn sẽ củng cố cho câu chuyện giảm phát và có khả năng hỗ trợ giá trái phiếu, đồng thời gây áp lực lên USD.
Phó thống đốc BoJ Himino: Cần theo dõi tác động tiềm tàng của chính sách tiền tệ nới lỏng lên nền kinh tế
Phó Thống đốc BoJ Ryozo Himino cho biết hôm thứ Ba:
- Khi duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong một thời gian cực kỳ dài, các nhà hoạch định phải cảnh giác với tác động tiềm tàng của nó đối với năng suất và tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế
- Các doanh nghiệp có thể sẽ có nhiều dư địa để điều chỉnh giá linh hoạt khi cả giá cả và tiền lương đều tăng vừa phải
CPI tháng 5 tại Thụy Sĩ khớp với dự báo
- CPI toàn phần: +1.4% so với cùng kỳ (dự báo: 1.4%, trước đó: 1.4%)
- CPI lõi: +1.2% so với cùng kỳ (trước đó: 1.2%)
Các số liệu này tương tự như mức tăng được ghi nhận trong tháng 4 và điều này sẽ bật đèn xanh cho SNB tiếp tục nới lỏng chính sách vào cuối tháng này. USD/CHF tăng từ 0.8945 lên 0.8975 sau khi báo cáo được công bố.
Cập nhật FX:
Quyền chọn FX hết hạn vào ngày 4/6 lúc 10 giờ sáng theo giờ New York
Hôm nay không có các đợt đáo hạn quan trọng nào đáng chú ý. Tuy nhiên, cần lưu ý một số đợt đáo hạn quy mô vừa của EUR/USD ở mức 1.0890-1.0900.
Ngoài ra, mọi sự chú ý sẽ đổ dồn vào thị trường trái phiếu và xu hướng rủi ro tổng thể để xem điều đó tác động như thế nào đến tâm lý thị trường ngoại hối. Dữ liệu việc làm JOLTS của Mỹ sẽ là tâm điểm đáng chú ý vào cuối ngày.
Hợp đồng tương lai Eurostoxx giảm 0.1% vào đầu phiên Âu
- Hợp đồng tương lai DAX của Đức -0.2%
- Hợp đồng tương lai FTSE của Anh -0.2%
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đang đi ngang. Thị trường tiền tệ cũng khá trầm lắng, khi đồng USD ổn định hơn sau đà sụt giảm hôm qua.
AUD chấm dứt chuỗi tăng 3 phiên liên tiếp khi nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu GDP quý I của Úc
Đồng AUD đã chấm dứt chuỗi tăng ba phiên liên tiếp vào thứ Ba, hiện AUD/USD giao dịch quanh mức 0.6668. Điều này có thể là do tài khoản vãng lai của Úc bất ngờ thâm hụt 4.9 tỷ AUD (3.2 tỷ USD) trong quý đầu tiên. Con số này là sự chuyển biến đáng kể so với thặng dư được điều chỉnh giảm là 2.7 tỷ AUD trong quý trước, và thấp hơn nhiều so với dự kiến của thị trường là thặng dư 5.9 tỷ AUD.
Các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu GDP của Úc trong quý đầu tiên và PMI Dịch vụ Caixin của Trung Quốc trong tháng 5, cả hai đều sẽ được công bố vào thứ Tư. Tại Hoa Kỳ, nhà đầu tư cũng sẽ chú ý đến báo cáo PMI Dịch vụ ISM và dữ liệu việc làm của ADP.
Lịch kinh tế phiên Âu hôm nay có gì đáng chú ý?
- Báo cáo sản xuất ISM tháng 5 của Mỹ thấp hơn dự kiến, khiến đồng USD và lợi suất trái phiếu giảm.
- Thị trường hiện tại khá bình lặng, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm so với mức đỉnh 4.63% của tuần trước.
- Chỉ số CPI tháng 5 của Thụy Sĩ sẽ là số liệu đáng theo dõi để xem liệu SNB có khả năng hạ lãi suất hay không.
- Dữ liệu việc làm JOLTS của Mỹ cũng đáng chú ý.
Các sự kiện chính:
- 17:30 - Chỉ số CPI tháng 5 của Thụy Sĩ
- 14:55 - Số liệu thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp tháng 5 của Đức
Đồng USD đang bị đè nặng bởi dữ liệu kinh tế yếu hơn tại Mỹ
Đồng bạc xanh mất giá vào đầu tuần sau khi dữ liệu sản xuất ISM giảm nhẹ ngày hôm qua. Báo cáo việc làm của Mỹ yếu hơn dự kiến, giá cả cũng giảm so với tháng 4. Điểm tích cực cho đồng USD là thị trường lao động vẫn ổn định. Kết quả là đồng USD giảm và các mức kỹ thuật quan trọng đang bị phá vỡ.
EUR/USD đang tiến lên mức đỉnh kể từ tháng 3. Kháng cự từ đỉnh tháng 4 tại 1.0885 có vẻ đã bị phá vỡ. Điều này đã cho phép cặp tiền này tiến tới mốc 1.0950.
Bên cạnh những dữ liệu của Hoa Kỳ trong tuần này, quyết định chính sách của ECB sẽ là một điểm đáng chú ý vào thứ Năm.
USD/JPY cũng giảm xuống dưới mức hỗ trợ ngắn hạn quanh 156.57-156.62, có khả năng giảm xuống dưới mốc 156.00.
Các cặp tiền tệ khác:
- GBP/USD cũng đang đạt mức đỉnh kể từ tháng 3, khi vượt mốc 1.2800.
- USD/CHF cuối cùng đã phá vỡ hỗ trợ quan trọng tại 0.9000.
- AUD/USD đang tiến gần đến ngưỡng kháng cự quan trọng ở mức 0.6700
- NZD/USD hiện cũng đang tiến gần hơn đến ngưỡng kháng cự quan trọng ở mức 0.6200
- Xu hướng theo mùa tháng 6 ít nhất đã có một khởi đầu tốt.
Đồng Yên mất giá do lợi suất trái phiếu toàn cầu làm giảm nhu cầu tài sản trú ẩn an toàn
Đồng JPY giảm nhẹ so với đồng USD vào thứ Ba do lợi suất trái phiếu toàn cầu giảm làm giảm nhu cầu về tài sản trú ẩn an toàn đối với JPY. Ngoài ra, chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản tiếp tục gây áp lực lên đồng Yên, củng cố cặp USD/JPY.
Phát biểu của Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda hôm thứ Ba báo hiệu BoJ sẵn sàng tăng cường mua trái phiếu khi cần thiết. Ueda cũng tuyên bố rằng BoJ sẽ điều chỉnh mức độ can thiệp thị trường tiền tệ nếu lạm phát cơ bản tăng tốc như dự báo của họ, theo Reuters.
Cập nhật thị trường phiên Á: USD/JPY tăng trở lại mốc 156.50, chứng khoán châu Á sụt giảm sau dữ liệu kinh tế yếu hơn tại Mỹ
Lạm phát CPI của Hàn Quốc giảm xuống mức đáy 10 tháng qua, giảm mạnh hơn dự kiến. Điều này tạo điều kiện cho việc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc hạ lãi suất vào tháng 8.
Các dữ liệu kinh tế sơ bộ cho thấy tăng trưởng GDP quý I của Úc có thể chậm hơn dự kiến 0.2%. Khả năng suy thoái không được loại trừ. Đồng AUD giảm sau khi thông tin này được công bố.
EUR, GBP và CAD tiếp tục tăng vào ngày thứ Hai, nhưng ngay sau đó đã điều chỉnh nhẹ.
USD/JPY đã tăng trở lại trên mốc 156.00. Bộ trưởng Tài chính Suzuki của Nhật Bản cho biết can thiệp ngoại hối vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5 đã hạn chế phần nào hoạt động đầu cơ. Chính phủ Nhật Bản cảnh báo về đồng Yên yếu trong dự thảo về "lộ trình" dài hạn của nước này.
Chứng khoán châu Á sụt giảm, khi nhà đầu tư cân nhắc mối lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế Mỹ hơn là những kỳ vọng mạnh mẽ về việc nới lỏng chính sách của Fed. Chứng khoán Nhật Bản và Hàn Quốc sụt giảm, trong khi chứng khoán Hồng Kông và Trung Quốc biến động mạnh. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ ít thay đổi.
Giá dầu sụt giảm khi OPEC+ triển khai kế hoạch khôi phục một phần sản lượng cho thị trường.
Bitcoin đã nhanh chóng đạt đỉnh 70,000 USD, sau đó đã điều chỉnh xuống quanh 69,000 USD.
Vàng giảm nhẹ trong phiên Á, hiện giao dịch quanh mức 2347 USD/oz
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều sau khi kết thúc ngày giao dịch đầu tiên của tháng 6 trong sắc xanh. c=Các nhà đầu tư hiện đang chờ đợi kết quả cuối cùng của cuộc tổng tuyển cử ở Ấn Độ.
Quốc gia đông dân nhất thế giới sẽ bắt đầu kiểm phiếu cho cuộc bầu cử năm 2024 lúc 8 giờ sáng giờ địa phương, với việc Thủ tướng Narendra Modi dự kiến sẽ giành được nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp.
Các chỉ số chứng khoán ở Ấn Độ đạt mức đỉnh kỷ lục vào thứ Hai, với cả chỉ số Nifty 50 và BSE Sensex đều tăng hơn 3%. Cuối tuần qua, các cuộc thăm dò ý kiến tại địa phương dự đoán ông Modi và liên minh do Đảng Bharatiya Janata lãnh đạo sẽ giành được đa số ghế tại Hạ viện.
- Nikkei 225 giảm 0.45%, trong khi Topix giảm 0.68%.
- Kospi giảm 0.41% và Kosdaq tăng 0.6%.
- HangSeng tăng 0.53%
- S&P/ASX 200 giảm 0.08%
Vàng giảm xuống dưới $2,346 trong phiên Á
Vàng giảm xuống dưới $2,346 trong phiên Á sau khi tăng mạnh sau công bố dữ liệu PMI ISM sản xuất.
Thị trường chờ đợi báo cáo việc làm JOLTS được công bố tối nay.
Giá dầu kéo dài đà giảm do lo ngại nguồn cung tăng vào cuối năm 2024
Giá dầu giảm trong phiên giao dịch hôm thứ Ba, kéo dài mức giảm so với phiên trước đó do các nhà đầu tư lo lắng về việc nguồn cung tăng vào cuối năm.
OPEC+, hôm Chủ nhật đã đồng ý gia hạn phần lớn việc cắt giảm sản lượng dầu của họ đến năm 2025 nhưng vẫn chừa chỗ cho việc cắt giảm tự nguyện từ 8 thành viên sẽ dần dần được dỡ bỏ từ tháng 10.
Walt Chancellor, một chuyên gia năng lượng cho biết, việc gia hạn cắt giảm tự nguyện đến hết quý 3 có thể làm tăng thêm tình trạng khan hiếm dầu thô vào mùa hè, trong khi khả năng một số nguồn cung quay trở lại từ tháng 10 là dấu hiệu mạnh mẽ hơn cho thấy mức hỗ trợ thị trường cực đoan của OPEC+ có thể không kéo dài mãi mãi.
Dấu hiệu tăng trưởng nhu cầu suy yếu cũng đè nặng lên giá dầu trong những tháng gần đây, tập trung vào dữ liệu về mức tiêu thụ nhiên liệu của Mỹ. Theo dữ liệu của GasBuddy, giá xăng trung bình ở Mỹ đã giảm 5.8 cent/gallon xuống còn 3.50 USD/gallon vào thứ Hai.
Chính phủ Hoa Kỳ sẽ công bố dữ liệu về hàng tồn kho và sản phẩm được cung cấp vào thứ Tư. Dữ liệu sẽ cho biết lượng xăng được tiêu thụ vào dịp cuối tuần của Ngày Tưởng niệm, thời điểm bắt đầu mùa lái xe ở Hoa Kỳ.
Thống đốc Ueda: Nếu lạm phát đúng như kỳ vọng, BoJ sẽ điều chỉnh chính sách tiền tệ
Thống đốc BoJ Ueda cho biết:
- Nếu lạm phát cơ bản thay đổi như chúng tôi dự đoán, chúng tôi sẽ điều chỉnh mức độ hỗ trợ tiền tệ
- Nếu dự báo kinh tế, giá cả và đánh giá rủi ro của chúng tôi thay đổi thì đó cũng sẽ là lý do để thay đổi mặt bằng lãi suất.
- Mục tiêu chính sách của chúng tôi là ổn định giá cả, vì vậy sẽ không hướng dẫn chính sách cho chi tiêu tài chính
Chính phủ Nhật đưa ra cảnh báo khi JPY suy yếu
Chính phủ Nhật Bản đã cảnh báo về tổn thất mà việc JPY suy yếu có thể gây ra cho các hộ gia đình trong lộ trình chính sách kinh tế dài hạn năm nay.
Báo cáo của Reuters trích dẫn bản dự thảo của tài liệu:
- “Kinh tế Nhật Bản tiếp tục phục hồi ở mức độ vừa phải, mặc dù một số lĩnh vực, đặc biệt là tiêu dùng, đang bị đình trệ”.
- “Hiện tại, tốc độ tăng lương chưa theo kịp tốc độ lạm phát”
- “Cần phải cảnh giác trước tác động của đồng yên yếu đối với sức mua của các hộ gia đình thông qua giá nhập khẩu tăng”.
- "Cần đạt được mục tiêu lạm phát 2% một cách bền vững và ổn định đồng thời xác nhận liệu chu kỳ lạm phát tiền lương tích cực có được thực hiện hay không".
Việc đề cập đến tác động của đồng yên yếu có thể sẽ khiến BoJ chịu áp lực phải tăng lãi suất hoặc làm chậm hoạt động mua trái phiếu khổng lồ của mình.
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1083
- Dự kiến: 7.2297
- Giá đóng cửa trước đó: 7.2413
- PBOC bơm 2 tỷ nhân dân tệ thông qua reverse repo 7 ngày, đặt lãi suất ở mức không đổi 1.8%
- 2 tỷ nhân dân tệ reverse repo sẽ đáo hạn vào ngày hôm nay.
USDJPY tăng vọt lên gần 156.50 trong phiên Á
Bất chấp việc Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki tuyên bố Nhật Bản đã can thiệp tiền tệ nhằm chống lại các động thái đầu cơ và để ngỏ khả năng tiếp tục hành động, USDJPY tăng vọt lên gần 156.50 trong phiên Á trong bối cảnh đồng bạc xanh hồi phục nhẹ
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki: Sự can thiệp tiền tệ vào cuối tháng 4/đầu tháng 5 là một phản ứng trước sự đầu cơ
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki cho biết:
- Can thiệp tiền tệ có tác dụng nhất định
- Sự can thiệp tiền tệ nhằm mục đích phản ứng lại các động thái đầu cơ
- Sẽ tiếp tục đưa ra các câu trả lời thích hợp khi được hỏi về thị trường FX
- Lo ngại rằng sự bất thường trong chứng nhận của các nhà sản xuất ô tô có thể có tác động lớn