Bộ trưởng Tài chính New Zealand: Thâm hụt ngân sách năm 2025 dự kiến sẽ lớn hơn năm 2024
Bộ trưởng Tài chính New Zealand cho biết:
- Kho bạc ước tính thâm hụt sẽ chiếm khoảng 1.5% GDP trong năm tài chính hiện tại
- Thâm hụt ngân sách New Zealand dự kiến sẽ lớn hơn trong năm tới so với năm nay
- Mong đợi nguồn vốn cao hơn từ ngân sách
NZDUSD hiện duy trì trên 0.6100:
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều
Thị trường châu Á-Thái Bình Dương biến động trái chiều sau khi biên bản cuộc họp của Fed cho thấy mối lo ngại của các quan chức Fed về lạm phát dai dẳng, trong đó các nhà hoạch định chính sách dường như không quan tâm đến việc cắt giảm lãi suất.
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc giữ lãi suất ở mức 3.5% như ước tính trong cuộc thăm dò của Reuters. BOK dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất 50 bps trong quý 4, theo cuộc thăm dò của Reuters từ ngày 21 tháng 5.
Các nhà đầu tư cũng đánh giá dữ liệu hoạt động kinh doanh từ Úc và Nhật Bản.
- Nikkei 225 tăng 0.57%, trong khi Topix tăng 0.2%.
- Kospi giảm 0.34% sau quyết định của BOK.
- S&P/ASX 200 giảm 0.8%
- Hang Seng giảm 1.5%, trong khi CSI 300 giảm 0.38%.
Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến đình chỉ giao dịch TPCP "siêu" dài hạn của Trung Quốc
- Động thái trên diễn ra sau khi TPCP siêu dài hạn của Trung Quốc giảm giá mạnh
- Điều này trái ngược với tình thế ngày hôm qua khi lô trái phiếu siêu dài đầu tiên của Trung Quốc bị đình chỉ do giá tăng hơn 13%.
Doanh số bán lẻ tại New Zealand trong quý 1 tăng mạnh hơn dự kiến
Doanh số bán lẻ trong quý 1/2024 cho thấy sự cải thiện so với quý 4/2023.
- Chính thức: +0.5 q/q
- Dự kiến: -0.3 q/q
Thống đốc RBNZ Orr: Ngân hàng có thể bắt đầu nới lỏng chính sách trước khi lạm phát giảm xuống 2%
Thống đốc Ngân hàng Dự trữ New Zealand Orr phát biểu:
- Có thể bắt đầu hạ lãi suất trước khi lạm phát chạm mức 2%
- Không muốn mạo hiểm để kỳ vọng lạm phát tăng vọt
- Sự kiên nhẫn của chúng tôi đối với lạm phát vẫn chưa hết
- Chính sách sẽ không phụ thuộc vào một dữ liệu riêng lẻ nào
Cập nhật NZD/USD:
Kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng Úc trong tháng 5/2024 giảm so với trước đó
- Chính thức: 4.1%
- Trước đó: 4.6%
Sự sụt giảm này sẽ là một tin tốt đối với Ngân hàng Dự trữ Úc.
Ngân hàng Dự trữ Úc không muốn kỳ vọng lạm phát trở nên 'khó kiểm soát', tức là tăng nhanh hơn mức lạm phát thực tế.
Vì vậy, có thể thấy kỳ vọng lạm phát đang giảm xuống gần hơn so với tỷ lệ lạm phát chính thức.
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc giữ nguyên lãi suất ở mức 3.5% đúng như dự kiến
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc công bố:
- Giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 3.5% (đúng như dự kiến)
- Dự báo lạm phát năm 2024 ở mức 2.6% (không thay đổi so với dự báo tháng 2 là 2.6%)
- Dự báo lạm phát năm 2025 ở mức 2.1% (không thay đổi so với dự báo tháng 2 là 2.1%)
- Mức tăng trưởng GDP năm 2024 dự kiến đạt 2.5% (tăng so với dự báo trước đó là 2.1%)
- Tăng trưởng GDP năm 2025 dự kiến đạt 2.1%
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản giữ nguyên lượng mua JGB như động thái trước đây
BoJ mua trái phiếu chính phủ Nhật Bản:
- 375 tỷ JPY cho JGB kỳ hạn 1-3 năm
- 425 tỷ JPY cho JGB kỳ hạn 3-5 năm
- 425 tỷ JPY cho JGB kỳ hạn 5-10 năm
Giữa tháng 5, BoJ đã cắt giảm lượng mua JGB kỳ hạn 5-10 năm. Điều này khiến tỷ giá USD/JPY sụt giảm nhưng đã phục hồi trở lại.
Lần này, tỷ giá USD/JPY có biến động tăng nhẹ nhưng không đáng kể. USD/JPY hiện đang tiệm cận mốc 157.00.
PBOC đặt tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay ở mức 7.1098 (thấp hơn dự kiến 7.2451)
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ấn định tỷ giá tham chiếu đồng nhân dân tệ (CNY) cho phiên giao dịch sắp tới tại 7.1098 - mức thấp nhất (đối với CNY) kể từ tháng 1.
- USD/CNY là đồng nhân dân tệ nội địa. Nó được phép giao dịch tăng hoặc giảm 2% từ tỷ giá tham chiếu hàng ngày.
- CNH là đồng nhân dân tệ hải ngoại. USD/CNH không có hạn chế về phạm vi giao dịch.
- Tỷ giá cao hơn hoặc thấp hơn so với dự kiến thường được coi là tín hiệu từ PBOC.
- Mức đóng cửa trước đó là 7.2416
PMI sản xuất sơ bộ tháng 5 của Úc không thay đổi so với tháng trước
- PMI sản xuất sơ bộ tháng 5 của Úc: 49.6 (trước đó: 49.6)
- Chỉ số PMI sản xuất vẫn ổn định trong tình trạng suy giảm.
- Chỉ số PMI dịch vụ giảm so với tháng 4 nhưng vẫn đang trong giai đoạn mở rộng. Tương tự với chỉ số PMI tổng hợp.
PMI sản xuất sơ bộ tháng 5 của Nhật Bản cao hơn so với tháng trước
- PMI sản xuất sơ bộ tháng 5/2024: 50.5
- Trước đó: 49.6
- PMI tổng hợp: 52.4
- Trước đó: 52.3
PMI sản xuất đã tăng lần đầu tiên sau một năm. Các chuyên gia tài chính cho rằng sự mở rộng trong hoạt động kinh doanh vẫn do dịch vụ dẫn đầu, nhưng sản lượng sản xuất gần như ổn định mang lại hy vọng tăng trưởng sẽ mở rộng vào cuối năm nay.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 23.05: Chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ, USD tiếp tục duy trì sức mạnh trong bối cảnh biên bản cuộc họp của FOMC vẫn cho thấy lập trường diều hâu
Thị trường chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ trước báo cáo kết quả kinh doanh của Nvidia. Nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ báo cáo lợi nhuận mới nhất của Nvidia để tìm manh mối về việc liệu sự bủng nổ của công nghệ trong năm nay có thể tiếp tục kéo dài hay không. Biên bản cuộc họp chính sách vào ngày 30/04 – 01/05 của FOMC công bố vào ngày 22/05 cho thấy mục tiêu giảm lạm phát không mấy tiến triển trong những tháng gần đây. Một số quan chức bày tỏ quan điểm sẵn sàng nâng lãi suất nếu lạm phát không hạ nhiệt xuống mức mục tiêu 2%.
- Dow Jones: -0.51%
- S&P 500: -0.27%
- Nasdaq: -0.18%
Trên thị trường FX, USD tiếp tục duy trì sức mạnh sau khi biên bản cuộc họp của Fed cho thấy lập trường diều hâu hơn. DXY tăng 0.28% lên 104.91, tuy nhiên, cặp EURUSD và NZDUSD cũng ghi nhận sắc xanh. Nguyên nhân là do lạm phát CPI tại Anh cao hơn ước tính và một cuộc bầu cử do Thủ tướng Sunak kêu gọi vào ngày 4/7 đã củng cố đồng tiền của nước này. Tại New Zealand, quyết định giữ nguyên lãi suất và triển vọng tăng lãi suất trong tháng 9 đã hỗ trợ cặp NZDUSD.
- DXY: +0.28%
- EURUSD -0.29%
- GBPUSD +0.06%
- AUDUSD -0.69%
- NZDUSD +0.08%
- USDJPY +0.41%
- USDCHF +0.52%
- USDCAD +0.30%
Vàng giảm 1.73% xuống $2,379. Bitcoin giảm hơn 1.45% xuống gần $69,118. Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt tăng. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm tăng 4.2bps lên 4.875%. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 1.2bps lên 4.425%. Giá dầu thô sụt giảm do báo cáo cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ tăng.
Trái phiếu Mỹ giảm khi nhà giao dịch tìm kiếm manh mối về cắt giảm lãi suất trong biên bản Fed
- Lợi suất trái phiếu tăng sau khi làn sóng bán tháo trên thị trường trái phiếu Anh lan sang
- Mỹ lên kế hoạch đấu giá 16 tỷ USD trái phiếu kỳ hạn 20 năm
Trái phiếu Kho bạc Mỹ giảm nhẹ sau làn sóng bán tháo trên thị trường trái phiếu Anh do các nhà giao dịch chuẩn bị cho phiên đấu giá 20 năm và việc công bố biên bản cuộc họp chính sách mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang.
Lợi suất trên trái phiếu kỳ hạn hai năm tăng 2 điểm cơ bản lên 4.86%, trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm gần như không thay đổi ở mức 4.41%. Biến động bắt đầu sau khi lợi suất trái phiếu chính phủ Anh kỳ hạn 10 năm tăng vọt 10 điểm cơ bản sau khi dữ liệu lạm phát của Anh cao hơn dự kiến. Lợi suất vẫn neo ở mức cao ngay cả sau khi một báo cáo cho thấy doanh số bán nhà hiện hữu của Mỹ giảm bất ngờ.
Bảng Anh tăng khi nhà giao dịch dự đoán các đợt giảm lãi suất của BOE chậm hơn ECB
- Bảng Anh tăng lên mức cao nhất trong hơn hai tháng so với đồng Euro
- Thị trường đẩy thời điểm của lần giảm đầu tiên vào tháng 9
Bảng Anh đã tăng lên mức cao nhất trong hơn hai tháng so với đồng Euro sau khi lạm phát của Anh giảm chậm hơn dự kiến, đe dọa trì hoãn việc cắt giảm lãi suất từ Ngân hàng Trung ương Anh.
Các nhà giao dịch đã mạnh tay cắt giảm các khoản đặt cược vào việc nới lỏng tiền tệ từ BOE và hiện tại chỉ dự kiến lần giảm đầu tiên sẽ đến vào tháng 9, ba tháng sau lần cắt giảm dự kiến đầu tiên từ ECB.
Hàng tồn kho dầu thô vượt kỳ vọng
- Dự trữ dầu thô: Tồn kho tăng 1.825 triệu thùng so với dự báo giảm 2.547 triệu thùng. Nguồn tin thân cận cho thấy mức tăng là 2.48 triệu thùng.
- Xăng dầu: Giảm 0.945 triệu thùng so với dự báo giảm 0.729 triệu thùng. Nguồn tin thân cận cho thấy mức tăng là 2.088 triệu thùng.
- Sản phẩm chưng cất: tăng 0.379 triệu thùng so với dự báo giảm 0.394 triệu thùng. Nguồn tin thân cận cho thấy mức giảm 320,000 thùng.
- Cushing: tăng 1.325 triệu thùng so với mức giảm 0.341 triệu thùng của tuần trước. Nguồn tin thân cận cho thấy mức tăng là 1.77 triệu thùng.
- Tỷ lệ sử dụng nhà máy lọc dầu: 1.3% so với mức dự kiến 0.5%. Tuần trước là 1.9%.
- Sản lượng dầu thô: 13.1 triệu thùng so với 13.1 triệu thùng của tuần trước (không thay đổi).
Giá dầu thô đang giao dịch ở mức 77.84 USD, tăng so với mức 77.72 USD trước báo cáo.
Doanh số nhà bán hiện hữu tháng 4 của Mỹ thấp hơn kỳ vọng
Doanh số nhà bán hiện hữu tháng 4: 4.14M (Dự kiến: 4.21M, trước đó: 4.19M điều chỉnh thành 4.22M)
- Doanh số nhà bán hiện hữu giảm 1.9% so với tháng trước
- Nguồn cung: 3.5 tháng (trước đó: 3.2 tháng)
- Lãi suất thế chấp cho vay mua nhà trong 30 năm: 7.05%
- Đối với phân khúc nhà có giá trên 1 triệu USD, nguồn cung tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Giá trung bình của một căn nhà đạt mức cao kỷ lục $407,600, tăng 5.7% so với tháng trước.
- Người mua nhà lần đầu: 33% (Trước đó: 29%).
- Tỷ lệ giao dịch bằng tiền mặt là 28%.
Giá nhà giảm mạnh có thể sẽ đẩy nước Mỹ vào suy thoái do người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu. Tuy nhiên, đây lại là điều cần thiết để thế hệ người mua nhà trẻ tuổi có thể tham gia vào thị trường.
USDCHF mở rộng phạm vi giao dịch lên cao, nhưng gặp phải kháng cự tại vùng đỉnh của biên độ dao động
Vùng đỉnh dao động nằm trong khoảng 0.9148 và 0.9156.
USDCHF được giao dịch trong một phạm vi tương đối hẹp là 38 pip trước phiên giao dịch hôm nay. Biến động đáng chú ý là việc tỷ giá vượt lên trên 0.91159 và đà tăng này đưa tỷ giá lên tới vùng đỉnh của biên độ dao động gần 0.91558. Tỷ giá đạt được mức cao nhất là 0.9157 trước khi quay đầu giảm xuống.
Mức thoái lui 61.8% của biên độ giao dịch tháng 5 là 0.91334. Mức này đại diện cho một vùng hỗ trợ tạm thời nằm giữa vùng hỗ trợ vững chắc hơn tại 0.91159 và vùng kháng cự tại 0.9156.
Phe mua đang vào lệnh nhưng đang gặp phải kháng cự ở phía trên.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ mở cửa giảm
- Dow Jones Industrial Average giảm 70 điểm, tương đương 0.17%
- S&P 500 giảm 7.00 điểm, tương đươmg 0.13%
- NASDAQ tăng 5.75 điểm, tương đương 0.03%
Cả S&P 500 và NASDAQ đều đóng cửa ở mức kỷ lục vào ngày hôm qua, với S&P 500 đạt 5321.42 và NASDAQ đạt 16832.62. Đầu tuần này, Dow Jones đóng cửa ở mức kỷ lục là 40,003 điểm.
Một cuộc thăm dò của Reuters được công bố sáng nay cho biết, dự kiến S&P 500 sẽ đạt 5302 điểm vào cuối năm 2024. Ước tính trước đó là 5100 điểm được đưa ra vào tháng 2. Dow Jones Industrial Average dự kiến kết thúc năm ở mức 40,765 điểm, giảm so với mức 41,600 điểm.
Tâm điểm thị trường sẽ là báo cáo thu nhập của Nvidia sau giờ giao dịch. Đây có thể được coi là sự kiện quan trọng nhất trong quý này đối với thị trường.
- Dự báo EPS đạt 5.60 USD. So với 5.16 USD của quý trước và 1.09 USD của cùng kỳ năm ngoái.
- Doanh thu dự kiến đạt 24.60 tỷ USD. So với 22.103 tỷ USD của quý trước và 7.192 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái.
- Cổ phiếu Nvidia đã tăng khoảng 90% trong năm nay và hơn 200% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng EPS và doanh thu thậm chí còn tăng nhanh hơn.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đang ở mức cao hơn.
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm: 4.871%, tăng 3.8 điểm cơ bản
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm: 4.449%, tăng 3.5 điểm cơ bản
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm: 4.573%, tăng 2.0 điểm cơ bản.
Lịch kinh tế Mỹ hôm nay sẽ có gì?
Lịch trình kinh tế ở Bắc Mỹ:
- 20:45 Thứ 4: Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Chicago Goolsbee dự kiến phát biểu.
- 21:00 Thứ 4: Báo cáo doanh số bán nhà hiện hữu - Dự báo: 4.21 triệu căn, so với 4.19 triệu căn của tháng trước.
- 21:30 Thứ 4: EIA công bố dữ liệu tồn kho dầu thô hàng tuần - Dự báo: giảm 2.547 triệu thùng. Dữ liệu tư nhân trước đó bất ngờ cho thấy mức tăng 2.48 triệu thùng.
- 1:00 Thứ 5: Biên bản cuộc họp tháng 5 của FOMC được công bố.
Biên bản cuộc họp FOMC gần đây nhất cho thấy Ủy ban đã quyết định giữ nguyên lãi suất quỹ liên bang trong khoảng 5.25-5.50%, phù hợp với kỳ vọng của thị trường.
FOMC thông báo về việc giảm tốc độ thắt chặt định lượng với cách tiếp cận tích cực hơn. Cụ thể, họ giảm mức trần hàng tháng đối với trái phiếu kho bạc rút ra từ 60 tỷ USD xuống 25 tỷ USD. Tuy nhiên, mức trần đối với các khoản nợ của các tổ chức chính phủ và chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp vẫn giữ nguyên ở mức 35 tỷ USD.
Mặc dù lạm phát có giảm nhẹ trong thời gian qua so với một năm trước đó, FOMC vẫn thừa nhận tốc độ giảm lạm phát đang chậm lại. Chủ tịch Fed Jerome Powell nhấn mạnh cam kết duy trì mức lãi suất hiện tại cho đến khi lạm phát tiến vững chắc về mục tiêu 2%. Tuy nhiên, ông Powell cũng không dự đoán việc tăng lãi suất.
FOMC thừa nhận những rủi ro trong việc đạt được mục tiêu kép là toàn dụng lao động và ổn định giá cả đã trở nên cân bằng hơn. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những lo ngại về khả năng suy thoái việc làm.
Nhìn về tương lai, các quyết định chính sách của FOMC có xu hướng cắt giảm lãi suất, mặc dù các tiêu chí để cắt giảm trở nên nghiêm ngặt hơn. Chủ tịch Powell cho biết bất kỳ đợt cắt giảm lãi suất nào trong tương lai sẽ phụ thuộc vào việc đọc số liệu lạm phát tích cực trong vài tháng, nhấn mạnh cách tiếp cận phụ thuộc vào dữ liệu để điều chỉnh chính sách.
Báo cáo thu nhập của Nvidia, dự kiến diễn Thị trường chứng khoán Mỹ: Triển vọng hỗn hợp trước thềm phiên giao dịch (tiếng Việt)ra sau giờ giao dịch. Dự kiến EPS đạt 5.60 USD trên doanh thu 24.6 tỷ USD. So sánh với cùng kỳ năm ngoái, công ty báo cáo EPS đạt 1.09 USD trên doanh thu 7.192 tỷ USD. Cổ phiếu của Nvidia đóng cửa ở mức kỷ lục 953.86 USD hôm qua. Con số này tăng 92.61% trong năm nay và tăng hơn 200% kể từ khi báo cáo thu nhập cùng kỳ năm ngoái được công bố. Mặc dù có vẻ như mức tăng này là quá cao, nhưng xét đến sự thay đổi của EPS và doanh thu, mức tăng của cổ phiếu vẫn thấp hơn mức tăng của các con số tài chính.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ trượt dốc khi thu nhập Nvidia thấp dần
- Dow Jones Industrial Average giảm 83 điểm, tương đương 0.21%
- S&P 500 giảm 9.25 điểm, tương đương 0.17%
- Nasdaq giảm 3 điểm, tương đương 0.02%.
Đồng USD tăng giá trước thềm công bố biên bản cuộc họp FOMC
- Đồng USD tăng giá trước thềm Biên bản cuộc họp của Fed.
- Đồng bạc xanh có thể biến động mạnh với nhiều dữ liệu kinh tế được công bố vào thứ Năm.
Đồng USD bắt đầu tăng trước khi các dữ liệu kinh tế quan trọng được công bố, bắt đầu với biên bản cuộc họp FOMC của Fed. Mặc dù báo cáo nhiều khi có thể tác động đến thị trường, nhưng có vẻ như các nhà giao dịch không kỳ vọng quá nhiều sau khi nghe được quan điểm từ các quan chức Fed trước đó, hầu hết đều ủng hộ việc giữ lãi suất ở mức hiện tại. Sau đó, báo cáo thu nhập từ Nvidia (NVDA) có thể ảnh hưởng đến cho tâm lý thị trường khi nhiều dữ liệu kinh tế sẽ được công bố vào ngày mai.
Hôm nay sẽ là một ngày khá nhẹ nhàng với doanh số bán nhà hiện hữu là dữ liệu quan trọng nhất được công bố.
Cập nhật thị trường phiên Châu Âu: Dữ liệu lạm phát tại Anh làm giảm bớt kỳ vọng BoE cắt giảm lãi suất vào tháng Sáu
Tin tức chính:
- CPI tháng 4 của Anh tăng 2.3% (Dự báo: 2.1%)
- Thị trường giảm bớt kỳ vọng về khả năng BoE cắt giảm lãi suất
- Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm chạm mốc 1% lần đầu tiên kể từ năm 2013
- Lượng đơn đăng kí vay thế chấp MBA của Hoa Kỳ tiếp tục tăng
- Trung Quốc tuyên bố các biện pháp trừng phạt đối với 12 công ty Mỹ và các giám đốc điều hành cấp cao của họ
Thị trường:
- NZD dẫn đầu, CHF suy yếu nhất trong ngày
- Cổ phiếu châu Âu giảm; HĐTL S&P 500 giảm 0.1%
- Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên 4.443%
- Vàng giảm 0.3% xuống $2,408
- Dầu thô WTI giảm 0.6% xuống $78.05
- Bitcoin tăng 0.5% lên $69,960
Báo cáo CPI Anh Quốc là tâm điểm của phiên giao dịch với mức tăng mạnh hơn dự kiến. Mặc dù số liệu tháng 4 vẫn giảm so với tháng 3, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do Ofgem hạ mức giá trần năng lượng lên tới 12% cho các hộ gia đình ở Anh. Điều đáng lo ngại hơn đối với BoE là lạm phát dịch vụ ở mức 5.9% so với cùng kỳ, không thay đổi nhiều so với mức 6.0% trước đó.
Thị trường hiện bớt kỳ vọng vào khả năng BoE cắt giảm lãi suất vào tháng 6. GBP/USD tuy tăng mạnh ngay sau tin nhưng hiện tại cặp tiền này không thể duy trì được đà tăng trước đó.
Đồng USD tăng gía mạnh trong phiên, với lợi suất duy trì ở mức cao hơn và tâm lý risk-off gia tăng. EUR/USD giảm xuống 1.0824 trong khi USD/CHF tăng 47 pip và USD/JPY đang tiếp cận mức 156.6.
Thị trường chứng khoán vẫn thận trọng khi chỉ số châu Âu giảm trở lại và HĐTL Mỹ cũng giảm. Hiện thị trường đang chú ý tới báo cáo thu nhập của NVIDIA trong phiên tới
Trên thị trường hàng hóa, vàng giảm xuống $2,408 trong khi đồng cũng đang chứng kiến đà giảm xuống dưới 5 USD/pound.
Lượng đơn đăng ký vay thế chấp MBA tại Mỹ tiếp tục tăng
Lượng đơn đăng ký vay thế chấp MBA tăng 1.9% (Trước đó: 0.5%)
- Chỉ số thị trường: 201.9 so với 198.1 của tuần trước
- Chỉ số mua nhà: 140.0 so với 141.7 của tuần trước
- Chỉ số tái cấp vốn: 536.9 so với 499.9 của tuần trước
- Lãi suất thế chấp kỳ hạn 30 năm: 7.01% so với 7.08% của tuần trước
Lượng đơn đăng ký vay thế chấp đã tăng trong tuần qua nhưng nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động tái cấp vốn tăng vọt.
ETF Ethereum của VanEck xuất hiện trên danh sách chứng khoán mới của DTCC
Giữa những đồn đoán ngày càng tăng về khả năng SEC sẽ phê duyệt ETF Ethereum, quỹ ETF của công ty quản lý đầu tư toàn cầu VanEck đã được Depository Trust and Clearing Corporation (DTCC) liệt kê trong danh sách chứng khoán mới với mã “ETHV”.
DTCC là doanh nghiệp tài chính của Mỹ cung cấp các dịch vụ thanh toán bù trừ, thanh toán và báo cáo giao dịch cho thị trường tài chính của nước này. Được niêm yết trên DTCC được coi là một bước quan trọng trước khi được SEC phê duyệt lần cuối cùng.
Tuy vậy, quỹ ETF của VanEck hiện đang ở trạng thái không hoạt động trên trang web của DTCC, nghĩa là mã này chưa thể được giao dịch cho đến khi được phê duyệt theo quy định cần thiết. VanEck không phải là công ty đầu tiên có ETF Ethereum được niêm yết trên DTCC. Quỹ ETF của Franklin Templeton đã được niêm yết trên nền tảng này cách đây một tháng.
DTCC cho biết danh sách ETF bao gồm cả các ETF đang hoạt động có thể được DTCC xử lý thanh toán và các ETF chưa hoạt động.
Một báo cáo khác cho thấy các quan chức SEC đã liên hệ với sàn Nasdaq, sàn giao dịch quyền chọn Chicago (CBOE) và sàn NYSE nhằm cập nhật và thay đổi các đơn xin phê duyệt ETF Ethereum.
Sự thay đổi đáng kể trong lập trường của SEC trong tuần qua được cho là có liên quan đến Nhà Trắng. Luật sư chuyên về tiền điện tử Jake Chervinsky lưu ý trong một bài đăng trên Twitter rằng trong nhiều tháng, tiền điện tử đang đóng vai trò quan trọng trong chiến chính trị gần đây. Ông cũng suy đoán rằng việc cựu tổng thống Donald Trump ủng hộ tiền điện tử đã buộc chính quyền của Tổng thống Joe Biden phải thay đổi chính sách.
Ngày 23/05 là hạn chót cuối cùng để SEC đưa ra quyết định về đơn xin phê duyệt ETF của VanEck. Sau nhiều tháng không có bất kỳ dấu hiệu tích cực nào, SEC đã có hành động đầu tiên khi yêu cầu các nhà quản lý tài chính sửa đổi và nộp lại hồ sơ 19b-4 của họ về các đề xuất ETF Ethereum. Động thái này được coi là một dấu hiệu tích cực, nâng khả năng được phê duyệt lên mức 75% so với mức 25% được dự đoán trước đó.
Đồng USD tăng nhẹ trong phiên Châu Âu
Lợi suất trái phiếu tăng cao hơn sau báo cáo CPI của Anh đang giúp hỗ trợ cặp USD/JPY khi cặp tiền này hiện tăng lên mức 156.41, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 0.023%
Bên cạnh đó, đồng bạc xanh đang duy trì đà tăng nhẹ so với hầu hết các đồng tiền chính, ngoại trừ GBP và NZD.
GBP/USD điều chỉnh về mức 1.2728 sau mức đỉnh 1.2761 đạt được ngay sau dữ liệu CPI của Anh. NZD/USD cũng điều chỉnh sau khi chạm đỉnh 0.615, ảnh hưởng bởi quan điểm "hawkish" của RBNZ
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu châu Âu giảm hàng loạt trong khi HĐTL S&P 500 cũng giảm 0.1%. Tâm lý risk off gia tăng trở lại cũng là một yếu tố hỗ trợ đồng USD
ETF Bitcoin của BlackRock chứng kiến dòng tiền mua ròng mạnh nhất trong 6 tuần gần đây
Quỹ IBIT của BlackRock đã ghi nhận dòng tiền mua ròng trị giá 290 triệu USD vào 21/05 - nhiều hơn dòng tiền trong 21 ngày giao dịch trước đó cộng lại.
Theo dữ liệu sơ bộ từ Farside Investors,Quỹ iShares Bitcoin Trust (IBIT) của BlackRock đã ghi nhận dòng tiền mua ròng trị giá 290 triệu USD vào 21/05 - nhiều hơn dòng tiền trong 21 ngày giao dịch trước đó cộng lại. THeo số liệu được công bố, tổng cộng đã có hơn 1 tỷ USD quay trở lại các quỹ ETF Bitcoin.
Với các số liệu mới nhất, quỹ BlackRock hiện đã đạt mức mua ròng là 16 tỷ USD kể từ ngày thành lập, với tổng tài sản mà quỹ này đang quản lý (AUM) là 19 tỷ USD. Con số này đưa quỹ IBIT của BlackRock thu hẹp khoảng cách với quỹ GBTC Grayscale, quỹ đứng đầu về mức AUM với con số lên tới 20 tỷ USD.
ETF Bitcoin dần được quan tâm trở lại nhờ đà tăng giá của BTC trong tuần qua, khi đồng tiền này đã tăng 12%, sau những thông tin về việc SEC nhiều khả năng sẽ phê duyệt các quỹ ETF Ethereum trong thời gian tới. BTC đã đạt mức cao nhất trong sáu tuần là $71,600 vào ngày 21/05 nhưng hiện đã giảm về mức $69,975.
Trung Quốc trả đũa Mỹ sau tuyên bố tăng thuế mạnh với các mặt hàng chip và ô tô của nước này
Trung Quốc đã công bố các biện pháp đáp trả nhằm vào 12 doanh nghiệp Mỹ và các lãnh đạo cấp cao của họ. Trong số đó, hãng chế tạo vũ khí quân sự Lockheed Martin tiếp tục chịu ảnh hưởng khi Bộ Ngoại giao nước này cho biết họ sẽ không cấp thị thực và có lệnh cấm đối với các quan chức cấp cao của tập đoàn này khi nhập cảnh vào Trung Quốc. Các biện pháp sẽ có hiệu lực từ ngày 22/5.
Trước đó, Mỹ đã tuyên bố tăng thuế mạnh đối với mặt hàng chip và ô tô của Trung Quốc.Các nguồn tin cho hay nhiều mức thuế trong số này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/8.
HĐTL đồng chững đà tăng khi khó có thể duy trì trên mốc 5 USD
Thật khó để không lạc quan về triển vọng của giá đồng trong bối cảnh các quốc gia tích cực chuyển đổi năng lượng xanh. Vào tháng 4, đồng đã tăng 13% và theo sau đó là mức tăng 11% tính đến tháng 5. Nhưng liệu đà phục hồi có đang dần cạn kiệt?
Trên khung H1, sau khi vượt mức 5 USD/lb vào tuần trước, đồng đã tích lũy trong một khoảng thời gian trong khi tăng cao hơn vào đầu tuần để lập kỷ lục mới. Nhưng hiện giá đồng đang đối mặt với một một số thách thức về mặt kỹ thuật.
Nhịp giảm trong ngày đang đưa đồng quay trở lại kiểm tra đường MA 100 giờ (màu đỏ). Phá qua hỗ trợ này, xu hướng trong ngắn hạn sẽ chuyển sang trung lập, và đặc biệt nếu giảm vượt mốc 5 USD sẽ làm suy yếu quyền kiểm soát của phe mua.
Vì vậy, cần theo dõi chặt chẽ biến động giá đồng do thị trường có xu hướng điều chỉnh sau pha tăng mạnh vào đầu tháng, nhưng đây cũng có thể là cơ hội tốt để mua vào. Về mặt cấu trúc, dù khác với các kim loại quý như vàng và bạc, triển vọng cơ bản vẫn tích cực và dự kiến vẫn sẽ tiếp tục hưởng lợi từ đợt phục hồi trên diện rộng của thị trường hàng hóa và kim loại.
Barclays loại bỏ dự báo BoE hạ lãi suất trong tháng 6
Ngân hàng này trước đó đã đưa ra dự báo cho lần cắt giảm lãi suất đầu tiên của BoE vào tháng tới và họ chắc chắn sẽ không phải là bên cuối cùng loại bỏ dự báo này.
Cập nhật phiên Âu: GBPUSD tăng hơn 45pip sau báo cáo CPI Vương quốc Anh
Lạm phát tiêu dùng hàng năm tại Vương quốc Anh giảm mạnh trong tháng 4, nhưng vẫn cao hơn dự báo. Thành phần dịch vụ chỉ giảm nhẹ từ 6% xuống 5.9% cho thấy lạm phát dịch vụ vẫn dai dẳng. GBPUSD tăng hơn 45pip sau khi dữ liệu công bố, nhưng hiện đã xóa bỏ phân nửa đà tăng xuống 1.2727.
Chứng khoán châu Âu chìm trong sắc đỏ khi thị trường đánh giá lại triển vọng lãi suất và lạm phát. Định giá cho việc BoE hạ lãi suất trong tháng 6 giảm từ 48% (trước báo cáo) xuống hiện còn 15%. Triển vọng nới lỏng trong tháng 8 đang bị bỏ ngỏ, với xác suất giảm mạnh từ 99% (trước báo cáo) xuống chỉ còn khoảng 44%. Chỉ tính riêng trong năm 2024, các nhà giao dịch trước đó đã kỳ vọng BoE cắt giảm tổng mức lãi suất khoảng 53bp, nhưng hiện chỉ còn khoảng 37bp.
EURUSD giảm nhẹ xuống 1.0850 và bước vào giai đoạn tích lũy trong phiên Âu.
Trên thị trường hàng hóa, vàng đi ngang dưới 2,420 USD/oz và hiện giảm 0.3% trong ngày, dầu thô giảm mạnh hơn 1.4% xuống 77.55 USD/thùng khi các nhà hoạch định chính sách Fed bày tỏ mong muốn giữ lãi suất lâu hơn trong thời gian dài hơn. Lợi suất TPCP tăng khắp các kỳ hạn, với lợi suất 10 năm tăng 2.3bp lên 4.44%.
Xu hướng tăng của GBPUSD vẫn còn mạnh nếu duy trì trên hỗ trợ 1.2728
GBP/USD đang giao dịch ở mức 1.2735 USD và tăng 0.20% trong ngày.
Các mức kháng cự quan trọng: 1.2765, 1.2792 và 1.2821.
Các mức hỗ trợ quan trọng:
- 1.2687, 1.2656 và 1.2628
- Đường EMA 50 ngày ở mức 1.2691
- Đường EMA 200 ngày ở mức 1.2603 USD.
Về mặt kỹ thuật, cặp tiền vẫn duy trì trên điểm xoay 1.2728 cho thấy xu hướng tăng vẫn còn đó. Tuy nhiên, nếu phá xuống dưới hỗ trợ này, áp lực bán có thể tăng mạnh.
JPY chịu áp lực khi thâm hụt thương mại tại Nhật Bản tăng cao
JPY giảm trong ngày sau báo cáo Cán cân thương mại tháng 3 của Nhật Bản, thâm hụt thương mại 462.5 tỷ JPY- giảm mạnh so với mức thặng dư được ghi nhận trong tháng trước đó. Các nhà giao dịch đang hướng trọng tâm sang Biên bản cuộc họp FOMC để có thêm tín hiệu về lập trường chính sách Fed.
USD/JPY giao dịch quanh 156.40 trong phiên Âu. Trên khung D1, cặp tiền đang dần hình thành mô hình tam giác tăng và chỉ báo RSI duy trì trên 50 cho thấy xu hướng tăng cao hơn
USD/JPY có thể kiểm tra lại kháng cự của mô hình gần mốc 157. Phá lên trên kháng cự này, đà tăng có thể mở rộng lên mức cao nhất kể từ tháng 4/1990 tại 160.23. Trái lại, phe mua có thể hướng tới hỗ trợ của mô hình quanh 155.50, sau đó là đường EMA 21 ngày ở mức 155.33. Phá vỡ các hỗ trợ này có thể gia tăng áp lực bán và đẩy cặp tiền về hỗ trợ 153.60.
Chứng khoán châu Âu giảm điểm đầu phiên thứ Tư
Chứng khoán châu Âu mở cửa giảm điểm khi các nhà đầu tư tỏ ra e ngại trước triển vọng lạm phát và chu kỳ lãi suất. Các lĩnh vực chìm trong sắc đỏ, trong đó ngành ô tô giảm 1.93% và cổ phiếu dầu khí giảm 0.73%.
Dữ liệu lạm phát tiêu dùng tại Anh tăng 2.3% so với cùng kỳ vào tháng 4, cao hơn dự báo 2.1%, nhưng gần hơn nhiều so với mục tiêu 2% của BoE do con số được ghi nhận trong tháng 3 là 3.2%. Tuy nhiên, lạm phát dịch vụ vẫn dai dẳng khi tăng 5.9% so với dự báo 5.5% và chỉ giảm nhẹ so với mức 6% trong tháng 3.
Lịch trình kinh tế trong ngày có gì cần chú ý?
Báo cáo CPI tháng 4 tại Vương quốc Anh đã được công bố. Lịch trình kinh tế từ giờ đến cuối ngày không có điều gì đáng chú ý, ngoài Biên bản cuộc họp FOMC vo 01:00 đêm nay. Tuy nhiên, Biên bản nhuinf chung sẽ không có nhiều tác động lên thị trường do các nhà đầu tư đã nắm chắc quan điểm của Fed sau nhiều bài phát biểu của các nhà hoạch định chính sách và dữ liệu kinh tế được công bố trong thời gian chờ đợi. Cụ thể, các quan chức Fed đã bày tỏ rằng họ muốn giữ nguyên lãi suất trong thời gian dài hơn và sẽ cần thêm vài tháng nữa để xác nhận lạm phát giảm ổn định trước khi cân nhắc hạ lãi suất. Và về cơ bản, điều này phù hợp với kỳ vọng của thị trường về việc nới lỏng vào tháng 9.
Ngoài ra, một số quan chức châu Âu cũng sẽ phát biểu trong ngày:
- Chủ tịch ECB Lagarde vào lúc 17:05
- Quan chức BoE Breeden vào lúc 19:45
Thị trường hạ kỳ vọng BOE cắt giảm lãi suất sau báo cáo CPI Vương quốc Anh
Đi sâu vào báo cáo CPI tháng 4 tại Vương quốc Anh, cơ hội hạ lãi suất trong tháng 6 đang là 50-50 khi định giá hiện đang chỉ khoảng 48%, nhưng giờ đa giảm xuống còn 15%. Đồng thời, định giá việc BoE cắt giảm lãi suất trong tháng 8 trước báo cáo là 98%, nhưng hiện chỉ còn khoảng 44%.
Tính riêng trong năm 2024, các nhà giao dịch trước báo cáo đã kỳ vọng BoE cắt giảm tổng mức lãi suất khoảng 53bp, nhưng hiện chỉ còn khoảng 37bp.
GBPUSD tăng cao hơn khi lạm phát dịch vụ tại Vương quốc Anh vẫn dai dẳng
Báo cáo CPI tnags 4 tại Vương quốc Anh khá trái chiều khi đánh giá tác động của việc Cơ quan Thị trường Khí đốt và Điện năng (Ofgem) hạ trần giá năng lượng xuống 12% trong tháng 4. Lạm phát tiêu dùng cho thấy sự sụt giảm, nhưng vẫn cao hơn dự báo. Tuy nhiên, điểm thú vị nằm ở dữ liệu lạm phát dịch vụ, tăng 5.9% so với dự báo 5.5% và chỉ giảm nhẹ so với mức 6% trong tháng 3.
GBPUSD tăng cao hơn từ khoảng 1.2710 lên 1.2750. Đây không hẳn là một hành động giá mờ nhạt vì xét ở góc độ nào đó, điều này đang làm giảm cơ hội hạ lãi suất trong tháng 6. Nói cách khác, theo quan điểm của BoE thì yếu tố cho thấy lạm phát dai dẳng đang giảm, nhưng không như mong đợi.
Việc GBPUSD tăng cao hơn đang thu hút thêm lực mua để hướng về đỉnh tháng 4 tại 1.2709, với mục tiêu tiếp theo là 1.2800.
Nhìn vào định giá thị trường hiện tại, các nhà đầu tư đang kỳ vọng tổng mức cắt giảm là 53bp trong năm, nhưng có vẻ xác suất nới lỏng trong tháng 6 sẽ giảm xuống sau khi phiên Âu mở cửa.
Hợp đồng tương lai Eurostoxx tăng 0.1% đầu phiên Âu
- Hợp đồng tương lai DAX của Đức không thay đổi
- Hợp đồng tương lai FTSE của Anh -0.3%
Hợp đồng tương lai chứng khoán Anh giảm sau dữ liệu CPI mạnh hơn của Anh.
GBPUSD vượt mốc 1.2750 sau khi dữ liệu CPI của Anh tăng nóng hơn dự kiến
GBP/USD đã tăng gần 0.3% lên trên mốc 1.2750, mức đỉnh kể từ tháng 3, sau khi dữ liệu CPI tháng 4 của Anh tăng cao hơn dự kiến. Hiện GBP/USD giao dịch quanh mức 1.2749, nhà đầu tư đang hướng tới mức 1.2790 và 1.2800.
Dữ liệu CPI tháng 4 của Anh tăng cao hơn dự kiến
Dữ liệu mới nhất do ONS công bố ngày 22 tháng 5 năm 2024:
- CPI tháng 4 của Anh +2.3% y/y
- Dự kiến +2.1% y/y
- Trước đó +3.2% y/y
- CPI lõi +3.9% y/y
- Dự kiến +3.6% y/y
- Trước đó +4.2% y/y
Trong tháng 4, lạm phát toàn phần đã tăng 0.3% (cao hơn dự kiến 0.2%) và lạm phát cơ bản tăng 0.9% (cao hơn dự kiến 0.7%).
GBP/USD hiện đã tăng vượt mốc 1.2740, mức đỉnh kể từ tháng 3.
Lợi suất TPCP Nhật Bản kỳ hạn 10 năm lần đầu tiên chạm mốc 1% kể từ năm 2013
Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) đang tăng lên quanh mức 1%, mức được theo dõi rất chặt chẽ ngay cả sau khi loại bỏ chương trình kiểm soát đường cong lợi suất.
Trước đây, mức 1% là "mức tham chiếu" để BoJ can thiệp điều hành chính sách tiền tệ, nói cách khác là nó được xem là mức trần cho lợi suất trái phiếu. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi kể từ tháng 3.
Mặc dù vậy, BOJ có thể vẫn muốn kiểm soát tình hình và không để lợi suất tăng quá nhanh.
Hiện tại, điều đáng lo ngại là BOJ đã bỏ lỡ cơ hội để thắt chặt chính sách hơn nữa. Điều đó có nghĩa là họ phải duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng hơn. Do đó, họ cần phải giữ cho lợi suất ở mức thấp hơn trừ khi họ sẵn sàng tăng lãi suất cao hơn nữa trong những tháng tới.