- Lãi suất qua đêm trước đó là 5.00%
- BOC thấy "dấu hiệu rõ ràng rằng chính sách tiền tệ đang làm giảm chi tiêu và giảm bớt áp lực giá cả".
- "Có ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy việc tăng lãi suất trong quá khứ đang làm giảm hoạt động kinh tế và giảm bớt áp lực giá cả"
- BOC nhắc lại rằng "sẵn sàng tăng lãi suất chính sách thêm nữa nếu cần thiết"
- Dự báo lạm phát sẽ quay trở lại mức 2% vào cuối năm 2025
- Nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại và tăng trưởng dự kiến sẽ tiếp tục giảm do việc tăng lãi suất chính sách trong quá khứ và sự gia tăng gần đây của lợi suất trái phiếu toàn cầu gây sức ép lên nhu cầu.
- Cầu giảm và chi phí vay tăng đang gây sức ép lên đầu tư kinh doanh
- Sự gia tăng dân số của Canada đang làm giảm bớt áp lực thị trường lao động ở một số lĩnh vực và góp phần vào nhu cầu nhà ở và tiêu dùng
- Thị trường lao động vẫn ở mức eo hẹp và áp lực tiền lương vẫn tiếp diễn
- Một loạt các chỉ số cho thấy cung và cầu trong nền kinh tế hiện đang gần đạt được sự cân bằng
- BOC dự báo GDP toàn cầu tăng trưởng 2.9% trong năm nay, 2.3% trong năm 2024 và 2.6% trong năm 2025, không thay đổi nhiều so với trước đây
- Tăng trưởng ở khu vực đồng euro đã chậm lại
- BOC dự báo nền kinh tế Canada sẽ tăng trưởng 1.2% trong năm nay, 0.9% trong năm 2024 và 2.5% trong năm 2025
- Macklem và Rogers sẽ tổ chức họp báo lúc 22 giờ
- USD/CAD đang giao dịch ở mức 1.3772 ngay trước khi quyết định được đưa ra và tăng lên 1.3793 sau đó. Xu hướng hawkish vẫn tồn tại nhưng tất cả các bình luận đều chỉ ra rằng nền kinh tế đang chậm lại.
Ngân hàng Canada giữ nguyên lãi suất ở mức 5.00% như dự kiến
Quyết định của Ngân hàng Canada và liệu USDCAD có tiếp tục đà tăng?
Ngân hàng Canada dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất với hy vọng rằng tốc độ tăng trưởng chậm sẽ dẫn đến lạm phát thấp hơn. USDCAD đang tăng cao trước tin với mức đỉnh từ tháng 10 tại 1.3783. Trên mức đó, các nhà giao dịch sẽ hướng tới vùng swing giữa 1.3807 và 1.38614 trên biểu đồ ngày. 1.38614 là mức đỉnh cho năm 2023.
Nếu ngân hàng trung ương có quan điểm hawkish hơn, việc di chuyển xuống dưới đường MA 100 giờ tăng tại 1.3713 sẽ là một mức quan trọng để đạt được và vượt qua nếu phe bán muốn kiểm soát nhiều hơn.
Giá vàng tiếp tục đà tăng do căng thẳng ở Trung Đông khiến nhu cầu đối với tài sản an toàn được giữ vững
- Giá vàng giữ vững đà hồi phục nhờ lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ dài hạn giảm.
- Đồng USD mạnh lên sau khi S&P Global PMI cho thấy hoạt động kinh doanh của Mỹ tăng.
- Các nhà đầu tư đang chờ đợi GDP quý 3 và thước đo lạm phát ưa thích của Fed, có thể ảnh hưởng đến quyết định chính sách của Fed vào tháng 11.
Chỉ số tâm lý kinh doanh tháng 10 của Bỉ -16.8 (Trước đó: -14.4)
Chỉ số tâm lý kinh doanh của Bỉ là một chỉ báo hàng đầu cho khu vực đồng euro. Sự sụt giảm mới nhất này báo hiệu một vài sự suy yếu khác.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý 3 của Úc quá cao để có thể giữ nguyên lãi suất - TDS
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý 3 của Úc cao hơn nhiều so với dự báo của RBA và các nhà phân tích. Do đó, các nhà kinh tế tại TD Securities dự kiến RBA sẽ tăng lãi suất tại cuộc họp tháng tới.
CPI quý 3 quá cao để có thể giữ nguyên lãi suất:
"Dữ liệu CPI quý 3 hôm nay cao hơn nhiều so với dự báo của RBA và các nhà phân tích. Cùng với việc biện pháp trung bình cắt giảm quý 2 được điều chỉnh tăng và các dấu hiệu mạnh mẽ về lạm phát trong nước, chính sách tiền tệ cần phản ứng lại.
TDS kỳ vọng RBA sẽ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng tới lên 4.35% đối với lãi suất tiền mặt mục tiêu.
Nếu RBA không hành động, điều này có thể sẽ gây hại đến uy tín của họ.
Không loại trừ khả năng RBA tiếp tục tăng lãi suất vào năm 2024."
Giá dầu chờ đợi số liệu của EIA trong khi đã giảm 8%
- Giá dầu (WTI) ổn định ở mức gần 83.80 USD, giảm trong 5 ngày liên tiếp.
- Đồng USD chứng kiến hai động thái tăng vọt trong ngày, trở về mức ngang bằng so với tuần trước.
- Giá dầu có nguy cơ giảm xuống 80 USD khi thị trường gặp khó khăn trong việc xác định đáy.
Quyết định của Ngân hàng Canada là tâm điểm của lịch kinh tế
Quyết định của Ngân hàng Canada ngày hôm nay không phải là một kết luận hoàn toàn được định trước, nhưng rất có khả năng họ sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức 5.00% vào lúc 21 giờ. Thị trường đang định giá 81% khả năng Macklem sẽ không có động thái nào, nhưng tỷ lệ cược sẽ tăng vào năm sau và lên tới 60% cho cuộc họp tháng 3.
Có lẽ thị trường đang đi chệch hướng so với những kỳ vọng đó khi chỉ định giá giảm 16 điểm cơ bản vào năm sau.
Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để BOC đưa ra tín hiệu về lập trường trung lập.
Các dữ liệu khác trong chương trình nghị sự hôm nay bao gồm doanh số bán nhà mới của Hoa Kỳ trong tháng 9 và phiên đấu giá kho bạc kỳ hạn 5 năm.
Tổng hợp thị trường đầu phiên Mỹ: USD mạnh nhất, NZD yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính
- USD mạnh nhất, NZD yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính
- Chứng khoán châu Âu biến động trái chiều. Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 0.3%
- Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm tăng 1.9 điểm cơ bản lên 4.859%
- Vàng tăng 0.27% lên 1,976.22 USD
- Dầu thô WTI ổn định ở mức 83.69 USD
- Bitcoin tăng 1.0% lên 34,253 USD
AUD/USD trước đó đã tăng lên gần 0.6400 sau công bố báo cáo lạm phát cao hơn dự kiến nhưng hiện giảm 0.3% trong ngày xuống 0.6335 do USD tăng nhẹ. Điều này xảy ra khi cổ phiếu bị kìm hãm, đặc biệt là cổ phiếu công nghệ sau bức tranh trái chiều từ báo cáo thu nhập của Microsoft và Google.
USD/JPY tiếp tục dao động ngay dưới mức 150.00 do lợi suất trái phiếu kho bạc ổn định hơn
EUR/USD giảm 0.1% xuống 1.0575 từ khoảng 1.0590 trước đó trong phiên.
GBP/USD giảm 0.3% xuống 1.2125.
Giám đốc IMF: Tình hình chiến sự căng thẳng ở Dải Gaza gây áp lực lên triển vọng kinh tế vốn đã u ám
Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva phát biểu trong một hội thảo do Dan Murphy của CNBC chủ trì tại hội nghị Viện Sáng kiến Đầu tư Tương lai ở Riyadh:
- Tình hình chiến sự căng thẳng ở Dải Gaza gây áp lực lên triển vọng kinh tế vốn đã u ám
- Hậu quả kinh tế do chiến tranh gây ra sẽ là “khủng khiếp” đối với các bên liên quan, cũng như có những tác động đáng kể đối với khu vực. Chúng bao gồm các tác động tiêu cực đến thương mại và du lịch.
- Ưu tiên hàng đầu của IMF là giảm “những mất mát bi thảm về nhân mạng” do cuộc tấn công gây ra và kêu gọi giải quyết chiến tranh càng sớm càng tốt.
Số đơn đăng ký vay thế chấp MBA của Hoa Kỳ tăng nhẹ trong tuần trước
- Số đơn đăng ký vay thế chấp MBA của Hoa Kỳ: -1.0%
- Trước đó: -6.9%
- Chỉ số thị trường: 165.2 so với 166.9 trước đó
- Chỉ số mua hàng: 127.0 so với 129.8 trước đó
- Chỉ số tái cấp vốn: 354.0 so với 347.6 trước đó
- Lãi suất thế chấp 30 năm: 7.90% so với 7.70% trước đó
Lãi suất của khoản vay mua nhà phổ biến nhất ở Mỹ hiện đã lên tới gần 8% - cao nhất kể từ tháng 9 năm 2000 - và điều đó đang tiếp tục gây cản trở cho hoạt động thế chấp. Hoạt động mua hàng sụt giảm và được bù đắp một chút từ hoạt động tái cấp vốn trong tuần.
Giá dầu gần như không thay đổi vào ngày giao dịch thứ 4
Giá dầu gần như không thay đổi vào thứ Tư sau 3 phiên giảm liên tiếp do những dấu hiệu nguồn cung của Mỹ thắt chặt hơn làm giảm triển vọng về nhu cầu năng lượng.
Theo các nguồn tin thị trường trích dẫn số liệu của Viện Dầu khí Hoa Kỳ hôm thứ Ba, nguồn cung dầu thô của Mỹ thắt chặt khoảng 2.7 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 20 tháng 10. Điều đó đi ngược lại với 8 nhà phân tích được Reuters thăm dò, những người đã ước tính trung bình rằng tồn kho dầu thô tăng khoảng 200,000 thùng trong tuần.
Dữ liệu của chính phủ Hoa Kỳ về hàng tồn kho sẽ được công bố vào 21:30 tối nay.
Đồng đô la Úc điều chỉnh sau dữ liệu CPI
AUD/USD đã đạt đỉnh mức 0.6400 ở phiên châu Á nhưng hiện đã đi ngang ở mức 0.6357 và thoái lui đà tăng trước đó sau dữ liệu CPI sáng sớm hôm nay.
Tỷ lệ mà RBA sẽ tăng lãi suất cho tháng tới hiện ở mức ~ 58%.
Cung tiền M3 khu vực Eurozone tiếp tục giảm
- Số liệu tháng 9: giảm 1.2% y/y (Dự báo: -1.7% y/y. Trước đó: -1.3% y/y)
Tăng trưởng tiền tệ ở khu vực đồng euro tiếp tục giảm trong tháng 9 so với một năm trước do chính sách tài chính dần thắt chặt.
Tâm lý nhà đầu tư Thụy Sĩ của Credit Suisse tháng 10 giảm mạnh hơn dự kiến
- Số liệu tháng 10: -37.8 (Trước đó: -27.6)
Giám đốc IMF Kristalina Georgieva: Lạm phát vẫn ở mức cao
- Tình hình hiện tại đòi hỏi việc duy trì lãi suất ở mức cao, tiếp tục ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
- Hợp tác quốc tế thực sự là vấn đề được ưu tiên hàng đầu
Bitcoin củng cố đà tăng sau tin đồn về quỹ ETF
Tính đến thời điểm hiện tại, Bitcoin trải qua một tuần sau khi vượt qua mốc 30.000 USD và hiện đã chạm mốc 35,000 USD.
Tin tức nổi bật trong tuần:
-
Mã ETF BTC giao ngay Blackrock đã xuất hiện trở lại trong danh sách DTCC
Việc phê duyệt khả năng cao có thể xảy ra nhưng vấn đề quan trọng hơn là điều này sẽ xảy ra khi nào. Giá BTC hiện đang ở mức cao nhất kể từ tháng 5 năm ngoái và nằm trên đường MA 100 và 200 ngày - lần cuối điều này xảy ra là vào tháng 4 năm ngoái.
Chứng khoán châu Âu giảm điểm đầu phiên
- Chỉ số Eurostoxx giảm 0.4%
- Chỉ số DAX Đức giảm 0.1%
- Chỉ số CAC 40 Pháp giảm 0.5%
- Chỉ số FTSE Anh giảm 0.1%
- Chỉ số IBEX Tây Ban Nha giảm 0.6%
- Chỉ số FTSE MIB Ý giảm 0.5%
Trong khi đó, hợp đồng tương lai S&P 500 cũng giảm 0.4%, hợp đồng tương lai Nasdaq giảm 0.6% nhưng hợp đồng tương lai Dow đi ngang, với áp lực lên tâm lý đè nặng lên các cổ phiếu công nghệ. Ở thị trường ngoại hối, các cặp tiền chính ít biết động thể hiện tâm lý thăm dò của nhà đầu tư.
Giám đốc IMF Kristalina Georgieva: Căng thẳng tại Trung Đông chưa phải là cú sốc cuối cùng
Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho biết:
- Căng thẳng ở Trung Đông đang xảy ra vào thời điểm nhạy cảm với sự tăng trưởng chậm lại cùng lãi suất và chi phí đi vay tăng cao do covid và chiến tranh.
- Chúng tôi biết đây không phải là cú sốc cuối cùng .
- Cuộc chiến này gây ra nhiều mất mát về mặt sinh mạng cũng như ảnh hưởng nặng nền đến nền kinh tế
- Ngành du lịch của các nước Ai Cập, Liban, Jordan đang bị ảnh hưởng nặng nề
- Chúng tôi chú trọng vào việc hành động sớm và không do dự.
- Chúng tôi muốn thấy các chính sách bình thường hóa trong thời gian tới.
- Vấn đề lãi suất không thể giải quyết được trong thời gian ngắn.
- Tin tốt là các chính sách thắt chặt đang cho thấy hiệu quả
- Lạm phát đang giảm nhưng chưa đủ nhanh
- Chuyển đổi xanh sẽ làm tăng chi phí nhưng đây là xu thế bắt buộc trong tương lai.
CBA: RBA có thể tăng lãi suất vào tháng 11
Ngân hàng khối thịnh vượng chung Úc (CBA) dự báo các chính sách sắp tới của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA):
- CPI mạnh hơn dự kiến có thể khiến RBA tăng lãi suất vào tháng 11
- Chỉ số CPI toàn phần tăng 1.2% trong Quý 3 năm 23 và tăng 5.4% so với cùng kỳ năm ngoái
- Chúng tôi hy vọng RBA sẽ tăng mức lãi suất lên 0.25% tại cuộc họp tháng 11, ở mức 4.35%
- Đêm qua, Thống đốc RBA Bullock đã tuyên bố, “Chúng tôi sẽ không ngần ngại tăng lãi suất tiền mặt hơn nữa nếu có bất kỳ sự gia tăng nào về mức độ lạm phát” ( nhấn mạnh bằng chữ in đậm).
- Mức tăng lạm phát cơ bản trong Quý 3 năm 23 là có thể được coi là đáng kể để RBA hành động dựa trên quan điểm chủ đạo của họ trong cuộc họp sắp tới.
Tin tức liên quan
- CPI Úc quý 3 năm 2023 tăng 1.2% q/q (Dự báo: 1.1% q/q)
- Thị trường đang nhanh chóng định giá đợt tăng lãi suất vào tháng 11 của Úc sau khi dữ liệu lạm phát tăng cao
- ANZ dự báo RBA sẽ tăng lãi suất thêm 0.25% vào ngày 7 tháng 11 (dự báo trước đó là tháng 12)
Hợp đồng tương lai Eurostoxx -0.2% trước giờ mở cửa phiên Âu
- Hợp đồng tương lai DAX: -0.1%
- Hợp đồng tương lai FTSE: đi ngang
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có gì đáng chú ý?
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có:
- 15:00 - Cung tiền M3 tháng 9 của Eurozone
- 15:00 - Chỉ số môi trường kinh doanh Ifo tháng 10 của Đức
- 15:00 - Tâm lý nhà đầu tư Credit Suisse tháng 10 của Thụy Sĩ
- 19:00 - Đơn đăng ký thế chấp MBA của Hoa Kỳ kết thúc ngày 20 tháng 10
Thị trường định giá như thế nào về quyết định chính sách tiếp theo của RBA?
Thị trường OIS hiện đang định giá khoảng 63% khả năng xảy ra mức tăng 25 bps vào tháng tới, sau khi con số lạm phát mạnh hơn dự kiến vào đầu ngày hôm nay. Điều đó cũng khiến ANZ và CBA đưa ra dự đoán rằng RBA sẽ thực hiện một đợt tăng lãi suất khác vào ngày 7 tháng 11.
Hồng Kông cắt giảm thuế trước bạ đối với giao dịch chứng khoán từ 0.13% xuống 0.10%
Có khả năng đó là một cách khác để vực dậy thị trường, sau khá nhiều giao dịch một chiều ở Hang Seng (và chứng khoán Trung Quốc) kể từ đầu năm. Chỉ số này giảm khoảng 13%. Giá mở cửa cao hơn 2.7% so với giá đóng cửa ngày hôm qua nhưng hiện tại đã giảm xuống còn 1.2%.
Tổng hợp thị trường nửa đầu phiên Á: CPI của Úc cao hơn dự kiến, AUD tăng trong phiên
Dữ liệu lạm phát quý 3 từ Úc là trọng tâm trong phiên này. Dữ liệu cho thấy mức tăng trưởng CPI mạnh hơn dự kiến. Thống đốc RBA Bullock đã bày tỏ quan điểm diều hâu hơn và cho biết rằng RBA sẽ tăng lãi suất trở lại nếu có sự điều chỉnh tăng đáng kể đối với dự báo lạm phát. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp không cách quá xa mức thấp nhất trong 50 năm và kết quả là rất có thể Ngân hàng sẽ tăng lãi suất tại cuộc họp tiếp theo vào ngày 7 tháng 11 và kỳ vọng lãi suất sẽ tăng 25 điểm cơ bản.
Hai trong số 'bốn ngân hàng lớn' của Úc (ANZ & CBA) đã điều chỉnh dự báo của họ về việc tăng lãi suất vào tháng 11. AUD/USD đã tăng vọt sau khi dữ liệu được công bố, đạt mức cao khoảng 0.6400.
Không có nhiều chuyển động về dầu hoặc vàng. BTC đã tăng vọt vào đầu phiên nhưng đã chững lại mức khoảng 34 nghìn đô la.
Chứng khoán Trung Quốc tăng điểm nhờ các thông báo kích thích vào đầu tuần này. Hồng Kông giảm thuế mua nhà, góp phần hỗ trợ thêm.
Thị trường chứng khoán châu Á:
-
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản: +1.3%
-
Shanghai Composite của Trung Quốc: +0.5%
-
Hang Seng của Hồng Kông: +1.5%
-
KOSPI của Hàn Quốc: -0.5%
-
S&P/ASX 200 của Úc: -0.02%
Quan chức ECB nào sẽ có bài phát biểu hôm nay?
- Vào lúc 00:00 - Chủ tịch ECB Christine Lagarde sẽ phát biểu tại bữa tiệc của Ngân hàng Hy Lạp ở Athens, Hy Lạp.
Lợi suất TPCP Hoa Kỳ 2 năm đi ngang sau khi mở cửa với gap giảm mạnh
- Lợi suất 2 năm hiện đã giảm hơn 1.90% sau khi mở cửa với gap giảm mạnh hơn 4.5bp xuống quanh 5.06%