Dữ liệu về chỉ số CPI Tokyo của Nhật Bản tháng 2 giảm
Dữ liệu lạm phát từ Nhật Bản, chỉ số CPI khu vực đô thị Tokyo cho tháng 2 năm 2023 là 3.4%, trước đó là 4.4%.
Thực phẩm tồn kho và năng lượng tăng so với tháng Giêng (đây là chỉ số gần nhất với thước đo CPI lõi ở Hoa Kỳ), nhưng thực phẩm tươi sống và chỉ số giá tiêu dùng lại giảm so với tháng Giêng.
Ngoài ra tỷ lệ thất nghiệp cũng đang giảm, tỷ lệ việc làm trên ứng viên là 1.35 (dự kiến là 1.36 và trước đó là 1.35).
Nhin chung, BOJ coi lạm phát ở Nhật Bản chỉ diễn ra trong ngắn hạn.
Chỉ số PMI dịch vụ từ Ngân hàng Judo của Úc trong tháng 2 giảm
Chỉ số PMI phi sản xuất là 50.7, cao nhất kể từ tháng 7 năm 2022
- Dự kiến là 49.2
- Trước đó là 48.6
Chỉ số PMI tổng hợp là 50.6
- Dự kiến là 49.2
- Trước đó là 48.5
Các nhận định trong báo cáo:
- Hoạt động của ngành dịch vụ được cải thiện rõ ràng trong tháng 2 và hiện đang tiếp tục mở rộng
- Dấu hiệu trước đó cho thấy sự suy giảm trong hoạt động kinh tế nửa cuối năm 2022 đã biến mất
- Hoạt động kinh doanh mới và kỳ vọng về tương lai vẫn đang có xu hướng giảm dần, kỳ vọng thị trường về một mức lãi suất cao hơn vẫn chưa bao trùm lên nền kinh tế.
- Chỉ số việc làm tổng hợp phản ánh nhu cầu lao động trong cả ngành dịch vụ và sản xuất tương quan với tỷ lệ thất nghiệp, có khả năng giảm nhẹ trong những tháng tới
- Các chỉ số PMI về nhu cầu lao động không cho thấy khả năng tỷ lệ thất nghiệp gia tăng liên tục trong nửa đầu năm 2023
- Chỉ số giá đầu ra tổng hợp (chỉ báo tốt nhất về xu hướng lạm phát giá tiêu dùng) tiếp tục giảm và ở mức thấp nhất kể từ tháng 8 năm 2021
- Tuy nhiên, giá đầu vào vẫn ở mức rất cao, điều này tạo áp lực về tiền lương và chi phí năng lượng lên doanh nghiệp Úc
- Khác với dự đoán rằng nền kinh tế Úc sẽ rơi vào suy thoái năm 2023, chỉ số PMI tháng 2 cho thấy nền kinh tế vẫn đang nới lỏng và sử dụng nhiều lao động trong khi áp lực về giá đầu vào tăng cao. Hạ cánh mềm sẽ là kết quả có thể xảy ra với Úc trong 12 tháng tới, nhưng rủi ro là rất lớn và trong ngắn hạn sẽ hướng đến một nền kinh tế tăng trưởng mạnh và lạm phát ổn định hơn
- “Đối với Ngân hàng Dự trữ, những rủi ro này cho thấy cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ trong ba tháng tới. Tôi hy vọng sẽ thấy mức tăng lãi suất 25 điểm cơ bản vào tuần tới tại cuộc họp Hội đồng quản trị tháng 3 và các đợt tăng lãi suất tiếp theo đưa tỷ lệ tiền mặt lên từ 4% lên 4.5% vào cuối năm nay".
Thành viên hội đồng thống đốc Fed Christopher Waller: FOMC có thể cần tăng lãi suất vượt 5.4%
Theo ông Christopher Waller:
- Fed có thể cần tăng lãi suất vượt mức định giá 5.1-5.4% trong tháng 12 nếu dữ liệu việc làm và lạm phát sắp tới không suy yếu so với tháng 1
- Quan điểm của tôi sẽ phụ thuộc vào dữ liệu
- Dữ liệu tháng trước đã thách thức quan điểm của tôi vào tháng 1 rằng FOMC đang đạt được tiến bộ đáng kể trong việc kiểm soát lạm phát
- Dữ liệu đã chỉ ra rằng thay vì nới lỏng, thị trường lao động đang thắt chặt
- Dữ liệu doanh số bán lẻ và chi tiêu cho thấy tiến trình hãm nhu cầu đang gặp khó khăn
- FOMC sẽ làm những gì cần thiết để đưa lạm phát về lại mục tiêu 2%
- 'Có thể có một số thách thức trên con đường đó, nhưng FOMC sẽ đạt được mục tiêu của mình
- Thị trường lao động quá thắt chặt làm phức tạp con đường hướng tới ổn định giá cả
- Tiền lương đang tăng nhanh hơn so với những thập kỷ trước, góp phần giữ cho lạm phát tăng cao
- Dữ liệu gần đây cho thấy chúng tôi đã không đạt được nhiều tiến bộ về lạm phát như đã nghĩ
- Điều đó áp dụng cho cả lạm phát toàn phần và lạm phát cơ bản
- Dữ liệu gần đây nhấn mạnh quan điểm rằng cuộc chiến với lạm phát sẽ kéo dài hơn so với nhiều người dự đoán chỉ một hoặc hai tháng trước
- Có lý do để lạc quan, chẳng hạn như tốc độ tăng tiền thuê nhà giảm mạnh
Thống đốc RBNZ Orr: Cần lạm phát giảm trong khung thời gian hợp ý
Thống đốc Ngân hàng Dự trữ New Zealand Adrian Orr đã phát biểu trước Diễn đàn Kinh tế New Zealand tại Đại học Waikato.
- Ngân hàng phải quan tâm đến “các vấn đề khác xoay quanh sự ổn định tài chính và sự biến động không cần thiết và đó là điểm rất khó cân bằng”
- “Việc nâng lãi suất quá cao hoặc quá nhanh có thể dẫn đến suy thoái nghiêm trọng; chi tiêu và đầu tư sụp đổ, và bạn kết thúc với tỷ giá hối đoái cao hơn nhiều vì thị trường chạy theo NZD với lợi suất cao, đè bẹp xuất khẩu
Societe Generale: EURUSD đang tạo nền
Theo SocGen:
“Chúng tôi nghĩ rằng EUR/USD đang tạo nền quanh mức hiện tại, một phần vì lãi suất tại Mỹ đã được phản ánh khá nhiều vào giá, còn của ECB thì chưa như vậy.”
"Ngoài ra, MA 200 ngày của USD/JPY tại 137.70 sẽ là mức rất quan trọng và nếu bị phá vỡ, JPY có thể nhanh chóng giảm trong ngắn hạn.”
Chủ tịch Fed Atlanta: Fed sẽ cần làm nhiều hơn
- Sẽ không quyết định cho đến khi họp
- Đã thấy lạm phát bắt đầu giảm nhưng Fed cần tiếp tục quyết tâm
- Muốn tăng lãi suất 25bp và ảnh hưởng của chính sách sẽ rõ rệt vào mùa xuân
- Rủi ro hiện đã cân bằng hơn
- Fed không "làm nhiều hơn những gì chúng ta cần"
- Các doanh nghiệp cho biết họ đang mong đợi tăng trưởng lương suy yếu, nhưng vẫn có kế hoạch bổ sung công nhân
- Thị trường lao động cần hạ nhiệt
BofA: Bearish với GBP dù có thể đã tạo đáy trong chu kỳ
"Điều này sẽ tạo trần cho đà phục hồi của GBP, do đó sell on rally GBP sẽ là chiến lược ưu tiên của chúng tôi."
Kinh tế trưởng BoE: Một số chỉ báo tiền lương bắt đầu giảm mạnh
Theo ông Huw Pill:
- GDP được dự đoán sẽ giảm nhẹ trong các quý tới
- Các chỉ số khảo sát kể từ khi dự báo được công bố đã tăng bất ngờ, cho thấy động lực hiện tại trong hoạt động kinh tế có thể mạnh hơn một chút so với dự đoán.
- Lạm phát CPI được dự báo sẽ giảm xuống dưới mục tiêu 2% vào cuối thời hạn dự báo
- GDP dự kiến sẽ gần bằng 0 trong Q1
- Thị trường lao động thắt chặt hơn những gì tỷ lệ thất nghiệp cho thấy
- Tỷ lệ thất nghiệp được dự đoán là rất thấp
Chủ tịch Fed Boston: Số lần tăng lãi suất sẽ phụ thuộc vào số liệu
Theo bà Susan Collins:
- Số lần tăng lãi suất sẽ phục thuộc vào dữ liệu
JP Morgan dự đoán Nga có thể duy trì sản lượng dầu ở mức trước xung đột
Ngân hàng J.P. Morgan hôm thứ Năm (2/3) dự đoán Nga sẽ có thể duy trì sản lượng khai thác dầu thô ở mức trước khi xảy ra xung đột với Ukraine, do nhu cầu ổn định từ Trung Quốc và Ấn Độ.
Ngân hàng cho biết: “Chúng tôi tin rằng Nga sẽ có thể duy trì sản lượng dầu của mình ở mức 10.8 triệu thùng/ngày, mức sản lượng trước khi xung đột với Ukraine xảy ra. Tuy nhiên, họ vẫn sẽ gặp khó khăn nếu muốn quay trở lại mức cao nhất được ghi nhận trước đại dịch là 11.3 triệu thùng/ngày.”
Cập nhật thị trường phiên Mỹ: Sắc đỏ tiếp tục chiếm giữ thị trường chứng khoán Mỹ, lợi suất trái phiếu đồng loạt tăng
Dữ liệu được công bố ngày hôm nay cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm so với dự kiến, giá lao động đơn vị vẫn tiếp tục tăng. Điều này có thể gây áp lực cho FED trong việc tăng lãi suất khi tình hình lạm phát vẫn chưa thể cải thiện rõ ràng. Hai trong số ba chỉ số trên thị trường chứng khoán Mỹ bắt đầu phiên thứ năm trong sắc đỏ.
- S&P 500 -0.37%
- Dow Jones +0.31%
- Nasdaq -0.66%
Đồng bạc xanh tiếp tục duy trì đà tăng, hiện ở mức 105.034. Trên thị trường tiền tệ, GBP/USD ghi nhận mức giảm mạnh nhất với 98.6 pips. USD/CHF lại có diễn biến lạc quan hơn khi tăng 0.41%, cao nhất trong số các cặp tiền tăng giá
- EUR/USD -0.64%
- GBP/USD -0.78%
- AUD/USD -0.46%
- NZD/USD -0.58%
- USD/JPY +0.34%
- USD/CAD +0.16%
- USD/CHF +0.41%
Vàng rời vào đà giảm, hiện ở ngưỡng 1,836.07 USD/Oz.
Sắc đỏ bao phủ khắp các đồng tiền lớn trên thị trường tiền điện tử. BTC giảm 1.27%, về ngưỡng 23,333 USD
Dầu WTI và dầu Brent đồng loạt tăng, lần lượt ở các ngưỡng 78.18 USD/thùng và 84.67 USD/thùng.
Blinken: Nếu Trung Quốc hỗ trợ vũ khí cho Nga, đó sẽ là một vấn đề quan trọng
Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Blinken, cho biết nếu Trung Quốc hỗ trợ vũ khí cho Nga, thì đó sẽ là một vấn đề 'nghiêm trọng' đối với các quốc gia. Phát biểu của ông không rõ ràng ám chỉ G20 hay G7
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt tăng!
Sắc xanh bao phủ lên toàn bộ lơi suất trái phiếu chính phủ Mỹ. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kì hạn 10 năm tăng mạnh nhất với 6.8 điểm cơ bản.
Thị trường tiền điện tử chìm trong sắc đỏ!
Sắc đỏ bao phủ lên hầu hết các đồng tiền lớn trên thị trường tiền điện tử. BTC giảm 1.62%, về mức 23,250.
Đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ thấp hơn ước tính!
- Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu là 190 nghìn, thấp hơn so với 195 nghìn ước tính. Con số tuần trướng là 192 nghìn
- Trung bình động 4 tuần ở mức 193 nghìn, cao hơn so với 191.25 nghìn trước đó
Đồng bạc xanh duy trì đà tăng!
DXY duy trì đà tăng mạnh mẽ, thiết lập mức đỉnh mới trong ngày tại 104.97.
ECB công bố tài khoản tháng hai
- Vấn đề được đưa ra là chính sách lãi suất đang tiến gần đến mức cần thận trọng để đảm bảo rằng chính sách tiền tệ không bị thắt chặt quá mức
- Do tính không chắc chắn cao, triển vọng lạm phát có thể thay đổi nhanh chóng theo cả hai hướng
- Bên cạnh đó cũng chỉ rõ việc bày tỏ “ý định” khác với đưa ra “cam kết”
- Việc tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 3 phù hợp với rất nhiều kịch bản có thể xảy ra
- Có sự nhất trí rộng rãi rằng không có dấu hiệu của một vòng xoáy giá tiền lương
- Nhưng có lập luận rằng tăng trưởng tiền lương hiện tại rõ ràng không phù hợp với mục tiêu lạm phát 2%
Bitcoin giảm xuống dưới 23,400 USD trong ngày
Bitcoin giảm xuống dưới 23,400 USD trong ngày và hiện ở mức 23,397 USD.
Commerzbank: Lạm phát lõi tiếp tục tăng, ECB có khả năng tăng 50 bps trong tháng 3
Tính toán sơ bộ của Eurostat cho thấy lạm phát lõi tăng đáng kể trong tháng 2 do đó sẽ củng cố ý định tiếp tục tăng lãi suất của ECB - theo các nhà kinh tế tại Commerzbank:
- “Kỳ vọng lạm phát giảm mạnh trong tháng 2 đã không thành hiện thực khi chỉ giảm nhẹ từ 8.6% xuống 8.5%. Trong khi giá năng lượng giảm, giá lương thực tăng và lạm phát lõi tăng từ 5.3% lên 5.6%."
Lạm phát tại châu Âu trong tháng Hai không có dấu hiệu hạ nhiệt
Sau một loạt dữ liệu không mấy tích cực của các quốc gia đầu tàu trong khu vực, không quá bất ngờ khi tỷ lệ lạm phát tại châu Âu trong tháng 2/2023 cũng đã phản ánh bức tranh vẫn còn rất nóng của nền kinh tế khu vực. Điều này củng cố thêm kỳ vọng rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu (EU) sẽ phải tiếp tục đẩy mức lãi suất điều hành lên cao hơn để hẹ nhiệt nền kinh tế.
Chi phí thực phẩm và dịch vụ vẫn cao tại khu vực đã khiến cho chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (CPI) trong tháng 2 của EU tăng với mức 8.5% so với cùng kỳ, vượt quá ước tính trung bình 8.3% trong cuộc khảo sát của các nhà kinh tế Bloomberg và chỉ giảm nhẹ 0.1% so với mức lạm phát 8.6% trong tháng 1. Tuy nhiên, trong tháng 2 lạm phát lõi (CPI lõi) của châu Âu, mục tiêu chính với các nhà hoạch định chính sách, đã tiếp tục tăng lên 5.6% so với mức 5.3% trong tháng Giêng.
SocGen: Lãi suất sẽ đạt đỉnh vào tháng 9 và tạo áp lực lên đô la
Theo Kit Juckes, Giám đốc chiến lược ngoại hối toàn cầu tại Société Générale, phân tích thị trường ngoại hối:
- Việc định giá lại đỉnh Fed Funds tiếp tục hỗ trợ đô la, nhưng đến tháng 9, đồng bạc xanh sẽ giảm khi lãi suất đạt đỉnh.
Commerzbank: Bình luận dovish từ BoE gây áp lực cho GBP
Đồng bảng Anh đã giảm sau bài phát biểu của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Andrew Bailey ngày hôm qua. Theo Antje Praefcke, Nhà phân tích ngoại hối tại Commerzbank:
- “Bailey không thực sự cam kết thực hiện các biện pháp thắt chặt mạnh mẽ hơn nữa. Xét về tỷ lệ lạm phát ở mức hai con số, tôi đã hy vọng có nhiều cam kết hơn đối với việc tăng lãi suất. Nhưng rõ ràng là BoE không sẵn sàng gây tổn hại (hơn nữa) cho nền kinh tế và người dân để kiểm soát lạm phát.”
DXY đang leo lên mức đỉnh trong ngày
DXY đang leo lên mức đỉnh trong ngày tại 104.840.
CPI sơ bộ tháng 2 của Eurozone cao hơn dự kiến
- CPI sơ bộ tháng 2 của Eurozone: +8.5% y/y, +0.8% m/m
- Dự kiến: +8.2% y/y, -0.3% m/m
- Trước đó: +8.6% y/y, -0.2% m/m
- CPI lõi: +5.6% y/y, -0.8% m/m
- Dự kiến: +5.3% y/y, 0% m/m
- Trước đó: +5.3% y/y, -0.8% m/m
Lạm phát có thể đã giảm nhẹ so với tháng 1, nhưng vẫn cao hơn dự kiến.
Tỷ lệ thất nghiệp tháng 1 của Eurozone có gì đáng chú ý?
- Tỷ lệ thất nghiệp tháng 1 của Eurozone là 6.7%
- Dự kiến: 6.6%
- Trước đó: 6.6%
- Điều chỉnh thành: 6.7%
Sau khi điều chỉnh, tỷ lệ thất nghiệp của khu vực đồng euro được cho là ổn định ở mức 6.7% do các điều kiện thị trường lao động phần lớn vẫn ổn định bất chấp suy thoái kinh tế.
DXY tiếp tục tăng trong ngày!
DXY tiếp tục tăng trong ngày và hiện ở mức 104.777.
Nga nói rằng phương Tây đang giấu họ một điều gì đó về thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov hôm thứ Năm (2/3) đã cáo buộc phương Tây giấu họ trong Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen tạo điều kiện cho việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Ukraine từ các cảng phía nam của họ, Hãng thông tấn RIA Novosti đưa tin.
Trong khi ở phái ngược lại, Nga đã nhiều lần chống lại thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen, nói rằng các quốc gia mà áp đặt các lệnh trừng phạt lên Nga vẫn chưa giảm bớt các hạn chế đối với xuất khẩu của nước này, đặc biệt là phân bón.
Bộ Thương mại Trung Quốc: Trung Quốc sẵn sàng trao đổi với Mỹ để nới lỏng các hạn chế thương mại
Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc cho biết:
- “Trung Quốc sẵn sàng tiến hành các cuộc tham vấn thẳng thắn với Mỹ để giảm bớt các hạn chế đối với thương mại và đầu tư song phương.”
- “Thương mại Trung Quốc-Mỹ có tính bổ trợ cao và linh hoạt.”
- “Cần tạo ra một môi trường kinh tế và thương mại ổn định và có thể dự đoán được giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ để tăng cường niềm tin hợp tác kinh doanh.”
- “Nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu đang gia tăng, môi trường bên ngoài đặt ra những thách thức nghiêm trọng và có nguy cơ làm suy yếu nhu cầu ngoài nước”.
Chủ tịch ECB: Giá giảm một cách không ổn định
Chủ tích ECB Lagarde chỉ ra rằng:
- Lạm phát đã chậm lại trong ba tháng qua nhưng tăng nhẹ trong tháng 2
- Chắc chắn giá sẽ giảm nhưng lạm phát vẫn cao
- Giảm lạm phát sẽ mất một thời gian
Điều này chủ yếu chỉ để khẳng định lại những nhận xét trước đây của bà ấy. Hiện tại, ECB đang giữ vững lập trường với thông điệp rằng tháng 3 sẽ là đợt tăng lãi suất 50 bps và những gì diễn ra sau đó có thể là một động thái tương tự hoặc có thể là 25 bps, nhưng chưa có bất kì thông tin nào được đua ra.
Chủ tịch ECB: Vẫn cần phải tiếp tục tăng lãi suất
Chủ tịch ECB Lagarde cho biết:
- Cần phải duy trì lãi suất ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn
- Con đường điều chỉnh lãi suất trong tương lai sẽ phụ thuộc vào dữ liệu
- Chúng ta phải sử dụng tất cả các công cụ có sẵn để giảm lạm phát
CIBC Capital Markets: Sự hiếu chiến của ECB sẽ hỗ trợ cho EUR
Các nhà kinh tế tại CIBC Capital Markets cho biết:
- Kỳ vọng lãi suất cuối kì của ECB là 3.50% trong bối cảnh áp lực giá vẫn tăng trong bối cảnh vĩ mô được cải thiện.
- Mặc dù thị trường có thể đã phản ứng thái quá về các giả định chính sách gần đây, nhưng chúng tôi mong đợi hoạt động tích cực hơn nữa của ECB nhằm duy trì triển vọng EUR trung hạn"
- “EUR/USD dự kiến đạt 1.10 trong quý 2/2023 và 1.11 trong quý 3/2023”
EURUSD hiện ở 1.0630
USD/JPY được hỗ trợ nhờ sự tăng mạnh của lợi suất trái phiếu kho bạc
USD tăng trở lại khi được củng cố bởi lợi suất trái phiếu kho bạc ở mức cao với lợi suất 10 năm ở Mỹ tăng trở lại trên mốc 4%. Đó là một tín hiệu về việc thị trường định giá một Fed diều hâu hơn trong những tháng tới. Điều đó dẫn đến việc USD/JPY tăng 0.5% lên mức 136.80 và hiện đang kiểm tra ranh giới của đường MA 100 ngày ở mức 136.75. Cũng cần chú ý đường MA 200 ngày ở mức 137.25 và mức thoái lui Fib 38.2 của xu hướng giảm kể từ tháng 10 năm ngoái ở mức 136.66. Nếu các mức kháng cự trên bị phá vỡ thì rất có thể dẫn đến một bước nhảy vọt nhanh chóng lên 140.00 của USD/JPY.
GBP/USD một lần nữa đối mặt với áp lực giảm
Việc USD tăng trở lại trong hôm nay đang gây áp lực giảm lên GBP/USD. Cặp tiền một lần nữa tiến vào kiểm tra các đường trung bình động chính hàng ngày của nó. Hiện tại, mức trung bình động 100 ngày ở 1.1974 với trung bình động 200 ngày ở mức 1.1916 là những mức quan trọng trong việc hạn chế xu hướng giảm, trước khi cặp tiền có khả năng quay trở lại mức đáy xung quanh khu vực 1.1840 đến 1.1900.
Sau các phát biểu lấp lửng của thống đốc BOE Bailey ngày hôm qua, thật khó để lạc quan về GBP trong bối cảnh việc dữ liệu của Hoa Kỳ tiếp tục cho thấy lạm phát đang tăng lên đã đẩy lợi suất trái phiếu lên và hỗ trợ cho USD.
Trung Quốc có thể nhập khẩu một khối lượng dầu lớn kỷ lục từ Nga vào tháng 3
Nhập khẩu dầu của Nga bằng đường biển của Trung Quốc sẽ đạt kỷ lục trong tháng này sau khi các nhà máy lọc tận dụng giá dầu rẻ khi nhu cầu nhiên liệu trong nước phục hồi, nhưng kế hoạch cắt giảm xuất khẩu của Nga có thể sẽ hạn chế việc này trong những tháng tới.
Việc Trung Quốc mua mạnh, cùng với nhu cầu lớn Ấn Độ, bởi giá giảm do Nhóm G7 áp giá trần 60 USD đối với dầu thô của Nga. Nhưng việc này đang mang lại cho Nga một lượng doanh thu lớn.
Các công ty tư vấn theo dõi tàu chở dầu Vortexa và Kpler ước tính gần 43 triệu thùng dầu thô của Nga sẽ đến Trung Quốc vào tháng 3.
Dữ liệu cho thấy lần gần nhất Trung Quốc nhập khẩu nhiều dầu của Nga là 42.48 triệu thùng vào tháng 6/2020. Dữ liệu cũng chỉ ra lượng dầu hiếm khi được mua đến từ Bắc Cực của Nga, với ba tàu chở dầu chở khoảng 3.15 triệu thùng sẽ đến Trung Quốc trong tháng này, sau khi 2.7 triệu thùng cập cảng vào tháng 2
Cập nhật thị trường phiên Âu: USD tăng trở lại
Sau khi suy yếu trong ngày hôm qua, USD hiện tăng trở lại trong khi cổ phiếu và trái phiếu đang trên đà giảm giá. Chất xúc tác có vẻ là lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm tăng lên trên mức 4%.
- EUR/USD giảm 0.2% xuống 1.0640 trong khi GBP/USD hiện giảm 0.4% xuống 1.1985, cả hai đều chạm đáy trong ngày.
- USD/JPY tăng 0.3% lên 136.65 và một lần nữa hướng tới đường MA 100 ngày.
Dữ liệu kinh tế nào sẽ được công bố ở châu Âu hôm nay?
Việc lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm tăng trên 4% đang gây áp lực cho thị trường chứng khoán và hỗ trợ đà tăng của USD. Điều này xảy ra trong bối cảnh thị trường đang nghĩ đến tình huống lạm phát có thể tiếp tục ở mức cao và các ngân hàng trung ương sẽ phải mạnh tay hơn trong những tháng tới.
Goldman Sachs kỳ vọng ECB sẽ tăng lãi suất thêm 50 bps vào tháng 5 trong khi Nomura kêu gọi Fed tăng lãi suất 50 bps vào tháng 3. Điều đó được cho là nhấn mạnh những rủi ro dẫn đến các quyết định chính sách quan trọng của ngân hàng trung ương vào cuối tháng này.
Dữ liệu lạm phát khu vực đồng tiền chung châu Âu là tâm điểm. Lạm phát hàng năm có thể sẽ cao hơn ước tính 8.2%. Cần chú ý lạm phát cốt lõi (ước tính 5.3%) vì đó sẽ là yếu tố được xem xét để định giá lãi suất của ECB:
- 17:00 là dữ liệu CPI sơ bộ tháng 2 của Eurozone
- Cùng lúc đó là Tỷ lệ thất nghiệp tháng 1 của Eurozone
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tháng 2 của Nhật Bản có gì đáng chú ý?
- Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tháng 2 của Nhật Bản: 31.1
- Trước đó: 31.0
Có ít thay đổi về tâm lý người tiêu dùng Nhật Bản. Chi tiết hơn, tỷ lệ hộ gia đình dự đoán giá nhà trong năm tới sẽ tăng là 94.3% - tăng 0.5% so với tháng 1. Đây vẫn là mức cao thường thấy trong năm ngoái.
Lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm tăng trên 4%
Lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ 10 năm tăng trên 4% trong phiên giao dịch ngày hôm nay. Những bên tham gia thị trường đang bắt đầu kỳ vọng rằng Fed rất có thể tăng lãi suất mạnh mẽ hơn trong những tháng tới do áp lực lạm phát vẫn còn cao hơn dự đoán.
Trung Quốc nâng mục tiêu tăng trưởng lên 6% trong năm 2023
Báo cáo của Reuters cho biết Trung Quốc đang hướng tới mục tiêu tăng trưởng ở mức 6% (cao hơn nhiều so với mức 4.5% đến 5.5% được đề xuất vào tháng 11) cho năm 2023. Sau khi thoát khỏi chính sách zero Covid, Trung Quốc đang khá lạc quan và tham vọng trong việc phục hồi nền kinh tế một cách nhanh chóng trong năm nay.
Quan chức BOJ: Hiện tại chưa cần phải thực hiện các bước điều chỉnh chính sách bổ sung
Thành viên hội đồng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) Hajime Takata phát biểu:
- Sẽ cần một thời gian để đánh giá tác động của các hành động đã thực hiện vào tháng 12
- Vẫn còn sự không chắc chắn về việc liệu tiền lương có tăng đủ hay không, đặc biệt là ở các doanh nghiệp nhỏ trong khu vực
- Chưa cần phải thực hiện các bước bổ sung để cải thiện chức năng thị trường.
- Tác động của suy thoái kinh tế ở nước ngoài đã thể hiện ở sản lượng nhà máy của Nhật Bản.
- Muốn xem xét toàn diện các dữ liệu khác nhau trong việc đánh giá xu hướng lạm phát của Nhật Bản.