HĐTL các chỉ số châu Âu trái chiều trước giờ mở cửa
Nhìn chung, những HĐTL tăng thì tăng lưỡng lự còn giảm thì giảm sâu. Tâm lý thị trường vẫn đang bị chi phối rất mạnh bởi báo cáo CPI Mỹ.
Quyền chọn FX đáo hạn hôm nay có gì đáng chú ý?
Có 2 quyền chọn EUR trị giá từ 1 tỷ EUR đổ lên đã được tô đậm và cũng rất sát với giá hiện tại.
Hợp đồng lớn tại 1.00 nhiều khả năng sẽ thu hút giá về đây. USD tăng nóng tuy nhiên giờ cũng đang nhường đất diễn cho các đồng tiền khác.
Phân tích thị trường HĐTL khí đốt: Cửa tăng đang khép lại?
Open interest trên thị trường HĐTL khí đốt giảm 860 hợp đồng, còn khối lượng giao dịch giảm 21.4 nghìn hợp đồng, theo số liệu từ CME.
Giá khí đốt tăng giữa tình hình OI và khối lượng giao dịch giảm, cho thấy phe mua không còn mặn mà. Kháng cự tiếp theo nằm tại $8.5, hỗ trợ gần nhất sẽ ở $7.5.
Phân tích thị trường HĐTL vàng: Dư địa giảm còn nhiều?
Open interest trên thị trường HĐTL vàng tăng 2.4 nghìn hợp đồng, còn khối lượng giao dịch tăng 90.2 nghìn hợp đồng, theo số liệu từ CME.
Vàng giảm mạnh giữa tình hình cả OI và khối lượng giao dịch tăng, cho thấy dư địa giảm của vàng vẫn còn nhiều. Đáy năm tại 1,680 tiếp tục là hỗ trợ quan trọng.
Sản lượng dầu tháng 8 của Saudi Arabia đạt 11 triệu thùng/ngày
Saudi Arabia thông báo với OPEC rằng họ đã tăng sản lượng dầu thô lên hơn 11 triệu thùng/ngày vào tháng trước, vượt con số có ý nghĩa biểu tượng lần đầu tiên sau hai năm khi vương quốc này thực hiện cam kết ổn định thị trường dầu thế giới.
Dữ liệu CPI tháng 8 của Anh giảm so với dự kiến
CPI Anh +9.9% so với cùng kỳ năm ngoái (dự kiến +10.2%)
Trước đó: +10.1%
CPI lõi +6.3% so với cùng kỳ năm ngoái (dự kiến +6.3%)
Trước đó: +6.2%
Mỹ có thể mua thêm dầu để gia tăng trữ lượng dầu dự trữ khẩn cấp khi giá dầu thô giảm xuống dưới 80 USD/thùng.
Theo Bloomberg, Mỹ có thể mua thêm dầu để gia tăng trữ lượng dầu dự trữ khẩn cấp khi giá dầu thô giảm xuống dưới 80 USD/thùng.
Các quan chức chính quyền Biden đang cân nhắc triển khai kế hoạch trên, với mục đích ngăn giá dầu thô giảm mạnh.
Hiện vẫn chưa có thông tin chi tiết về dự định này của chính quyền Mỹ.
Đồng yên tăng giá bởi dự tính can thiệp vào thị trường của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản
Đồng yên tăng giá sau khi Nikkei báo cáo rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đang tiến hành kiểm tra tỷ giá hối đoái với các bên tham gia thị trường, một động thái được coi là tiền đề để can thiệp vào thị trường.
Dữ liệu lạm phát của Anh là tiêu điểm châu Âu hôm nay
Ngày hôm qua sau khi tin tức CPI Mỹ không được như dự báo đã khiến chứng khoán đỏ lửa, đô la tăng nóng. Hôm nay, nhà đầu tư vẫn chưa thể "buông lỏng" cảnh giác vì tiếp theo đây sẽ là dữ liệu lạm phát của Anh:
- 13:00 - Số liệu CPI tháng 8 của Vương quốc Anh
- 16:00 - Sản xuất công nghiệp tháng 7 của Eurozone
- 18:00 - Đơn đăng ký thế chấp MBA Hoa Kỳ vào ngày 9 tháng 9
Thị trường dự đoán khả năng Fed có thể tăng lãi suất 100pb
Thị trường bắt đầu định giá khả năng Fed tăng lãi suất 100bp sau báo cáo lạm phát. Tuy nhiên, nền kinh tế Hoa Kỳ cũng đang duy trì tốt hơn so với hầu hết các ước tính. Liệu dự đoán 100pb có phải chỉ là phản ứng quá nóng của thị trường trước tin xấu? Tuần trước, quỹ tương lai của Fed không hề tính đến việc tăng lãi suất 100bp, tuy nhiên vào thời điểm hiện tại, tỷ lệ cược của điều đó hiện đang ở mức ~ 36%.
Nhà trắng dự định vận tải hàng không do gián đoạn nguồn cung
Các cuộc đình công đường sắt của Hoa Kỳ có thể làm gián đoạn nguồn cung. Vì vậy, Nhà Trắng đang xem xét vận tải hàng không
Reuters báo cáo rằng một số tuyến đường sắt của Hoa Kỳ sẽ bắt đầu ngừng vận chuyển cây trồng vào thứ Năm. Việc dừng lại sẽ đe dọa xuất khẩu và cung cấp thức ăn chăn nuôi cho gia súc.
WSJ đang đưa tin:
- Nhà Trắng, các quan chức chính quyền cấp cao đang liên lạc với các công ty vận tải đường biển, vận tải đường bộ và vận tải hàng không cùng những công ty khác để xác định cách giữ hàng hóa di chuyển trong trường hợp đường sắt ngừng hoạt động và những mặt hàng nào có khả năng bị gián đoạn nghiêm trọng nhất.
Bộ trưởng Lao động Marty Walsh đang có kế hoạch gặp gỡ đại diện công đoàn và công ty đường sắt vào thứ Tư tại Washington, DC.
OPEC giữ nguyên dự báo về tăng trưởng nhu cầu dầu
OPEC giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mạnh mẽ trên toàn cầu vào năm 2022 và 2023
- Các trích dẫn của Reuters là dấu hiệu cho thấy các nền kinh tế lớn đang hoạt động tốt hơn dự kiến bất chấp những khó khăn như lạm phát gia tăng
- Nhu cầu dầu dự báo không đổi so với tháng trước
- "Nhu cầu dầu vào năm 2023 dự kiến sẽ được hỗ trợ bởi tình hình kinh tế vẫn vững chắc ở các nước tiêu thụ lớn, cũng như những cải thiện tiềm năng trong các hạn chế COVID-19 và giảm bất ổn địa chính trị"
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki phát biểu về thị trường FX
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki phát biểu:
- Can thiệp vào tỷ giá hối đoái là một trong những lựa chọn
- FX gần đây di chuyển nhanh chóng
- Có một số động thái đầu cơ đằng sau biến động của thị trường FX
- Nếu những động thái như vậy tiếp diễn, chúng tôi sẽ thực hiện các bước cần thiết
Lạm phát vẫn đang là vấn đề nhức nhối, nhưng chi phí vận chuyển đang giảm
Theo KiwiBank:
- Lạm phát nhức nhối là một vấn đề toàn cầu. Lạm phát đang được chứng minh là kéo dài và lan rộng hơn nhiều. Cuộc chiến chống lạm phát sẽ tiếp tục nóng lên. Nhưng đã có một sự phát triển tích cực - chi phí vận chuyển đang giảm xuống. Và công suất ngày càng tăng với nhiều tàu hơn.
- Chi phí vận chuyển toàn cầu là một trong (nhiều) chất xúc tác cho lạm phát gia tăng nhanh chóng trong đại dịch. Chi phí vận chuyển giảm mạnh và giảm bớt áp lực lên chuỗi cung ứng sẽ là một bước phát triển đáng mừng cho các nhà xuất nhập khẩu.
Hãy cẩn trọng hơn với các bình luận can thiệp từ Nhật Bản
Bộ trưởng tài chính Nhật Bản Suzuki trước đó đã nói rằng can thiệp vào tỷ giá hối đoái là một trong những lựa chọn, ngoài ra:
- Một số động thái đầu cơ đứng sau sau biến động FX gần đây
- Biến động rất rõ ràng và một chiều
Những từ "đầu cơ" và "một chiều" là dấu hiệu cho thấy các nhà chức trách Nhật Bản muốn ngăn chặn, hoặc ít nhất là làm chậm đà trượt giá của đồng yên và là các bước đầu tiên trên con đường can thiệp ngoại hối thực sự (tức là BOJ mua đồng yên trên thị trường).
Starbucks dự báo tăng trưởng lợi nhuận, nhà đầu tư được hưởng lợi?
Starbucks Corp (SBUX.O) dự báo lợi nhuận sẽ tăng từ 15% đến 20% trên mỗi cổ phần trong ba năm tới. Starbucks có kế hoạch chi tiêu từ 2.5 đến 3 tỷ đô la cho công nghệ, cửa hàng mới và cải tạo.
Công ty có trụ sở tại Seattle dự kiến sẽ chi trả 20 tỷ đô la cho các nhà đầu tư thông qua việc mua lại cổ phiếu và cổ tức từ năm 2023 đến năm 2025. Các nhà phân tích Phố Wall phần lớn dự kiến thu nhập của hãng sẽ phù hợp với dự báo trước đó là tăng trưởng 10 đến 12%.
Số lượng đơn đặt hàng online của Starbucks tăng vọt, hiện chiếm gần 1/4 tổng số đơn đặt hàng, đã giúp chuỗi cà phê giành được thị phần trong đại dịch COVID-19 nhưng cũng dẫn đến tình trạng kiệt sức của nhân viên pha chế tại các cửa hàng cũ.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Á: USD/JPY thất thường
Biến động lớn đã xảy ra ở Hoa Kỳ hôm qua sau khi con số lạm phát cao đáng kinh ngạc. USD tăng vọt.
Phiên giao dịch châu Á sáng nay chứng kiến một số hỗ trợ và hồi phục mặc dù cũng không có nhiều. EUR, AUD, NZD, GBP, CAD tăng nhẹ. Hầu hết sự chú ý đều đổ dồn vào USD/JPY. Đầu phiên, cặp tiền này đã tăng trở lại mức 145 nhưng đã thoái lui một phần xuống vào khoảng 144.11 nhờ sự can thiệp bằng lời nói từ Masato Kanda - chuyên gia ngoại hối hàng đầu của Bộ Tài chính Nhật Bản. Ông sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong việc định hướng BoJ can thiệp vào thị trường này trong trường hợp cần thiết.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản thông báo sẽ mua 550 tỷ yên Trái phiếu Chính phủ Nhật Bản kỳ hạn từ 5 đến 10 năm trong ngày hôm nay, nhiều hơn 500 tỷ được công bố trước đó. Trên thực tế, mục đích của động thái này hỗ trợ đồng yên. Nhưng nó đã yếu đi một cách thảm hại và USD/JPY một lần nữa lại tăng trở lại và hiện ở mức 144.35.
Một số chuyên gia dự báo USDJPY tăng lên 150, một số khác dự báo 153
Credit Suisse:
- Chúng tôi giữ nguyên quan điểm bullish USDJPY
- mục tiêu dài hạn ở mức 147.62/153.01 (mức thoái lui 38.2% của pha giảm năm 1982 và đỉnh năm 1998)
- Bất kỳ pha giảm nào cũng tạo cơ hội buy on dip nếu giữ được trên 139.43/39
RaboBank:
- USD sẽ duy trì sức mạnh trong nhiều tháng nữa
- Nhiều khả năng BoJ sẽ duy trì chính sách nới lỏng vào năm sau. Điều này sẽ hỗ trợ USDJPY tăng cao hơn trong những tháng tới
- Không loại trừ khả năng cặp tiền lên 150
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Matsuno: biến động tỷ giá mạnh là điều không mong muốn
Theo Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Matsuno:
- Mục tiêu quan trọng là giữ cho tỷ giá di chuyển ổn định, phản ánh các nguyên tắc cơ bản về kinh tế
- Biến động ngoại hối mạnh, đồng yên lao dốc là điều không mong muốn
- Sẽ theo dõi chặt chẽ lạm phát của Hoa Kỳ và tác động đối với nền kinh tế toàn cầu cũng như Nhật Bản
- Sẵn sàng thực hiện các hành động phù hợp nếu cần thiết
Sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản dường như không thể xảy ra.
Cập nhật USD/JPY:
Đức triển khai giới hạn giá điện một cách nhanh chóng
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cam kết rằng chính phủ của ông sẽ nhanh chóng thực hiện giới hạn giá điện để giúp người tiêu dùng và các công ty đối phó với chi phí tăng cao, đồng thời cho biết họ cũng đang tìm cách giảm giá sưởi và giá khí đốt.
Phát biểu sau đó tại hội nghị tương tự, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết mục tiêu của liên minh cầm quyền là đạt được mức trần giá điện theo luật vào cuối năm nay. Scholz gợi ý rằng giới hạn chung đối với khí đốt tự nhiên có thể không phải là cách tốt nhất trong tương lai vì một biện pháp như vậy có thể dẫn đến giảm nguồn cung từ thị trường toàn cầu.
Giá năng lượng ở châu Âu đã giảm một phần do triển vọng khu vực này sẽ cố gắng kiểm soát giá cả. Giá khí đốt kỳ hạn đã giảm hơn 20% trong tháng này.
USD/JPY giao dịch trên 144.50: đồng yên suy yếu, không có khả năng BoJ thay đổi chính sách
Đồng USD đã bật tăng sau báo cáo CPI của Hoa Kỳ vào hôm qua.
Tỷ giá USD/JPY đạt mức 145 trước đó trong phiên giao dịch nhưng đã giảm nhẹ sau những bình luận của các quan chức Nhật Bản.
Khả năng không có sự can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối và ngay cả khi có nhưng không đi kèm với sự thay đổi chính sách từ BOJ, sự can thiệp có thể phản tác dụng hoặc nhiều nhất chỉ là giải pháp ngắn hạn.
Tỷ giá USD/JPY đã phá qua mức 145 vào tuần trước và giảm xuống vào cuối tuần do bình luận từ Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kuroda.
Sẽ có thêm dữ liệu lạm phát của Hoa Kỳ trong vài giờ nữa
PPI Mỹ sẽ được công bố lúc 19h30 tối nay.
Khả năng rất thấp công bố này có thể có tác động lớn hơn trận động đất mà chỉ số CPI mang lại cho thị trường tài chính từ hôm qua. Tuy nhiên, đừng bao giờ nói không bao giờ!
Tỷ giá USDCNY tham chiếu hôm nay: 6.9116
Mức đóng trước đó là 6.9690.
BOJ sẽ mua nhiều trái phiếu 5-10 năm hơn so với kế hoạch
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã thông báo rằng họ sẽ mua 550 tỷ yên Trái phiếu Chính phủ Nhật Bản kỳ hạn từ 5 đến 10 năm vào ngày hôm nay.
Con số này nhiều hơn con số 500 tỷ được công bố trước đó.
Đây là một nỗ lực để hỗ trợ đồng yên. Thị trường sẽ tiếp tục giã đồng yên do tín hiệu này từ BOJ.
Sau phiên tăng mạnh nhất kể từ tháng 5, Apple cũng trải qua phiên giảm mạnh nhất... kể từ tháng 5
Sau khi tăng gần 4% trong phiên hôm qua, phiên tăng mạnh nhất kể từ ngày 4/5, Apple ngay lập tức đã có phiên giảm gần 6%, xóa sạch đà tăng 4 phiên gần đây, và đây là phiên giảm mạnh nhất kể từ ngày... 5/5.
Phát ngôn viên Nhà Trắng: Không có bằng chứng chỉ số Nasdaq giảm 5% trong phiên
Phát ngôn viên Nhà Trắng Karine Jean-Pierre nói rằng không có bằng chứng Nasdaq giảm hơn 5% trong phiên.
Chốt phiên Nasdaq giảm 5.16%.
Phó Bộ trưởng Bộ Tài chính Hàn Quốc: Cần giám sát chặt chẽ thị trường tài chính và ngoại hối
- Đồng USD đã tăng vọt với kết quả CPI gây sốc.
- Cho đến nay, đã có một số can thiệp bằng lời nói từ các quân chức Nhật Bản. Tuy nhiên những động thái đó là chưa đủ. Sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản dường như không thể xảy ra
- Hàn Quốc cũng đang đưa ra những cảnh báo của mình.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 13.09: Đô la tăng mạnh, chứng khoán Mỹ ngập trong sắc đỏ
Dữ liệu lạm phát Mỹ được công bố tối ngày hôm qua tăng vượt dự kiến với CPI tăng 8.3% so với cùng kỳ năm ngoái (kỳ vọng +8.1%), tăng 0.1% so với tháng trước (kỳ vọng -0.1%) và CPI lõi tăng 6.3% so với cùng kỳ năm ngoái (kỳ vọng +6.1%), tăng 0.6% so với tháng trước (kỳ vọng +0.3%) đã tạo ra rất nhiều biến động đối với thị trường. Trái phiếu chính phủ Mỹ bị bán tháo, lợi suất khắp các kỳ hạn tăng mạnh với lợi suất thực 10 năm chạm đỉnh 1.01% sau gần 4 năm, lợi suất 2 năm vượt 3.7% - mức cao nhất kể từ năm 2007. Chứng khoán Mỹ sập mạnh với các chỉ số chính ngập trong sắc đỏ.
- Chỉ số Dow Jones giảm 3.94%
- Chỉ số S&P 500 giảm 4.32%
- Chỉ số Nasdaq giảm 5.16%
Thị trường tiền tệ cũng biến động mạnh sau tin CPI Mỹ. USD tăng dữ dội trong bối cảnh thị trường bắt đầu đẩy mạnh định giá khả năng Fed tăng lãi suất 100bp, kỳ vọng lãi suất dài hạn tại Mỹ lập đỉnh mới sau báo cáo lạm phát. Các cặp tiền lớn vi phạm nhiều mốc kỹ thuật quan trọng. Bên cạnh đó, thành viên Hội đồng Thống đốc ECB cũng cho rằng ECB cần tiếp tục tăng lãi suất vào tháng tới để đối mặt với tình hình lạm phát hiện tại.
- DXY +1.58% lên 110.01 điểm
- EURUSD -1.53%
- GBPUSD -1.62%
- AUDUSD -2.29%
- NZDUSD -2.31%
- USDJPY +1.19%
- USDCHF +0.82%
- USDCAD +1.36%
Giá vàng rơi tự do xuống mức $1,702.08/oz, giảm 1.3%. Giá dầu giảm mạnh, WTI chốt phiên hôm qua ở mức $87.31/thùng còn Brent giảm 1.71% xuống còn $93.61/thùng. Theo lịch kinh tế, báo cáo CPI của Anh được công bố vào 13h và PPI của Mỹ công bố lúc 19h30 sẽ là các số liệu quan trọng nhất ngày hôm nay.
Chuyên gia ngoại hối hàng đầu Nhật Bản cho biết lo ngại về những biến động mạnh gần đây của đồng yên
Một số nỗ lực can thiệp bằng lời nói đã diễn ra từ đầu giờ sáng ở Nhật Bản.
Masato Kanda - quan chức hàng đầu về tiền tệ của Bộ Tài chính Nhật Bản sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong việc định hướng BoJ can thiệp vào thị trường ngoại hối khi cần thiết.
Theo Kanda:
- Lo ngại về những động thái mạnh mẽ của đồng yên gần đây
- Sẽ đưa ra hành động thích hợp với các động thái ngoại hối nếu cần thiết
- Theo dõi chặt chẽ biến động của tỷ giá và tác động của nó tới nền kinh tế
Đơn đặt hàng máy móc lõi trong tháng 7 của Nhật Bản phá vỡ kỳ vọng
- Đơn đặt hàng máy móc lõi trong tháng 7 của Nhật Bản +5.3%
- Dự kiến -0.8%
USDJPY tiếp tục tăng trong phiên Á
USDJPY tiếp tục tăng lên kiểm tra 145 ngay từ phiên Á.
Triển vọng đô la Úc: kiểm tra lại mức thấp nhất trong tháng 7 sau đó phục hồi trong quý 4
Theo Westpac:
- Nguồn cung từ Nga sẽ giữ cho giá năng lượng ở mức sàn, củng cố thặng dư thương mại vốn đã lớn của ÚC.
- Aussie tăng sẽ bị giới hạn so với đồng đô la Mỹ được hỗ trợ bởi quyết tâm của Fed tiếp tục tích cực trong việc tăng lãi suất cho đến khi lạm phát cơ bản được kiểm soát.
- Với khẩu vị rủi ro toàn cầu mong manh, kỳ vọng vào Fed đang định giá lại và mức tăng trưởng của Trung Quốc phục hồi mạnh, đồng AUD trong những tuần tới có khả năng phải kiểm tra lại mức thấp nhất trong tháng 7 dưới 0.67.
- Đến quý 4, AUD/USD có thể xem xét mức 0.71 theo tốc độ thắt chặt của Fed.
Thâm hụt cán cân vãng lai New Zealand lớn hơn kỳ vọng!
Thâm hụt cán cân vãng lai New Zealand trong quý II đạt 5.224 tỷ NZD, vượt kỳ vọng 4.7 tỷ NZD, nhưng cũng đã cải thiện so với con số 6.14 tỷ trong quý trước.
Westpac có nhận định gì về NZD?
Theo Westpac:
- Trong vài tháng tới, khẩu vị rủi ro vẫn sẽ gặp khó, với các NHTW thắt chặt, nguy cơ suy thoái và căng thẳng địa chính trị
- Nhưng đến cuối năm, nếu tâm lý ổn định, NZD có thể phục hồi về giữa vùng 0.60. Đến lúc đó, câu chuyện Fed sẽ được định giá hoàn toàn vào USD.
Một số tuyến đường sắt của Hoa Kỳ sẽ bắt đầu tạm dừng vận chuyển các mặt hàng nhất định vào thứ năm
Theo Reuters:
- Một số tuyến đường sắt của Hoa Kỳ sẽ bắt đầu ngừng vận chuyển cây trồng vào thứ năm - một ngày trước khi cuộc đình công đường sắt có khả năng diễn ra
- Việc dừng đường tàu đe dọa xuất khẩu, cung cấp thức ăn chăn nuôi cho gia súc và kích hoạt một đợt lạm phát giá lương thực khác
- Hơn 90,000 công nhân tại các tuyến đường sắt vận chuyển hàng hóa của nước này có thể đình công nếu các công ty đường sắt không đạt được thỏa thuận với các công đoàn vào thứ sáu, ngày 16 tháng 9
- 30% công suất vận chuyển hàng hóa của Mỹ có thể tạm dừng
Một chuỗi cung ứng khó khăn như thế này là điều không nên xảy ra trong bối cảnh lạm phát đáng báo động.
S&P 500 đóng cửa giảm 4.3%, phiên buồn nhất kể từ ngày 11/6/2020
Các chỉ số chính giảm mạnh sau khi CPI cao hơn dự kiến đã dội một gáo nước lạnh vào thị trường.
- Chỉ số S&P 500 đã có phiên tệ nhất kể từ ngày 11/6.
- Một số mã S&P giảm sâu nhất nhất là Meta, Nvidia và AMD
- Cổ phiếu giảm mạnh nhất trên chỉ số Dow Jones là Boeing, Home Depot và Intel
- Các chỉ số chính đứt chuỗi tăng 4 phiên
Tổng kết:
- Chỉ số Dow Jones giảm 1,278,37 điểm, tương đương -3.94% xuống 31,104.95
- S&P 500 giảm 177.74 điểm, tương đương -4.32% xuống 3,932,8
- Nasdaq giảm -632.83 điểm, tương đương -5.16% xuống 11,633.58
- Russell 2000 giảm -74.51 điểm, tương đương -3.91% xuống 18,315.7
Khảo sát tồn kho dầu tư nhân ghi nhận tồn kho tăng mạnh
Khảo sát tư nhân ghi nhận:
- Tồn kho dầu tăng 6.04 triệu thùng
- Tồn kho tại mỏ Cushing tăng 101 nghìn thùng
- Tồn kho xăng giảm 3.23 triệu thùng
- Tồn kho các sản phẩm chưng cất tăng 1.75 triệu thùng
Thâm hụt ngân sách tại Mỹ cao hơn kỳ vọng
- Trong tháng 8, ngân sách Mỹ thâm hụt 220 tỷ USD so với kỳ vọng 213.5 tỷ
- Tháng 8 năm ngoái thâm hụt 170.6 tỷ USD
Bitcoin giảm gần 10% sau báo cáo CPI Mỹ!
BTC từng được các tín đồ crypto tôn sùng là tài sản phòng hộ lạm phát. Nhưng với pha giảm hôm qua, ta nên quên hẳn đi quan điểm này.
Điều duy nhất bitcoin có tương quan thực sự mật thiết năm nay là Nasdaq. Đồng tiền này từng là một chỉ báo sớm về khẩu vị rủi ro tương đối tốt, nhưng đến giờ, Fed đang cầm đằng chuôi.
Mỹ đấu thầu 18 tỷ USD trái phiếu 30 năm, lợi suất 3.511%
- Nhu cầu trong nước 17.06% so với mức trung bình sáu tháng là 17.3%
- Nhu cầu nước ngoài 72.09% so với mức trung bình sáu tháng là 69.9%
- Người bán nắm giữ 10.85% so với mức trung bình sáu tháng là 12.8%
Một phiên đấu thầu trái phiếu tương đối tốt, nhu cầu nước ngoài cao, nhu cầu trong nước sát với trung bình, người bán không bị kẹt quá nhiều hàng.