Các chỉ số chứng khoán chính đã đạt mức cao kỷ lục vào cuối tuần qua nhờ 2 yếu tố chính: chiến thắng vang dội của Donald Trump và việc Fed giảm lãi suất. Hai yếu tố này tạo ra tâm lý tích cực cho các nhà đầu tư, giúp thị trường duy trì vị thế vững chắc, đặc biệt khi các báo cáo lợi nhuận quý III tiếp tục được công bố cho thấy hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trong khi đó, thị trường trái phiếu sẽ tạm ngừng giao dịch vào thứ Hai (ngày 11/11), nhân dịp Ngày Cựu chiến binh (Veterans Day) và sẽ mở cửa hoạt động trở lại vào thứ Ba. Tuy nhiên, các sàn chứng khoán như NYSE và Nasdaq vẫn sẽ hoạt động theo lịch bình thường.
Chủ tịch Fed Kansas, Esther George, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với WSJ hôm thứ Tư rằng sự gia tăng lạm phát hiện nay khác với những gì mà cựu Chủ tịch Fed Paul Volcker (làm việc trong khoảng thời gian năm 1975-1979) phải đối mặt. Bà cho biết con đường dẫn đến bình thường hóa chính sách có thể còn dài, đồng thời nhận định lãi suất của Fed có khả năng nằm ở khoảng 2.5%.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ phát biểu vào thứ Năm ngày 31 tháng 3 về các biện pháp điều chỉnh giá xăng. Việc rút bớt 180 triệu thùng từ kho dự trữ dầu của Mỹ là một trong những chính sách được đưa ra.
Đầu tiên, Biden được cho là sẽ cung cấp thêm 1 triệu thùng/ngày, kéo dài trong vài tháng. Với mức tiêu thụ dầu ở Mỹ là khoảng 20 triệu thùng/ngày, việc cung cấp thêm 1 triệu thùng sẽ tạo ra sự khác biệt lớn. Sau đó việc rút 180 triệu thùng đã được đề cập, với tốc độ cung cấp 1 triệu thùng mỗi ngày, 180 thùng sẽ rơi vào khoảng 6 tháng cung cấp từ Kho Dự trữ Chiến lược.
Công bố này đã khiến giá dầu giảm mạnh.
OPEC+ cũng nhóm họp vào hôm nay và chính sách dự kiến sẽ không thay đổi.
Ngoài ra PMI của Trung Quốc trong tháng Ba đã được công bố. Cả lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất đều giảm dưới mức 50, tức là đang thu hẹp lại. Đợt bùng phát dịch Covid-19 ở Trung Quốc trong tháng 3 là đợt tồi tệ nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch vào đầu năm 2020. Một số thành phố lớn đã phải tiến hành phong tỏa, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và điều này đã được phản ánh qua dữ liệu PMI trong tháng 3.
Trong khi thị trường dầu có nhiều biến động, thị trường ngoại hối lại ảm đạm hơn so với đầu tuần.
USD/JPY dẫn đầu trong phiên trên mức 122.40 và quay trở lại trên mức 122.00. Tỷ giá EUR/USD tăng nhẹ. Đồng Cable và hai đồng Antipodean đều không có nhiều biến động.
USD/CAD tăng khi giá dầu giảm và các nhà giao dịch bắt đầu để mắt tới CAD.
Các nguồn tin của trang Reuters cho biết lượng dầu phát hành của Biden sẽ lên tới 180 triệu thùng trong vài tháng.
Trước đó có nhiều thông tin sơ bộ về việc giải phóng 1 triệu thùng/ngày, 180 triệu thùng sẽ là 180 ngày, hoặc khoảng 6 tháng.
Vào ngày 25/2/2022, Cục Quản lý Năng lượng Hoa Kỳ có khoảng 580 triệu thùng dầu thô.
Người tiêu dùng Hoa Kỳ tiêu thụ khoảng 20 triệu thùng dầu mỗi ngày. Việc tăng nguồn cung thêm 1 triệu thùng một ngày sẽ tạo ra sự khác biệt lớn (thấp hơn) đối với mức giá hiện tại.
Hợp đồng tương lai WTI đã giảm hơn 3% sau khi có báo cáo rằng chính quyền Biden đang cân nhắc kế hoạch giải phóng khoảng một triệu thùng dầu mỗi ngày từ kho dự trữ của Mỹ, trong vài tháng.
Mức thấp gần đây của hợp đồng WTI tháng 5 đạt 98.44 đô la, nếu ngưỡng giá này bị phá, dầu sẽ bị hạ vị thế.
Chứng khoán Mỹ giảm lần đầu tiên sau 5 ngày, do các nhà đầu tư dần mất niềm tin vào việc giảm căng thẳng tại cuộc chiến Nga - Ukraine và rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế do lạm phát tăng nhanh. Giá dầu tăng trở lại sau hai ngày sụt giá. Trái phiếu chính phủ tăng, sau khi xuất hiện một vài dấu hiệu suy thoái của nền kinh tế vào thứ Ba. Tại châu Âu, giấy bạc ngân hàng (banknotes) ngắn hạn đã dẫn đến tình trạng bán tháo khi các nhà giao dịch đặt cược vào mức lạm phát cao hơn dự kiến sẽ buộc các nhà hoạch định chính sách chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm.
Nga cho biết các cuộc đàm phán với Ukraine không có kết quả đột phá và họ đang tập hợp các lực lượng trong nỗ lực hoàn thành việc tiếp quản khu vực phía đông Donbas. Các báo cáo về số ca nhiễm Covid-19 ở thành phố New York đang tăng trở lại cũng ảnh hưởng đến tâm lý thị trường. Thiệt hại kinh tế do chiến tranh Nga - Ukraine đang ngày càng nghiêm trọng tại châu Âu khi lạm phát tăng cao hơn nữa và Đức đối mặt với nguy cơ suy thoái vì phụ thuộc vào năng lượng của Nga.
Dầu tăng trở lại trên 107 USD/thùng tại New York. Đồng đô la trượt giá, đồng euro tăng giá và đồng yên bật lên từ mức thấp nhất trong sáu năm sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cam kết mua nhiều trái phiếu hơn, bao gồm các khoản nợ dài hạn.
Chỉ số S&P 500 giảm 0.6%
Chỉ số Nasdaq 100 giảm 1.1%
Chỉ số Dow Jones giảm 0.2%
Trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 4 điểm cơ bản xuống 2.35%
Giá dầu thô tại Mỹ tăng 3% lên $107.38/thùng
Giá vàng tăng 1.1% lên $1,940/ounce
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD sụt giá nhẹ khi chỉ số DXY giảm 0.4%
Quan điểm của các bank trader, cập nhật từ eFX Plus:
"Chúng tôi tiếp tục nhận thấy tiềm năng tăng giá đối với AUD khi tỷ giá AUD/USD tiếp cận mức cao nhất vào tháng 11 năm 2021 khoảng 0.7550. Chúng tôi kỳ vọng AUD sẽ được hưởng lợi từ sự tăng trưởng mạnh mẽ của Trung Quốc (các nhà kinh tế của chúng tôi vẫn đồng thuận với kỳ vọng tăng trưởng 5.1% trong năm nay) và giá hàng hóa tăng (kỳ vọng giá kim loại công nghiệp sẽ tăng hơn so với dự báo)"
"Trong ngắn hạn, chúng tôi đang theo dõi ngưỡng kháng cự AUD/NZD xung quanh 1.08, nếu break qua đây, giá có thể lên 1.12. Chúng tôi cũng dự báo AUD/USD kết thúc năm ở mức 0.78 khi RBA tăng lãi suất nhiều lần vào cuối năm và tâm lý nhà đầu tư tích cực với triển vọng tăng trưởng châu Á, "
Thị trường định giá xác suất khoảng 75% RBNZ sẽ tăng lãi suất 50 điểm cơ bản trong cuộc họp sắp tới
Trích dẫn bản cập nhật của ngân hàng này:
Chúng tôi kỳ vọng lãi suất sẽ tăng lên tới 2.75% vào tháng 2 năm 2023, sau một loạt các đợt tăng 25 điểm cơ bản
Mặc dù vậy chúng tôi nhận ra rằng, với tình trạng lạm phát tăng cao và tỷ lệ thất nghiệp quá thấp, quyết định tăng 25% hay 50% trong thời gian tới đều sẽ là quyết định cân bằng
Thị trường đang cho thấy khả năng tăng 50bps tương đối cao
Đánh giá sai hàng loạt khả năng của các lực lượng vũ trang của Nga
Đánh giá thấp sự phản kháng của người dân Ukraine và quyết tâm của phương Tây
Và:
Thông tin tình báo mới cho thấy một số binh sĩ Nga ở Ukraine đã từ chối thực hiện mệnh lệnh, phá hoại thiết bị của chính họ và vô tình bắn hạ một trong những máy bay của quân mình
"Trong cuộc hội đàm mới nhất, Ukraine nói rằng hai nhà lãnh đạo của hai nước nên gặp nhau, nhưng Nga nói rằng cần phải làm nhiều việc hơn nữa về một dự thảo thóa thuận"
Mỹ đang xem xét cho phép Chevron nói chuyện với chính phủ Venezuela.
Việc dỡ bỏ lệnh cấm liên lạc với các thành viên cấp cao của chế độ Maduro sẽ giúp công ty Chevron hưởng lợi khi các lệnh trừng phạt đối với ngành dầu mỏ của Venezuela được dỡ bỏ.
Hiện tại, Mỹ cho biết việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt hiện chưa được xem xét.
Các chỉ số chính đều giảm điểm trong ngày hôm nay, NASDAQ và Russell 2000 dẫn đầu đà giảm, kết thúc chuỗi ngày phục hồi liên tục
Kết phiên:
Dow Jones giảm 65.40 điểm xuống mức 35,228.82
S&P giảm 29.15 điểm xuống mức 4,602.46
Nasdaqgiảm 177.35 điểm xuống mức 14,442,.28
Russell 2000 giảm 42.02 điểm xuống 2,091.06
Hy vọng về một cuộc chiến Ukraine kết thúc nhanh chóng đang thấp dần, à có lẽ làm gia tăng lo ngại về một cuộc suy thoái. Mức chênh lệch lợi suất 2 năm và 10 năm đang đi quanh 0 (hiện tại là 3.7 điểm cơ bản) là một tín hiệu tiêu cực ám chỉ tới một cuộc suy thoái.
S&P và Dow đều đang đóng cửa trên đường MA 100 ngày nhưng Nasdaq thì đã break xuống dưới
Bức tranh PTKT của S&P 500 vẫn tương đối lạc quan
Dow Jones vẫn đóng cửa và duy trì trên MA 100 và MA 200 ngày, một tín hiệu có lợi cho bên mua
Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm 5 bps xuống 2.43%
Dầu thô WTI tăng $ 3.02 lên $107.26/thùng
S&P 500 giảm 29 điểm xuống 4,602
JPY tăng mạnh nhất trong khi USD giảm
Lạm phát tiếp tục khiến các ngân hàng trung ương toàn cầu lo lắng. Đồng euro tăng ngày thứ hai, lần này là trên mức cao nhất của tháng Ba, đánh dấu đà tăng 350 pip bất chấp cuộc chiến khốc liệt
Trên thị trường ngoại hối, đồng đô la sụt giảm trong thời gian đầu cùng với GBP, các loại tiền tệ hàng hóa cùng đồng euro tăng mạnh. Khi tâm lý rủi ro giảm đi, tất cả đà tăng trước đó bị xóa sạch. USD/CAD giảm xuống 1.2430, chạm đáy thấp nhất từ đầu năm đến nay, nhưng sau đó quay đầu đóng cửa tại 1.2476.
Một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ cho biết, nhập khẩu dầu của Nga tăng lên đáng kể có thể khiến New Delhi gặp "rủi ro lớn" khi Hoa Kỳ chuẩn bị đẩy mạnh thực thi các biện pháp trừng phạt nhằm vào Moscow vì hành động xâm lược Ukraine.
Trong khi các biện pháp trừng phạt hiện tại của Mỹ đối với Nga không ngăn được các nước khác mua dầu của Nga, cảnh báo này làm dấy lên đồn đoán rằng Washington sẽ cố gắng hạn chế quy mô của chúng về mức bình thường
Sự sụt giảm hôm thứ Ba của vàng đã bị “chặn” lại xung quanh đường MA 50 ngày ở mức $1894.43. Động thái sụt giảm bắt nguồn từ tin tức tích cực ở Istanbul hôm qua. Tuy nhiên, tâm lý thị trường trở nên lo lắng khi Moscow cho biết không có "đột phá" nào trong các cuộc đàm phán. Hiện giá vàng chạm mốc 1,937.22 USD/oz tăng gần 1 % trong ngày.
Chứng khoán toàn cầu giảm, thị trường hàng hóa tăng và đồng bạc xanh “thủng” mốc 98.00.
Vào hôm nay, đường cong lợi suất kỳ hạn 2 đến 10 năm của Hoa Kỳ đảo ngược trong thời gian ngắn khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm lần đầu tiên vượt quá lợi suất 10 năm kể từ năm 2019, củng cố quan điểm rằng việc thắt chặt Cục Dự trữ Liên bang có thể gây ra suy thoái.
Kháng cự đầu tiên của XAU/USD là đỉnh vào ngày 1 tháng 3 ở mức $1950,30, tiếp đến mức 2000 USD/oz và cuối cùng tại mức cao nhất mọi thời đại 2075.28 USD.
Truyền thông nhà nước Nga đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã hội đàm hôm thứ Tư và đồng ý tổ chức các cuộc đàm phán giữa các chuyên gia về khả năng thanh toán bằng đồng rúp cho các khoản thanh toán khí đốt của Nga.
Đồng Dollar New Zealand đang dao động quanh mức 0.7000 khi được hưởng lợi từ sự suy yếu của USD.
Động thái vào cuối quý này đã đưa cặp tiền lên mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái. Hơn nữa, sự tụt dốc mạnh vào đầu tuần đã giảm bớt điều kiện mua quá mức.
USD/CAD đã giảm xuống mức thấp mới tại 1.24476. Giá đã không giao dịch ở mức thấp này kể từ ngày 10 tháng 11 năm 2021.
Đi sâu vào biểu đồ hàng giờ bên dưới, việc không thể vượt lên trên các mức trung bình động 100 và 200 giờ khiến giá có xu hướng giảm sâu hơn. Vùng kháng cự bây giờ sẽ là vùng gần 1.2465.
Di chuyển trên mức kháng cự tại 1.2509 sẽ mang lại tâm lý vững chắc cho người mua.
Chứng khoán Mỹ ngày hôm nay mở cửa đồng loạt giảm khi thị trường lo ngại về căng thẳng tại Ukraine quay trở lại, cùng với đó là rủi ro đối với tăng trưởng nền kinh tế khi lạm phát leo thang. Ba chỉ số chính gồm Dow Jones, Nasdaq và S&P500 lần lượt giảm 0.14%, 0.34% và 0.45%.
Trên thị trường trái phiếu, lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm tăng ba điểm cơ bản lên 2.42%
Chỉ số DXY mở cửa giảm 0.4%, các đồng tiền chính khác nhanh chóng chiếm lại ưu thế, trong đó có JPY dẫn đầu với đà tăng 0.89%, theo sau là CHF, GBP và EUR với đà tăng lần lượt là 0.82%, 0.62% và 0.54%.
Dầu thô WTI tăng 3.4% lên mốc 107.75 USD/thùng, giá vàng tăng 0.5% lên $1,928.20/oz.
Thượng Hải đang phải vật lộn với một đợt bùng phát dịch bệnh đe dọa các mục tiêu tăng trưởng và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ngày hôm nay, Trung Quốc đại lục báo cáo kỷ lục 8,655 trường hợp nhiễm virus corona mới.
Vào thời điểm ban đầu, các thị trường đã hoan nghênh các động thái để giữ cho các nhà máy mở cửa nhưng bây giờ quyết định đó có vẻ kém khôn ngoan. Cùng với đó, một bài xã luận trên Tân Hoa xã hôm nay tái khẳng định cam kết của Trung Quốc đối với chính sách "zero-covid" và cho rằng ông Tập đã tự mình vạch ra chính sách này.
Cựu Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Ernest Moniz mới đây nói rằng: "Ngành dầu mỏ trong tình trạng thiếu hụt nguồn cung trầm trọng. Tuy nhiên, tôi tin rằng ngành công nghiệp dầu mỏ có thể phục hồi trong một tháng nữa hoặc lâu hơn"
Nhà đàm phán Ukraine Mykhailo Podolyak hôm thứ Tư cho biết ông rất lạc quan sau cuộc đàm phán hòa bình với Nga tại Istanbul trong ngày hôm qua. Ông Podolyak nói thêm rằng một thỏa thuận hòa bình với Nga sẽ được đưa ra để trưng cầu ý dân sau khi Nga rút quân.
Mỹ vừa công bố dữ liệu GDP cho quý 4 năm 2021 cho thấy mức tăng 6.9%, thấp hơn dự báo trước đó 7.1%. Trong quý trước, GDP cũng tăng 7.0%. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, thông tin này dường như đã lỗi thời, và không phải là một chất “xúc tác” cho thị trường.
• JPY đứng đầu bảng, USD yếu nhất
• Thị trường chứng khoán châu Âu chìm trong sắc đỏ; HDTL chỉ số S&P 500 giảm 0.2%
• Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ không đổi ở mức 2.40%
• Vàng tăng 0.5% lên $1,926
• WTI tăng 2.4% lên 106.70 USD
• Bitcoin giảm 0.3% xuống 47,325 USD
Thị trường chứng khoán châu Âu hiện đang chìm trong sắc đỏ, với đồng USD đang lao dốc trên diện rộng. Trong khi đó, thị trường trái phiếu có phần “ảm đạm” với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ giữ nguyên ở mức 2.4%.
Đồng bạc xanh ban đầu được dự báo sẽ giảm nhẹ nhưng hiện tại, mức lao dốc ngày càng trầm trọng với tỷ giá EUR/USD chạm mức cao nhất trong 4 tuần 1.1160 từ khoảng 1.1100 trước đó trong ngày.
Tỷ giá USD/JPY tiếp tục giảm khi đà lao dốc từ 125.00 tiếp tục. Cặp tiền đã tụt dốc khoảng 1% xuống 121.60.