Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.0870
- Giá đóng cửa trước đó: 7.0958.
- PBOC bơm 568 tỷ NDT reverse repo kỳ hạn 7 ngày với lãi suất ẩn định ở mức 1.7%.
BTC/USD đã giảm liên tục trong phiên và hướng về mức 46,000 USD/BTC
Cổ phiếu Evergrande đã giảm hơn 10% khi các nhà đầu tư lo ngại về rủi ro vỡ nợ của tập đoàn lớn này. Chỉ số Hang Seng đã giảm 3.24% xuống mức thấp nhất trong 1 năm tại 24,083 điểm.
Tại Úc, bang NSW đã ghi nhận 935 ca nhiễm COVID-19 mới trong ngày hôm nay. Đây là lần đầu tiên số ca nhiễm giảm xuống dưới 1,000 sau 3 tuần, báo hiệu một động thái tích cực trong việc phòng dịch và tiêm chủng ở nước này.
Thủ tướng Scott Morrison cho biết sự lo ngại của Australia về các tàu ngầm do Pháp chế tạo không phải là điều bất ngờ đối với Paris, tuy nhiên sẽ là một điều "tiếc nuối" nếu Úc không lựa chọn tàu ngầm hạt nhân của Mỹ với công suất lớn hơn. Macron sẽ gặp đại sứ của mình tại Washington vào tối Chủ nhật trong bối cảnh tranh chấp về hợp đồng tàu ngầm, cùng với đại sứ Úc của Pháp, và sẽ thảo luận với Biden trong những ngày tới. Malaysia và Indonesia bày tỏ quan ngại về liên minh AUKUS mới, cho rằng nó có thể thúc đẩy các cường quốc khác hành động mạnh mẽ hơn.
Các khoản thanh toán lãi suất cho 2 loại trái phiếu của Evergrande sẽ đến hạn vào ngày thứ 5 tuần này. Các nhà đầu tư đang định giá có khả năng vỡ nợ cao, khi một trái phiếu được giao dịch với 30% mệnh giá. Đối với một trái phiếu khác, Evergrande đã bắt đầu quá trình trả nợ bằng bất động sản.
Lo ngại về sự phục hồi kinh tế không được mạnh mẽ cũng như các rủi ro xung quanh vấn đề Evergrande ở Trung Quốc đã khiến tâm lý risk-off bao trùm toàn thị trường, các chỉ số chứng khoán đều giảm điểm. Dow Jones giảm 0.48%, S&P 500 giảm 0.91% còn Nasdaq giảm 0.91%.
Lợi suất 10 năm của Mỹ tăng lên 1.36% cũng đã khiến USD tăng trên diện rộng trong phiên quadruple witching, DXY tăng 0.41% lên 93.25. Các đồng tiền hàng hóa dẫn đầu đà giảm của nhóm G-7 khi tâm lý thị trường tiêu cực, AUD, NZD và CAD lần lượt giảm 0.36%, 0.57% và 0.70%. EUR/USD đã giảm 0.35% xuống 1.1725 còn GBP/USD cũng giảm 0.44% xuống 1.3729.
Vàng đi ngang ở mức $1,755/oz sau cú sập vào phiên thứ 5. Giá dầu giảm 1.09% xuống $71.82/thùng.
Đa phần các chỉ số châu Âu đều đóng cửa giảm điểm trong phiên hôm nay, trừ chỉ số Ibex:
Cả tuần, biến động của các chỉ số như sau:
Đồng bạc xanh đang mạnh lên so với tất cả các cặp tiền lớn khác, trừ JPY. Chỉ số DXY chạm mức đỉnh ngày tại 93.17 điểm, khi tâm ký thị trường xấu đi và lợi suất trái phiếu tăng lên mức 1.38%. Giảm mạnh nhất lúc này là CAD và NZD, hai đồng tiền vốn chịu ảnh hưởng lớn của giá dầu, trong khi giá dầu đang giảm hơn 1% trong ngày. EUR và GBP cũng đã lập đáy ngày mới.
Từ mức giảm 0.1% đầu phiên Mỹ, USDCAD lúc này đã tăng mạnh lên 0.38% khi tâm lý thị trường chuyển sang risk-off. Các chỉ số chứng khoán tại Mỹ tiếp tục suy yếu, S&P 500 và Nasdaq giảm tới gần 0.7%, trong khi chỉ số DXY tăng 0.27% lên 93.1 điểm. Ngoài ra, giá dầu giảm trong ngày cũng đang gây áp lực lên CAD.
Theo đại học Michigan, chỉ số tâm lý người tiêu dùng tại Mỹ trong tháng Chín đạt 71 điểm, tăng 0.7 điểm so với tháng trước. Con số này thấp hơn kỳ vọng ban đầu là 72.2 điểm.
USD chưa biến động nhiều sau tin này, hiện chỉ số DXY ở mức 93 điểm.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ đều đang giảm nhẹ đầu phiên hôm nay khi các nhà đầu tư tiếp tục đánh giá thêm rủi ro dịch bệnh toàn cầu và các rủi ro từ Trung Quốc. Chỉ số Dow Jones giảm 0.11%, chỉ số S&P 500 giảm 0.22% và chỉ số Nasdaq giảm 0.31%. Bức tranh trái ngược đang diễn ra tại châu Âu, khi đa phần các chỉ số đều đang tăng điểm, dù mức tăng cũng rất khiêm tốn: CAC tăng mạnh nhất 0.34%, các chỉ số DAX, FTSE 100, FTSE MIB đều tăng khoảng 0.1%.
Trên thị trường tiền tệ, đồng bạc xanh tiếp tục củng cố sức mạnh sau phiên trước thăng hoa nhờ doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng. Chỉ số DXY tăng nhẹ 0.1% lên 92.95 điểm. EUR và GBP chưa có nhiều thay đổi. JPY giảm 0.28%. Tỷ giá USDJPY hôm nay đã quay trở lại mức 110. CHF giảm 0.16%, và USDCHF cũng tiến sát mức 0.93, cao nhất kể từ ngày 8/4. AUD tăng 0.18%. NZD giảm 0.15%. CAD tăng 0.1%. Nhìn chung, thị trường hôm nay khá im ắng khi thiếu đi xúc tác
Vàng chưa có nhiều biến động sau một phiên giảm sâu, hiện giảm 0.08% xuống 1,752. Dầu WTI giảm 1% xuống $71.8/thùng.
Theo ông Luis de Guindos, ECB kỳ vọng lạm phát tại châu Âu sẽ tiếp tục tăng cao trong tháng Mười một, nhưng sau đó sẽ giảm xuống 1.7% trong năm 2022, và 1.5% trong năm 2023. Ngoài ra, ông cũng cho rằng lạm phát sẽ còn tăng cao hơn những gì ECB nghĩ lúc này, nếu vấn đề nguồn cung vẫn tiếp diễn.
Các ngân hàng chủ nợ của Evergrande hôm nay đã bắt đầu quá trình lập dự phòng các khoản vay và tái cấu trúc lai nợ của công ty này. Ba ngân hàng đầu tiên triển khai việc này là Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, ngân hàng Minsheng và CITIC để tránh việc vỡ nợ hoàn toàn. Các báo cáo đang cho thấy Evergrande sẽ không thể trả nợ trong tuần tới. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã bắt đầu bơm tiền vào hệ thống ngân hàng để xoa dịu tình hình.
Các quỹ phòng hộ đã mua nhiều trái phiếu kho bạc nhất trong ba năm vào tháng 7 khi số ca nhiễm COVID gia tăng trên toàn thế giới thúc đẩy nhu cầu tài sản trú ẩn. Các nhà đầu tư cư trú tại Quần đảo Cayman, được sử dụng làm cơ sở cho các quỹ đòn bẩy và quỹ phòng hộ, đã mua 35.3 tỷ đô la, nhiều nhất kể từ tháng 5 năm 2018.
Các quan chức ECB tiếp tục cho rằng lạm phát là "tạm thời"!
Thành viên ECB, ông Makhlouf bình luận:
Thị trường FX chưa biến động mạnh trong phiên, tuy nhiên hãy thật cẩn thận vì hôm nay là ngày "Quadruple Witching" .
Nhận xét của nhà hoạch định chính sách ECB, Martins Kazaks
Về cơ bản, ông ấy đang cố gắng nói rằng sẽ có lạm phát mà lại ... không có lạm phát. Thực tế là ECB có thể phải sửa đổi dự báo của mình nói lên rất nhiều điều.
Một lần nữa, bản chất của lạm phát có thể vẫn là 'nhất thời' nhưng thách thức đối với các ngân hàng trung ương là tìm ra thời gian đó có thể là bao lâu.
Jiji Press đưa tin về vấn đề này
Bộ trưởng vắc xin đương nhiệm của Nhật Bản, Taro Kono, có khả năng sẽ tiếp quản quyền lãnh đạo từ Suga và tại thời điểm này.
Cuộc bầu cử lãnh đạo LDP sẽ kết thúc vào ngày 29 tháng 9 với thông báo đăng thủ tướng sẽ diễn ra vào ngày 4 tháng 10.
CPI lõi + 1.6% so với + 1.6% trước đó
Không có gì thay đổi so với các ước tính ban đầu, với lạm phát của khu vực đồng euro được nhìn thấy ở mức cao nhất trong 10 năm vào tháng 8, khiến nhận định "lạm phát là nhất thời" của ECB tiếp tục chịu áp lực.
Nhận xét của giám đốc điều hành IEA, Fatih Birol:
Ngày càng có nhiều lo ngại về cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu, đặc biệt là vào mùa đông, đó là điều mà Birol đang ám chỉ với nhận xét của mình. Đây sẽ là điểm quan trọng cần theo dõi trong những tuần tới.
Dữ liệu mới nhất do ECB phát hành - ngày 17 tháng 9 năm 2021
Trước đó 21,8 tỷ €
Thặng dư được ghi nhận đối với hàng hóa (26 tỷ €), dịch vụ (6 tỷ €) và thu nhập chính (3 tỷ €). Những khoản này bị giảm bớt một phần bởi thâm hụt thu nhập phụ (14 tỷ euro).
Eurostoxx + 0.7%
DAX của Đức + 0.8%
Pháp CAC 40 + 0.8%
FTSE của Anh + 0.7%
IBEX của Tây Ban Nha + 0.8%
FTSE MIB của Ý + 0.6%
Một tín hiệu vững chắc khi tâm lý lạc quan tiếp tục lan tỏa trong khu vực, với việc chứng khoán cũng đang được an ủi trong sự phục hồi có phần muộn màng của Phố Wall ngày hôm qua. Hợp đồng tương lai của Mỹ đang ổn định hơn, chỉ tăng nhẹ 0.1%, vì vậy hãy lưu ý điều đó.
Tổng biên tập của Global Times, Hu Xijin, đưa ra một cảnh báo:
Global Times là cơ quan có thẩm quyền của các nhà chức trách Trung Quốc và một trong những nhân vật quan trọng trong việc đưa ra các thông điệp chính là thông qua tổng biên tập Hu Xijin, người đã nói trên tài khoản WeChat của mình rằng Evergrande nên chuyển sang thị trường để tìm kiếm sự cứu rỗi chứ không phải chính phủ.
Thêm rằng sự sụp đổ tiềm tàng của Evergrande không có khả năng gây ra rủi ro hệ thống giống như Lehman Brothers, tức là khả năng công ty "quá lớn để thất bại" và cuối cùng chính phủ sẽ bảo lãnh họ đã bị giảm dần.
Nhìn vào chi tiết, doanh thu của các cửa hàng thực phẩm đã giảm 1.2% trong tháng. Trong khi đó, doanh thu của các cửa hàng phi thực phẩm đã giảm 1.0% trong tháng chủ yếu do doanh số của các cửa hàng bách hóa giảm (-3.7%).
Điều đó nói rằng, doanh số bán lẻ tháng 8 vẫn đạt mức cao hơn 4.6% so với mức trước đại dịch vào tháng 2 năm 2020
Đồng bạc xanh đã suy yếu hơn một chút so với đầu ngày
Đặc biệt, USD/CHF đạt mức mức cao nhất ngày 2 tháng 7 ở mức 0.9275 và hiện đang giao dịch xung quanh mức đó.
Tỷ giá EUR / USD vẫn đang giao dịch xung quanh 1.1770, tăng 0.05% trong ngày trong khi hồi phục mức giảm của ngày hôm trước - mức lớn nhất trong một tháng. Các động thái đô la Mỹ trong bối cảnh một phiên giao dịch trầm lắng có thể là nguyên nhân cho sự phục hồi của cặp tiền trong phiên giao dịch châu Âu hôm thứ Sáu.
hâu Phi là nhà vô địch toàn cầu không thể tranh cãi trong việc chấp nhận tiền mã hóa, với mức tăng trưởng vượt quá 1200% trong năm ngoái, đủ để các quốc gia của họ soán ngôi một phần trong Top 10 quốc gia thân thiện với tiền mã hóa nhất năm ngoái.
Theo đánh giá của Chainalysis, mức tăng 1200% về khối lượng tiền mã hóa đầu vào trong năm, cao hơn gần 50% so với mức tăng trưởng trung bình toàn cầu. Phần còn lại của thế giới thống nhất cũng ghi nhận mức tăng 880% trong cùng kỳ.
Giá quặng sắt đã giảm xuống $120/tấn, thấp nhất trong vòng 10 tháng qua. Chính sách giảm thiểu chất thải của Trung Quốc đã khiến nhu cầu quặng sắt suy yếu mạnh mẽ và thị trường rời vào tình trạng dư cung. UBS dự báo, giá còn có thể giảm xuống $90/tấn trong cuối năm nay.
Tổng thống Biden, chủ tịch Thượng viện Schumer và chủ tịch Hạ viện Pelosi đều nhất trí cho rằng luật cũ của cựu Tổng thống Trump về cắt giảm thuế cần phải được bãi bỏ. Họ đều có kế hoạch tăng thuế để bù đắp ngân sách của chính phủ trong tương lai.
Khảo sát của Reuters cho thấy, phần lớn các nhà phân tích dự báo thời điểm Fed công bố thắt chặt chính sách là tháng 11. Ngoài ra, khảo sát cũng cho thấy GDP quý 3 sẽ tăng 4.4%, giảm mạnh so với khảo sát trước đó là 7%, khi các nhà phân tích nhận định biến chủng Delta của COVID-19 có tác động lớn tới nền kinh tế.
Bang NSW của Úc có thể sẽ chỉ áp dụng lệnh cách ly 7 ngày đối với người nhập cảnh vào nước này, với điều kiện họ phải tiêm đủ vaccine. Trong ngày hôm nay, bang này cũng ghi nhận 1,284 ca nhiễm COVID-19 mới.
Tháng 8 vừa qua, doanh số bán lẻ của Mỹ ghi nhận mức tăng 1.8% so với tháng trước đó, vượt trội so với dự báo giảm 0.1%, điều này đã khiến USD tăng mạnh khi các nhà đầu tư kỳ vọng chi tiêu tăng trưởng sẽ giúp Fed gặp áp lực thắt chặt chính sách sớm. Cùng với đó, sự kiện triple witching (các hợp đồng options và futures đáo hạn) cũng đã phóng đại độ biến động của thị trường. DXY tăng 0.42% lên 92.87, mức cao nhất tháng vừa rồi. Điều này khiến các đồng tiền khác suy yếu so với USD, dẫn đầu là CHF giảm 0.86% xuống mức thấp nhất trong 5 tháng. EUR/USD giảm 0.42% xuống 1.1766, USD/JPY tăng 0.31% lên 109.71.
Thị trường chứng khoán Mỹ biến động trái chiều: Dow Jones và S&P 500 lần lượt giảm 0.18% và 0.15% còn Nasdaq tăng 0.13%.
Giá vàng "rơi tự do" xuống mức $1,754/oz, giảm 2.24% khi đồng USD và lợi suất mạnh lên. Giá dầu đi ngang.
Các chỉ số chứng khoán châu Âu đều đã đóng cửa tăng điểm trong phiên hôm nay:
Tại Mỹ, tình hình không phấn khởi như vậy:
Một khảo sát gần đây của một quản lý quỹ tại Bank of America cho thấy giới đầu tư ngày càng tự tin vào viễn cảnh lạm phát tạm thời, với 69% nhà đầu tư có nhận định như vậy. Có vẻ như báo cáo CPI tuần này đã khiến tâm lý về lạm phát thay đổi. Tuy nhiên, vấn đề trong giá năng lượng và khí tự nhiên vẫn đang hiện hữu.
USDCAD đang tăng mạnh trong phiên hôm nay sau báo cáo doanh số bán lẻ tại Mỹ vượt kỳ vọng ban đầu. Chỉ số DXY lên gần mức 93 điểm và lợi suất trái phiếu tăng lên 1.33% đang ủng hộ đà tăng cho USD. Ngoài ra, giá dầu suy yếu, giảm gần 1% trong phiên cũng đang gây nhiều sức ép cho CAD. Hiện tại, USDCAD đang tiếp tục kiểm tra vùng 1.27.
Có vẻ như hiện hữu trên thị trường chứng khoán Mỹ lúc này là nỗi lo sợ. Sau khoảng thời gian mở cửa có phần trái chiều và chưa xác định được phương hướng, các chỉ số tại đây lúc này đã tìm được hướng đi và hướng đi đó là giảm. Cả ba chỉ số chứng khoán đã xóa phần lớn đà tăng của phiên hôm trước. Ngoài ra, lợi suất trái phiếu tăng cao và đô la mạnh lên cũng làm đà bán thêm phần tồi tệ.
Tại châu Âu, tình hình vẫn rất khả quan khi các chỉ số đều tăng mạnh, dù đã giảm đôi chút so với đỉnh ngày.
Có vẻ như thị trường không hề mặn mà với vàng lắm khi sau nhiều tin tức tốt cho vàng như NFP hay CPI đều không thể đưa vàng bay cao và đà tăng bị dập tắt nhanh chóng. Nhưng đến doanh số bán lẻ lần này, hy vọng vàng quay trở lại 1,900 có vẻ như đang xa vời dần. Vàng chạm đáy ngày tại 1,745, thấp nhất kể từ ngày 12/8. Đô la mạnh lên, và lợi suất trái phiếu 10 năm lên mức 1.33% là tác nhân chính cho sự suy yếu mạnh này. Hiện tại, hỗ trợ gần nhất cho vàng là đáy tháng Bảy tại 1,750. Vàng sẽ chỉ mạnh trở lại vào tháng 11 theo thời vụ, tuy nhiên lúc này không có nhiều lý do để nắm giữ vị thế mua tới lúc đó.
Hiện tại vàng đang được giao dịch quanh mức 1,755, tương đương mức giảm 2.13%.
Các chỉ số chứng khoán tại Mỹ đang khởi đầu phiên hôm nay với ít biến động sau một ngày đóng cửa tăng toàn diện. Chỉ số Dow Jones tăng 0.23%, chỉ số S&P 500 chưa có nhiều thay đổi, và chỉ số Nasdaq giảm 0.18%. Trái với tình hình tại Mỹ, các chỉ số châu Âu đều đang rất phấn khởi: Hai chỉ số CAC và FTSE MIB tăng 1.13%. Chỉ số DAX tăng 0.74%. Chỉ số FTSE 100 tăng 0.54%.
Sau báo cáo doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, đồng bạc xanh đang tăng phi mã, chỉ số DXY tăng 0.5%, lên mức cao nhất trong 3 tuần và tiệp cận mức 93 điểm. Các đồng tiền lớn khác đều đang giảm trước USD: EUR giảm 0.55%, GBP giảm 0.38%, JPY giảm 0.4%, CHF giảm 0.8%. AUD giảm 0.47%, NZD giảm 0.27% và CAD giảm 0.27%.
Vàng giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 1 tháng, mức đáy ngày chạm 1,751, tương đương với mức giảm hơn 2% trong ngày. Dầu 0.58%, hiện ở mức $72.2/thùng.
Đồng bạc xanh đang mạnh lên rất nhiều khi doanh số bán lẻ tháng Tám tăng bất chấp dự báo ban đầu là giảm. Chỉ số DXY tăng lên 92.9 điểm, cao nhất trong vòng 3 tuần trở lại đây. USDCHF là cặp tiền tăng mạnh nhất phiên khi tăng lên đỉnh ngày tại 0.9270. Đây cũng là mức cao nhất kể từ ngày 12/7. Hiện tại USDCHF đang tiếp tục giao dịch quanh vùng này.
Đây là một báo cáo ấn tượng. Như dự đoán, doanh số bán xe là một lực cản lớn, giảm 3.6% trong khi thiết bị điện tử/gia dụng giảm 3.1%. Doanh số bán tại cửa hàng đồ nội thất, cửa hàng thực phẩm và đồ uống và các nhà bán lẻ ngoài cửa hàng (trực tuyến) tăng mạnh.