Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.0870
- Giá đóng cửa trước đó: 7.0958.
- PBOC bơm 568 tỷ NDT reverse repo kỳ hạn 7 ngày với lãi suất ẩn định ở mức 1.7%.
AUD/USD tăng nhẹ vào thứ Hai, giao dịch quanh mức đỉnh trong sáu tháng tại 0.6798 được ghi nhận vào thứ Năm. Tại Trung Quốc, một đối tác thương mại thân thiết của Úc, GDP tăng 4.7% so với cùng kỳ năm trước trong quý 2, thấp hơn so với con số 5.3% trong quý 1 và mức dự kiến là 5.1%. Dữ liệu GDP yếu hơn của Trung Quốc có thể gây áp lực nhẹ lên đồng AUD, làm suy yếu cặp AUD/USD.
Đà tăng của đồng AUD có thể được thúc đẩy khi thị trường dự đoán rằng Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) có thể trì hoãn việc bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất hoặc thậm chí tăng lãi suất trở lại. Lạm phát dai dẳng tại Úc thúc đẩy RBA duy trì lập trường hawkish.
Đồng USD mạnh lên sau vụ ám sát cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vào thứ Bảy. Các chuyên gia phân tích cho rằng nếu sự cố này thúc đẩy triển vọng bầu cử của Trump, có khả năng đồng USD sẽ được hưởng lợi và đường cong lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ sẽ dốc lên, theo Reuters.
Thị trường tiền điện tử đã phản ánh tin tức về vụ ám sát ông Trump. Bitcoin tăng vọt lên trên 62,700 USD trong phiên Á. Sau vụ việc này, khả năng ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống đã tăng cao hơn.
Sau tin tức về ông Trump xuất hiện vào sáng chủ nhật, đồng USD đã bật tăng ngay đầu phiên Á hôm nay. Tuy nhiên sau đó đã thoái lui một phần đà tăng.
Loạt dữ liệu từ Trung Quốc hôm nay:
Bên cạnh đó, PMI dịch vụ tại New Zealand trong tháng 6 đạt 40.2, thấp hơn mức 43 của tháng 5, và là mức thấp nhất trong lịch sử khảo sát kể từ năm 2007.
Chứng khoán châu Á biến động trái chiều vào đầu phiên thứ Hai, với cả hai chỉ số HangSheng và ShangHai mở rộng đà giảm sau loạt dữ liệu vĩ mô không đạt kỳ vọng cho thấy động lực tích cực trong nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Cổ phiếu của các công ty năng lượng hạt nhân và quốc phòng Hàn Quốc tăng, phản ánh hiệu ứng lan tỏa của các diễn biến chính trị Hoa Kỳ trên toàn thế giới.
Giá vàng gần như đi ngang quanh mức 2412 USD/oz. Giá dầu phục hồi sau đà giảm đầu phiên.
Cổ phiếu châu Á trái chiều vào đầu phiên thứ Hai, với cả hai chỉ số HangSheng và ShangHai mở rộng đà giảm sau loạt dữ liệu vĩ mô không đạt kỳ vọng cho thấy động lực tích cực trong nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Cổ phiếu của các công ty năng lượng hạt nhân và quốc phòng Hàn Quốc cũng tăng, phản ánh hiệu ứng lan tỏa của các diễn biến chính trị Hoa Kỳ trên toàn thế giới.
Nhận định của Westpac về triển vọng chính sách của RBNZ:
Hội nghị toàn thể lần thứ 3 là cuộc họp quan trọng của ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hội nghị bắt đầu vào hôm nay (thứ Hai ngày 15/7) với những nô lực nhằm cân bằng giữa việc thúc đẩy tăng trưởng và cắt giảm nợ. Trung Quốc đang đặt mục tiêu tăng trưởng 'khoảng' 5% trong năm nay.
Các biện pháp được thực hiện để kích thích nhu cầu trong nước và chống lại tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng bất động sản bao gồm:
Phát ngôn viên của Cục Thống kê Trung Quốc cho biết nhu cầu không đủ mạnh trong nền kinh tế đã được phản ánh trong loạt dữ liệu tăng trưởng kinh tế đều không đạt kỳ vọng ở cả quý và năm.
Theo BusiznessNZ, chỉ số Hiệu suất dịch vụ của New Zealand vào tháng 6/2024 thậm chí còn tệ hơn báo cáog gây thất vọng hồi tháng 5.
Chuyên gia kinh tế cấp cao Doug Steel của BNZ cho biết: “Chỉ số hiệu suất dịch vụ đã thấp hơn mức trung bình trong hơn một 1 năm và tiếp tục có dấu hiệu thu hẹp".
Một loạt các chỉ báo kinh tế vĩ mô trong tháng 6/2024 được công bố vào thứ Hai:
Các dữ liệu có phần trái chiều, nhưng doanh số bán lẻ giảm mạnh phản ánh nhu cầu yếu kém từ khu vực hộ gia đình.
Cựu tổng thống Donald Trump đang nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ từ cộng đồng tiền điện tử và ông sẽ có bài phát biểu tại hội nghị Bitcoin 2024 ở Nashville vào cuối tháng Bảy. Bạo lực chính trị đang quay trở lại ở Mỹ. Đầu tiên là cuộc nổi dậy vào ngày 6/1 khiến nhiều sĩ quan bị thương và tử vong, và cuối tuần qua có một vụ ám sát nhằm vào ông Trump tại buổi vận động và khiến một người đàn ông tử vọng .
Hệ quả của cuộc bạo loạn chính trị vào cuối tuần qua là khả năng giành chiến thắng của ông Trump tăng đáng kể khi nhiều cử tri giảm dần niềm tin với Tổng thống đương nhiệu Joe Biden.
Bitcoin đang hưởng ứng triển vọng ông Trump quay trở lại Nhà Trắng và có thể sẽ sớm tiến mới mốc 72,000 USD.
Giá nhà mới của Trung Quốc tiếp tục giảm bất chấp Chính quyền Trung Quốc đã bổ sung nhiều biện pháp hỗ trợ cho ngành này. Nhưng một tin vui là giá nhà đã qua sử dụng giảm 0.85% so với tháng trước - ghi nhận tốc độ giảm chậm lại hơn một chút so với tháng 5.
Tổng thống Mỹ Joe Biden có bài phát biểu trước toàn dân từ Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng vào Chủ Nhật vừa qua:
Đây là lần thứ ba Tổng thống Biden sử dụng Phòng Bầu dục để bình luận về các vấn đề có tầm quan trọng lớn đối với người Mỹ kể từ khi ông nhậm chức vào năm 2021.
PBOC giữ nguyên lãi suất cho vay trung hạn MLF kỳ hạn 1 năm ở mức 2.5% như kỳ vọng
Biến động này được cho là phản ứng ban đầu của thị trường sau vụ ám sát Cựu tổng thống Donald Trump bất thành vào cuối tuần qua khiến một người đàn ông bị thiệt mạng tại cuộc vận động tranh cử của Cựu tổng thống Donald Trump, trong khi hai người khác đang trong tình trạng nguy kịch. Kẻ tấn công đã bắn từ một vị trí cao và cũng đã bị Mật vụ Mỹ tiêu diệt.
Chứng khoán tăng và lợi suất TPCP giảm trong bối cảnh các nhà đầu tư không quá bận tâm đến dữ liệu tâm lý người tiêu dùng thấp hơn dự báo, mà thay vào đó tập trung vào triển vọng cắt giảm lãi suất trong tháng 9 có thể thúc đẩy tăng trưởng các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Giá sản xuất tăng nhẹ hơn dự báo, nhưng các danh mục được sử dụng để tính toán PCE - thước đo lạm phát quan trọng được Fed theo dõi chặt chẽ không quá đáng lo ngại. Dù vậy, trong 30 phút cuối phiên, cổ phiếu đã thu hẹp phần nào đà tăng trong ngày khi báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý II của số ngân hàng lớn ở Mỹ không tạo được nhiều động lực tích cực cho toàn ngành. Thị trường lãi suất định giá đầy đủ về 25bp lãi suất được cắt giảm vào tháng 9, đồng thời cũng đang nhắm đến việc hạ hơn 2 lần nới lỏng trong năm nay. Chỉ số Dow Jones tăng hơn 360 điểm và lập kỷ lục mới trên mốc 40,000 điểm. Kết phiên:
Trên thị trường FX, USD tiếp tục chịu áp lực bán sau báo cáo CPI Mỹ trong phần lớn thời gian đầu ngày. Chỉ số DXY có nhịp hồi nhẹ sau báo cáo lạm phát sản xuất tháng 6 cao hơn dự báo (PPI toàn phần +0.2% m/m so với dự báo 0.1%, PPI lõi tăng 0.4% so với dự báo 0.2%), kết hợp với việc Cục Thống kê Lao động Mỹ điều chỉnh tăng số liệu chính thức trong tháng 5. Tuy nhiên, dữ liệu Tâm lý tiêu dùng UMich tháng 7 không đạt kỳ vọng (66 so với dự báo 68.5), với kỳ vọng lạm phát 1 năm giảm từ 3% xuống 2.9% và các nhà đầu tư đánh giá lại các bình luận của Chủ tịch Fed Powell về toàn cảnh nền kinh tế đã khiến lợi suất và USD giảm trở lại. Kết phiên, USD giảm trên diện rộng và ghi nhận phiên thứ 3 liên tiếp đóng cửa trong sắc đỏ. JPY dẫn đầu đà tăng trong số các đồng tiền chính, theo sau là GBP.
Vàng phục hồi và xóa bỏ phần lớn đà giảm đầu ngày khi USD và lợi suất tiếp tục chịu áp lực bán trong phiên Mỹ. Kết phiên, vàng giảm nhẹ $4.5 xuống $2411/oz. Trên thị trường nợ, lợi suất 2 năm và 10 năm lần lượt giảm 6.3bp và 2.7bp xuống 4.56% và 4.18%. Dầu WTI giảm $0.40 xuống $82.20/thùng. Giá dầu tiếp tục mở rộng đà tăng của 2 phiên trước đó vào đầu ngày nhờ lạm phát tiêu dùng tháng 6 chạm đáy hơn ba năm, củng cố kỳ vọng Fed hạ lãi suất trong năm nay và kích thích nhu cầu. Tuy nhiên, báo cáo PPI vượt kỳ vọng đã khiến giá dầu đánh mắt lực cầu vào cuối ngày.
Nhiều tiếng súng vang lên tại cuộc vận động tranh cử của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump ở Pennsylvania ngày 13-7.
Sự việc xảy ra khi ông Trump đang trong cuộc vận động tranh cử ở bang Pennsylvania ngày 13-7, giờ địa phương.
Theo Hãng tin AFP, có máu trên tai phải của ông Trump khi ông được lực lượng an ninh đưa khỏi sân khấu, lên một chiếc xe gần đó.
Các nhà báo có mặt tại sự kiện cho biết ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa đã giơ cai nắm đấm khi được mật vụ Mỹ hộ tống lên xe.
Các phóng viên tại cuộc vận động ở Butler, bang Pennsylvania kể lại rằng họ nghe thấy một loạt tiếng nổ lớn. Các mật vụ đã lập tức có mặt để che chắn cho ông Trump. Vẫn có một số tiếng nổ vang lên sau khi ông Trump đã ngã xuống sân khấu.
Đài CNN dẫn lời người phát ngôn của ông Trump cho biết cựu tổng thống Mỹ được đưa đến cấp cứu ở bệnh viện địa phương.
Trong phiên ngày hôm nay, dữ liệu PPI được công bố cao hơn so với dự kiến, tuy nhiên giá hàng hóa vẫn tiếp tục giảm, điều này không làm giảm kỳ vọng của thị trường về việc Fed cắt giảm lãi suất.
Sắc xanh vẫn tiếp tục lan tỏa trên thị trường chứng khoán Mỹ, các chỉ số chứng khoánchính đều tăng:
Lợi suất TPCP Mỹ biến động trái chiều, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm giảm:
Chỉ số DXY giảm 0.43% xuống 104.052, mức thấp nhất trong ngày.
USD/JPY giảm mạnh sau khi dữ liệu PPI được công bố, làm tăng thêm nghi vấn Nhật Bản đã can thiệp để hỗ trợ JPY. Hiện tỷ giá này đang giảm 0.63% xuống mức 157.70.
Giá vàng đã phục hồi sau khi giảm do dữ liệu PPI được công bố, tuy nhiên vẫn ở mức thấp trong ngày, khoảng 2411 USD/ounce.
Dầu WTI tăng 0.25% lên 83.17 USD/thùng.
Bitcoin tăng 1% lên 57,900 USD.
Lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện Hakeem Jeffries đã gặp Tổng thống hôm qua và công bố bản đọc hôm nay. Chắc chắn là không giống như một sự ủng hộ.
Kính gửi Đồng nghiệp:
Tuy nhiên, cuối cùng, chỉ có Biden mới có thể loại Biden ra khỏi cuộc đua. Theo hướng gió thổi, đảng Cộng hòa hiện đang giữ im lặng và thậm chí còn có tin đồn một số PAC liên kết với đảng Cộng hòa sẽ kiện để giữ Biden trong cuộc đua.
USD/JPY lại tiếp tục được bán mạnh, một lần nữa đẩy cặp tiền này xuống mức 157.50 nhưng không thể phá vỡ mức thấp trước đó.
Tâm lý người tiêu dùng tháng 7 của Mỹ, theo cuộc khảo sát của Đại học Michigan là 66.0, thấp hơn so với dự kiến là 68.5. Trong tháng trước đó, chỉ số này ở mức 68.2
Chi tiết:
Sau ít phút mở cửa, các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đều đang tăng:
Các cổ phiếu Magnificent 7 đang biến động trái chiều:
Lợi suất trái phiếu Mỹ đang biến động trái chiều, lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm giảm và các trái phiếu kỳ hạn dài hơn có lợi suất tăng:
Dầu thô đang giảm từ mức cao nhất nhưng vẫn ở mức cao, khoảng 83.00 USD/thùng. Mức giá cao nhất của dầu hôm nay là 83.74 USD/thùng
Vàng đang giảm -0.60% xuống mức 2400.50 USD
Bitcoin đang giao dịch ở mức 57,576 đô la, ít thay đổi trong ngày
Hiệp hội Bất động sản Canada báo cáo rằng doanh số bán nhà tháng 6 đã giảm 9,4% so với cùng kỳ năm trước.
Người bán vẫn chủ yếu chờ giá nhà cao hơn nhưng lượng nhà tồn kho đang không ngừngtăng lên -- đặc biệt là ở chung cư và nhà mới xây. Chỉ số giá CREA tăng 0.1% vào tháng 6 nhưng giảm 3.4% so với cùng kỳ năm trước.
Lượng nhà rao bán tăng 26% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù họ cho rằng tốc độ tăng trưởng có thể đang chậm lại.
James Mabey, Chủ tịch CREA cho biết: "Nửa cuối năm 2024 được kỳ vọng rộng rãi sẽ chứng kiến sự khởi đầu của sự trở lại của thị trường nhà ở".
Giá nhà trung bình toàn quốc là 696,179 đô la vào tháng 6. Với lãi suất thế chấp 5% và trả trước 20%, số tiền thanh toán hàng tháng sẽ vào khoảng 3,100 USD.
USD/JPY đã trở lại gần mức thấp sau dữ liệu CPI ngày hôm qua, thị trường ngày càng nghi ngờ rằng đây có vẻ như là một đợt can thiệp khác từ chính quyền Nhật Bản.
Dữ liệu của BoJ cho thấy Nhật Bản có thể đã chi hơn 3 nghìn tỷ yên cho hoạt động can thiệp ngày hôm qua.
Điều chính mà chúng ta đang cố gắng tìm ra là chiến lược ở đây. Từ động thái của ngày hôm qua, có vẻ như họ đang cố gắng tìm một dữ liệu ảnh hưởng đến USD để bám vào nhưng hôm nay thì không phải vậy.
PPI tháng 6 của Mỹ +2.6 y/y, đây là mức tăng lớn hơn so với dự kiến +2.3% y/y
Đây là một sự thay đổi bất ngờ. Nếu chỉ số này được công bố trước trước CPI, có thể sẽ dẫn đến một số lo lắng. Tuy nhiên, vì đã có các số liệu CPI trước đó cho thấy lạm phát lĩnh vực nhà ở đã hạ nhiệt, nên phản ứng của thị trường có thể không quá mạnh mẽ.
USD ban đầu đã tăng giá nhưng đã giảm trở lại.
Tin tức chính:
Thị trường:
Thị trường đã trở nên yên ắng hơn nhiều sau báo cáo CPI của Mỹ vào ngày hôm qua.
Đồng JPY thu hút sự chú ý sau khi Tokyo quyết định can thiệp vào ngày hôm qua, một động thái khá bất thường của họ. USD/JPY ổn định quanh mức 159.00-30, ngay cả khi dữ liệu BOJ cho thấy Nhật Bản đã can thiệp vào thị trường.
Bên cạnh đó, đồng USD mất giá nhẹ, giúp cho EUR/USD tăng 21 pip và GBP/USD tăng 45 pip.
HĐTL S&P 500 vẫn đi ngang khi bước vào mùa báo cáo thu nhập. JP Morgan báo cáo mức doanh thu quý 2 vượt kỳ vọng trong khi kết quả kinh doanh của Wells Fargo khá tiêu cực do thu nhập lãi ròng giảm. Ở châu Âu, chứng khoán vẫn lạc quan một cách khiêm tốn trong trong hai ngày qua.
Lợi suất trái phiếu Mỹ tăng nhẹ trở lại, mặc dù kỳ hạn 10 năm vẫn đang ở mức đáy trong tháng 6 là 4.19%.
Đối với hàng hóa, vàng giảm trở lại mức $2,400 trong khi bạc giảm hơn 2% xuống 30.69 USD trong ngày.
Theo Pavlo Denysiuk, Giám đốc điều hành của công ty thanh toán bằng tiền điện tử Lunu, số lượng người nắm giữ tiền điện tử có thể tăng gấp ba lần trong hai năm tới nếu dự trên tốc độ tăng trưởng người dùng hiện tại: "Trong vòng hai năm tới, sẽ có ít nhất gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba số lượng người nắm giữ tiền điện tử trên toàn thế giới. Thời gian tới sẽ là thời điểm tiền điện tử dần được chấp nhận nhiều hơn ở mọi nơi"
Theo báo cáo của Triple-A, ước tính có 560 triệu người nắm giữ tiền điện tử trên toàn thế giới, tương đương 6.8% dân số thế giới nắm giữ tiền điện tử.
Việc áp dụng Web3 sẽ diễn ra ngay khi có cơ sở hạ tầng
Với gần 7% thế giới nắm giữ tiền điện tử, việc áp dụng thanh toán bằng tiền điện tử chỉ còn là vấn đề thời gian.
Theo Denysiuk, việc áp dụng thanh toán bằng tiền điện tử sẽ diễn ra ngay khi các doanh nghiệp lớn như Starbucks bắt đầu cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết Denysiuk cho biết thêm rằng thanh toán bằng tiền điện tử không khác biệt đáng kể so với thanh toán kỹ thuật số bằng thẻ tín dụng và ngân hàng, vốn đã phổ biến trong cuộc sống hàng ngày.
Stablecoin rất quan trọng đối với việc triển khai thanh toán tiền điện tử, nhưng trải nghiệm người dùng vẫn là thách thức lớn nhất
Ngoài ra, Stablecoin được coi là một trong những cầu nối chính từ nền kinh tế xoay quanh đồng tiền pháp định sang nền kinh tế kỹ thuật số và chúng sẽ là yếu tố quan trọng để đạt được con số một tỷ người nắm giữ tiền điện tử. Thị trường stablecoin hiện được định giá hơn 163 tỷ USD, tương đương 7.7% tổng vốn hóa của toàn bộ thị trường tiền điện tử, theo dữ liệu của CoinMarketCap.
Tuy nhiên, theo Chintan Turakhia, giám đốc kỹ thuật cấp cao tại Coinbase, việc tiến tới một tỷ người dùng tiền điện tử đầu tiên sẽ yêu cầu các ứng dụng thân thiện với người tiêu dùng hơn.
Báo cáo CPI tháng 6 của Mỹ cho thấy lạm phát đã chậm lại một cách đáng kể, củng cố lập luận rằng Fed có thể bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ trong quý này, nhà phân tích FX của ING, Francesco Pesole, lưu ý:
Như thường lệ, họ đang giữ vững sự trung lập khi không xác nhận cũng không phủ nhận động thái can thiệp. Nhưng sau thông tin rò rỉ được cho là có căn cứ vào hôm qua, cả họ và chúng ta đều biết rằng những bình luận này chỉ là để đánh lạc hướng dư luận.
Một số nhà hoạch định chính sách ban đầu đã bỏ ngỏ khả năng ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất vào tháng 7. Tuy nhiên, cánh cửa đó giờ đã đóng chặt, chuyên viên phân tích vĩ mô cấp cao của Rabobank, Bas van Geffen, lưu ý:
Ngày hôm qua, dữ liệu kinh tế Mỹ khá khả quan với báo cáo CPI thấp hơn dự báo và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tích cực. Trước hết, lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp tốt hơn mong đợi sẽ xua tan lo ngại về khả năng thị trường lao động đang xấu đi, ít nhất là trong ngắn hạn. Một điều cần lưu ý là dữ liệu có thể đã bị ảnh hưởng do ngày Quốc khánh vào tuần trước. Tuy nhiên, dữ liệu của tuần tới sẽ cho chúng ta cái nhìn rõ ràng hơn.
Mặt khác, CPI của Mỹ gây bất ngờ khi tăng thấp hơn dự báo. Ngoài ra, thành phần chủ sở hữu thuê tương đương (OER) trong rổ CPI đã có sự suy yếu. Trong khi đó, chỉ số người thuê nhà mới của Fed Cleveland được coi là một chỉ báo sớm và nó cho thấy sự nới lỏng hơn nữa trong những tháng tới.
Thị trường hiện đang dự báo Fed sẽ có các đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 9 và tháng 12, thậm chí đã xuất hiện khả năng cắt giảm lần thứ ba vào tháng 11. Có một số suy đoán rằng Fed thậm chí có thể cắt giảm lãi suất vào tháng 7 nhưng điều đó chỉ có thể xảy ra khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu tăng đột biến trong những tuần tới hoặc thị trường chứng khoán sụp đổ như năm 2018, báo hiệu một sự sai lầm trong chính sách có thể xảy ra.
Tuy nhiên, rất có khả năng Fed sẽ giữ quan điểm "dovish" vào tháng 7 và nếu báo cáo CPI tháng 8 ủng hộ quan điểm đó, Chủ tịch Fed Powell có thể hành động trước bằng cách cam kết cắt giảm vào tháng 9 tại Hội nghị Jackson Hole. Sau đó, hành động tháng 9 sẽ chỉ mang tính hình thức, nhưng nếu dữ liệu mang lại cho họ thêm niềm tin, thì dữ liệu Dự báo Kinh tế sẽ thể hiện quan điểm ôn hòa.
Chỉ số PCE hiện đang được dự báo ở mức 2.4% so với cùng kỳ, đây sẽ là tin rất tốt cho Fed. Chúng ta sẽ xem nó sẽ thay đổi như thế nào sau dữ liệu PPI của Mỹ.
Reuters ước tính số tiền chi cho hoạt động can thiệp vào khoảng 3,370 tỷ yên đến 3,570 tỷ yên.
Số tiền này gần bằng với lượng tiền đã chi trong hành động can thiệp vào ngày 1 tháng 5 vừa qua. Tổng cộng trong tháng 5, Nhật Bản đã chi một khoản tiền kỷ lục là 9,800 tỷ yên - lớn hơn nhiều số tiền đã sử dụng trong cả năm 2022 để bảo vệ đồng nội tệ.
USD/JPY hầu như không thay đổi sau tin tức này và hiện đang giao dịch quanh mức 159.10.
Lịch kinh tế phiên Âu ảm đạm khi thiếu đi xúc tác từ các dữ liệu kinh tế quan trọng của châu Âu.
Trên thị trường FX, USD tiếp tục chịu áp lực từ dư âm của đợt bán tháo hậu báo cáo CPI Mỹ yếu hơn dự báo trong tháng 6. Sau khi chỉ số chạm đáy hơn một tháng, gần vùng 104, DXY đã phục hồi vào cuối phiên Mỹ và bước vào giai đoạn tích lũy ở khoảng 104.50 trong phiên Âu hôm nay.
USD đang giảm trên diện rộng, ngoại trừ với JPY. USD/JPY giảm mạnh sau dữ liệu lạm phát của Hoa Kỳ và sụt gần 2% khi đóng cửa phiên thứ Năm.
Vàng hưởng lợi từ việc lợi suất TPCP Hoa Kỳ giảm và sự suy yếu của USD trên diện rộng. Kim loại quý này đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 5, trên 2,420 USD. XAU/USD hiện giảm nhẹ 0.30% trong ngày, nhưng vẫn vững vàng trên mốc 2,400 USD. Dầu WTI tăng 1.30% lên 83.70 USD/thùng nhờ dữ liệu lạm phát tại Hoa Kỳ hạ nhiệt.
Sắc xanh lan tỏa trên thị trường chứng khoán châu Âu bất chấp đợt bán tháo cổ phiếu Hoa Kỳ trên diện rộng tối qua. Tâm lý thị trường vẫn còn dè dặt vào thời điểm hiện tại, với HĐTL chỉ số S&P 500 hiện đang đi ngang trong ngày.
Các nhà phân tích kinh tế của UOB Group kỳ vọng GBP/USD vượt mức 1.2860 trong phiên thứ Năm và thực tế cặp tiền còn gần chạm đến mốc 1.2950. Tuy nhiên, do giá tiến vào vùng quá mua nên cặp tiền được cho là sẽ sớm có nhịp điều chỉnh, có thể là sau khi mở rộng đà tăng lên 1.2970. Kháng cự quan trọng tiếp theo là 1.3000, nhưng nếu phe bán đấy cặp tiền giảm vượt hỗ trợ 1.2880, động lực tăng có thể suy yếu phần nào.
Tốc độ tăng PPI hàng năm tại Mỹ được kỳ vọng giảm tốc từ 2.3% xuống 2.2% vào tháng 6, trong khi đó dữ liệu hàng tháng ước tính giảm từ 0.1% xuống -0.2% so với tháng trước. Đối với PPI cơ bản, chỉ số hàng tháng dự kiến giảm từ 0.2% xuống 0% trong tháng 6.
Báo cáo này được cho là sẽ hữu ích cho việc dự đoán chỉ số PCE được Fed theo dõi chặt chẽ. Sau báo cáo CPI của Hoa Kỳ ngày hôm qua, ước tính đối với PCE cơ bản hàng năm là 2.4% - điều này là đủ để ủng hộ Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9.
Chính phủ Nhật Bản công bố dự báo tăng trưởng kinh tế hai lần trong một năm, lần lượt vào tháng 1 và tháng 7. Dự báo kinh tế cuối cùng có thể được công bố vào tuần tới, với nhiều nguồn tin cho hay họ sẽ hạ dự báo tăng trưởng cho năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2025
Bản cập nhật dự báo tăng trưởng lần 2 được cho là sẽ giảm từ 1.3% xuống 1% do chi phí sinh hoạt tăng cao hơn gây áp lực lên tiêu dùng trong thời gian dài hơn dự kiến. Điều này không hẳn phản ánh sự thiếu tín nhiệm của người tiêu dùng với BOJ.
Lịch kinh tế phiên Âu khá buồn tẻ khi thiếu đi các dữ liệu kinh tế quan trọng. Thị trường sẽ trở nên sôi động hơn vào phiên Mỹ tối nay, với báo cáo PPI tháng 6 và Khảo sát Tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan tháng 7 tại Hoa Kỳ. Nhưng nhìn chung dữ liệu dự kiến không tạo ra biến động quá lớn, trừ khi các nhà đầu tư nhận được các con số gây bất ngờ lớn.