Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1049
- Dự kiến: 7.2279
- Giá đóng cửa trước đó: 7.2330
- PBOC bơm 2 tỷ nhân dân tệ thông qua reverse repo 7 ngày, đặt lãi suất ở mức không đổi 1.8%
- 2 tỷ nhân dân tệ reverse repo sẽ đáo hạn vào ngày hôm nay.
Trung Quốc báo cáo khoảng vài chục ca mắc Covid-19/ngày trong thời gian gần đây. Phản ứng của Bắc Kinh về việc kiềm chế du lịch đã gây ra mối lo ngại về ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế vốn đang suy yếu.
Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết đợt bùng phát Covid-19 mới nhất đã lan rộng sang 11 tỉnh kể từ ngày 17-10.
Tăng trưởng cả năm có thể thấp hơn "đáng kể" so với dự báo tháng 6 là .7%
Lạm phát tiếp tục tăng trong thời điểm hiện tại, trước khi giảm dần trong năm tới
Do các hạn chế về nguồn cung vẫn sẽ tồn tại trong một thời gian dài, dự kiến điều đó sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn đến nền kinh tế Đức trong năm tới.
Theo MUFG, thị trường lãi suất Canada đã tăng mạnh trước những kỳ vọng tăng lãi suất của BoC. Tốc độ QE hiện ở mức 2 tỷ CAD, và BoC có thể sẽ công bố chấm dứt QE trong năm nay. Ngoài ra, CAD cũng đang hưởng lợi nhiều từ giá dầu tăng, tuy nhiên cuộc họp OPEC vào ngày 4/11 có thể sẽ khiến giá dầu giảm, khi cuộc họp này cũng trùng với đàm thoại khí hậu COP26.
Phe bán sẽ tiếp tục nhắm tới mốc 1.22. Hiện USDCAD đang ở mức 1.2361.
Theo ông Pablo Hernandez de Cos:
Theo Ifo:
Theo SocGen, EURUSD sẽ tiếp tục hồi phục trở lại sau một thời gian đi ngang. Cặp tiền này cũng đang tiến sát kênh giá trên quanh mức 1.1730/1.1750. Vượt qua được mức này sẽ tạo tiền đề để phe mua lên kiểm tra lại 1.19. Tuy nhiên, lúc này EURUSD cần vượt qua kháng cự 1.1670, tức đường Fibo 38.2% của xu hướng giảm tháng Chín. Hỗ trợ sẽ ở mức 1.1570.
EURUSD hiện ở mức 1.1662.
Các chỉ số châu Âu hôm nay mở cửa khá trái chiều, một số tăng, một số giảm, số còn lại không rõ rệt khi các nhà đầu tư tiếp tục đánh giá rủi ro Covid, lạm phát và Trung Quốc:
Trên thị trường tiền tệ, đồng đô la vẫn chưa có nhiều thay đổi khi thiếu đi dữ liệu vĩ mô, tuy nhiên một số đồng tiền high beta cũng đã có chút biến động. Các trader sẽ đợi thêm báo cáo GDP của Mỹ để có thêm xúc tác:
Vàng đang tăng 0.35% lên 1,798. Dầu WTI tăng 0.4% lên $84.5/thùng. Dầu Brent cũng đã vượt $86/thùng.
Theo Rabobank, đà suy yếu của USD so với các đồng G10 lúc này chỉ là một pha điều chỉnh. Dữ liệu từ CFTC cho thấy phe đầu cơ đã gia tăng vị thế long USD tuần thứ 8 liên tiếp, và đang nắm giữ nhiều nhất kể từ tháng 10/2019. Với lượng vị thế như vậy, không bất ngờ khi USD có những pha điều chỉnh để các trader giữ sức. Và việc các ngân hàng trung ương lớn khác như BoJ, ECB, SNB tiếp tục giữ giọng điệu cẩn trọng, USD sẽ trở lại với con đường tăng của mình.
Hiện chỉ số DXY đang ở mức 93.6 điểm, không đổi trong ngày.
Vàng ghi nhận ngày tăng thứ 5 liên tiếp, hiện tăng gần 0.3% lên mức 1,797 trong phiên hôm nay. Mức đỉnh ngày là 1,801, tuy nhiên phe mua không giữ được lâu. Trong phiên thứ Sáu, vàng đã bứt phá mạnh lên mức 1,813, nhưng cũng nhanh chóng đảo chiều. Có thể thấy phe mua sẽ cần vượt được kháng cự quan trọng này, cộng đóng cửa trên đường MA 200 màu đỏ để thực sự chiếm quyền kiểm soát. Một tín hiệu tốt lúc này là giá vàng đã vượt kênh giá xuống từ tháng Sáu, và đã đóng cửa trên đường MA 100 ngày.
Thị trường sẽ tiếp tục tập trung vào báo cáo GDP quý III tại Mỹ để có thêm xúc tác.
Cuộc khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc vẫn chưa tốt lên khi họ vẫn tăng cường nhập khẩu điện từ các nước láng giềng
Chính quyền địa phương vẫn đang làm những gì họ có thể để cố gắng ngăn chặn việc tăng giá và giữ không ảnh hưởng đến người tiêu dùng và các doanh nghiệp, đặc biệt là vì lo ngại rằng nó sẽ đẩy nền kinh tế xuống dốc hơn so với thời gian trước đó.
Chứng khoán châu Á có một tuần khởi đầu tích cực, nhờ các tin tích cực từ Trung Quốc.
Giá vàng: XAU/USD dao động quanh mức 1,800 USD
XAU / USD kéo dài mức tăng của phiên trước vào thứ Hai gần $1,800.
Vàng ghi nhận mức tăng trong phiên thứ năm liên tiếp trong bối cảnh lạm phát và lo ngại trước Covid.
Lợi tức kho bạc Mỹ giảm làm suy yếu nhu cầu đối với đồng đô la Mỹ.
Chỉ 5 ngày sau khi xuất hiện tín hiệu meme coin bắt đầu nhảy múa, vốn hóa đổ về “trend thú”, Shiba Inu (SHIB) đã thiết lập cột mốc cao nhất lịch sử mới tại 0.00004442 USD, tăng hơn 46% chỉ trong hai ngày cuối tuần.
Động lực duy nhất có thể giải thích cho đợt trở lại mạnh mẽ này của SHIB hoàn toàn đến từ sức mạnh cộng đồng. Dường như chưa “thỏa mãn” với mức tăng 400% trong một tuần vào đầu tháng 10, cộng đồng Shiba Inu đã “hợp lực” đề xuất Robinhood niêm yết SHIB, tham vọng trở thành “kẻ lật đổ” Dogecoin, từ đó cơn bão SHIB dần được hình thành trên phương diện rộng hơn, dẫn đến nguồn sức mạnh “vô tận” thúc đẩy tăng giá.
Trong báo cáo Triển vọng Thị trường Hàng hóa mới nhất được công bố vào cuối tuần qua, Ngân hàng Thế giới cảnh báo rằng đà tăng giá dầu gần đây khó có thể đảo ngược cho đến năm 2023.
“Giá dầu thô trung bình dự kiến sẽ vào cuối năm ở mức 70 USD / thùng, cao hơn 70% so với năm 2020”.
“Giá năng lượng tăng cao gây ra rủi ro đáng kể trong ngắn hạn đối với lạm phát toàn cầu và nếu được duy trì, cũng có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng ở các nước nhập khẩu năng lượng”.
“Các đợt tăng giá bổ sung có thể xảy ra trong thời gian tới trong bối cảnh hàng tồn kho rất thấp và nguồn cung bị tắc nghẽn dai dẳng”.
JPMorgan đã hạ dự báo tỷ giá EUR/USD xuống:
Sự không chắc chắn gia tăng về tăng trưởng toàn cầu hiện cũng đang ảnh hưởng đến khu vực đồng Euro. Ngành công nghiệp châu Âu đã phải vật lộn với sự gián đoạn nguồn cung trong một thời gian - sản lượng ô tô của Đức giảm 50% so với mức trước đại dịch và vấn đề khí đốt vẫn đang khiến châu Âu phải đau đầu.
Một phiên giao dịch châu Á khá ảm đạm khi các đồng G7 không biến động nhiều.
Trung Quốc dự kiến đợt bùng phát Covid mới sẽ tồi tệ hơn trong những ngày tới và các quan chức đang thúc giục các khu vực bị ảnh hưởng áp dụng "tình trạng khẩn cấp". Đợt bùng phát hiện tại là do biến thể Delta gây ra và dịch bệnh đã lây lan sang 11 tỉnh trong tuần bắt đầu từ ngày 17 tháng 10. Trung Quốc đã ghi nhận thêm 26 trường hợp mắc mới COVID vào thứ Bảy.
Saudi Arabia cho biết các nhà sản xuất dầu không nên coi việc tăng giá là điều hiển nhiên vì đại dịch vẫn có thể ảnh hưởng đến nhu cầu. Hoàng tử Abdulaziz bin Salman phát biểu với Bloomberg TV. "Chúng ta cần phải cẩn thận. Khủng hoảng đã được kiềm chế nhưng chưa chắc đã kết thúc." Nigeria cũng có cùng quan điểm với Saudi Arabia trong việc kêu gọi tổ chức này cảnh giác về việc tăng sản lượng nhanh hơn nữa.
Chỉ số S&P 500 giảm 0.11% và Nasdaq 100 giảm 0.87% khi chủ tịch Jerome Powell cho biết Fed đang theo dõi áp lực giá một cách cẩn thận và sẽ điều chỉnh cho phù hợp.
Các nhà đầu tư ngày càng lo ngại áp lực chi phí cao hơn và sự tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ thúc đẩy Fed tăng lãi suất nhanh hơn dự kiến. Tuy nhiên, một khởi đầu tích cực cho mùa báo cáo doanh thu đã bù đắp những lo ngại đó với chỉ số S&P 500 đã bật tăng nhiều phiên liên tiếp trước khi "hạ nhiệt".
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD tiếp tục đi ngang khi chỉ số DXY dao động trong vùng 93.50 - 93.80.
Chứng khoán Mỹ biến động trái chiều vào thứ Sáu, bị kéo xuống bởi các tên tuổi công nghệ lớn sau khi thu nhập doanh nghiệp đáng thất vọng.
Trong khi đó, giá vàng tăng cao có lúc vượt $1,810/oz do cả USD và lợi suất TPCP Mỹ đều suy yếu tuy nhiên đã nhanh chóng đảo chiều xuống trở lại mức $1,788/oz kể từ khi ông Powell phát biểu. Dầu thô cũng duy trì được sắc xanh, giao dịch quanh mức 82.8 USD/thùng.
Trên thị trường FX, đồng USD nhìn chung vẫn chịu áp lực bán ra nhưng biên độ dao động của các cặp tiền tương đối hạn chế. Chỉ số PMI tích cực tại Mỹ và những phát biểu của Powell đã giúp USD lấy lại phần nào sức mạnh, hiện chỉ số DXY giảm khoảng 0.04% xuống 93.719.
Bitcoin đã phá qua mức 62,000 đô la xuống mức thấp nhất kể từ thứ Ba khi một số lệnh dừng lỗ bị kích hoạt.
PMI sản xuất 59.2 so với dự kiến 60.3
Tỷ giá USD/JPY đã yếu đi đôi chút trong tuần sau một số phiên tăng mạnh. Điểm nổi bật của tuần tới sẽ là cuộc họp vào thứ Năm của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, nơi một bản cập nhật mới về Triển vọng hoạt động và giá cả sẽ được công bố. Các nhà kinh tế tại ING vẫn lạc quan và dự báo mức tăng đáng kể lên mức 115,00.
Cập nhật lớn từ BoJ:
“Hồi tháng 7, BoJ đã dự báo CPI lần lượt ở mức 0.6%, 0.9% và 1.0% trong năm tài khóa 21-23. Chúng tôi không cho rằng sẽ có bất kỳ sửa đổi tăng đáng kể nào dẫn đến việc định giá lại chu kỳ chính sách thường siêu ôn hòa của BoJ".
Vàng tiếp nối phiên tăng thứ tư hôm nay, và hiện đã tăng 1.2% vượt mức 1,800. Động lực của vàng lúc này phần lớn là do sự suy yếu của đồng đô la. Trong phiên ngày 14/10, vàng cũng mấp mẽ mức 1,800, tuy nhiên đã không thể bứt phá và bán tháo mạnh. Sang đến lần này, phe mua cũng đã vượt đường MA 100 và 200 ngày, nên có thể động lực tăng sẽ vẫn tiếp diễn
Trong tháng Tám, doanh số bán lẻ tại Canada tăng 2.1% so với kỳ vọng tăng 2% ban đầu. Con số này tuy đã giảm so với 4.2% của tháng trước, nhưng vẫn là một chỉ báo cho thấy kinh tế Canada vẫn đang diễn biến tốt hơn kỳ vọng.
Đồng CAD tiếp tục tăng khoảng 0.3% so với USD sau tin này.
Theo ông Biden:
Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren tiếp tục chỉ trích chủ tịch Fed Jerome Powell sau khi ngân hàng trung ương này công bố một số thay đổi về vấn đề giao dịch chứng khoán của các quan chức. Theo bà, có rất nhiều điều cần phải biết về những gì xảy ra khi ông tại vị, và tại sao chúng xảy ra. "Tại sao quan chức Fed lại đi nghĩ đến việc giao dịch nội gián là bình thường?", bà nói.
Bà Warren cũng đã từng nói rằng chủ tịch Powell đã thất bại dưới tư cách một nhà lãnh đạo sau khi bê bối này bắt đầu được đưa ra công chúng.
Người tiêu dùng tại các quốc gia phát triển có vẻ sẽ chịu giá thành cao hơn khi các công ty tiếp tục chật vật với nguồn cung. Unilever đã tăng giá hơn 4% trong quý trước, và sẽ tiếp tục tăng trong năm tới. Tín hiệu tương tự cũng đang tới từ Nestle, P&G và Danone. Những công ty này chiếm một lượng rất lớn các gian hàng trong siêu thị.
Thước đo kỳ vọng lạm phát dài hạn chính của khu vực đồng euro đạt 2% lần đầu tiên kể từ năm 2014. Điều này đang tiếp tục khẳng định rằng lạm phát không hề tạm thời như các quan chức ECB vẫn đang tuyên bố. Báo cáo PMI hôm nay cũng đã cho thấy áp lực giá đang có ảnh hưởng lớn thế nào lên Eurozone, và có thể tiếp tục ép ECB dịch chuyển khỏi lập trường của mình.
ECB có thể sẽ không thắt chặt hay tăng lãi suất, nhưng nhiều khả năng sẽ có một số biện pháp nhất định, nếu không đà hồi phục sẽ bị dập tắt bởi lạm phát.
Chỉ số DXY lúc này đã về với mức 93.62 điểm, giảm 0.16% trong ngày. Đây là ngày thứ 7 giảm điểm trong 8 phiên gần đây nhất. Nhìn chung, các đồng tiền khác đều đang tăng so với USD. AUD là đồng tiền mạnh nhất phiên với mức tăng gần 0.6%, theo ngay sau là CAD (+0.28%) và NZD (+0.24%). Ngoài ra, với việc giữ thành công hỗ trợ 0.7170, triển vọng NZD vẫn đang rất tốt. GBP đang tìm cách vượt lại 1.3800. JPY giảm xuống dưới 114.
Vàng tăng gần 0.6%, lên kiểm tra đường MA 100 ngày. Phe mua sẽ tiếp tục hướng tới mức 1,800.
Dầu tiến trở lại lên $83/thùng.
Chứng khoán châu Âu đang tăng khá tốt sau khi nỗi lo Evergrande tạm thời xua tan. Chỉ số Stoxx 600 tăng 0.65%. Tại Mỹ, các HĐTL đang có chút trái chiều: HĐTL Dow Jones chưa có nhiều thay đổi, S&P 500 tăng 0.3% và Nasdaq tăng 0.6%.
Công ty bất động sản Hengda, một đơn vị chính của Evergrande, nói rằng họ vẫn chưa có nhiều tiến triển trong việc thanh lý tài sản và sẽ không chắc chắn về khả năng tiếp tục trả nợ của mình trong tương lai. Hơn nữa, nếu Evergrande không thể trả nợ và không thể có kế hoạch mới với chủ nợ, ảnh hưởng tiêu cực tới cả tập đoàn sẽ là rất lớn.
Hôm nay là phiên thứ tư liên tiếp vàng ghi nhận tăng giá. Trong phiên hôm qua, nhờ việc phá vỡ và giữ vững thành công đường MA 50 ngày, phe mua đã có chút bệ đỡ để tiếp tục đà tăng. Hiện tại, phe mua đang tán công hai đường MA 100 ngày màu cam tại 1,791 và đường MA 200 màu đỏ tại 1,800. Đây là hai kháng cự cứng đã cản đà tăng của vàng trong thời gian khá dài, và nếu vượt được 2 kháng cự này, phe mua sẽ có thêm cơ hội tìm lại các mức 1,820 và 1,833. Hỗ trợ gần sẽ là đường MA 50 ngày.
Đồng NZD đã tăng 1.64% so với USD trong tuần này, cao hơn tất cả các đồng tiền lớn khác. Tăng ít nhất là GBP, với mức tăng khiêm tốn 0.21%.
Đồng krona Na Uy là đồng tiền biến động mạnh nhất, còn Euro là đồng tiền ít biến động nhất trong 30 ngày gần đây, trong số 10 đồng tiền lớn.
Tính từ đầu năm, đô la Canada là đồng tiền mạnh nhất với mức tăng ấn tượng 3.17% so với USD. Còn JPY là đồng tiền đuối sức nhất khi giảm gần 10% giá trị so với đồng bạc xanh.
Theo Markit:
Có thể thấy hoạt động kinh tế tại Anh tốt hơn kỳ vọng rất nhiều, và điều này sẽ có nhiều tác động tích cực tới GBP.
Theo MUFG, nhờ việc Evergrande thanh toán được lãi suất trái phiếu, tâm lý nhà đầu tư đã hưng phấn trở lại và tìm đến các tài sản rủi ro. Chỉ số Hang Seng tăng mạnh đã khiến áp lực lên đồng đô la gia tăng. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều điều khó đoán. Có nhiều lý do để tin rằng ảnh hưởng của Evergrande đã lan sang cả các công ty bất động sản khác. Ngoài ra, ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế cũng hoàn toàn khả thi. MUFG cho rằng USD sẽ vẫn chịu chút áp lực bán nhẹ cho đến khi vấn đề Evergrande và các công ty bất động sản khác được sáng tỏ thêm.
Theo Markit:
Có thể thấy so với tháng trước, hoạt động kinh tế tại Eurozone đã suy yếu khá nhiều. Tắc nghẽn chuỗi cung ứng vẫn đang là một vấn đề lớn với châu Âu.
Tại Pháp, số liệu PMI sơ bộ tháng Mười ngành dịch vụ ở mức 56.6 điểm, cao hơn kỳ vọng 55.5 điểm. Với ngành sản xuất, con số này là 53.5 điểm so với kỳ vọng 54 điểm.
Còn tại Đức, PMI sơ bộ tháng Mười ngành dịch vụ ở mức 52.4 điểm, thấp hơn kỳ vọng 55 điểm. Với ngành sản xuất PMI ở mức 58,2 điểm so với kỳ vọng 56.5.
Theo ông Huw Pill, cuộc tranh luận về vấn đề tăng lãi suất vào tháng Mười Một đang "ngang tài ngang sức", nói thêm rằng đợt lạm phát tăng mạnh lần này "rất không ổn". Ba cựu thành viên ủy ban chính sách tiền tệ là Andrew Sentance, David Miles và John Gieve đều kỳ vọng rằng những người cầm quyền sẽ tiếp tục cứng đầu với quan điểm của họ, vì rất ít khi họ thay đổi đột ngột quan điểm của mình. Ba ông cũng cho rằng không một nhà hoạch định chính sách nào đã bỏ phiếu tăng lãi suất trong thời kỳ đại dịch bùng phát.
Đồng GBP vẫn chưa phản ứng mạnh sau tin, hiện tăng 0.05%.
Các chỉ số tại châu Âu hiện đang tăng nhẹ từ đầu phiên sau khi những lo ngại xung quanh Evergrande tạm thời lắng xuống:
Trên thị trường tiền tệ, tâm lý risk-on có phần chiếm ưu thế đang khiến USD rơi vào thế thủ. Dù đã cắt đứt chuỗi giảm, đây là phiên thứ 7 trong 8 phiên gần nhất chỉ số DXY giảm điểm:
Vàng tăng trở lại lên mức 1,791 trước sự suy yếu của đồng đô la. Dầu chưa có nhiều thay đổi ở mức $82.4/thùng.
Evergrande đã trả được khoản nợ của mình, tuy nhiên, theo Reuters, còn nhiều công ty khác cũng đang chịu rất nhiều áp lực này, có thể kể đến như: