Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1049
- Dự kiến: 7.2279
- Giá đóng cửa trước đó: 7.2330
- PBOC bơm 2 tỷ nhân dân tệ thông qua reverse repo 7 ngày, đặt lãi suất ở mức không đổi 1.8%
- 2 tỷ nhân dân tệ reverse repo sẽ đáo hạn vào ngày hôm nay.
Chứng khoán Mỹ mở phiên trong sắc đỏ:
Thị trường Fx đang ghi nhận biến động mạnh khi USD tăng cao:
Vàng đã hồi phục từ mức thấp nhất năm ($1784.6/oz) lên $1797.24/oz (-0.6% so với phiên hôm qua). Dầu thô tăng trở lại. Giá dầu WTI chạm mốc $108.2/thùng (+2.1%).
BTC sau phiên giao dịch sáng biến động, giá tăng mạnh lên hơn $21k sau đó đã liên tục điều chỉnh, hiện giá đã về lại vùng $19.3k (-3.03%).
GM cho biết công ty có khoảng 95,000 xe trong kho được sản xuất mà không có một số thành phần nhất định do các vấn đề về chuỗi cung ứng, bao gồm cả chất bán dẫn.Họ hy vọng tất cả các xe sẽ được bán trước cuối năm
Các nhà sản xuất và đại lý bán ô tô đang phải đối mặt với vấn đề chi phí thuê mặt bằng ngày càng gia tăng và khó để giải quyết khi lượng hàng tồn kho gần như lấp đầy hết chỗ trống. Doanh số bán hàng cũng đang giảm nhanh chóng nên vào thời điểm này năm sau, chúng ta có thể rơi vào tình trạng các công ty sản xuất tăng trưởng chậm lại và giảm giá thành sản phẩm. Đó là một vấn đề khiến Fed bận tâm khi thắt chặt chính sách quá mức.
Công ty cho biết doanh số bán hàng đã giảm 15% so với cùng kỳ năm trước, 582,401 chiếc được bán tại Mỹ. SAAR ước tính quý II doanh số đạt 13.4 triệu xe phổ thông so với 17 triệu một năm trước.
Những lo lắng về suy thoái đang gia tăng và chúng tập trung vào châu Âu.
Lạm phát cao sẽ buộc ECB thắt chặt chính sách vào tháng 9 nhưng tăng trưởng kinh tế sẽ có nguy cơ chậm lại. Ngoài ra, giá điện tại Đức đạt mức cao kỷ lục và giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu lần đầu tiên ở mức €150/MWh kể từ đầu tháng Ba. Nga đã lên lịch bảo dưỡng đường ống dẫn khí đốt tự nhiên và cho biết có khả năng sẽ cắt đứt hoàn toàn nguồn cung năng lượng sang châu Âu.
Bảng Anh đang bị ảnh hưởng. GBPUSD đã giảm 165 pips xuống còn 1.2012 và đang trên đà đạt mức thấp nhất của tháng 6 tại 1.1934.
Trước đó, vào tháng 5, vàng cũng đã giảm mạnh về khu vực này nhưng lực mua gia tăng đã đẩy giá kim loại này hồi phục về lại mức $1,880/oz. Nhưng giờ đây, với việc đồng đô la đang mạnh dần lên, ngay cả vàng cũng khó có thể tồn tại được khi các kim loại khác nói chung (đặc biệt là kim loại công nghiệp) đang gặp áp lực điều chỉnh mạnh trong vài tuần qua.
Đây là vùng hỗ trợ tương đối mạnh của vàng quanh $1,780-82 và dưới đó có thêm hỗ trợ quanh $1,753-59. Ngoài ra, mức thấp nhất vào tháng 9 năm 2021 khoảng $1,721 sẽ là mục tiêu giảm tiếp theo trước khi vàng chạm được mốc $1,700.
Thị trường chứng khoán châu Âu mặc dù đang hồi phục đáng kể so với mức thấp nhất trong ngày nhưng vẫn ghi nhận sắc đỏ bao trùm:
Trên thị trường FX, JPY và AUD lần lượt là 2 đồng tiền mạnh và yếu nhất trong phiên.
Các cặp tiền chính đang ghi nhận biến động như sau:
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 2.4 bps xuống 2.950%. Vàng giảm 1,1% xuống 1.786.92 USD. Dầu thô WTI tăng 2.4% lên 108.31 USD và Bitcoin tăng 2.1% lên $19.1k.
Fabio Panetta, thành viên ban điều hành ECB cho biết:
Chuyên gia kinh tế tại Tập đoàn UOB Ho Woei Chen, CFA đánh giá kết quả PMI mới nhất của Trung Quốc:
Các chỉ số châu Âu đã giảm bớt áp lực trong khi hợp đồng tương lai của Mỹ đã hồi phục nhẹ với HĐLT chỉ số S&P 500 hiện chỉ giảm 8 điểm, tương đương 0.2%, sau khi giảm khoảng 45 điểm trước đó. Dưới đây là góc nhìn tổng quan về thị trường cổ phiếu:
Không có nhiều thông tin cho sự đảo chiều này nhưng ít nhất các nhà đầu tư vẫn được tiếp thêm hy vọng.
Cả 3 HĐTL chỉ số chứng khoán Mỹ đều đang giảm khoảng 0.3%, báo hiệu một phiên giao dịch đầy cẩn trọng tối nay. Dù giảm, cả 3 cũng đã hồi phục từ đáy ngày.
CPI trong tháng 6 của Eurozone đạt 8.6% YoY (dự báo 8.4%, trong tháng 5 là 8.1%)
CPI lõi trong tháng 6 của Eurozone đạt 3.7%YoY (dự báo 3.9%, trong tháng 5 là 3.8%)
Dòng tiêu đề tái khẳng định mức lạm phát kỷ lục khác trong khu vực đồng Euro, điều này có thể đặt ra trường hợp ECB tăng lãi suất lớn hơn. Điều đó nói rằng, với 75 bps đã được định giá trong tháng 7 và tháng 9, tôi không nghĩ rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ từ chối lời đề nghị này. Điều tích cực duy nhất là lạm phát cơ bản đã giảm xuống 3.7% từ 3.8% vào tháng 5 - ít nhất là từ kết quả hàng năm.
Dữ liệu mới nhất do BOE công bố ngày 1 tháng 7 năm 2022 cho thấy Anh chấp thuận cho vay thế chấp 66.16 nghìn hồ sơ so với dự kiến 64.00 nghìn!
Tín dụng tiêu dùng ròng đạt 0.8 tỷ bảng Anh thấp hơn 1.3 tỷ bảng Anh dự kiến.
Khoản nợ thế chấp ròng của các cá nhân ở Vương quốc Anh đã tăng lên 7.4 tỷ bảng Anh vào tháng 5, tăng từ 4.2 tỷ bảng vào tháng 4 (và cao hơn mức trung bình trước đại dịch là 4.3 tỷ bảng trong 12 tháng tính đến tháng 2 năm 2020). Tăng trưởng tín dụng tiêu dùng hàng năm không đổi ở mức 5.7% trong tháng 5, đây là mức cao nhất kể từ tháng 2 năm 2020.
Dữ liệu mới nhất do S&P Global công bố ngày 1 tháng 7 năm 2022 cho thấy chỉ số PMI sản xuất của Anh trong tháng 6 đã giảm xuống 52.8 so với mức 53.4 trước đó.
Sản xuất tại Anh tiếp tục chậm lại với tăng trưởng sản lượng gần như đình trệ và số lượng các đơn đặt hàng mới giảm lần đầu tiên kể từ tháng 1 năm 2021. Mặc dù giảm nhẹ, lạm phát giá cả vẫn tăng và niềm lạc quan trong kinh doanh giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm. S&P Global lưu ý rằng:
“Nền tảng tăng trưởng sản lượng sản xuất của Vương quốc Anh gần như bế tắc vào tháng 6. Điều kiện thị trường trong nước ngày càng trở nên khó khăn và nhu cầu nước ngoài giảm mạnh trở lại, kìm hãm bởi Brexit, gián đoạn giao thông, cuộc chiến Ukraine và suy thoái kinh tế toàn cầu. Kết quả là niềm tin kinh doanh đã giảm xuống mức kỷ lục kể từ giữa năm 2020. Tăng trưởng việc làm cũng chậm lại đáng kể trong bối cảnh triển vọng ngày càng không chắc chắn và chi phí năng lượng tăng gần đây.
"Ngành hàng tiêu dùng đặc biệt bị ảnh hưởng nặng nề, do nhu cầu hộ gia đình bị suy giảm mạnh do khủng hoảng chi phí sinh hoạt.
Chỉ số PMI sản xuất Eurozone tháng 6 đạt 52.1 điểm so với mức sơ bộ 52 điểm.
Đây là mức thấp nhất trong 22 tháng nhưng điều nổi bật hơn là sản lượng sản xuất thực sự giảm lần đầu tiên kể từ những ngày đầu của đại dịch tại châu Âu. Ta phần nào cũng có được cái nhìn tổng thể về những gì đang xảy ra trên toàn khu vực khi hoạt động công nghiệp bị ảnh hưởng bởi giá cả tăng cao. PMI các nước trong khu vực như sau:
Các chỉ số chứng khoán châu Âu mở cửa đầu phiên hôm nay tương đối cẩn trọng. Nhìn chung, thị trường vẫn sẽ tiếp tục đánh giá rủi ro của cuộc chiến vẫn đang kéo dài tại Ukraine và cách ECB sẽ xử lý vấn đề phân mảnh. Nhiều khả năng ECB sẽ mua trái phiếu các quốc gia cận biên (Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha) để hạ lợi suất, một kiểu "QE nhưng không hẳn là QE."
Trên thị trường FX, khẩu vị rủi ro xấu đi đang đưa USD trở lại ngôi vương, cùng một đồng tiền khác là JPY. Các đồng tiền high-beta đang chịu rất nhiều áp lực, đặc biệt là NZD và AUD. Cả 2 đều giảm hơn 1%:
Vàng cũng đang giảm trước việc USD mạnh lên, dù lợi suất trái phiếu đang tiếp tục thoái lui (lợi suất 2, 5 và 10 năm đã giảm xuống dưới 3%). Kim loại quý này hiện giao dịch quanh mức 1,793 (-0.75%). Dầu chưa có nhiều thay đổi, hiện dầu WTI giao dịch quanh mức $105/thùng sau khi giảm mạnh hôm qua.
Có vẻ như câu chuyện lạm phát chạm đỉnh đều không tốt với cả USD và vàng, dù đúng ra 2 tài sản phải có tương quan nghịch. USD suy yếu phiên hôm qua, trước những kỳ vọng Fed sẽ không còn thắt chặt mạnh tay. Vàng cũng giảm, trước việc lạm phát hạ nhiệt làm giảm sức hút của tài sản phòng hộ này. Hôm nay, khi USD lại chiếm sóng lúc thị trường risk-off, vàng một lần nữa lại chịu trận.
Đầu phiên Âu, vàng đã phá qua hỗ trợ tâm lý 1,800. Hỗ trợ tiếp theo sẽ nằm tại 1,780. Nếu phe mua có thể lấy lại quyền kiểm soát, mục tiêu tiếp theo sẽ là 1,833, và 1,865.
Open interest trên thị trường HĐTL vàng tăng thêm 4.6 nghìn hợp đồng, trong khi khối lượng giao dịch 63 nghìn hợp đồng.
Vàng giảm giữa tình hình cả open interest và khối lượng giao dịch tăng, cho thấy đà giảm có thể sẽ tiếp tục trong ngắn hạn. Hỗ trợ trước mắt của vàng sẽ là $1,800 và $1,780.
Đỉnh tuần 137.00 đã không giữ được lâu khi cặp tiền đang giảm phiên thứ 2 liên tiếp. Cặp tiền đang giảm 0.45% về 135.00 (đáy phiên 134.75). Lợi suất thoái lui có vẻ là xúc tác chính.
Sắp tới, 135 sẽ là vùng 2 phe mua/bán tranh giành gay gắt. Nếu hỗ trợ này được giữ vững, phe mua sẽ tiếp tục hành trình trở lại 137, sau đó là 140. Ngược lại, các mức đáng chú ý phía dưới sẽ là 134.27, sau đó là 132.
Open interest trên thị trường HĐTL dầu WTI đã giảm khoảng 9.2 nghìn, còn khối lượng giao dịch tăng 166.3 nghìn hợp đồng.
Giá dầu giảm cùng open interest trong phiên hôm qua, cho thấy rằng khả năng tiếp tục điều chỉnh sâu là không nhiều. Hỗ trợ trước mắt sẽ nằm tại $101.56.
Đà bán tháo vẫn tiếp diễn khi chúng ta bước vào tháng/quý mới, với hợp đồng tương lai của Mỹ cũng giảm mạnh vào thời điểm hiện tại. HĐTL chỉ số S&P 500 giảm 0.9%, HĐTL chỉ số Nasdaq giảm 1.0% và HĐTL chỉ số DowJones giảm 0.8%.
Tâm trạng rủi ro tiêu cực hơn đang khiến đồng Dollar và Yên Nhật tăng giá trong khi đồng Úc và kiwi đang có dấu hiệu rạn nứt dưới áp lực.
Có một số điểm khá lớn cần lưu ý (được tô đậm).
Hãy chú ý đến tỷ giá USD/JPY ở mức 134.00 khi xem xét tâm trạng thị trường, đây là một mốc có thể tham gia cuộc chơi ngày hôm nay. Nhưng mức đáy gần đây xung quanh 134.25-50 có thể giúp kìm hãm sự lao dốc của tỷ giá, mặc dù mức giảm từ 137.00 xuống dưới 135.00 hiện tại khá báo động khi người bán tiếp tục nắm quyền kiểm soát trong ngắn hạn.
Bên cạnh đó, mức 1.0500 và các đường MA khung giờ tại 1.0513-25 sẽ giới hạn hành động giá đối với EUR/USD trước khi chúng ta đến với các hợp đồng đáo hạn từ 1.0540 đến 1.0600.
Và các hợp đồng đáo hạn cho AUD/USD và NZD/USD dường như khá xa vời, đặc biệt là trong bối cảnh sự phá vỡ kỹ thuật của cả hai cặp đang tiếp diễn.
Ấn Độ bất ngờ tăng thuế nhập khẩu vàng nhằm mục đích giảm dòng tiền đổ vào, sau khi khoảng cách thương mại đã đẩy đồng tiền của nước này xuống mức thấp kỷ lục.
Thuế nhập khẩu đối với vàng đã được tăng lên 12.5% từ 7.5%, theo thông báo của chính phủ ngày 30 tháng 6. Đây là sự đảo ngược của năm ngoái khi Ấn Độ cắt giảm thuế xuống 7.5% trong ngân sách liên bang.
Việc tăng thuế được đưa ra ngay cả khi tài khoản vãng lai của Ấn Độ bị thâm hụt, dự kiến có thể tăng lên 2.9% tổng sản phẩm quốc nội trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 3, theo một cuộc khảo sát của Bloomberg vào cuối tháng 6, gần gấp đôi mức đã thấy trong năm trước.
Hoạt động mua vàng của Ấn Độ đã tăng lên trong năm qua sau khi lượng mua sụt giảm trong thời kỳ đại dịch và quốc gia này đã nhập khẩu nhiều vàng nhất trong một thập kỷ vào năm 2021, theo Hội đồng Vàng Thế giới.
Cặp tiền GBP/USD đang trong tầm tầm ngắm của phe gấu, vì Brexit, chính trị và sự bi quan về kinh tế đè nặng lên cặp Cable vào thứ Sáu ở châu Âu.
Bắt đầu với vấn đề quan trọng hiện nay, cụ thể là lo ngại suy giảm kinh tế, Vương quốc Anh đã báo cáo không có thay đổi về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quý 1 năm 2022. Cần lưu ý rằng những lo ngại về suy thoái kinh tế của Vương quốc Anh tăng trưởng mạnh hơn khi lạm phát tăng cao cùng với những hậu quả của Brexit, sự bi quan xung quanh cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine và sự hồi sinh của Trung Quốc.
Để chống lại điều này, chính phủ Anh có kế hoạch giảm thuế Giá trị gia tăng (VAT). Theo Reuters, Chánh văn phòng Thủ tướng Boris Johnson, Steve Barclay, đề nghị giảm 20% thuế suất.
Trong một diễn biến khác, Ngoại trưởng Vương quốc Anh Liz Truss đã bảo vệ đặc quyền của ủy ban thường trực về vụ bê bối “tiệc tùng” của Thủ tướng Johnson khi Đảng Bảo Thủ gọi đây là “phiên tòa chuột túi”.
Về Brexit, phó thủ tướng Ireland tố cáo văn phòng thủ tướng Anh đã đứng về phía công đảng Ireland để huỷ bỏ thoả thuận 2019. Ngoài ra, The Guardian đưa tin xuất khẩu của Anh sang Liên minh châu Âu (EU) giảm 14% vào năm 2021, chủ yếu do Brexit.
Với thời điểm cuối tháng và cuối quý kết thúc, cuối cùng chúng ta có thể quay trở lại với các câu chuyện quen thuộc.
Thị trường chứng khoán đang lao dốc khi hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ sụt giảm. HĐTL chỉ số S&P 500 giảm 40 điểm, tương đương 1.1%, trong đó HĐTL chỉ số Nasdaq giảm 1.2% và HĐTL chỉ số DowJones cũng giảm 1.0%.
Hoạt động trong nửa năm của thị trường tiền mặt khá tồi tệ với chỉ số S&P 500 chứng kiến sáu tháng đầu tiên tồi tệ nhất kể từ năm 2008 trong khi Nasdaq trải qua nửa đầu năm tồi tệ nhất từ trước đến nay.
Và đó thậm chí không phải là phần tồi tệ nhất. Đó chỉ là khó khăn mở màn trong bối cảnh sự kết hợp giữa lạm phát cao liên tục và các ngân hàng trung ương thắt chặt, triển vọng kinh tế vẫn khá tồi tệ.
Covid-19 đã quay trở lại thành phố trung tâm Trung Quốc, với hai ca nhiễm được báo cáo ở Vũ Hán và ở một tỉnh lân cận, ngay khi Bắc Kinh và Thượng Hải vừa ngăn chặn được virus.
Hai công nhân cảng ở Vũ Hán bị nhiễm Covid không triệu chứng, nhà chức trách cho biết hôm thứ Sáu. Họ là những trường hợp đầu tiên trong hơn một tháng và xảy ra chỉ vài ngày sau chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới thành phố, nơi ông nhắc lại việc Trung Quốc theo đuổi chính sách không khoan nhượng với đại dịch.
Chủ tịch Tập Cận Bình phản đối chính sách “miễn dịch bầy đàn”, thề sẽ gắn bó với Zero Covid.
Trung Quốc đã công bố một biện pháp kích thích khác để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng, một phần trong nỗ lực thúc đẩy đầu tư và tăng việc làm trong nửa cuối năm nay khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi sau tác động của việc đóng cửa Covid.
Chính phủ sẽ huy động 300 tỷ nhân dân tệ (44.8 tỷ USD) để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng bằng cách bán trái phiếu tài chính và các phương thức khác, Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do Thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trì đã quyết định hôm thứ Tư. Số tiền này sẽ được sử dụng để bổ sung vốn cho các dự án lớn như các loại cơ sở hạ tầng mới, tuyên bố hôm thứ Năm cho biết.
Các loại công cụ tài chính này có thể giúp “mở rộng đầu tư hiệu quả, thúc đẩy việc làm và tạo điều kiện tiêu dùng” và cho phép Trung Quốc giữ vững lập trường “không làm tràn ngập nền kinh tế bằng các biện pháp kích thích hoặc in quá nhiều tiền”, cuộc họp kết luận.
Tỷ giá NZD/JPY và AUD/JPY hiện đang lao dốc mạnh mẽ, cả hai cặp tiền đều vượt qua mức giảm trên 1.4% với NZD/JPY dao động quanh mốc 83.49, và AUD/JPY dao dộng quanh 92.29.
Trong khi đó, NZD/USD đang tiến tới mức 0.6200, hỗ trơ cững trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, hỗ trợ này có vẻ sẽ không thể trụ vững!
Thị trường chứng khoán Châu Á phân hóa giữa các chỉ số chính, trong bối cảnh lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại. Dữ liệu kinh tế mới đến từ Nhật Bản và Úc cho thấy những tín hiệu không mấy khả quan, khi mà CPI tiếp tục tăng, PMI giảm và tỷ lệ thất nghiệp ghi nhận mức cao mới.
Cập nhật các chỉ số chứng khoán chính:
Cập nhật thị trường FX:
Chỉ số DXY hiện đã hồi phục trở lại sau mức giảm mạnh ngày hôm qua. Hiện chỉ số này đang kiểm tra lại mốc kháng cự 104.850 - 105.000.
USD hiện đang là đồng tiền mạnh nhất, AUD yếu nhất trong số các đồng G7.
Cập nhật các cặp tiền chính:
Cập nhật thị trường vàng và thị trường dầu mỏ:
Giá vàng chịu áp lực giảm trở lại trong bối cảnh đồng Đô la Mỹ hồi phục. Hiện giá kim loại này giảm nhẹ so với mức mở cửa nhưng đã giảm hơn 20 USD so với mốc cao nhất ngày hôm qua. Hiện vàng giao dịch ở ngưỡng 1,802 USD/ounce.
Dầu Brent và dầu WTI quay đầu giảm mạnh trong phiên giao dịch hôm qua sau khi dữ liệu PCE công bố. Hiện 02 loại dầu giao dịch lần lượt tại mốc 109 USD/thùng và 105 USD/thùng.
Mọi sự chú ý của phiên hôm qua đều dồn vào số liệu PCE lõi, thước đo lạm phát chính của Fed. Nhìn chung, với PCE lõi tăng 4.7% YoY (tháng trước 4.9%, kỳ vọng 4.8%), báo cáo vẫn không cho Fed được nghỉ ngơi, nhưng vẫn cho thấy lạm phát có vẻ đang đạt đỉnh. Ngoài ra, động lực tái cân bằng cuối tháng cũng đã khiến thị trường có một phiên cực kỳ biến động. Cả 3 chỉ số chứng khoán chính đều quét 2 chiều, đóng cửa phiên với một cây nến Doji:
Sau số liệu PCE, USD thoái lui từ đỉnh trước những kỳ vọng Fed sẽ không còn mạnh tay thắt chặt nữa, khi lạm phát có vẻ đang bắt đầu đi ngang. Ngoài ra, lợi suất trái phiếu giảm mạnh, với lợi suất 10 năm về mức 3.01%, cũng không giúp gì cho đồng bạc xanh. Các cặp tiền chốt phiên thứ Năm như sau:
Lợi suất giảm, nhưng vàng cũng giảm theo, có vẻ do lạm phát hạ nhiệt khién kim loại quý này không còn chỗ đứng. Vàng giảm $10 từ mức mở cửa, chốt phiên tại 1,807 và hiện đang tiếp tục suy yếu. Dầu giảm mạnh sau khi OPEC+ giữ nguyên với kế hoạch tăng sản lượng của mình. Dầu WTI giảm 3.6% xuống khoảng $106/thùng.
Tâm điểm lịch kinh tế hôm nay sẽ là báo cáo CPI Flash Eurozone và PMI ISM Mỹ.
Thêm kỳ vọng lạm phát từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Tankan vừa được công bố
Khảo sát Kỳ vọng về Giá của Doanh nghiệp trong Tankan:
PMI sản xuất tại Nhật Bản 52,7 (trước đó là 53,3)
PMI Sản xuất tại Úc theo S&P Global: