Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1148
- Giá đóng cửa trước đó: 7.1204
Cơ quan Bitcoin Quốc gia (ONBTC) của El Salvador sẽ đào tạo và cấp chứng chỉ Bitcoin cho 80,000 cán bộ và viên chức trong chính phủ bằng cách khởi động một chương trình giáo dục nhằm truyền đạt kiến thức về quản lý chiến lược và chính sách công liên quan đến Bitcoin.
Khóa đào tạo trực tuyế kéo dài 160 giờ với tên gọi là Chứng chỉ Quản lý Công 1. Chương trình sẽ mô tả chi tiết một số khái niệm, yếu tố pháp lý, kỹ năng và quản lý liên quan đến việc sử dụng Bitcoin làm đơn vị tiền tệ hợp pháp.
Stacy Herbert, Giám đốc ONBTC, hy vọng rằng việc đào tạo công chức sẽ có "tác động kép" đến nền kinh tế dựa trên Bitcoin của El Salvador: “Những dự án giáo dục này là phương án với chi phí thấp nhằm hỗ trợ cho thành công lâu dài chính sách Bitcoin và công nghệ của nước này."
Chiến dịch cấp chứng chỉ Bitcoin được thực hiện bởi Trường Đại học Cải cách Hành chính Công (ESIAP), được Tổng thống Nayib Bukele khánh thành vào tháng 8 năm 2021.
Đồng USD tăng giá trở lại, với chỉ số DXY phục hồi trở lại mức 101.55, sau ba phiên giảm mạnh liên tiếp. Đợt phục hồi dường như mang tính kỹ thuật nhiều hơn là đến từ các yếu tố cơ bản.
Biên bản Cuộc họp FOMC cho tháng 7 sẽ được công bố vào lúc 01h00 sáng, mặc dù những điều này dự kiến sẽ không gây ảnh hưởng lớn trước thềm hội nghị Jackson Hole vào thứ Sáu. Bên cạnh Biên bản FOMC, dữ liệu NFP lúc 21h00 điều chỉnh cũng có thể gây ra một chút biến động. Thị trường trước đó đã bị rung chuyển bởi số liệu NFP, do đó bất kỳ thay đổi bất ngờ nào đối với dữ liệu quá khứ vẫn có thể mang một số tầm quan trọng nhất định.
Sau đà tăng vọt trong số lượng đơn đăng ký hai tuần trước, thị trường có vẻ như đã có nhịp điều chỉnh trở lại. Sự gia tăng hoạt động trong tuần trước đó chủ yếu là do lãi suất giảm mạnh, khiến lãi suất trung bình của khoản vay mua nhà phổ biến nhất ở Mỹ một lần nữa bị ảnh hưởng.
Tether, nhà cung cấp stablecoin lớn nhất trong ngành tài sản kỹ thuật số, đã công bố kế hoạch ra mắt một stablecoin mới được chốt bằng đồng dirham - đồng nội tệ của Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất
Stablecoin mới sẽ được ra mắt với sự hợp tác của Phoenix Group PLC và Green Acorn Investments Ltd. có trụ sở tại UAE.
Sự hợp tác này nhằm mục đích thiết lập một đồng tiền kỹ thuật số đại diện cho đồng Dirham, được “hỗ trợ đầy đủ bởi các khoản dự trữ có tính thanh khoản cao có trụ sở tại UAE.”
Việc Tether tiến vào thị trường tài chính tại UAE với stablecoin mới được dự báo sẽ cung cấp cho người dùng một phương pháp hiệu quả về chi phí nhằm tiếp cận các lợi ích kinh tế tại khu vực này, hợp pháp hóa thương mại quốc tế và nguồn kiều hối đồng thời giảm phí giao dịch và cung cấp biện pháp phòng ngừa rủi ro đến từ biến động tiền tệ.
Một số chỉ báo phổ biến của Bitcoin đang báo hiệu khả năng sẽ có bước ngoặt đối với đồng tiền này trong thời gian tới. Điều này có thể buộc các nhà giao dịch phải hành động nhanh chóng.
“Các chỉ báo kỹ thuật đang được cải thiện và với có khả năng xảy ra short squeeze”, Markus Thielen, trưởng bộ phận nghiên cứu của 10x Research, cho biết. Chỉ báo mà Thielen chú ý đến là chỉ báo sức mạnh tương đối (RSI) của Bitcoin khi mà ông cho rằng RSI hiện đang “chạm đáy” - tức điểm quá bán Điểm RSI của Bitcoin hiện là 61.13và đã giảm 8% kể từ ngày 21 tháng 7, theo dữ liệu của Bitbo.
Ngoài ra, Thielen cũng chỉ ra rằng dữ liệu Open Interest (OI) của Bitcoin cho thấy lượng vị thế bán khống dang ngày càng gia tăng, cùng với đó là funding rate ở mức âm. Mức OI đã tăng 13.62% kể từ ngày 6 tháng 8, một ngày sau khi Bitcoin lần đầu tiên có giá dưới $50,000 USD kể từ tháng 2, theo dữ liệu của CoinGlass. Tại thị trường quyền chọn, tỷ lệ khối lượng các quyền chọn cho thấy quyền chọn bán đang chiếm 66.33% so với toàn bộ quyền chọn.
Thielen cũng cho biết những người giao dịch bán khống có thể phải đóng vị thế của mình do tỷ lệ thắng cử của Donald Trump đang gia tăng và khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong cuộc họp tháng 9.
Mặc dù thiếu đi những sự kiện kinh tế quan trọng, khiến cho nhà đầu tư không có động lực để giao dịch là đặc trưng của mùa hè, nhưng thị trường dường như đã có một vài động thái trong ngày hôm nay.
USD/JPY đã xuất hiện nhịp phục hồi gần 130 pip cho đến thời điểm hiện tại, chạm mốc 146.14. Các cặp tiền chính khác đang cho thấy bộ mặt ảm đạm trong khi đồng USD tích cực trong phiên. Nhìn chung, đồng USD vẫn có khả năng mất giá mạnh mẽ trong thời gian tới
HĐTL chứng khoán của Hoa Kỳ đi ngang trong khi lợi suất trái phiếu cũng ít thay đổi trong ngày.
Trọng tâm trong tuần này tiếp tục là dữ liệu PMI vào ngày mai và sau đó là bài phát biểu của Chủ tịch Fed Powell tại hội nghị Jackson Hole.
Chuyên gia FX cấp cao của DBS, Philip Wee đưa ra một số quan điểm về triển vọng của USD trước thềm Hội nghị Jackson Hole vào cuối tuần này:
“Khi chỉ số DXY giảm thêm 0.4% vào phiên thứ Ba xuống 101.44, nhiều khả năng chỉ số sẽ dần thoái lui xuống 101.33 - mức đóng cửa của năm 2023. Sự suy giảm của DXY phù hợp với việc lợi suất TPCP Hoa Kỳ 10 năm giảm xuống dưới 3.88% (mức đóng cửa năm 2023). Hôm qua, lợi suất này giảm 6.5 bp xuống 3.807%.”
“Đồng bạc xanh đã chịu áp lực kể từ khi Fed ra tín hiệu sẽ cắt giảm lãi suất tại cuộc họp FOMC tháng 9. Tại Hội nghị chuyên đề Jackson Hole vào ngày 22-24 tháng 8, Fed có thể sẽ đẩy lùi nỗi lo suy thoái để ủng hộ nhận định nền kinh tế Mỹ hạ cánh mềm.”
“Chúng tôi coi việc cắt giảm lãi suất là động thái chuyển rời mục tiêu từ giảm lạm phát sang toàn dụng lao động trong bối cảnh áp lực giá cả đã giảm khá nhiều từ đỉnh và hiện lạm phát đang thấp hơn lãi suất Quỹ liên bang. Sự suy yếu của USD cũng nhất quán với đà tăng của AUD và GBP, đặt trong hoàn cảnh các nhà đầu tư thoát dần các vị thế carry trade JPY".
USD vững vàng trước các đồng tiền chính trong ngày khi thị trường chờ đợi Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ công bố các bản sửa đổi sơ bộ cho báo cáo NFP. Nhìn vào phiên Mỹ, Fed sẽ công bố Biên bản cuộc họp FOMC diễn ra vào hai ngày 30-31 tháng 7.
Chỉ số DXY hồi nhẹ lên 101.50 sau khi giảm 1% kể từ đầu tuần. Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm dao động quanh mức 3.8%, với các HĐTL chỉ số chứng khoán Mỹ và các chỉ số chính tại châu Âu chỉ tăng nhẹ cho thấy tâm lý thận trọng bao trùm lên toàn thị trường.
Vàng hưởng lợi từ sự suy yếu của USD trên diện rộng vào thứ Ba và lập kỷ lục mới là 2,531 USD/oz. XAU/USD dường như đã bước vào giai đoạn tích lũy vào giữa tuần và hiện đang đi ngang trong biên độ hẹp trên mốc 2.510 USD/oz. Dầu WTI đi ngang quanh 73 USD/thùng. Dầu thô chứng kiến 3 phiên liên tiếp lao dốc do lo ngại về nhu cầu ảm đạm ở châu Á và tiến triển tích cực trong các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Trung Đông.
EUR/USD có nhịp điều chỉnh giảm nhưng vẫn vững đà tăng trên mốc 1.1100, trong khi GBP/USD giảm nhẹ về khoảng 1.3020.
USD/JPY phục hồi 0.50% trong ngày và phe mua đang nỗ lực duy trì đà tăng trên mốc 146. Nhìn vào triển vọng ngắn hạn, phe bán vẫn đang nắm quyền kiểm soát khi tỷ giá vẫn nằm dưới đường MA 100 (màu đỏ) và 200 giờ (màu xanh).
USD vẫn đang giao dịch ổn định trong ngày và ít biến động so với các đồng tiền chính khác sau 3 phiên liên tiếp chịu áp lực bán tháo. Trong khi đó, trên thị trường chứng khoán tâm lý các nhà đầu tư vẫn còn thận trọng, với lợi suất TPCP Hoa Kỳ biến động nhẹ. Các thông tin trên không thực sự mang lại nhiều gợi ý về diễn biến của USD/JPY trong ngày.
Sau khi phá qua kháng cự 2,480 USD, vàng đã mở rộng đà tăng lên 2,532 USD nhờ tâm lý phe mua được thúc đẩy. Trên biểu đồ H1, XAU/USD đã tăng vượt lên trên đường xu hướng tăng nhỏ để hướng tới các mức đỉnh lịch sử mới, nhưng hiện giá đang giao dịch bên dưới vùng kỹ thuật này. Đây có thể là tín hiệu cho thấy đà tăng dần suy yếu và nhiều khả năng giá sẽ kiểm tra lại hỗ trợ 2,480 USD/oz.
Nhìn chung, triển vọng giá vàng trong dài hạn vẫn tích cực do lợi suất thực giảm khi thị trường chuẩn bị bước vào chu kỳ nới lỏng của Fed. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, dữ liệu kinh tế lạc quan của Hoa Kỳ có thể tạo ra các nhịp điều chỉnh trong xu hướng tăng này.
EUR/USD cho nhịp điều chỉnh về 1.1120 sau chuỗi tăng ba ngày liên tiếp trong phiên Âu vào thứ Tư. Tâm lý thận trọng trên thị trường trước thềm công bố Biên bản cuộc họp FOMC tháng 7 đã hỗ trợ cho USD.
Vào thứ Sáu, các nhà đầu tư sẽ chuyển rời sự chú ý sang bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell tại Hội nghị chuyên đề Jackson Hole về triển vọng chính sách tiền tệ tại Hoa Kỳ. Theo CME FedWatch, thị trường lãi suất đã định giá gần 67.5% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 25bp vào tháng 9.
Các chỉ số chính tại châu Âu tăng nhẹ đầu phiên thứ Tư khi các nhà đầu tư chờ đợi bình luận về triển vọng lạm phát và lãi suất từ Chủ tịch Fed Powell tại Hội nghị Jackson Hole cuối tuần này. Dữ liệu kinh tế châu Âu trong tuần này khá yên ắng, ngoại báo cáo PMI sơ bộ tháng 8 tại Khu vực đồng Euro được công bố vào thứ Năm.
Số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản với mục đích công tác và giải trí là 3.29 triệu người vào tháng 7, vượt qua kỷ lục của tháng 6 là 3.14 triệu người. Bất chấp việc đồng JPY tăng giá mạnh trong tháng qua cũng không làm giảm nhu cầu du lịch của người nước ngoài và điều đó cho thấy một số chuyến du lịch đã được lên kế hoạch trước nhiều tháng.
Lịch kinh tế trong ngày trống về mặt dữ liệu, với điểm nhấn là Biên bản cuộc họp FOMC được công bố vào 01:00 đêm nay. Tuy nhiên, đây là sự kiện ít có tác động lên thị trường và các nhà đầu tư sẽ chờ đón báo cáo PMI sơ bộ tháng 8 tại các nước Eurozone và Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần vào ngày mai.
Chứng khoán châu Âu dự kiến mức mở với sắc xanh vào thứ Tư, phục hồi trong bối cảnh nhà đầu tư chờ đợi bình luận về triển vọng lạm phát và lãi suất từ Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.
Chỉ số Stoxx 600 khép phiên với sắc đỏ vào thứ Ba, chấm dứt chuỗi tăng mạnh kéo dài sau đợt bán tháo trên toàn cầu từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 8.
Dữ liệu tại châu Âu trong tuần này khá ít, chỉ có dữ liệu PMI sơ bộ cho khu vực đồng euro được công bố vào thứ năm là đáng chú ý.
Thay vào đó, sự chú ý đang đổ dồn về phía Hoa Kỳ, với việc công bố biên bản cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang vào thứ Tư, và bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell tại Jackson Hole vào thứ Sáu.
Hợp đồng tương lai S&P 500 cũng chỉ tăng 0.1%.
Giá vàng dao động trên ngưỡng tâm lý 2,500 USD trong phiên Á vào thứ Tư và tiệm cận so với mức đỉnh kỷ lục vào hôm trước. Kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách và cắt gaimr lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 9 là yếu tố chính hỗ trợ cho kim loại vàng. Ngoài ra, rủi ro địa chính trị, những khó khăn về kinh tế của Trung Quốc và sự suy giảm nhẹ trong tâm lý rủi ro toàn cầu đóng vai trò là động lực thúc đẩy cho tài sản trú ẩn an toàn này.
Mặt khác, kỳ vọng về một lệnh ngừng bắn ở Gaza và sự phục hồi khiêm tốn của đồng USD từ mức đáy tháng 1 dường như đã hạn chế đà tăng của giá vàng. Các nhà giao dịch đang chờ đợi biên bản cuộc họp FOMC tháng 7, dự kiến sẽ được công bố vào cuối thứ Tư tuần này. Điều này, cùng với bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell tại Hội nghị Jackson Hole vào thứ Sáu, sẽ được xem xét kỹ lưỡng để tìm manh mối về lộ trình chính sách. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến động lực của đồng USD trong ngắn hạn và tạo động lực mới cho XAU/USD.
Đợt đáo hạn đối với EUR/USD nằm ở mức 1.1100. Đợt đáo hạn này đã diễn ra trong suốt cả tuần và hôm nay vẫn sẽ ảnh hưởng phần nào đến hành động giá. Nếu tâm trạng thị trường khá ảm đạm, EUR/USD có thể duy trì quanh mức này. Ngược lại, đợt đáo hạn trên có thể hạn chế bất kỳ đà giảm nào nếu đồng USD phục hồi trong phiên giao dịch sắp tới.
Biên bản cuộc họp của FOMC là trọng tâm chú ý trong lịch kinh tế hôm nay nhưng sẽ không có nhiều dữ liệu trong phiên Âu thu hút sự quan tâm của thị trường. Mọi sự tập trung sẽ đổ dồn vào dữ liệu PMI ngày mai và hội thảo Jackson Hole vào cuối tuần. Bài phát biểu của chủ tịch Fed Powell là bài phát biểu mà mọi người đang chờ đợi.
Tin tức mới nhất từ cuộc khảo sát của Reuters đối với các chuyên gia kinh tế:
Dự đoán trung bình cho thấy lãi suất sẽ đạt mức 0.50% vào cuối năm, cao hơn 25 điểm cơ bản so với hiện tại. Đợt tăng lãi suất gần đây nhất đã gây ra sự hoảng loạn quá mức trên thị trường. Vì vậy, BoJ có thể sẽ cho các nhà giao dịch một chút thời gian để "thở" trước đợt tăng tiếp theo. Nhưng với nền kinh tế đang chững lại và lạm phát không hoàn toàn mất kiểm soát, đợt tăng lãi suất tiếp theo có thể được cân nhắc kỹ lưỡng hơn mọi người nghĩ.
USD/JPY tiếp tục biến động trong suốt phiên Á, sau khi giảm xuống dưới 145.00, cặp tiền này đã phục hồi lên trên 145.50, hiện giao dịch quanh 145.45. Tác động sau đợt tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, kỳ vọng về đợt cắt giảm lãi suất của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) vào tháng 9 và việc thanh lý vị thế carry trade đều ảnh hưởng đến diễn biến của cặp tiền này.
Hôm nay, dữ liệu thương mại từ Nhật Bản cho thấy mặc dù xuất khẩu không tăng mạnh như kỳ vọng nhưng vẫn tăng nhanh hơn nhiều so với tháng 6. Bloomberg đã thực hiện một cuộc phỏng vấn với Katsunobu Kato, một ứng cử viên tiềm năng cho vị trí thủ tướng tiếp theo của đất nước, ông đã bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tiếp tục tăng lãi suất.
Thị trường ngoại hối nhìn chung khá trầm lắng. Đáng chú ý, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã thiết lập tỷ giá tham chiếu hàng ngày cho đồng Nhân dân tệ theo đúng kỳ vọng, một dấu hiệu cho thấy họ đang nới lỏng sự kiểm soát đối với đồng tiền mà họ đã chống đỡ trong nhiều tháng. PBOC và đồng Nhân dân tệ được hưởng lợi khi đồng USD yếu hơn và đồng JPY mạnh hơn.
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán châu Á. Nikkei 225 giảm 0.84% sau khi dữ liệu được công bố, trong khi Topix giảm 0.6%. Hang Seng giảm 0.72% trong khi CSI 300 giảm 0.57%. Cổ phiếu công nghệ và tiêu dùng theo chu kỳ đã kéo HSI xuống, với gã khổng lồ thương mại điện tử JD.com dẫn đầu mức giảm, giảm 11,4%. Các khoản lỗ xảy ra sau khi gã khổng lồ bán lẻ Walmart của Hoa Kỳ nói với CNBC rằng họ đang tìm cách bán cổ phần của mình tại JD.com. Theo báo cáo, cổ phần này có thể trị giá 3.74 tỷ USD.
Giá vàng tăng nhẹ lên 2517 USD/oz, trong khi đó, giá dầu kéo dài đà giảm phiên thứ 4 liên tiếp.
Tóm tắt từ cuộc phỏng vấn với Katsunobu Kato, một ứng cử viên tiềm năng cho vị trí thủ tướng tiếp theo của đất nước:
Cập nhật USD/JPY:
Dữ liệu cho thấy chi tiêu thẻ tín dụng giảm 3.8% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm trước.
Theo RBNZ:
Tổng hóa đơn được điều chỉnh theo mùa tại New Zealand vẫn ở mức 4.3 tỷ USD vào tháng 7, giảm 0.4% so với tháng 6 và giảm 3% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng số tiền ứng trước thẻ tín dụng giảm xuống 6.0 tỷ USD vào tháng 7/2024. Sau khi điều chỉnh theo mùa, con số này là 6.1 tỷ USD, thấp hơn 1.2% so với tháng 7/2023.
Tổng hạn mức tín dụng là 21.0 tỷ USD (không điều chỉnh theo mùa) vào tháng 7/2024. Đây là giá trị thấp nhất kể từ tháng 1/2015.
Tỷ lệ sử dụng hạn mức tín dụng (tỷ lệ tổng số tiền ứng trước chưa điều chỉnh so với tổng hạn mức tín dụng cho phép) giảm xuống còn 28.8% vào cuối tháng 7/2024.
NZD/USD đi ngang ở mức 0.6150.
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cho biết
Tại Châu Á, dữ liệu thương mại của Nhật Bản trong tháng 7 cho thấy xuất khẩu tăng 10.3% so với cùng kỳ năm trước và nhập khẩu tăng 16.6%. Các nhà kinh tế được Reuters thăm dò đã dự báo rằng xuất khẩu sẽ tăng 11.4%, trong khi tăng trưởng nhập khẩu được định mức là 14.9%.
Với xuất khẩu thấp hơn dự kiến và nhập khẩu tăng nhiều hơn dự kiến, Nhật Bản thâm hụt thương mại 621.84 tỷ yên (4.28 tỷ USD), lớn hơn con số 330.7 tỷ yên mà các nhà kinh tế dự kiến.
Tháng 7 sẽ là tháng cuối cùng ghi nhận dữ liệu thương mại trước khi Ngân hàng Nhật Bản tăng lãi suất vào cuối tháng 7, khiến đồng yên tăng giá mạnh.
Theo thông lệ, đồng yên yếu hơn sẽ có lợi cho các nhà xuất khẩu và công ty giao dịch của Nhật Bản, những công ty có sức ảnh hưởng lớn trên Nikkei 225 và sự gia tăng của họ đã góp phần đưa chỉ số này lên mức cao kỷ lục.
USDJPY giảm xuống 144.95 đầu phiên Á trước khi tăng lên 145.60 rồi điều chỉnh trở lại 145.44 ở thời điểm hiện tại.
Sự biến động gần đây vẫn tiếp tục diễn ra vào hôm nay, mặc dù trong phạm vi thu hẹp hơn so với những gì chúng ta thường thấy.
Thị trường chờ đợi biên bản họp FOMC tháng 7 được công bố hôm nay/
Mặc dù xuất khẩu không tăng mạnh như kỳ vọng nhưng vẫn tăng nhanh hơn nhiều so với tháng 6:
Thành viên Hội đồng Thống đốc Fed Bowman cho biết:
Thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm điểm. S&P 500 và Nasdaq Composite đều chấm dứt chuỗi tăng điểm dài nhất kể từ cuối năm 2023. S&P 500 giảm 0.2%, trong khi Nasdaq giảm 0.33%. Dow Jones giảm 0.15%. Cùng với biên bản cuộc họp chính sách vào tháng 7, Phố Wall đang háo hức chờ đợi bình luận từ chủ tịch Fed Jerome Powell khi ông dự kiến sẽ có bài phát biểu vào thứ sáu tại Hội nghị kinh tế Jackson Hole. Thị trường kỳ vọng ông có thể cung cấp thêm manh mối về quyết định lãi suất tiếp theo của Fed tại cuộc họp vào tháng 9.
Trên thị trường FX, USD yếu nhất, CHF mạnh nhất trong nhóm tiền tệ chính. USD lao dốc ngày thứ 3 liên tiếp khi thị trường tin vào kịch bản Fed sẽ cắt giảm lãi suất do lạm phát hạ nhiệt trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu đang cải thiện và nền kinh tế Hoa Kỳ vững chắc. DXY giảm 0.46%, đóng cửa ở 101.38. EUR/USD lập đỉnh mới trong năm khi có lần đầu tiên đạt trên 1.11 kể từ cuối tháng 12/2023. Lạm phát cơ bản có tháng thứ 7 liên tiếp nằm trong phạm vi mục tiêu của BoC. Đây cũng là tỷ lệ lạm phát hàng năm thấp nhất ở nước này kể từ tháng 3/2021. Việc lạm phát ở Canada tiếp tục chậm lại, ủng hộ BoC cắt giảm lãi suất vào tháng 9. USDCAD giảm 0.10% xuống 1.3615.
Vàng tăng $10 lên $2,513. Bitcoin giảm 0.70% xuống gần $59,000. Lợi suất TPCP Mỹ đồng loạt giảm. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 5.3 bps xuống 3.81%. Dầu giảm 5/6 ngày qua. Dầu thô WTI giảm xuống khoảng $74/ thùng vào thứ Ba do lo ngại về nhu cầu ở châu Á và các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Trung Đông.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ đang giảm đồng loạt:
DJIA (Dow Jones Industrial Average): 40,824 điểm, giảm 0.18%
NASDAQ: 17,805 điểm, giảm 0.4%.
S&P 500: 5,595 điểm, giảm 0.24%.
Russell 2000: 2,142 điểm, giảm 1.14%
Lợi suất TPCP Mỹ giảm ở mọi kỳ hạn:
Chỉ số DXY dao động quanh mức 101.50.
Giá vàng giảm xuống mức 2,506 USD/oz.
Bitcoin giao dịch ở gần mức 58,900 USD.
Cổ phiếu của cửa hàng đồ gia dụng Lowe's ban đầu giảm hơn 1% sau khi công ty cắt giảm dự báo hàng năm nhưng sau đó đã phục hồi và tăng 1%.
Công ty dự báo doanh số bán máy tính xách tay giảm 3.5-4% trong năm nay. Điều này phản ánh xu hướng giảm chi tiêu do lãi suất cao. Công ty Wayfair đã nhận thấy mức giảm mạnh về doanh số bán hàng trong ngành này và so sánh sự sụt giảm đó với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Tuy nhiên, phản ứng của thị trường cho thấy điều này không còn là điều bất ngờ nữa và thị trường đang mong chờ lãi suất giảm.
EUR/USD tiếp tục tăng, lần đầu tiên đạt trên 1.11 kể từ cuối tháng 12/2023.
Nhưng điều này chủ yếu do USD suy yếu. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm và thị trường kỳ vọng Fed sẽ có động thái dovish. Tuy nhiên, vị thế mua USD đã quá tải, có khả năng tỷ giá sẽ vượt qua mức cao của tháng 7/2023 (1.1275).
Fed New York hôm qua đã công bố cuộc khảo sát hàng quý về thị trường việc làm và có sự suy giảm đáng chú ý.
Sự hài lòng trong công việc cũng giảm, đặc biệt là ở phụ nữ, sinh viên chưa tốt nghiệp đại học và các hộ gia đình có thu nhập thấp.
Tuy nhiên, đây không hoàn toàn là tin xấu, tình trạng tăng cường tìm kiếm việc làm có thể cho thấy một thị trường việc làm năng động với nhiều cơ hội hơn. Mức lương tối thiểu mà một người lao động sẵn sàng chấp nhận cho một công việc mới cũng tăng so với một năm trước. Điều này cho thấy sự lạc quan về triển vọng việc làm.
Tuy nhiên, trên thực tế, mức độ hài lòng trong công việc và kỳ vọng về lương giảm là yếu tố tiêu cực.
Hợp đồng tương lai S&P 500 và Nasdaq đang tăng trước giờ mở cửa.
Lần cuối cùng S&P 500 tăng trong 8 ngày liên tiếp là vào tháng 11/2023. Sau đó chỉ số này sụt giảm đáng kể vào ngày thứ chín và tiếp tục không ngừng sụt giảm vào cuối năm.
Một trong những chuỗi tăng lớn nhất mọi thời đại là vào tháng 3/2010, khi S&P 500 tăng 14 ngày liên tiếp sau cuộc khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên những mức tăng đó đều "bốc hơi" vào tháng 6.
cùng năm.
USD/CAD giao dịch ở mức 1.3602 ngay trước khi công bố dữ liệu và tăng lên 1.3619 sau tin.
Dầu Brent có thể ở mức $85 vào cuối năm:
Tin tức chính:
Thị trường:
Phiên giao dịch châu Âu diễn ra khá ảm đạm do thiếu các thông tin kinh tế quan trọng. Tâm lý thị trường vẫn chủ yếu là tích cực khi mọi người đang mong chờ bài phát biểu của Chủ tịch Fed Powell vào thứ Sáu, với kỳ vọng ông sẽ cam kết trước về việc cắt giảm lãi suất vào tháng 9.
Trên thị trường ngoại hối, các cặp tiền tệ chính đi ngang trong ngày với USD tiếp tục mất giá trong bối cảnh tâm lý risk-off tích cực trở lại. Chứng khoán tiếp tục được hưởng lợi từ triển vọng cắt giảm lãi suất vào tăng trưởng bền vững vì điều đó sẽ thúc đẩy hoạt động kinh tế.
Vàng là một tài sản đáng chú ý khác trong vài ngày qua khi nó đã đạt mức đỉnh thời đại. Lộ trình lãi suất của Fed là một trong những động lực chính của kim loại quý này vì nó ảnh hưởng đến lợi suất thực.
Mặt khác, sự suy yếu gần đây của dầu thô là một điều khó hiểu, nhưng điều này có thể đến từ phần bù rủi ro địa chính trị bởi vẫn Israel vẫn chưa nhận được bất kỳ sự trả đũa nào từ Iran.
Bitcoin sẽ là một tài sản hưởng lợi lớn khác từ chu kỳ nới lỏng vào tăng trưởng bền vững vì về cơ bản nó là vàng kỹ thuật số.
Nhiều người đang lo ngại về phản ứng của thị trường chứng khoán đối với hai bài phát biểu trong hai năm gần đây nhất của Powell tại Hội nghị Jackson Hole. Mặc dù đúng là thị trường đã suy yếu trong vài tháng sau đó, nhưng bối cảnh ở thời điểm hiện tại đã khác xưa rất nhiều.
Năm 2022, Fed vẫn đang trong chu kỳ tăng lãi suất và Powell đã đưa ra một thông điệp rất "hawkish".
Năm 2023, không phải là do sự kiện Jackson Hole gây ra sự suy yếu của thị trường. Đầu tiên là chỉ số CPI cao hơn dự báo vào thứ Năm ngày 14 và sau đó là cuộc họp FOMC thể hiện quan điểm "hawkish" hơn nhiều so với dự kiến vào thứ Tư ngày 20.
Hiện tại, nền kinh tế có thể đang thực sự đang bước vào chu kỳ nới lỏng với tăng trưởng bền vững, và đây là một động lực mạnh mẽ cho chứng khoán vì điều đó sẽ làm giảm lợi suất thực và thúc đẩy hoạt động kinh tế.
Vì vậy, mặc dù không ai có thể biết chắc chắn thị trường sẽ hoạt động như thế nào trong vài tháng tới, nhưng nhiều khả năng thị trường chứng khoán sẽ tích cực.