Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1148
- Giá đóng cửa trước đó: 7.1204
Bitcoin ngày hôm qua sau khi xuất hiện một cây nến rút chân đã tiếp tục đà giảm của nó.Giá hiện giảm $779 xuống mức thấp nhất trong phiên là $39,880.
Hiện tại, các điều kiện bất lợi tốt cho sự phát triển và việc mở cửa trở lại thời kỳ hậu covid đang hiện hữu do chiến tranh Ukraine và giá năng lượng tăng đột biến.
Các nhà lãnh đạo châu Âu đã nói về mức tăng trưởng 3% trong năm nay khó có thể đạt được.Mục tiêu tăng trưởng GDP 2% đang trở nên khả dĩ hơn.
AUD/USD đã có những tín hiệu phá xuống dưới mức trung bình động 200 ngày của nó ở mức 0.72926. Cặp tiền này đã giảm 9 trên tổng số 13 phiên giao dịch gần nhất.
Đi sâu vào biểu đồ năm phút bên dưới, giá AUDUSD đã phá vỡ đường trung bình động 200 và 100 giờ trước khi hồi phục trở lại vùng 0,7440.
Trong phiên giao dịch ngày hôm nay, phe bán vẫn thể hiện ưu thế khi mà mốc hỗ trợ trung bình động 100 trở nên mỏng manh hơn trước đó. Tuy vậy, phe bò vẫn đang cố gắng lấy lại quyền kiểm soát về giá của cặp tiền này.
Các cuộc khảo sát tiếp tục củng cố cho việc tăng lãi suất nhiều. Cơ hội tăng lãi suất cơ bản thêm 75 bps tại FOMC tháng 5 là 9.5%, mặc dù Powell đã bác bỏ điều đó. Ngoài ra, hiện có gần 30% khả năng tăng lãi suất cơ bản thêm 50 bps, và 75 bps vào ngày 15 tháng 6.
Những khảo sát này trực tiếp phản ánh đến sức mạnh đồng Đô la Mỹ bên cạnh lợi tức trái phiếu kho bạc tại Mỹ kỳ hạn 2 năm.
Thị trường chứng khoán Mỹ ghi nhận thông tin mới nhất về chỉ số PMI tháng 3 mới được công bố. Bất chấp kết quả kinh doanh quý 1 của nhiều doanh nghiệp vẫn duy trì tín hiệu khả quan, qua đó làm bễ đỡ cho tăng trưởng quý 2. Thị trường hiện vẫn đang tự đánh giá lại mức định giá hiện tại.
Điểm qua các chỉ số chính
Đồng USD hiện tại đang tăng phiên ngày thứ 2 liên tiếp, với việc lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm và 10 năm tăng. GBP cũng đang chịu nhiều sức ép sau báo cáo doanh số bán lẻ kém khả quan. AUD, NZD cũng đang bị đạp do ảnh hưởng của lợi suất.
Diễn biến những đồng tiền chính:
Trên thị trường dầu, dầu Brent đang giao dịch tại mốc 106.84 USD/thùng. Dầu WTI giảm nhẹ 1.2%, hiện giao dịch tại ngưỡng 102 USD/thùng
Điểm qua thị trường vàng thế giới, giá vàng đang giao dịch tại ngưỡng 1944 USD/ounce, vẫn neo trên vùng giá cao trước những thông tin diều hâu về việc tăng lãi suất nhanh hơn của các ngân hàng trung ương trên.
Đồng euro tăng giá trong vài phút ngay sau khi bài phát biểu của Chủ tịch ECB Christine Lagarde được công bố. Tuy vậy, không có bình luận nào về chính sách tiền tệ trong bài phát biểu của bà
Có ba sự thay đổi rõ rệt trong thương mại toàn cầu. Đó là sự thay đổi từ phụ thuộc sang đa dạng hóa, từ hiệu quả sang an ninh và từ toàn cầu hóa sang khu vực hóa
GBP/USD giảm mạnh sau khi doanh số bán lẻ thấp hơn nhiều so với dự kiến (-1.4% so với -0.3% ước tính). Cặp tiền này hiện đang giao dịch quanh mốc 1.2861 sau khi phá vỡ mốc hỗ trợ 1.300 trước đó. Vùng giá mà GBP/USD giao động sẽ nằm trong vùng 1.2835 và 1.2853
Đường MA 100 ngày đang giảm. Phe gấu muốn giành lại quyền kiểm soát nhiều hơn trước sự phản kháng trở lại của phe bò. Luận điểm này sẽ càng được củng cố nếu giá tiếp đà giảm vượt qua mức 1.29266 và mức 1.29468.
Vùng hỗ trợ chính sẽ từ 1.2828 đến 1.2853 trên biểu đồ hàng ngày vẫn có thể tiềm ẩn một số rủi ro khiến cho các nhà giao dịch có tâm le e ngại.
Nhìn vào biểu đồ 5 phút, bên bán vẫn có toàn quyền kiểm soát bên dưới đường trung bình động 100 (1.9270 - 1.9266)
Diễn biến thị trường:
Một kịch bản điển hình: lợi suất trái phiếu tăng, USD tăng và chứng khoán giảm.
Các chỉ số châu Âu mở cửa giảm điểm, sau khi chứng khoán Mỹ giảm điểm trước đó. Trên thị trường FX, sự suy yếu của đồng nhân dân tệ có vẻ như không phải điều ai cũng quan tâm, nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn đến khẩu vị rủi ro, một phần đưa USD bay cao.
Đồng bạc xanh đang tiếp tục thể hiện phong độ, EUR/USD giảm từ 1.0840 xuống 1.0790 trong khi GBP/USD lao dốc sau dữ liệu doanh số bán lẻ kém khả quan tại Anh, giảm từ 1.3020 xuống 1.2865.
JPY là cặp tiền mạnh nhất phiên, nhưng mạnh nhất cũng không có nghĩa là tăng so với USD. Mạnh nhất ở đây là giảm không sâu như những đồng tiền khác. USD/JPY đang tăng 0.03%.
Một tướng Nga đã tuyên bố hôm thứ Sáu rằng Moscow muốn chiếm toàn bộ miền nam và miền đông Ukraine, rộng hơn nhiều so với những gì họ đã nói trước đây, khi cuộc tấn công vào Kiev thất bại.
Phía Ukraine nói rằng bình luận này cho thấy những lời Nga về việc "không muốn chiếm đất của Ukraine" chỉ là những lời dối trá.
Cuộc thăm dò dư luận mới nhất cho thấy Macron nhận 56% phiếu bầu, nới rộng khoảng cách đó trước bà Le Pen. Việc ông Macron đứng đầu sẽ giúp EUR dễ thở hơn.
Nhưng Le Pen hoàn toàn có thể gây bất ngờ và đồng euro sẽ quay cuồng với kết quả đó.
1.0635 sẽ là hỗ trợ tiềm năng trong trường hợp bà Le Pen giành thắng lợi.
Nếu ông Macron chiến thắng, tình hình có thể sẽ vẫn giữ nguyên. EUR vốn đã không thể tăng được trước ECB hawkish, liệu một thay đổi nho nhỏ, trên thực tế là không có sự thay đổi nào có xoay chuyển được tình hình?
Theo UOB, với lạm phát phần lớn xuất phát từ sốc cung, với nhiều vấn đề không chắc chắn trong khi nhu cầu tiêu dùng trong nước vẫn yếu, BoJ sẽ giữ nguyên chính sách tiền tệ siêu nới lỏng suốt năm 2022 và có thể tới tận 2023.
Cuộc họp BoJ sẽ diễn ra vào ngày 27/4.
USD/JPY hiện chưa có nhiều biến động trong ngày.
XAUUSD đang dao động quanh mốc 1,933.05 USD/oz, giảm hơn 0.9% trong ngày!
Động thái này bắt nguồn từ câu chuyện Fed ngày càng diều hâu, USD vững chắc hơn và lợi suất tích cực. Thêm nữa, chủ tịch Fed Powell đang đề xuất thắt chặt mạnh mẽ trong tương lai.
Kháng cự gần nhất sẽ nằm tại vị trí Fibonacci 23.6% ở mức 1,943 Dollar.
Cặp USD/CAD đã tiếp tục bứt phá trong ngày hôm nay, tăng 0.81% lên mức cao nhất kể từ ngày 17 tháng 3, xung quanh khu vực 1.2680 trong nửa đầu của phiên giao dịch châu Âu. Đây là phiên thứ tăng trên 0.6% thứ 2 liên tiếp của USDCAD.
Trong bối cảnh USD mạnh lên và giá dầu lao dốc, động thái này đã hỗ trợ cho cặp tiền USD/CAD!
Động lực tiếp theo cho tỷ giá là doanh số Bán lẻ của Canada, chỉ số PMI của Hoa Kỳ.
Đồng USD đang tăng khá ổn định, chỉ số DXY tăng 0.35% lên 100.977
Cả chỉ số PMI ngành dịch vụ và chỉ số tổng hợp đều giảm xuống mức thấp nhất trong ba tháng khi áp lực về lạm phát và căng thẳng địa chính trị gia tăng, ảnh hưởng đến lượng cầu. Mức giảm trong sự tăng trưởng ngành dịch vụ là lớn nhất kể từ khi biển thể Omicron bùng phát vào cuối năm ngoái. Nhưng ít nhất hoạt động sản xuất vẫn được duy trì mặc dù các nút thắt về nguồn cung vẫn tiếp tục gia tăng ảnh hưởng do xung đột ở Ukraine và tình trạng bế tắc ở Trung Quốc.
Trong khi đó, lạm phát chi phí đầu vào tăng tháng thứ tư liên tiếp lên, mức cao thứ hai từ trước đến nay trong khi lạm phát giá đầu vào trong lĩnh vực sản xuất đang ở mức cao nhất dựa theo hồ sơ khảo sát. Tỷ lệ lạm phát chi phí trong lĩnh vực dịch vụ cũng cao thứ hai cho đến nay.
Có nguồn tin cho biết bà Lagarde đã yêu cầu các nhà hoạch định chính sách giữ lại những chỉ trích và quan điểm bất đồng về các quyết định chính sách trong vài ngày. Động thái này diễn ra trong bối cảnh bà Lagarde được cho là đang đấu tranh với sự bất đồng quan điểm từ các thành viên hawkish hơn và những rò rỉ về cuộc tranh luận nội bộ trong hội đồng.
Các nguồn tin cho biết bà Lagarde đã yêu cầu các nhà hoạch định chính sách trình bày quan điểm của đa số sau khi quyết định chính sách - vào thứ Năm - và giữ lại quan điểm "cá nhân" cho đến thứ Hai sau đó. Bà cũng kêu gọi các nhà hoạch định chính sách không tiết lộ thông tin chi tiết về các cuộc thảo luận nội bộ cho báo chí nhưng đây là những yêu cầu không chính thức nên các nhà hoạch định chính sách không bắt buộc phải tuân theo chúng. Các nguồn báo cáo cũng cho biết thêm rằng nỗ lực của Lagarde không thực sự có ảnh hưởng với một số thành viên.
Điểm nổi bật chính là sự phân hóa trong lĩnh vực dịch vụ và sản xuất, với sự gia tăng hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ bù đắp cho mức giảm của ngành sản xuất.
Ngành dịch vụ đang phục hồi nhanh chóng do có thể thấy nền kinh tế sẽ tiếp tục mở cửa trở lại khi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đang được giảm bớt. Trong khi đó, sự sụt giảm trong lĩnh vực sản xuất diễn ra khi gián đoạn chuỗi cung ứng tiếp tục kéo dài và nhu cầu sụt giảm.
Có thể thấy rằng nền kinh tế khu vực đồng euro đang phục hồi tốt hơn dự kiến. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là sau khi ngành dịch vụ phục hồi khá tốt khi nền kinh tế mở cửa, sức tăng trưởng có vẻ đang trở nên ảm đạm. Nhưng mùa hè sắp đến gần và có thể giúp ngành dịch vụ tăng trưởng mạnh hơn nữa nếu như các quy định về sức khỏe và du lịch vẫn không thay đổi.
Điều đó cho thấy, áp lực lạm phát đang trở nên dai dẳng và khó khăn hơn. Giá trung bình tính cho hàng hóa và dịch vụ tăng với tốc độ chưa từng có dựa trên các cuộc khảo sát người tiêu dùng. Áp lực chi phí gia tăng chính xác không phải là một điều tốt vì nó sẽ đóng góp nhiều hơn vào cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt trong bối cảnh lạm phát gia tăng.
Nếu cân nhắc thêm những trở ngại về điều kiện sản xuất ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc xung đột Nga-Ukraine và các quy định phong tỏa ở Trung Quốc, nó có thể dẫn đến một tháng đầy thách thức hơn trong tương lai đối với khu vực đồng euro bất chấp dữ liệu tốt hơn hiện nay.
Tuyên bố này cho thấy sự phản ứng mạnh mẽ của Đức đối với lệnh cấm vận nhập khẩu khí đốt của Nga từ Liên minh Châu Âu. Đức sẽ là trở ngại chính mà EU cần vượt qua đối với bất kỳ lệnh cấm vận nào lên dầu khí của Nga.
Mức tăng của ngành dịch vụ giúp bù lại vào mức giảm của ngành sản xuất. Chỉ số PMI dịch vụ tháng 4 của Eurozone đạt mức cao nhất trong 8 tháng nhưng chỉ số sản xuất là thấp nhất trong 15 tháng với sản lượng sản xuất ở mức thấp kỷ lục trong 22 tháng.
Sự hồi sinh trong lĩnh vực dịch vụ diễn ra trong bối cảnh những ảnh hưởng của dịch COVID-19 đang suy yếu, nhưng có thể đây chỉ là một sự thúc đẩy ngắn hạn. It nhất thì châu Âu có thể mong đợi một mùa hè lạc quan hơn nếu các quy chế về sức khỏe và du lịch vẫn như hiện tại.
Pháp vừa công bố dữ liệu PMI khá tích cực so với dự kiến, dẫn đến thị trường trở nên lạc quan hơn, cùng với những nhận xét diều hâu của các nhà hoạch định chính sách ECB trong tuần này.
Việc tăng lãi suất 25 bps trong tháng 7 hiện đã được định giá đầy đủ, nhưng vẫn không nên kỳ vọng quá nhiều.
Cần tiếp tục theo dõi xem liệu các nhà hoạch định chính sách của ECB có sẵn sàng chứng thực điều đó trong những tuần tới hay không nhưng nếu không, đồng euro có thể gặp khó khăn một chút khi phải chịu áp lực so với đồng đô la sau khi chạm kháng cự xung quanh 1.0934-37 ngày hôm qua.
Trước đó vào tháng 3 chỉ số này đạt 56.9
PMI dịch vụ đạt 57.9, dự kiến 55.5, trước đó đạt 56.1
PMI tổng hợp đạt 54.5, cao hơn so với 54.1 dự kiến, tháng 3 đạt 55.1
Trước đó vào tháng 3 đạt 57.4
Chỉ số PMI sản xuất đạt 55.4, dự kiến 53.0, tháng 3 đạt 54.7
PMI tổng hợp đạt 57.5, cao hơn so với dự kiến 55.0, trước đó đạt 56.3
Đây đều là kết quả tích cực hơn so với ước tính khi hoạt động kinh doanh của Pháp tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 1 năm 2018 với cả lĩnh vực dịch vụ và sản xuất đều cho thấy sự mở rộng đáng kể. Nhu cầu đối với ngành dịch vụ nói riêng mạnh mẽ, với việc loại bỏ các hạn chế COVID-19. Nhược điểm duy nhất vẫn là áp lực về giá, trong đó phí đầu ra tăng với tốc độ kỷ lục trong tháng thứ hai hoạt động.
Một phần của sự sụt giảm này là do chứng khoán Mỹ lao dốc vào cuối ngày hôm qua. Điều này nói lên về tổng thể, tâm lý các nhà đầu tư đã trở nên thận trọng hơn, mặc dù HĐTL S&P 500 ít nhất đã xóa bỏ các mức giảm trước đó và đi ngang vào thời điểm hiện tại. Vẫn còn nhiều lo ngại liên quan đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nhưng ít nhất sự phục hồi từ mức thấp nhất trong tháng Ba vẫn cho chúng ta thấy hy vọng.
NZD/USD hiện cũng đang sụt giá mạnh, xuống dưới mốc 0.6700.
Sau số liệu doanh số bán lẻ tiêu cực hơn kỳ vọng, đồng Bảng Anh tiếp tục suy yếu và hiện đang đánh mất mốc 1.3.
Doanh số bán lẻ tháng 3 của Vương quốc Anh giảm 1.4% so với tháng trước, so với dự báo giảm 0.3%
Số vị thế mở đối với thị trường vàng tương lai đã giảm phiên thứ ba liên tiếp vào thứ Năm, lần này là khoảng 2.2 nghìn hợp đồng theo báo cáo từ CME Group. Mặt khác, khối lượng giao dịch đã tăng lên khoảng 20.2 nghìn hợp đồng.
Giá vàng dường như đã chuyển sang giai đoạn tích lũy trong thời điểm hiện tại. Mặc dù vậy, đà giảm của ngày thứ Năm trong bối cảnh số vị thế mở bị giảm, điều này cho thấy khả năng phục hồi trong ngắn hạn. Trong khi đó, các đỉnh xung quanh mốc $2000 tiếp tục là kháng cự cứng.
“Ngày hôm qua, chúng tôi đã nhấn mạnh rằng có khả năng EUR sẽ tăng thêm lên 1.0885 và đà tăng bền vững trên mức này là khó có thể xảy ra. Tuy nhiên, EUR đã phá vỡ 1.0885, tăng vọt lên 1.0936 trước khi giảm trở lại nhanh chóng để kết thúc ngày ở mức 1.0836.
Mặc dù sự điều chỉnh từ vùng đỉnh vẫn còn dư địa, tuy nhiên đà giảm không mạnh và khó có thể vượt qua 1.0805. Hỗ trợ chính tại 1.0855 dự kiến sẽ không bị đe dọa. Mức kháng cự là 1.0860, tiếp theo là 1.0890.”
Chà, đây được cho là cách tiếp cận thận trọng hơn. Rõ ràng là không có ích gì nếu bạn nói lên sự can thiệp để thị trường có thể "đánh trả" bạn. Có lẽ sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu họ giữ kín về điều đó!
Đồng USD đang chưa có xu hướng rõ ràng trong phiên khi chỉ số DXY dao động quanh mốc 100.56.
Hoa Kỳ có vẻ sẽ xem xét ý tưởng can thiệp thị trường ngoại hối cùng Nhật Bản trong cuộc họp giữa hai Bộ trưởng tài chính Suzuki và Yellen.
Đây là những tin tức rủi ro nhất cho đến thời điểm hiện tại. Khả năng cao là các quan chức Nhật Bản muốn đồng Yen giảm giá chậm hơn nhưng tôi không tin rằng chúng ta đang ở giai đoạn mà cả hai bên sẽ đồng ý với bất kỳ sự can thiệp lớn nào.
Tỷ giá AUD/USD đã giảm mạnh trong những phút qua trong khi NZD/USD cũng suy yếu.
Đồng USD đang tăng giá so với các đồng G7 (cùng một câu chuyện cũ, lợi suất tăng, FOMC "hawkish", tâm lý e ngại rủi ro).
Ông Macron đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò trước bà Le Pen với tỷ lệ khoảng 55%.
Nhưng các cuộc thăm dò cũng có thể sai. Một chiến thắng cho ông Macron sẽ giúp đồng EUR bật tăng. Bà Le Pen về bản chất là một người có quan điểm tiêu cực hơn với EU.
WPAC giải thích cho sự thay đổi trong dự báo của họ: