- Giá đóng cửa trước đó: 7.2760
- PBOC lần lượt bơm 184 tỷ NDT và 60 tỷ NDT reverse repo kỳ hạn 7 ngày và 14 ngày với lãi suất không đổi là 1.8% và 1.95% (trước đó: 2.15%(
- 215 tỷ NDT reverse repop sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay
- Một khoản bơm ròng 29 tỷ NDT sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở
Giá dầu giảm xuống mức đáy kể từ tháng 1, tiệm cận 70 USD/thùng
Giá dầu thô WTI giảm 3.03 USD xuống còn 70.52 USD trong phiên hôm nay. Đây là mức đáy kể từ ngày 17 tháng 1 và tiệm cận mức 70 USD/thùng.
Đợt bán tháo mới nhất diễn ra sau khi báo cáo hôm thứ Sáu cho biết OPEC+ có khả năng sẽ tiến hành tăng sản lượng dần dần theo kế hoạch từ tháng 10. Chỉ số PMI của Trung Quốc vào cuối tuần, đạt mức 49.1, thấp hơn so với mức dự kiến là 49.5, cũng đang gây áp lực lên giá dầu.
Hôm nay, cũng có một báo cáo cho biết rằng một thỏa thuận nhằm giải quyết tranh chấp khiến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Libya bị đình trệ đang có tiến triển tích cực. Tâm lý lo ngại rủi ro đang khiến Nasdaq giảm gần 2% và hầu hết giá hàng hoá trên toàn cầu đều chịu ảnh hưởng.
Mặt khác, tháng 9 hoặc tháng 10 là thời điểm yếu kém trong năm đối với dầu. Đà giảm của giá dầu thô cũng có thể gặp lực cản tại mức hỗ trợ 70.00 USD và mức đáy vào tháng 12 năm 2023 tại 67.71 USD.
Vàng giảm xuống mức đáy mới trong bối cảnh đà bán tháo diễn ra trên toàn thị trường
Giá vàng chạm đáy trong phiên tiệm cận mức 2473 USD/oz, hiện vàng đang giao dịch quanh mức 2,477 USD sau đợt bán tháo trên toàn thị trường khiến hầu hết các chỉ số và giá hàng hoá lao dốc xuống mức thấp hơn. Chứng khoán Hoa Kỳ giảm hơn 1.0%, giá dầu WTI giảm 4.0% và giá vàng hiện đang bốc hơi 0.90% trong phiên Mỹ.
Chi tiêu xây dựng của Hoa Kỳ trong tháng 7 giảm mạnh hơn dự kiến
- Chi tiêu xây dựng của Hoa Kỳ trong tháng 7 là -0.3%, thấp hơn so với dự kiến là -0,1%
- Tháng trước -0.3%
Tổng chi tiêu xây dựng:
- Chi tiêu hàng năm được điều chỉnh theo mùa: 2,162.7 tỷ USD (-0.3% so với ước tính tháng 6)
- +6.7% so với ước tính tháng 7/2023
- Tính đến thời điểm hiện tại (7 tháng đầu năm): 1,237.5 tỷ USD (tăng 8.8% y/y)
Chi tiêu xây dựng khu vực tư nhân:
- Chi tiêu hàng năm được điều chỉnh theo mùa: 1,678.7 tỷ USD (-0.4% so với ước tính tháng 6)
- Xây dựng nhà ở:
- Chi tiêu hàng năm được điều chỉnh theo mùa: 941.6 tỷ USD (-0.4% so với ước tính tháng 6). Tăng 7.7% y/y
- Xây dựng phi dân cư:
- Chi tiêu hàng năm được điều chỉnh theo mùa: 737.2 tỷ USD (-0.4% so với ước tính tháng 6). Tăng 4.5% y/y.
Chi tiêu xây dựng công cộng:
- Chi tiêu hàng năm được điều chỉnh theo mùa: 484.0 tỷ USD (+0.1% so với ước tính tháng 6). Tăng 8.1% y/y
- Xây dựng phục vụ giáo dục:
- Chi tiêu hàng năm được điều chỉnh theo mùa: 100.8 tỷ USD (-0.9% so với ước tính tháng 6). Tăng 3.6% y/y
- Xây dựng đường cao tốc:
- Chi tiêu hàng năm được điều chỉnh theo mùa: 140.9 tỷ USD (-0.8% so với ước tính tháng 6). Tăng 3.7% y/y
Chỉ số PMI sản xuất ISM tháng 8 của Hoa Kỳ thấp hơn dự kiến
- Chỉ số PMI sản xuất ISM tháng 8 của Hoa Kỳ đạt 47.2, thấp hơn so với dự kiến là 47.5
- Trước đó là 46.8
- Giá phải trả là 54.0, trước đó 52.9
- Việc làm 46.0, trước đó 43.4
- Đơn đặt hàng mới là 44.6, trước đó 47.4 (thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2023)
- Sản lượng 44.8, trước đó 45.9
- Hàng tồn kho 50.3, trước đó 44.5
- Số lượng đơn hàng tồn đọng là 43.6, trước đó 41.7
- Đơn hàng xuất khẩu mới 48.6, trước đó 49.0
- Nhập khẩu 49.6, trước đó 48.6
Chỉ số PMI sản xuất của S&P Global trong tháng 8 tại Hoa Kỳ có gì đáng chú ý?
- Chỉ số PMI sản xuất của S&P Global trong tháng 8 tại Hoa Kỳ đạt 47.9, thấp hơn so với 48.0 sơ bộ
- Tháng 7 là 46.8
- Sản lượng giảm lần đầu tiên sau 7 tháng
- Đơn đặt hàng mới giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 6 năm 2023
- Việc làm giảm lần đầu tiên trong năm nay
- Lạm phát chi phí đầu vào tăng với tốc độ nhanh nhất trong 16 tháng
Chris Williamson, chuyên gia kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, cho biết:
“Chỉ số PMI giảm sâu hơn sẽ cho thấy lĩnh vực sản xuất đang hoạt động như một lực cản đối với nền kinh tế vào giữa quý thứ ba. Các chỉ số dự báo tương lai cho thấy lực cản này có thể gia tăng trong những tháng tới.
“Doanh số chậm hơn dự kiến khiến các kho hàng đầy ắp hàng tồn kho và tình trạng thiếu hụt đơn đặt hàng mới đã khiến các nhà máy phải cắt giảm sản lượng lần đầu tiên kể từ tháng 1. Các nhà sản xuất cũng đang cắt giảm số lượng bảng lương lần đầu tiên trong năm nay và động thái mua nguyên vật liệu đầu vào cũng giảm do lo ngại về công suất dư thừa.
Giá vàng lao dốc xuống tiệm cận 2480 USD/oz
Giá vàng kéo dài đà giảm trong phiên, lao dốc xuống tiệm cận 2480 USD/oz, hiện giá vàng đang giằng co quanh ngưỡng 2483 USD/oz.
Chỉ số PMI sản xuất tháng 8 của Canada S&P global có gì đáng chú ý?
- Chỉ số PMI sản xuất tháng 8 của Canada S&P global đạt 49.5, cao hơn so với 47.8 của tháng trước
Bình luận về kết quả cuộc khảo sát mới nhất, Paul Smith, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence cho biết:
"Mặc dù hiệu suất của nền kinh tế sản xuất của Canada tiếp tục gây thất vọng, nhưng đà giảm chậm lại đối với sản lượng và đơn đặt hàng mới cho thấy hiệu suất tương đối tốt hơn vào tháng 7 so với tháng 8, từ đó làm dấy lên kỳ vọng về việc ngành này đang hướng tới sự ổn định sau một thời gian suy thoái kéo dài. Tuy nhiên, dữ liệu việc làm cũng như tiêu dùng suy yếu cho thấy sự bất ổn giữa các công ty và điều này được phản ánh trong đánh giá của họ về triển vọng, với niềm tin vẫn ở dưới mức xu hướng. Các công ty tiếp tục lo lắng về mức giá và về vấn đề này, dữ liệu mới nhất về lạm phát vẫn đáng lo ngại."
Lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ đang giảm mạnh
Lợi suất TPCP Hoa Kỳ đã giảm mạnh trong những phút giao dịch cuối cùng với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm giảm 3.1 điểm cơ bản, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm mất 5.2 điểm cơ bản và lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm cũng giảm 5.2 điểm cơ bản.
Đà giảm khiến lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm lao dốc xuống còn 3.86%. Con số này cao hơn một chút so với mức MA100 giờ tại 3.858%. Dưới mức đó là MA200 giờ tại 3.837%.
Cựu Chủ tịch Fed Mester: Cuộc họp của FOMC sẽ thảo luận về mức cắt giảm lãi suất 25bps hoặc 50bps
Fedspeak khá yên ắng ngày hôm nay, nhưng cựu Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester lại xuất hiện trên CNBC (bà mới nghỉ hưu).
- Sẽ có một cuộc thảo luận về việc liệu Fed có muốn bắt đầu với mức cắt giảm 25 hoặc 50 điểm cơ bản hay không.
- Fed có thể sẽ đưa ra lộ trình cắt giảm lãi suất trong tương lai
- Thị trường việc làm đã được điều chỉnh từ điều kiện khá thắt chặt
- Powell phát biểu tại Jackson Hole rằng ông không muốn thị trường việc làm yếu hơn so với mức hiện tại
- Fed muốn một thị trường lao động mạnh mẽ. Báo cáo việc làm tích cực là tín hiệu tốt cho Fed.
- Lạm phát đã hạ nhiệt và đã đến lúc phải bắt đầu điều chỉnh chính sách.
- Fed xem xét các điều kiện tài chính và một phần trong đó là những diễn biến trên thị trường chứng khoán, nhưng đó chỉ là một phần của điều kiện tài chính.
- Fed tập trung vào nhiệm vụ kép
- Fed sẽ bị chỉ trích về cả hai cách làm của họ. Họ phải tập trung vào nhiệm vụ của mình.
Giá vàng "chật vật" dưới mức 2,500 USD/oz
Giá vàng tiếp tục giảm vào thứ Ba, chạm đáy trong phiên dưới mốc 2,485 USD/oz, hiện giá vàng đang giằng co quanh mức dưới 2,495 USD/oz. Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm vẫn duy trì ở mức trên 3.9% trước khi dữ liệu kinh tế quan trọng của Hoa Kỳ được công bó, khiến XAU/USD khó có thể giữ vững vị thế của mình.
Giá dầu giảm về mức đáy tháng 8 khi dữ liệu cho thấy triển vọng nhu cầu yếu
Giá dầu thô WTI đã có lúc chạm mức $72.3, mức thấp nhất kể từ tháng 8 khi nhu cầu yếu ớt cùng nguồn cung tương đối dồi dào ảnh hưởng tiêu cực đến giá dầu.
Nhu cầu yếu ớt từ Trung Quốc:
-
Dữ liệu mới từ Trung Quốc cho thấy tăng trưởng kinh tế tại một trong những nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới khó có khả năng phục hồi trong năm nay, với các chỉ số chính về nhu cầu nhà máy trong nước giảm mạnh hơn dự báo vào tháng 8.
-
Kết quả kinh doanh của các nhà sản xuất và lọc dầu lớn của Trung Quốc như Sinopec, PetroChina và CNOOC cũng phản ánh nhu cầu nhiên liệu thấp hơn, phù hợp với dữ liệu theo dõi tàu trước đó cho thấy lượng tàu chở dầu siêu lớn đến nước này giảm mạnh.
Trong khi đó, OPEC+ báo hiệu sẽ tiếp tục tăng sản lượng của khối trong quý 3 nhằm bù đắp cho sản lượng thấp hơn ở Libya.
Cập nhật thị trường phiên châu Âu: Thị trường "cảnh giác" trước thềm dữ liệu PMI
Tin tức chính:
- Cuộc tranh luận tổng thống Mỹ lần thứ hai sẽ diễn ra trong tuần tới
- Vàng chờ đợi cú bứt phá mạnh mẽ trong tuần lễ quan trọng đối với đồng USD
- Suy thoái sản xuất khiến lĩnh vực dịch vụ phải "gồng gánh" tăng trưởng ở Mỹ
- SNB có lý do để cắt giảm lãi suất nhiều hơn nữa
- FSO: GDP quý II của Thụy Sĩ tăng cao hơn dự báo
Thị trường:
- USD dẫn đầu đà tăng, AUD suy yếu nhất trong ngày.
- Chứng khoán châu Âu giảm điểm, HĐTL S&P 500 giảm 0.50%.
- Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đi ngang ở mức 3.91%.
- Giá vàng đi ngang ở mức $2,500.
- Giá dầu thô WTI giảm 1.88% xuống $72.17.
- Giá Bitcoin giảm 0.17% xuống $50,041.
Phiên giao dịch châu Âu hôm nay chứng kiến tâm lý phòng thủ chiếm ưu thế khi thị trường chờ đợi dữ liệu PMI sản xuất của Mỹ từ ISM. Cần nhớ rằng, dữ liệu PMI tháng trước đã gây ra một đợt bán tháo các tài sản rủi ro do lo ngại về tăng trưởng kinh tế.
"Thủ phạm" chính có thể là do chỉ số việc làm, ở mức thấp nhất trong 4 năm, vì vậy đây sẽ là điểm cần theo dõi trong ngày hôm nay trước thềm báo cáo NFP vào thứ Sáu.
Đầu giờ sáng nay, chúng ta đã có báo cáo CPI của Thụy Sĩ với kết quả thấp hơn dự báo, mặc dù CPI lõi vẫn giữ nguyên. Điều này làm giảm khả năng SNB sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản tại cuộc họp sắp tới.
ING: Đồng GBP bước vào quãng nghỉ trong tuần này
Theo Francesco Pesole, chuyên viên chiến lược ngoại hối của ING, lịch kinh tế của Anh trong tuần này rất trống vắng, và dự kiến đồng tiền này sẽ biến động theo khẩu vị rủi ro toàn cầu.
- Hôm nay, thành viên Ủy ban Chính sách Tiền tệ (MPC) của BoE Sarah Breeden sẽ phát biểu tại một sự kiện về hợp tác giám sát, vì vậy có thể bà sẽ không đề cập đến chính sách tiền tệ. Bà Breeden thường giữ quan điểm trung lập và luôn bỏ phiếu theo đa số tại các cuộc họp MPC.
- EUR/GBP có lẽ đang chờ đợi động lực cho bước chuyển biến tiếp theo: hoặc là phá vỡ mức đáy trong năm là 0.8380 hoặc quay trở lại vùng 0.85. Chúng tôi đã nhận thấy nhiều lý do để EUR/GBP sẽ tăng trở lại trong vài tháng qua.
- Chúng tôi thừa nhận rằng dữ liệu của BoE hoặc Anh chưa đưa ra lý do thuyết phục để chênh lệch lãi suất giữa EU và quốc gia này được thắt chặt đáng kể, nghĩa là rủi ro đối với cặp tỷ giá này có thể khá cân bằng trong ngắn hạn.
Cuộc tranh luận tổng thống Mỹ lần thứ hai sẽ diễn ra trong tuần tới
- Chỉ còn một tuần nữa là đến cuộc tranh luận tổng thống Mỹ tiếp theo, nơi Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump sẽ đối đầu trực tiếp. Giới đầu tư đang "nín thở" chờ đợi, bởi kết quả cuộc tranh luận có thể ảnh hưởng lớn đến đồng USD.
Sự kiện sẽ diễn ra vào ngày 10/9 tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia ở Philadelphia. Câu hỏi được đặt ra là: Ai trong số hai ứng cử viên sẽ có ảnh hưởng tích cực hơn tới đồng bạc xanh?
Ông Trump được biết đến với lập trường ủng hộ doanh nghiệp và chính sách thương mại cứng rắn. Việc áp đặt thuế quan có thể thu hút dòng vốn trú ẩn chảy vào Mỹ, qua đó hỗ trợ đồng USD. Tuy nhiên, nếu các chính sách bảo hộ đi quá xa, đồng USD cũng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực. Bên cạnh đó, ông Trump từng công khai mong muốn một đồng USD yếu hơn và cảnh báo Fed không cắt giảm lãi suất trước cuộc bầu cử. Điều này cho thấy chính sách tiền tệ của Mỹ dưới thời ông Trump có thể khó đoán.
Trong khi đó, bà Harris được kỳ vọng sẽ mang đến sự ổn định cho chính sách của Mỹ, do bà có khả năng sẽ kế thừa và duy trì các chính sách hiện hành của chính quyền Biden. Tuy nhiên, lo ngại về việc bà Harris có thể tăng chi tiêu chính phủ, làm gia tăng rủi ro cho tình trạng tài khóa của Mỹ, cũng có thể khiến đồng USD chịu áp lực giảm giá.
Cuộc tranh luận tuần tới sẽ là phép thử quan trọng để xác định ai sẽ là "người chiến thắng" trong cuộc đua vào Nhà Trắng, và từ đó, phác họa nên "bức tranh" tương lai cho đồng USD.
Vàng chờ đợi cú bứt phá mạnh mẽ trong tuần lễ quan trọng đối với đồng USD
Cách đây hai tuần, vàng đã có dấu hiệu bứt phá khi vượt qua ngưỡng kháng cự quan trọng lúc bấy giờ là $2,480. Đà tăng thậm chí còn đưa giá vàng vượt mốc $2,500, nhưng sau đó kim loại quý này lại thiếu động lực để tiếp tục tăng giá và đi ngang quanh mốc $2,500 cho tới thời điểm hiện tại.
Do đó, vàng vẫn đang chờ đợi một động lực mạnh mẽ vượt ngưỡng $2,500, đặc biệt là trong bối cảnh tuần này được xem là tuần lễ quan trọng đối với đồng USD.
Tâm điểm chú ý của thị trường trong tuần này sẽ là dữ liệu kinh tế của Mỹ, đặc biệt là các dữ liệu liên quan đến thị trường lao động. Hôm nay, chúng ta sẽ có số liệu PMI sản xuất từ ISM. Nhưng trong những ngày tới, tất cả sự chú ý của thị trường sẽ đổ dồn vào báo cáo việc NFP vào thứ Sáu.
Trong khi đó, đồng bạc xanh đã có sự phục hồi vào cuối tháng trước. Tuy nhiên, tuần này sẽ là phép thử thực sự để xem liệu đồng USD có thể giữ vững vị thế hay sẽ tiếp tục suy yếu khi thị trường lao động Mỹ gặp khó khăn.
HĐTL chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên
Thị trường chứng khoán châu Âu mở cửa với tâm lý ổn định hơn vào sáng nay, nhưng đã nhanh chóng đảo chiều trong khoảng một giờ qua.Trong khi đó, tại Mỹ, HĐTL S&P 500 hiện giảm 0.5%, HĐTL Nasdaq giảm 0.8%. HĐTL Dow Jones cũng giảm 0.5%.
Diễn biến này đang gây áp lực lên chứng khoán châu Âu, đồng thời hỗ trợ đồng USD và JPY trên thị trường ngoại hối. EUR/USD và GBP/USD giảm lần lượt 30 và 25 pip.
Hiện chưa rõ nguyên nhân cụ thể dẫn đến đà giảm của thị trường chứng khoán Mỹ, nhưng diễn biến này xảy ra khi thị trường chuẩn bị đón chào Wall Street trở lại sau kỳ nghỉ lễ kéo dài. Chứng khoán Mỹ đã trải qua một tuần giao dịch đầy biến động vào tuần trước, với phiên phục hồi vào thứ Sáu phần nào xoa dịu tâm lý lo ngại.
Tuần này, thị trường sẽ tập trung vào dữ liệu kinh tế của Mỹ, vì vậy có lẽ còn quá sớm để đưa ra nhận định về biến động hiện tại.
Cập nhật phiên Âu: USD tăng so với các đồng tiền chính, ngoại trừ với JPY
Thị trường tài chính vẫn im ắng vào ngày giao dịch thứ hai trong tuần. Vào tối nay, báo cáo PMI sản xuất ISM tháng 8 tại Hoa Kỳ sẽ được các nhà đầu tư xem xét kỹ lưỡng để đánh giá nhanh dữ liệu NFP vào cuối tuần.
Chỉ số DXY duy trì ổn định trên 101.50, với lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm dao động quanh 3.9%. Trong khi đó, hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ giảm nhẹ, các chỉ số chứng khoán châu Âu diễn biến trái chiều cho thấy khẩu vị rủi ro không quá tốt.
Vào đầu phiên Âu, FSO đã công bố dữ liệu lạm phát tiêu dùng tại Thụy Sĩ trong tháng 8, tăng 1.1% so với cùng kỳ, thấp hơn mức 1.3% vào tháng 7 và kỳ vọng của thị trường là 1.2%. Tăng trưởng GDP hàng năm là 1.8% trong quý II, cao hơn mức 0.6% được ghi nhận trong quý I. USD/CHF không có phản ứng đáng kể sau dữ liệu này và hiện đang đi ngang trên mốc 0.8500.
Lạm phát nhập khẩu gần đây đang góp phần làm giảm áp lực giá cả do ảnh hưởng của CHF mạnh lên. EUR/CHF đã chạm mức thấp kỷ lục vào tháng 8 và hiện vẫn chỉ cách mức đó chưa đến 200 pips. Kết hợp với chuỗi dữ liệu lạm phát thấp hơn gần đây dường như chi phép SNB nới lỏng chính sách nhiều hơn trong thời gian tới.
EUR/USD chật vật duy trì đà phục hồi trong ngày và hiện giảm xuống dưới 1.1050. GBP/USD suy yếu trong phiên thứ Ba và hiện giao dịch dưới 1.3100.
Cập nhật các thị trường khác:
- Vàng tăng 0.2% lên 2,505 USD/oz
- Dầu WTI tăng 0.45% lên 73.90 USD/thùng
- BTC giảm 0.5% xuống 58,820 USD
Suy thoái sản xuất khiến lĩnh vực dịch vụ phải "gồng gánh" tăng trưởng ở Mỹ
Chỉ số PMI của ISM dự kiến sẽ tăng nhẹ từ 46.8 lên 47.5 từ trong tháng 8. Vào tháng trước, dữ liệu đã gây ra một đợt bán tháo lớn trên các thị trường tài sản rủi ro, do lo ngại về tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, chỉ số phụ về việc làm chạm đáy 4 năm đã gây lo ngại về sức khỏe của thị trường lao động ngay trước thềm công bố báo cáo NFP.
Nhiều dữ liệu kinh tế trong tháng 8 cho thấy dữ liệu yếu kém trong tháng 7 có thể đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi cơn bão Beryl. Bởi vậy, thị trường sẽ chú ý xem liệu có thông tin nào xác nhận nào về ảnh hưởng của cơn bão này đến dữ liệu hay không.
Không chỉ vậy, báo cáo PMI từ S&P Global cũng cho thấy tình hình không mấy khả quan, khi chỉ số này giảm tháng thứ 2 liên tiếp, báo hiệu sự suy thoái trong ngành sản xuất. Sự suy giảm này đặt ra câu hỏi về việc liệu nền kinh tế Mỹ sẽ hạ cánh mềm hay rơi vào suy thoái.
S&P Global nhấn mạnh rằng tăng trưởng kinh tế ngày càng phụ thuộc vào lĩnh vực dịch vụ, trong khi lĩnh vực sản xuất, thường là đầu tàu của chu kỳ kinh tế, đang suy yếu. Tỷ lệ đặt hàng-tồn kho của ngành sản xuất đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, và việc làm trong lĩnh vực này cũng đã giảm lần đầu tiên sau ba tháng tăng trưởng vào tháng 8.
Lịch kinh tế trong ngày có gì đáng chú ý?
Lịch kinh tế phiên Âu trở nên nhạt nhòa sau công bố báo cáo CPI Thụy Sĩ. Các nhà đầu tư hiện sẽ dồn sự chú ý đến báo cáo PMI sản xuất ISM của Hoa Kỳ vào tối nay để có những phán đoán đầu tiên cho báo cáo Bản lương phi nông nghiệp NFP vào thứ Sáu tuần này.
SNB có lý do để cắt giảm lãi suất nhiều hơn nữa
Chủ tịch Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) Thomas Jordan tuần trước đã phát biểu rằng đồng franc mạnh không giúp ích cho nền kinh tế Thụy Sĩ. Khi nghe những bình luận như vậy, có lý do để tin rằng SNB đang theo dõi tình hình chặt chẽ và có thể lên kế hoạch cho các động thái tiếp theo dựa trên cách họ muốn điều chỉnh hướng đi của đồng tiền này.
Khi SNB tăng lãi suất trước đây, họ cần một đồng franc mạnh hơn để chống lại lạm phát nhập khẩu, với nỗi lo là không để lạm phát vượt khỏi tầm kiểm soát. SNB đã làm tốt nhiệm vụ của mình khi lạm phát ở Thụy Sĩ không tăng quá cao và nhanh chóng được kiềm chế khi chính sách tiền tệ của SNB phát huy tác dụng.
Tuy nhiên, chuỗi dữ liệu lạm phát thấp gần đây đã cho thấy một điều: lạm phát nhập khẩu không còn là vấn đề đối với SNB nữa, mà thực ra là ngược lại. Báo cáo hôm nay cho thấy lạm phát trong lĩnh vực dịch vụ là 2.2%, nhưng chỉ số lạm phát toàn phần là 1.1% và lạm phát cơ bản là 1.3%.
Lạm phát nhập khẩu gần đây đang góp phần làm giảm áp lực giá cả do ảnh hưởng của đồng franc mạnh lên. EUR/CHF đã chạm mức thấp kỷ lục vào tháng 8 và hiện vẫn chỉ cách mức đó chưa đến 200 pips.
Xét trên tất cả các yếu tố này, SNB có đủ lý do để can thiệp vào thị trường một lần nữa. Họ có công cụ để làm điều đó, nhưng một cách tốt hơn là sử dụng chính sách tiền tệ. Vậy liệu có khả năng SNB sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản để làm suy yếu đồng franc không?
Chứng khoán châu Âu tăng nhẹ vào đầu phiên thứ Ba
Chứng khoán châu Âu tăng nhẹ sau phiên giao dịch khởi đầu tháng 9 trở nên ảm đạm vào đầu tuần. Thị trường đã gần như chắc chắn rằng Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9.
USDJPY giảm xuống gần 146 và xóa bỏ đà tăng của phiên thứ Hai
Phe mua USDJPY đã quay trở lại kiểm tra mức đỉnh phiên thứ Hai, ở khoảng 147.20, và đây cũng là mức cao nhất mà cặp tiền chạm đến trong phiên Á. Tuy nhiên, phe bán đã nhanh chóng lấy lại ưu thế trong ngày và tiếp tục giữ vững phong độ cho đến đầu phiên Âu.
Dù USD/JPY giảm xuống gần 146, xu hướng chính vẫn đang là tăng. Cặp tỷ giá này biến động mạnh hơn các đồng tiền chính khác trong 2 tháng qua và tình hình có vẻ sẽ tiếp diễn trong thời gian tới. Đà giảm tính đến thời điểm hiện tại không đem lại nhiều thông điệp. USD/JPY xóa bỏ đà tăng của phiên thứ Hai, nhưng điều này chỉ cho thấy cặp tiền chấm dứt chuỗi tăng 4 ngày liên tiếp và dường như đang tích lũy trên mốc 145 sau nhịp giảm mạnh kể từ tháng 7.
Thị trường trái phiếu không có nhiều biến động, với lợi suất TPCP Hoa Kỳ chỉ giảm nhẹ trong ngày. Trong khi đó, tâm lý các nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn, nhưng không nhìn chung không quá xấu. Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 hiện chỉ giảm 0.1%.
Trên thị trường FX, các đồng anitpodeans giảm mạnh, hỗ trợ USD hồi nhẹ trong ngày, cùng với giá quạng sắt sụt giảm. Câu chuyện USD/CNY phục hồi từ đáy tháng 12 hôm qua cũng là một yếu tố khác hỗ trợ cho đồng bạc xanh. Các nhà đầu tư đang chờ đợi thêm xúc tác từ các dữ liệu kinh tế để có cái nhìn toàn cảnh hơn về thị trường.
FSO: GDP quý II của Thụy Sĩ tăng cao hơn dự báo
- +0.7% so với quý trước (dự báo: 0.5%)
Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) có thể lo ngại về ngành công nghiệp của Thụy Sĩ, nhưng cần nhớ rằng nền kinh tế nước này phụ thuộc nhiều hơn vào lĩnh vực dịch vụ. Nhìn chung, mọi thứ dường như vẫn ổn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là SNB nên quá tự mãn và bỏ qua nguy cơ áp lực giảm phát có thể quay trở lại trong nền kinh tế. Vì vậy, đây là một sự cân bằng mà SNB phải nỗ lực duy trì.
HĐTL Eurostoxx giảm 0.1% trước giờ mở cửa phiên Âu
- HĐTL chỉ số DAX của Đức không đổi
- HĐTL chỉ số FTSE của Anh giảm 0.1%
- HĐTL chỉ số CAC40 của Pháp giảm 0.1%
Đây là diễn biến sau khi cá chỉ số chứng khoán châu Âu tăng nhẹ trong phiên thứ Hai. Hợp đồng tương lai của Mỹ đang có dấu hiệu chậm lại, khiến tâm lý thị trường trở nên u ám hơn. Có vẻ như thời điểm công bố dữ liệu doanh số bán lẻ của Đức cho tháng 5 đang bị Destatis hoãn vô thời hạn. Khẩu vị rủi ro nhìn chung đang thận trọng hơn, với sự chú ý đổ dồn vào chỉ số PMI sản xuất ISM của Mỹ sẽ công bố vào tối nay.
CPI toàn phần tại Thụy Sĩ thấp hơn dự báo trong tháng 8
- CPI toàn phần: +1.1% so với cùng kỳ (dự báo: 1.2%, trước đó: 1.3%)
- CPI lõi: 1.1% so với cùng kỳ (dự báo: 1.1%)
Chỉ số lạm phát cơ bản không thay đổi so với tháng 7, mang lại sự yên tâm cho Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB). Sự ổn định này cho thấy SNB có thể thoải mái hơn trong việc cắt giảm lãi suất nếu cần thiết. Hiện tại, có khoảng 66% khả năng sẽ có một đợt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản trong tháng này, trong khi phần còn lại dự đoán mức giảm 50 điểm cơ bản.
Giá vàng tiếp tục giảm khi thị trường chờ đợi dữ liệu PMI Mỹ
Giá vàng giao dịch dưới mức 2,500 USD/oz trong ngày hôm nay. Các nhà đầu tư đang chờ đợi PMI ISM tháng 8 của Mỹ.
Kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất và rủi ro địa chính trị gia tăng có thể giúp hạn chế tổn thất của giá vàng.
Quyền chọn FX đáo hạn hôm nay có gì đáng chú ý?
Đầu tiên là hợp đồng EUR/USD ở mức 1.1050. Hợp đồng này có thể hạn chế biến động trong phiên giao dịch sắp tới. Tương tự như vậy, quyền chọn USD/CAD ở mức 1.3500 cũng sẽ hạn chế biến động của cặp tiền này.
PMI sản xuất ISM là một trong những dữ liệu quan trọng mà thị trường đang chờ đợi ở phiên Mỹ tối nay
Lịch kinh tế phiên Âu hôm nay có gì đáng chú ý?
Trong phiên giao dịch sắp tới, dữ liệu của Thụy Sĩ sẽ được chú ý với CPI tháng 8 và GDP quý II. SNB đang theo dõi chặt chẽ CHF. Những dữ liệu sắp tới sẽ là:
- 13:00 - Doanh số bán lẻ tháng 5 của Đức
- 13:30 - Số liệu CPI tháng 8 của Thụy Sĩ
- 14:00 - Số liệu GDP quý 2 của Thụy Sĩ
Trung Quốc sẽ tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với các sản phẩm hóa chất của Canada
Những mặt hàng này cũng sẽ bao gồm cả nhập khẩu cải dầu cũng như hạt cải dầu, trong đó hạt cải dầu là mặt hàng xuất khẩu chính của Canada sang Trung Quốc. Động thái trả đũa của Trung Quốc diễn ra sau khi chính phủ Canada công bố quyết định áp thuế 100% đối với xe điện của Trung Quốc vào tuần trước. Họ cũng quyết định áp thuế bổ sung 25% đối với một số sản phẩm nhôm từ Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 15/10.
Trung Quốc đã cảnh báo rằng động thái này sẽ có "tác động rất tiêu cực".
Bitcoin tăng hơn 2% vào thứ Hai nhưng vẫn chưa "nhằm nhò gì" với đà lao dốc hơn 10% trong tuần trước
Bitcoin phục hồi nhẹ vào thứ Hai sau khi giảm 11% và đóng cửa dưới 57,500 USD vào tuần trước, chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu giảm từ các quỹ Bitcoin spot ETF của Hoa Kỳ, với 279.4 triệu USD dòng vốn chảy ra. Ngoài ra, một con "cá voi" đã chuyển lượng lớn BTC vào Binance, đồng thời sự quan tâm giảm sút của nhà đầu tư đối với Coinbase cho thấy sự phục hồi của Bitcoin có thể chỉ trong thời gian ngắn vào đầu tháng.
Giá vàng "giằng co" quanh mức 2,500 USD/oz vào phiên đầu tuần
Vàng đang "vật lộn" quanh mức 2,500 USD/oz khi tìm hướng đi vào thứ Hai. Vào cuối tuần, các dữ liệu kinh tế vĩ mô quan trọng sẽ được công bố tại Hoa Kỳ, bao gồm số liệu PMI tháng 8 và báo cáo việc làm, có thể tạo ra động lực mới cho XAU/USD.
Báo cáo của S&P Global: Libya vẫn tiếp tục đóng cửa các mỏ dầu
Các báo cáo về sản lượng của Libya gây nhiều tranh cãi, một số cho rằng sản lượng đang được khôi phục trong khi những người khác lại cho rằng sản lượng vẫn bị thu hẹp. Giá dầu thô WTI hiện đang đi ngang sau khi giảm lúc mở cửa, cho thấy sự không chắc chắn.
Báo cáo mới nhất đến từ S&P Global cho biết có tới 230,000 thùng/ngày đã được khôi phục tại ba mỏ dầu để giải quyết tình trạng thiếu nhiên liệu nhưng tình trạng đóng cửa vẫn tiếp tục.
Trong khi đó, dữ liệu của Kpler cho thấy lượng xuất khẩu của Nga giảm 450kbpd so với tháng trước.
Mặt khác, Goldman Sachs cuối tuần này đã hạ dự báo giá dầu xuống còn 70-85 USD/thùng và cảnh báo về nguy cơ giảm giá đối với mức này.
EUR/USD phục hồi lên trên 1.1070, một phần do phân kỳ định hướng chính sách tiền tệ giữa Mỹ và khu vực đồng Euro
EUR/USD tăng lên ở mức 1.1070 vào phiên hôm thứ Hai, do khả năng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) thực hiện cắt giảm mạnh lãi suất tại cuộc họp vào tháng 9 vẫn khá cao. Điều này đã gây áp lực lên đồng USD vì lãi suất thấp hơn khiến đồng tiền này kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, từ đó dòng vốn chảy vào sẽ giảm.
Ngược lại, đồng EUR giữ vững vị thế của mình trong bối cảnh kỳ vọng lãi suất sẽ vẫn ở mức cao trong thời gian dài hơn tại Khu vực đồng Euro do lạm phát tiền lương dai dẳng và điều này sẽ khiến Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) phải thận trọng hơn trong việc cắt giảm lãi suất.
Timiraos: Báo cáo PCE tháng 7 của Mỹ cho thấy lộ trình giảm lạm phát vẫn tiến triển tích cực
Nhà báo WSJ Nick Timiraos vừa công bố báo cáo mới nhất và bày tỏ sự lạc quan về lộ trình giảm lạm phát:
- Những phân tích về chỉ số PCE tháng 7 cho thấy tình trạng giảm lạm phát trong ba tháng qua vẫn tiếp tục diễn ra trên diện rộng:
- Cải thiện dần dần đối với dịch vụ nhà ở và phi nhà ở
- Giảm phát liên tục đối với hàng hóa
Tổng thống Biden: Những gì mà Netanyahu đang làm là chưa đủ để đạt được thỏa thuận về con tin
Vẫn còn 60-70 con tin còn sống ở Palestine và ông Biden đã chia sẻ rằng ông muốn hoàn tất một thỏa thuận toàn diện ở Palestine trước khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống. Có lẽ ông muốn thực hiện điều đó trước cuộc bầu cử vì điều này sẽ giúp tăng cơ hội cho đảng Dân chủ.
Áp lực nội bộ cũng đang gia tăng đối với Netanyahu sau các cuộc biểu tình lớn vào cuối tuần. Ông cũng đang phải đối mặt với áp lực từ nội các của mình.
Đối với thị trường, giá dầu được dự đoán sẽ chịu áp lực giảm nếu/khi đạt được thỏa thuận.
Phó Thủ tướng Nga Novak: Nga sẽ cắt giảm sản lượng dầu theo thỏa thuận vào cuối tháng 8
- Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết Nga sẽ cắt giảm sản lượng dầu xuống mức cần thiết theo thỏa thuận từ OPEC+ vào cuối tháng 8.
OPEC+ đã nỗ lực thúc đẩy việc tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong hai tuần qua và dường như đã đạt được một số thành công. Có thể tổ chức này đang sử dụng chiến lược "cây gậy và củ cà rốt", với việc một số nhà sản xuất khác có thể gia hạn việc cắt giảm sản lượng sang tháng 10.
Sau tuyên bố của ông Novak, giá dầu WTI tiếp tục đi ngang trong ngày.
Quan chức ECB Buch: Ngành Ngân hàng tại khu vực đang cho thấy dấu hiệu phục hồi
- Bà Buch khẳng định ngành ngân hàng châu Âu đã thể hiện khả năng phục hồi tốt.
- Các điều kiện tiên quyết để triển khai Hệ thống Bảo hiểm Tiền gửi châu Âu (EDIS) hiện đã được đáp ứng, và việc thúc đẩy EDIS là rất quan trọng.
- Kêu gọi các nhà lập pháp chống lại sự cám dỗ của việc nới lỏng quy định ngân hàng.
- Lưu ý rằng mức lợi nhuận của ngành ngân hàng hiện tương đối cao, tạo cơ hội tốt để các ngân hàng đầu tư vào việc tăng cường khả năng phục hồi.
EDIS là một hệ thống bảo hiểm cấp EU được đề xuất nhằm bảo vệ người gửi tiền trong trường hợp ngân hàng sụp đổ, tương tự như cách thức hoạt động của các chương trình bảo hiểm tiền gửi quốc gia nhưng trên quy mô toàn châu Âu.
DBS: Báo cáo việc làm Mỹ sẽ là tâm điểm chú ý
Theo Philip Wee, Chuyên viên chiến lược ngoại hối cấp cao của DBS, chỉ số DXY đang gặp ngưỡng kháng cự quanh 102.20 sau khi hồi phục trong tuần trước:
- Báo cáo việc làm hàng tháng của Mỹ vào thứ Sáu tuần này có thể sẽ củng cố mong muốn của Fed trong việc ngăn chặn thị trường lao động Mỹ tiếp tục hạ nhiệt. Mặc dù dự báo của thị trường cho thấy dữ liệu NFP của Mỹ sẽ tăng lên 165,000 so với mức 114,000 trong tháng 7, nhưng con số này vẫn dưới mức 200,000. Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến sẽ vẫn trên 4% mặc dù được kỳ vọng vẫn sẽ giảm nhẹ xuống 4.2%.
- Trước đó, sau khi dữ liệu việc làm được công bố, Chủ tịch Fed New York John Williams và Thống đốc Fed Christopher Waller dự kiến sẽ ủng hộ việc cắt giảm lãi suất theo như Fed đã báo hiệu tại cuộc họp FOMC vào ngày 18 tháng 9. Williams là một trong hai Chủ tịch Fed đã bỏ phiếu ủng hộ việc giảm lãi suất điều hành vào tháng 7, theo biên bản cuộc họp về lãi suất chiết khấu của Fed vào tuần trước.
Cập nhật thị trường phiên châu Âu: Đồng USD là tâm điểm trong phiên giao dịch đầu tuần
Tin tức chính:
- Cập nhật kỳ vọng lãi suất điều hành của các NHTW lớn
- AUD/USD chờ cơ hội kiểm tra lại ngưỡng 0.6800
- SNB: Tổng tiền gửi không kỳ hạn giảm xuống trong tuần trước
- S&P Global: PMI sản xuất tháng 8 tại Vương quốc Anh khớp với dự báo
- HCOB: PMI sản xuất tháng 8 tại Eurozone không đổi so với tháng trước
Thị trường:
- EUR dẫn đầu đà tăng, JPY suy yếu nhất trong ngày.
- Chứng khoán châu Âu giảm nhẹ.
- Giá vàng giảm 0.2% xuống $2,498.63.
- Giá dầu thô WTI tăng 0.3% lên $73.75.
- Giá Bitcoin tăng 2.3% lên $58,630.
Phiên giao dịch đầu tuần diễn ra khá ảm đạm với đồng USD biến động trái chiều trong khi JPY là đồng tiền suy yếu nhất. Thị trường Bắc Mỹ nghỉ lễ Lao động khiến thanh khoản giao dịch giảm sút, giới đầu tư không có nhiều động lực để tham gia thị trường.
Đồng Yên giảm giá khi lợi suất trái phiếu tăng nhẹ, đẩy USD/JPY tăng từ 146.10 lên gần 146.90.
EUR/USD tăng nhẹ lên 1.1063 trong khi USD/CHF tăng lên 0.8510 và AUD/USD đạt mốc 0.6773. NZD là đồng tiền duy nhất giảm giá so với USD, với NZD/USD giảm 20 pip.
Các chỉ số chứng khoán châu Âu cũng biến động nhẹ trong khi giá vàng giảm nhẹ xuống dưới $2,500.
Nhìn chung, thị trường khá trầm lắng do thiếu vắng các sự kiện đáng chú ý.Thị trường đang chờ đợi dữ liệu thị trường lao động quan trọng của Mỹ sẽ được công bố vào cuối tuần này.
Làn sóng thanh lý của thị trường tiền điện tử có thể đang ở mức độ tồi tệ hơn nhiều so với báo cáo
Vetle Lunde, nhà phân tích cấp cao của K33 Research, đã báo cáo vào ngày 29/8 rằng các sàn giao dịch tiền điện tử lớn như Binance, Bybit và OKX đã thay đổi đáng kể cách họ báo cáo dữ liệu thanh lý kể từ năm 2021. Sự thay đổi này khiến các sàn giao dịch chỉ ghi nhận một lần thanh lý mỗi giây thay vì báo cáo tất cả các lần thanh lý.
“Dữ liệu thanh lý từ các sàn giao dịch là giả mạo và không phản ánh đầy đủ khối lượng hợp đồng thanh lý thực tế trên thị trường,” ông Lunde cho biết. "Dữ liệu này đã bị báo cáo thiếu sót trong 3 năm qua."
Nếu điều này là sự thật, điều đó có nghĩa là các nhà giao dịch tiền điện tử về cơ bản đã dựa vào một bức tranh mờ nhạt về thị trường.
Dữ liệu thanh lý thường được sử dụng như một "cách minh bạch để đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro" và hiểu rõ hơn về tỷ lệ đòn bẩy trên các sàn giao dịch.
Nghiên cứu lưu ý rằng mức open interest OI, một thước đo giá trị của các hợp đồng phái sinh tiền điện tử chưa đáo hạn, không phải lúc nào cũng tương quan với dữ liệu thanh lý. Theo dõi những thay đổi về mức OI có thể giúp đánh giá mức độ thanh lý của các vị thế sử dụng đòn bẩy, nhưng "không thể tính đến việc các nhà giao dịch mở các vị thế mới trong bối cảnh hỗn loạn."
Tương quan giữa OI và thanh khoản của BTC
Ngoài ra, dữ liệu thanh lý cũng có thể được sử dụng để hiểu rõ hơn về tác động của sự biến động đột ngột và liệu mức đòn bẩy có bị ảnh hưởng mạnh trong các sự kiện thanh lý lớn như ngày 5/8 hay không - thời điểm giá Bitcoin giảm xuống dưới $50,000 USD
Nhà nghiên cứu suy đoán rằng các sàn giao dịch có thể đang hạn chế dữ liệu vì lý do PR hoặc duy trì lợi thế thông tin vì lợi ích riêng của họ: "Một số sàn giao dịch thậm chí còn có lợi ích trong các công ty đầu tư có thể giao dịch dựa trên thông tin mà phần còn lại của thị trường không có."