- Giá đóng cửa trước đó: 7.2760
- PBOC lần lượt bơm 184 tỷ NDT và 60 tỷ NDT reverse repo kỳ hạn 7 ngày và 14 ngày với lãi suất không đổi là 1.8% và 1.95% (trước đó: 2.15%(
- 215 tỷ NDT reverse repop sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay
- Một khoản bơm ròng 29 tỷ NDT sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở
Tâm lý thận trọng bao trùm thị trường châu Âu!
Thị trường châu Âu không còn giao dịch trái chiều như đầu phiên mà hiện đã dần thận trọng hơn khi các chỉ số đồng loạt giảm nhẹ, cụ thể:
Chỉ số FTSE đi ngang
Chỉ số Euro Stoxx giảm 0.3%
Chỉ số DAX giảm 0.5%
Chỉ số CAC giảm 0.2%
Ngoài ra, khối lượng quyền chọn đáo hạn cũng rất đáng lưu tâm
Thủ tướng Nhật Bản Kishida: Sẽ quyết định nhanh chóng về gói kinh tế
Thuế thặng dư vốn có thể được sử dụng để tái phân phối thu nhập.Các chính sách cải cách thuế là cần thiết cải thiện vấn đề tăng tiền lương
Được biết, gia tăng là tiền lương không tăng đủ theo kịp với chi phí nhà ở là vấn đề toàn cầu. Về lâu dài, việc xử lý vấn đề này sẽ giúp ổn định sự gắn kết xã hội, vì vậy Chính phủ sẽ cố gắng cân bằng việc phân bổ thu nhập. Hiện tại, thị trường cảm thấy "nhẹ nhõm" khi không có đợt tăng thuế thặng dư vốn nào sẽ được áp dụng sắp tới. Điều này sẽ giúp làm suy yếu đồng JPY.
Phe bán tiếp tục chiếm quyền kiểm soát giá vàng
Sau báo cáo lao động gây thất vọng tại Mỹ, vàng bật tăng lên vùng 1,780, tuy nhiên đã không thể giữ được động lực tăng. Lúc này, phe bán vẫn đang chiếm quyền kiểm soát và triển vọng của vàng vẫn đang rất bearish. Kháng cự của vàng hiện đang ở mức 1,760, và trên cao nữa là 1,780. Hỗ trợ sẽ ở các mức 1,750, 1,730 và 1,700. Thị trường sẽ để tâm đến báo cáo CPI và PPI để có thêm xúc tác.
Thủ tướng Nhật Bản: Sẽ đưa ra quyết định về kế hoạch kinh tế sau tổng tuyển cử
Sau đây là một số điểm đáng chú ý từ tân thủ tướng Kishida:
- Sẽ nhanh chóng đưa ra quyết định về kế hoạch kinh tế sau tổng tuyển cử
- Sẽ để ý kỹ tới đại dịch Covid
- Sẽ đạt tăng trưởng ổn định thông qua chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa linh hoạt và kế hoạch hợp lý
Cập nhật diễn biến thị trường tiền phiên Âu: Trầm lắng chờ xúc tác
Trên thị trường tiền tệ, các cặp tiền chưa có quá nhiều biến động, với ngoại lệ là JPY. Đồng tiền này đã giảm hơn 0.4% trước tâm lý risk-on đầu phiên Á và giá dầu tăng cao.
Tâm điểm trong phiên Á - đầu phiên Âu hôm nay tiếp tục là năng lượng. Dầu WTI đang tiến sát mốc $81/thùng. Ngoài ra, khí tự nhiên cũng tăng hơn 2.4% trước việc thiếu hụt nguồn cung tại Trung Quốc. Trữ khí tự nhiên tại Đức cũng đang ở mức rất thấp.
Vàng chưa có nhiều thay đổi ở mức 1,757. Mức 1,760 sẽ tiếp tục là một kháng cự vững chắc. Ngoài ra, lợi suất trái phiếu tăng cũng đang gây thêm sức ép cho vàng.
Bitcoin tăng lên $56,400. Đồng tiền ảo này sẽ tiếp tục hướng tới mức 60,000, và tìm đường trở lại đỉnh lịch sử tại gần 65,000.
Tâm lý risk-on đầu ngày đang không ủng hộ JPY
Cặp USDJPY đang tăng mạnh ngay từ đầu ngày lên mức 112.62 (+0.37%). Tâm lý risk-on bao trùm khi thị trường chứng khoán châu Á đều tăng mạnh, cộng với việc giá dầu tăng cao đang gây áp lực rất lớn cho JPY. USDJPY cũng đã tăng lên mức cao nhất kể từ cuối năm 2018. Với việc Nhật Bản là một quốc gia nhập khẩu năng lượng, sức mạnh JPY thường tỷ lệ nghịch với giá dầu.
Dầu WTI tăng mạnh ngay từ đầu phiên Á, chạm mức $81/thùng
Dầu tiếp tục là tiêu điểm sau khi vượt $80/thùng vào phiên thứ Sáu tuần trước, tuy nhiên đã không giữ được trên mức này và đóng cửa ở mức $79.5/thùng. Tuy nhiên, trong phiên hôm nay, dầu tiếp tục tăng mạnh ngay từ đầu phiên Á, hiện tăng 1.67% lên $80.83/thùng. Mức đỉnh ngày hôm nay là $81/thùng. Dầu đã liên tục lập đỉnh mới nhờ sự gián đoạn chuỗi cung ứng, cộng với dư âm cuộc họp OPEC+ tuần trước.
Thủ tướng New Zealand: Auckland vẫn sẽ áp dụng lệnh phong tỏa mức độ 3
Theo bà Jacinda Ardern, thành phố lớn nhất New Zealand sẽ tiếp tục áp dụng lệnh phong tỏa mức độ 3. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ được đánh giá lại vào tuần sau.
NZDUSD đang có một phiên sáng chao đảo nhẹ, khi từ mức đỉnh ngày 0.6947 giảm xuống 0.6932.
Chủ tịch Fed San Francisco: Đại dịch đẩy giá cao hơn nhưng tác động sẽ giảm dần
Trong một cuộc phỏng vấn cuối tuần với CBS, Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly đã đưa ra một số nhận định về thị trường lao động Mỹ và áp lực giá cả.
- “Còn quá sớm để nói rằng kinh tế đình trệ, nhưng chắc chắn chúng ta đang thấy tác động của Covid và biến thể delta,”
- Người dân Mỹ đang cảm thấy lo lắng hơn khi giá cả tăng cao hơn đối với “năng lượng, thực phẩm, các dịch vụ cơ bản”.
- “Điều này liên quan trực tiếp đến Covid cụ thể là liên quan đến sự tắc nghẽn nguồn cung. Nhưng tôi không xem đây là một hiện tượng lâu dài. "
Nomura ước tính khoản nợ các công ty bất động sản Trung Quốc phải trả có thể lên tới 5 nghìn tỷ USD!
Một thông tin trên tờ Wall Street Journal cho biết mặc dù Evergrande là công ty bất động sản đầu tiên gặp phải rắc rối nghiêm trọng nhưng đây có thể không phải là vụ việc cuối cùng. Nomura ước tính khoản nợ các công ty bất động sản Trung Quốc phải trả có thể lên tới 5 nghìn tỷ USD.
- Thị trường toàn cầu đang chuẩn bị cho một làn sóng vỡ nợ có thể xảy ra, với các dấu hiệu cảnh báo lóe lên về khoản nợ của khoảng 2/5 số công ty phát triển BĐS đã vay từ các nhà đầu tư trái phiếu quốc tế.
- Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang trở nên nghiêm túc trong việc giải quyết nợ, với một loạt động thái nhằm hạn chế việc vay nợ quá mức.
Bản tin COVID-19: Bác sĩ Anthony Fauci cho biết số ca nhiễm ở Mỹ vẫn còn quá cao để có thể trở lại bình thường!
- Bác sĩ Anthony Fauci cho rằng số ca nhiễm tại Mỹ vẫn còn quá cao để trở lại bình thường và cảnh báo: “Chúng ta không nên "quẩy sớm"" .
- Úc sẽ sớm cho phép nhiều người tụ tập tại các sự kiện thể thao và văn hóa ở bng Victoria.
- Sydney sẽ thoát khỏi tình trạng phong tỏa vào thứ Hai.
- Cùng ngày, Indonesia sẽ mở cửa trở lại Bali cho du khách nước ngoài.
- Singapore sẽ cho phép những khách du lịch đã được tiêm phòng từ 9 quốc gia khác bao gồm Hoa Kỳ và Vương quốc Anh nhập cảnh mà không cần phải cách ly.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Giá hàng hóa tăng cao giúp hai đồng Antipodean thể hiện sức mạnh!
Giá hàng hóa tăng cao đặc biệt là giá dầu khi "vàng đen" chạm mốc $80/thùng đã khiến cho hai đồng Antipodean tiếp tục bật tăng.
- Tỷ giá AUD/USD tăng 0.27% lên 0.7324 trong khi NZD/USD tăng 0.2% lên 0.6941.
- Trong khi đó chỉ số DXY không thay đổi nhiều so với mức đóng cửa tuần trước, hiện giảm 0.03% xuống 94.07.
- Đồng Bảng Anh cũng tăng 0.27% lên 1.3647.
- Tỷ giá USD/JPY tăng 0.15% lên 112.37.
Tâm lý thị trường dầu vô cùng tích cực khi cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu chưa đến hồi kết!
Một thước đo quan trọng về tâm lý thị trường dầu đang ở mức mạnh nhất trong hai tháng sau khi giá dầu thô giao sau của Mỹ tăng lên mức 80 USD/thùng trong phiên, lần đầu tiên kể từ năm 2014. Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu ngày càng gia tăng đang thúc đẩy nhu cầu dầu tại thời điểm mà các nhà sản xuất OPEC+ chỉ khiêm tốn tăng thêm nguồn cung trở lại thị trường.
Chứng khoán châu Âu kết thúc một tuần hồi phục mạnh mẽ
Các chỉ số châu Âu đóng cửa trái chiều trong phiên hôm nay:
- Chỉ số FTSE +0.3%
- Chỉ số DAX -0.2%
- Chỉ số CAC -0.5%
- Chỉ số IBEX không đổi
- Chỉ số FTSE MIB +0.3%
Tuy nhiên, trong cả tuần, các chỉ số đều đã ghi nhận tăng điểm:
- Chỉ số FTSE +1.0%
- Chỉ số DAX +0.4%
- Chỉ số CAC +0.7%
- Chỉ số IBEX +1.9%
- Chỉ số FTSE MIB +1.8%
USDCAD tiếp tục là tâm điểm của phiên hôm nay
Cặp tiền này tiếp tục giảm mạnh sau hai báo cáo lao động từ hai nước, chạm mức đáy ngày tại 1.2451, đồng thời là mức thấp nhất kể từ đầu tháng Tám. Dù đồng bạc xanh có tìm được chút hỗ trợ từ việc lợi suất trái phiếu 10 năm tăng lên 1.6%, đồng CAD vẫn không chịu ảnh hưởng gì nhiều và tiếp tục mạnh lên so với USD.
Hiện tại USDCAD đang ử mức 1.2458.
Dầu WTI lần đầu tiên chạm mức $80/thùng kể từ năm 2014
Hôm nay là phiên thứ hai dầu tăng trở lại sau một phiên điều chỉnh, và dầu WTI đã chạm mức đỉnh ngày tại $80.09/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 11/2014. Dầu đã được hỗ trợ rất nhiều từ cuộc họp của OPEC+ hồi đầu tuần, và có vẻ như vẫn còn cơ hội tăng thêm cao nữa khi khủng hoảng năng lượng vẫn đang tiếp diễn.
Hiện dầu WTI đã giảm nhẹ xuống mức $79.78/thùng, tuy nhiên vẫn tăng 1.1% trong ngày.
Vàng mất toàn bộ đà tăng từ báo cáo NFP
Với báo cáo NFP gây thất vọng, vàng tăng mạnh từ khoảng 1,760 lên mức đỉnh ngày tại 1,781 trước sự suy yếu của đồng đô la. Tuy nhiên, đà tăng không kéo dài bao lâu thì kim loại quý này lại quay đầu giảm mạnh xuống 1,757. Lý do cho việc này có thể là lợi suất trái phiếu 10 năm tăng lên mức 1.6% bất chấp báo cáo có yếu hay không. Nhưng kết quả có ra sao đi nữa thì thị trường đang không hề mặn mà với vàng.
TDS có nhận định gì về báo cáo NFP tháng Chín và đồng đô la?
Theo TDS, báo cáo NFP gây thất vọng lần này sẽ khiến đồng đô la có phần suy yếu, nhưng sẽ không đủ để USD đảo chiều giảm. EURUSD có thể nhắm lại mức 1.16, nhưng đây sẽ là một kháng cự cứng. Ngoài ra, với việc lợi suất trái phiếu tiếp tục sẽ tăng cao, các đồng tiền khác vẫn sẽ gặp khó khăn với USD. TDS cũng cho rằng dù gây thất vọng, báo cáo NFP cũng sẽ chưa đủ để Fed hoãn thắt chặt.
Chứng khoán Mỹ khởi đầu ra sao sau báo cáo NFP gây thất vọng?
Các chỉ số chứng khoán Mỹ hôm nay đang có một khởi đầu chậm rãi. Cả ba chỉ số đều chưa có nhiều thay đổi từ đầu phiên, dù trước giờ giao dịch các hợp đồng tương lai có ghi nhận mức tăng nhẹ: Chỉ số Dow Jones giảm 0.07%, chỉ số S&P 500 tăng 0.05% và chỉ số Nasdaq giảm 0.06%.
Kỳ vọng cao để rồi thất vọng nhiều, báo cáo NFP chỉ ghi nhận thêm 194 nghìn việc làm mới so với kỳ vọng 500 nghìn. Chỉ số DXY giảm về mức đáy ngày tại 93.9 điểm, tuy nhiên lúc này đã hồi về 94.1 điểm, hầu như không đổi trong ngày. EUR tăng 0.1%. GBP chưa có nhiều thay đổi. AUD giảm 0.07%. NZD tăng 0.18%. JPY giảm 0.22%. CHF giảm 0.06%. CAD tăng 0.24%.
Vàng tăng 1.1% lên 1,774. Dầu tăng 1% lên $79.6/thùng.
USDCAD suy yếu sau hai báo cáo việc làm
Báo cáo việc làm vượt kỳ vọng tại Canada và gây thất vọng tràn trề tại Mỹ đang gây áp lực cho USDCAD. Trong khi Canada ghi nhận thêm 157 nghìn việc làm mới so với kỳ vọng 60 nghìn, Mỹ ghi nhận 194 nghìn việc làm mới so với kỳ vọng 500 nghìn. Mức đáy ngày của cặp tiền này là 1.2487.
USDCAD hiện đang giảm 0.42% xuống mức 1.2496, đồng thời phá vỡ đường MA 200 ngày tại 1.2510. Phe bán sẽ tiếp tục đưa đường MA 100 ngày tại 1.2479 vào tầm ngắm
Trái với NFP gây thất vọng tại Mỹ, báo cáo việc làm của Canada tăng gấp đôi so với kỳ vọng
Giống Mỹ, hôm nay Canada cũng công bố báo cáo lao động tháng Chín. Nhưng khác Mỹ, báo cáo lao động tại Canada lại tăng gấp đôi so với kỳ vọng. Trong tháng Chín, Canada ghi nhận thêm 157 nghìn việc làm mới, so với kỳ vọng 60 nghìn. Con số này tăng gần 70 nghìn so với tháng trước. Tỷ lệ thất nghiệp cũng tốt hơn dự kiến, ở mức 6.9% so với kỳ vọng 7.1%. Với báo cáo này, lao động tại Canada đã trở lại mức trước dịch.
Đồng bạc xanh chịu ''cú đấm mạnh'' sau báo cáo bảng lương phi nông nghiệp
DXY giảm mạnh 25-40 pips sau khi Mỹ công bố báo cáo bảng lương phi nông nghiệp tháng 9.
Hoa Kỳ chỉ thêm 194 nghìn việc làm so với 500 nghìn việc làm dự kiến. Đây là tháng thứ hai liên tiếp có sự bổ sung công việc và báo hiệu rằng làn sóng Covid mới nhất tác động mạnh hơn dự đoán.
Bảng lương phi nông nghiệp tháng 9 của Hoa Kỳ tăng thấp hơn so với dự kiến
Bảng lương phi nông nghiệp tháng 9 của Hoa Kỳ tăng 194 nghìn so với dự kiến tăng 500 nghìn.
Tỷ lệ thất nghiệp đạt mức 4.8% so với dự kiến là 5.1%.
Tuy nhiên, một chi tiết đáng chú ý là đã có sự cải thiện về số lượng người thất nghiệp dài hạn (những người thất nghiệp từ 27 tuần trở lên) giảm 496,000 người trong tháng 9 xuống còn 2.7 triệu người.
Thu nhập trung bình hàng giờ tăng 4.6% đúng so với dự kiến.
Trong tháng 8, ngành 'giải trí và khách sạn' chứng kiến 1 sự sụt giảm trong bối cảnh nền kinh tế đang dần phục hồi và có mức tăng chỉ ở mức trung bình.
Số lượng việc làm trong lĩnh vực giải trí và khách sạn giảm 1.6 triệu so với tháng 2 năm 2020.
Nợ trần được nâng lên, liệu Mỹ có thoát khỏi khủng hoảng vỡ nợ?
Thượng viện đã nâng trần nợ thêm 480 tỷ USD cho đến ngày 3 tháng 12, kéo Mỹ khỏi bờ vực vỡ nợ.
Hạ viện có thể sẽ thông qua dự luật vào thứ Ba, cho phép Joe Biden ký nó.
Lời kêu gọi của Janet Yellen khiến người Mỹ và thị trường toàn cầu đặt câu hỏi liệu Mỹ có nghiêm túc trong việc thanh toán các hóa đơn của mình hay không.
Trung Quốc cho biết sẽ hỗ trợ các công ty nhiệt điện than tăng cường cung cấp điện
Phát biểu của nội các Trung Quốc qua truyền thông nhà nước cho rằng sẽ đổi mới và hoàn thiện cơ chế hình thành giá nhiệt điện than theo thị trường
Về cơ bản Trung Quốc chỉ đang tái khẳng định rằng họ sẽ có mặt để giải quyết tình trạng khủng hoảng năng lượng, sau khi trước đó Trung Quốc đã tìm cách tăng sản lượng than. Điều này chưa thể chấm dứt ngay cuộc khủng hoảng năng lượng nhưng ít nhất sẽ làm giảm bớt một số áp lực cho tình hình hiện tại.
Thị trường trầm lắng trong tâm lý đếm ngược tới thời điểm công bố bảng lương phi công nghiệp Hoa Kì
Một phiên giao dịch tương đối trầm lắng ở châu Âu khi các nhà đầu tư tiếp tục đếm ngược đến thời điểm công bố bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ vào cuối ngày hôm nay.
Cổ phiếu dự kiến, lợi suất trái phiếu đang giữ ở mức cao hơn (lợi suất 10 năm hiện tại là 1.584%, với mức cao nhất trong ngày đạt 1.601%).
BOE: Mức định giá tài sản có thể điều chỉnh mạnh
"Thị trường tài chính đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nền kinh tế và cung cấp một lượng tài chính đáng kể cho các doanh nghiệp. Nếu thị trường tài chính không hoạt động tốt, các doanh nghiệp có thể không thể huy động vốn thông qua các thị trường đó.
Có bằng chứng cho thấy các nhà đầu tư đang chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn ở một số thị trường toàn cầu. Ví dụ, có ít biện pháp bảo vệ hơn khi các nhà đầu tư cho vay các công ty có mức nợ cao trong cái gọi là thị trường "cho vay có đòn bẩy". Và giá của một số tài sản tài chính có vẻ cao so với chuẩn mực lịch sử.
Chúng tôi đang theo dõi những rủi ro này một cách chặt chẽ. Chúng tôi cũng đang làm việc với Vương quốc Anh và các cơ quan quốc tế khác để làm cho tài chính dựa trên thị trường chống chịu tốt hơn trước các cú sốc, để thị trường tài chính có thể hỗ trợ nền kinh tế trong thời điểm xấu cũng như tốt.
Thị trường tiền điện tử tiếp tục phát triển nhanh chóng, nhưng hiện đang gây ra rủi ro hạn chế đối với sự ổn định tài chính của Vương quốc Anh. Các quy định cần được phát triển đủ nhanh, cả trong nước và ở cấp độ toàn cầu, để giải quyết những rủi ro mà chúng có thể gây ra trong tương lai".
Khảo sát của BofA: Niềm tin của người tiêu dùng Anh giảm sâu do lo ngại lạm phát
Lo lắng lạm phát gia tăng ở Anh
Với nền kinh tế đã chứng kiến nhu cầu mở cửa trở lại ở mức vừa phải và các nút thắt về nguồn cung cũng như tình trạng thiếu hụt lao động đang đè nặng, những lo lắng về lạm phát đang làm tăng thêm lo ngại tăng trưởng chậm lại hơn nữa vào cuối năm.
Điều này chắc chắn tạo ra một chút tình huống "độc hại" cho BOE vì họ sẽ phải đối phó với lạm phát gia tăng trong khi phải cân bằng suy thoái kinh tế, vốn chỉ có thể trở nên tồi tệ hơn trong những tháng tới trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng.
Barclays nói rằng việc Trung Quốc siết chặt năng lượng có thể cắt giảm tăng trưởng kinh tế xuống 6%
Theo Barclays Plc, các mục tiêu của Trung Quốc nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào năng lượng của nền kinh tế có nghĩa là quá trình siết chặt thị trường năng lượng sẽ tiếp tục trong năm tới và nếu được thực thi nghiêm túc, có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế vào năm 2021 dưới mức dự báo đồng thuận xuống còn 6%.
Các nhà kinh tế của Barclays dẫn đầu bởi Jian Chang cho biết trong một báo cáo: “Chính phủ phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn giữa suy giảm kinh tế nghiêm trọng hơn và nới lỏng các mục tiêu kép về sử dụng năng lượng tổng thể. Hầu hết các nhà kinh tế kỳ vọng tổng sản phẩm quốc nội sẽ tăng khoảng 8% trong năm nay".
Commerzbank: USD/JPY đã sẵn sàng kiểm tra lại mức kháng cự mạnh tại 112.23/50
Tỷ giá USD/JPY đang tiếp cận mức 112.00, mức cao nhất trong 8 tháng. Cặp tiền này đang nhắm đến vùng kháng cự 112.23/50, Karen Jones, Trưởng nhóm Nghiên cứu Phân tích Kỹ thuật FICC tại Commerzbank, cho biết.
USD ổn định đầu phiên giao dịch châu Âu
Bên cạnh hành động trên thị trường trái phiếu và đồng yên, không có nhiều điều khác đáng chú ý vì chứng khoán cũng đang khá im lặng trong phiên cho đến nay.
Đồng đô la đang tăng nhẹ so với đồng bảng Anh, Úc và Franc nhưng nhìn ít thay đổi nên không có nhiều điều cần lưu ý trong thời điểm hiện tại.
Tỷ giá EUR/USD vẫn đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm ngoái quanh mức 1.1545-50 nhưng chúng tôi có khả năng sẽ chờ báo cáo việc làm của Hoa Kỳ sau đó để xác nhận trước cuối tuần.
Cuộc khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc đang tác động đến mọi thứ từ Iphone đến giá sữa
Tác động từ cuộc khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc đang bắt đầu lan rộng trên toàn cầu, làm tổn thương tất cả mọi người từ Toyota Motor Corp. đến những người chăn nuôi cừu ở Úc và các nhà sản xuất hộp các tông.
Tình trạng thiếu điện nghiêm trọng do giá than tăng cao ở nước xuất khẩu lớn nhất thế giới có thể làm tổn hại đến tăng trưởng của chính Trung Quốc và tác động trực tiếp đến chuỗi cung ứng, làm tê liệt nền kinh tế toàn cầu đang vật lộn để thoát khỏi đại dịch.
Thời điểm không thể tồi tệ hơn, với việc ngành vận chuyển vốn đang phải đối mặt với chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn, đang trì hoãn việc giao hàng quần áo và đồ chơi cho những ngày lễ cuối năm. Nó cũng diễn ra ngay khi Trung Quốc bắt đầu mùa thu hoạch, làm dấy lên lo ngại về chi phí hàng tạp hóa tăng mạnh.
Các nhà đầu tư tổ chức đang đổ dòng tiền mua Bitcoin thay vì vàng để chống lạm phát
JPMorgan lưu ý rằng việc tăng giá gần đây đối với Bitcoin chủ yếu là dựa vào dòng tiền từ các nhà đầu tư tổ chức. Các nhà phân tích JPMorgan cho biết sự xuất hiện trở lại của lo ngại lạm phát đã làm mới mối quan tâm đến việc sử dụng Bitcoin như một biện pháp phòng tránh vấn đề này: "Các nhà đầu tư tổ chức dường như đang quay trở lại với Bitcoin có lẽ coi BTC như một lá chắn chống lạm phát tốt hơn vàng."
CEO của MicroStrategy là Michael Saylor cũng đã đăng tải trên trang cá nhân về quan điểm của mình trước báo cáo mới nhất của JPMorgan. Ông rất “lạc quan” đối với tình hình Bitcoin và tổng thể thị trường hiện tại so với vàng.
Chiến lược ngoại hối tại ngân hàng UOB có bình luận gì về triển vọng EUR/USD?
Theo các chiến lược ngoại hối tại ngân hàng UOB, EUR / USD vẫn có thể giảm xuống mức 1.1500 trong những tuần tới khi EUR đã phá vỡ mức hỗ trợ chính tại 1.1530 vào đầu tuần này , khiến đà giảm càng được củng cố. Trên khung D1, EUR có khả năng giao dịch đi ngang trong ngày hôm nay, dự kiến sẽ giao dịch trong phạm vi 1.1540/1.1585.
Hàn Quốc sẽ áp thuế 20% lên tiền mã hóa trong năm 2022
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki cho biết luật thuế tiền mã hóa sẽ được dời ngày đi vào hiệu lực sang năm 2022. Quy định này đáng lý ra đã phải được áp dụng kể từ ngày 01/10 năm nay, tuy nhiên đã bị trì hoãn để các cơ quan chức năng có thêm thời gian xây dựng khung điều chỉnh.
Theo luật, nhà đầu tư tiền mã hóa có thu nhập trong 1 năm từ 2.5 triệu won (2,125 USD) trở lên sẽ phải nộp thuế 20%.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc: PBOC sẽ cải thiện các cơ chế tác động đến lãi suất trên thị trường
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) trong khi lưu ý về các cải cách trong chinhs sách lãi suất, đồng thời cho biết rằng Trung Quốc sẽ cải thiện các cơ chế tác động đến lãi suất dựa trên thị trường thông qua cải cách lãi suất cơ bản cho vay. Ông cũng cho biết PBOC sẽ dần dần đưa lãi suất huy động theo định hướng thị trường.
Thượng nghị sĩ Mỹ tiết lộ khoản đầu tư lên đến “6 chữ số” vào Bitcoin
Theo quy định minh bạch thu nhập của Thượng viện Mỹ, các thượng nghị sĩ phải công bố các khoản đầu tư vào chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, tài sản,… có giá trị từ 1,000 USD trở lên trong vòng 45 ngày kể từ thời điểm thực hiện. Tuy nhiên, theo hồ sơ mới công bố, Thượng nghị sĩ Lummis của bang Wyoming đã mua Bitcoin với giá trị từ 50,000 USD đến 100,000 USD vào ngày 16/08, quá hạn công bố.
Người đại diện văn phòng của bà Lummis cho biết đã có sai sót trong quá trình kê khai, dẫn đến việc thời gian công bố vi phạm quy định của Thượng viện.
Mặc dù vậy, đây vẫn là tín hiệu đáng mừng cho quá trình tiếp nhận Bitcoin.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Hai đồng Antipodean tiếp tục thể hiện sức mạnh!
Đồng USD hiện đang đi ngang khi chỉ số DXY dao động quanh mốc 94.20.
Trong khi đó các đồng High-beta thể hiện sức mạnh do tâm lý tích cực của thị trường.
- Tỷ giá NZD/USD tăng 0.31% lên 0.6944.
- Cặp USĐ/JPY tăng 0.23% lên 111.86.
- Đồng Euro và Bảng Anh không biến động nhiều.
Trung Quốc nâng sản lượng than tại 72 mỏ!
Trung Quốc đã chấp thuận việc tăng sản lượng than tại 72 mỏ. Đây được coi là một phản ứng đối với sự thiếu hụt năng lượng.
72 mỏ than đủ tiêu chuẩn đã được phê duyệt để tăng sản lượng than khoảng 55%. Hiện nay, những lo ngại về khí hậu đang được tạm thời bỏ qua do tình trạng khan hiếm than ở Trung Quốc.
Các chuyên gia dự báo như thế nào về số liệu NFP tối nay?
Báo cáo việc làm Non-farm của Hoa Kỳ sẽ "chốt sổ" việc thu hẹp QE của Fed vào tháng 11. Các nhà tuyển dụng có thể đã tuyển thêm 500,000 vị trí vào tháng 9, theo sự đồng thuận của các chuyên gia, trong khi Bloomberg Economics dự đoán con số 750,000. Chỉ một số liệu quá yếu thì kế hoạch mua tài sản của Fed mới có thể bị trì hoãn dẫn. Trong dấu hiệu mới nhất về thị trường lao động, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã giảm nhiều hơn dự kiến vào tuần trước. Số đơn xin tiếp tục trợ cấp cũng giảm.