- Giá đóng cửa trước đó: 7.2760
- PBOC lần lượt bơm 184 tỷ NDT và 60 tỷ NDT reverse repo kỳ hạn 7 ngày và 14 ngày với lãi suất không đổi là 1.8% và 1.95% (trước đó: 2.15%(
- 215 tỷ NDT reverse repop sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay
- Một khoản bơm ròng 29 tỷ NDT sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở
GDP quý II của Anh đạt 5.5% so với mức 4.8% quý trước
Đây là một mức tăng khiêm tốn so với các ước tính ban đầu, tái khẳng định rằng nền kinh tế Vương quốc Anh đã phục hồi khá tốt vào mùa hè sau khi mở cửa trở lại.
So với quý 4 năm 2019 (trước đại dịch), mức GDP hiện thấp hơn 3.3%.
Các chiến lược ngoại hối tại Ngân hàng UOB có bình luận gì về tỷ giá EUR/USD?
Theo ý kiến của các chiến lược ngoại hối tại Ngân hàng UOB, EUR/USD có thể giảm xuống mức 1.1565 trong những tuần tới. Trên khung D1, đợt bán tháo mạnh khiến đồng EUR lao dốc xuống 1.1588 là một điều bất ngờ. Nói cách khác, đồng EUR có thể suy yếu hơn nữa.
Hưởng lợi từ nhiều yếu tố, quặng sát tăng tới 10%
Các kim loại cơ bản vẫn đang khá tích cực trong bối cảnh các thị trường lạc quan thận trọng hướng tới phiên giao dịch châu Âu hôm thứ Năm.
Cụ thể, quặng sắt tăng hơn 8.0% để vượt qua mức 740 nhân dân tệ/tấn. Ngược lại, đồng Comex tăng 0.05%, kết thúc chuỗi 3 ngày giảm, hiện ở quanh mức 4.20 USD. Được biệt, quặng sắt được hưởng lợi từ việc tạm ngừng hoạt động khai thác tại nhà khai thác kim loại lớn thứ tư trên thế giới.
Evergrande tiếp tục xây dựng các dự án nhà ở Quảng Đông sau dư chấn "bom nợ"
Theo Nloomberg đưa tin, Tập đoàn China Evergrande đang nợ nần chồng chất được cho là đã tiếp tục xây dựng khoảng 20 dự án nhà ở Quảng Đông.
Trong một tin tức đáng khích lệ khác về nhóm nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đang gặp khó khăn, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Marathon Asset Management, Bruce Richards cho biết hôm thứ Năm, công ty đầu tư này sẽ mua lại khoản nợ của Evergrande lần đầu tiên trong tuần này và sẽ tiếp tục với mức giá thấp hiện tại.
Các nhà kinh tế của Goldman Sachs: Nợ công của Trung Quốc chiếm hơn nửa GDP cả nước!
Các nhà kinh tế của Goldman Sachs cho biết trong báo cáo mới nhất, nợ công của Trung Quốc đã tăng lên bằng một nửa Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước. Cụ thể, “Tổng nợ đã tăng lên khoảng 53 nghìn tỷ nhân dân tệ (8.2 nghìn tỷ USD) vào cuối năm ngoái từ mức 16 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm 2013”. “Con số này bằng khoảng 52% tổng sản phẩm quốc nội và lớn hơn số nợ chính phủ chưa thanh toán chính thức.”
Các nhà kinh tế cho biết, có lẽ chính phủ cần tăng cường phát hành trái phiếu và tăng cường tính linh hoạt trong tài trợ của chính phủ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nói chung”.
PMI tháng 9 của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2020
PMI sản xuất của Trung Quốc trong tháng 9 giảm xuống mức 49.6, thấp hơn dự kiến và đây là lần đầu tiên chỉ số này giảm xuống dưới vùng 0-50 kể từ tháng 2/2020. Điều này phản ánh sự tắc nghẽn chuỗi cung ứng tại nước này, khiến các nhà máy hoạt động kém công suất.
Chính phủ Mỹ có nguy cơ đóng cửa trong hôm nay, các nhà làm luật sẽ hành động ra sao?
Thượng viện sẽ bỏ phiếu cho một gói chi tiêu ngân sách tạm thời trong hôm nay để ngăn chặn việc ngân sách tài khóa cạn kiệt trước 30/09 và buộc chính phủ phải đóng cửa. Thượng nghị sĩ Chuck Schumer đã cho biết nó sẽ sớm được thông qua.
Hedging danh mục bằng trái phiếu là một chiến lược không thể thực hiện được trong giai đoạn này?
Mối tương quan giữa trái phiếu và cổ phiếu ngày một tăng đang khiến các nhà đầu tư không thể dùng trái phiếu như một tài sản trú ẩn trong thị trường đầy biến động này. Trong lịch sử, trái phiếu là một công cụ làm đa dạng hóa danh mục tin cậy đối với cổ phiếu, nhưng gần đây chiến lược này đã không hiệu quả, khi cả 2 loại tài sản trên đều bị bán tháo trong tuần này. UBS Global Wealth Management đề xuất các tài sản thay thế là quỹ phòng hộ và quyền chọn.
Những điểm nhấn của Diễn đàn Ngân hàng Trung ương tối qua
Bốn người đứng đầu các ngân hàng trung ương Fed, ECB, BoE và BoJ đã có những lưu ý trấn an về nền kinh tế của họ trong khi thừa nhận những lo ngại về tốc độ và những thách thức đối với sự phục hồi, trong một diễn đàn do ECB tổ chức. Jerome Powell và Christine Lagarde đều nhắc lại lạm phát tăng đột biến là tạm thời, đồng thời cảnh báo biến đổi khí hậu là mối đe dọa lâu dài. Những điều cần lưu ý khác:
- Khu vực đồng Euro đang chứng kiến sự phục hồi "rất bất thường" từ một cuộc suy thoái bất thường không kém, Lagarde cho biết, và nói thêm rằng ECB đang theo dõi các yếu tố có thể khiến lạm phát lâu dài hơn.
- Powell cho rằng áp lực giá phần lớn là do các nút thắt liên quan đến đại dịch và từ chối bình luận về việc liệu ông có muốn làm chủ tịch thêm một nhiệm kỳ nữa hay không.
- Haruhiko Kuroda dự đoán mức tăng GDP "khá nhỏ" của nền kinh tế Nhật Bản trong năm tài chính này, nhưng cho biết tăng trưởng sẽ đạt khoảng 4% vào năm 2022. Nhiệm vụ của BoJ sẽ không thay đổi khi Fumio Kishida tiếp quản vị trí Thủ tướng, ông nói thêm.
- Andrew Bailey cho biết sự phục hồi của Vương quốc Anh có thể mất nhiều thời gian hơn một chút so với dự kiến vào mùa hè. Ông nhắc lại rằng việc tăng lãi suất sẽ là công cụ chính nếu cần có chính sách thắt chặt hơn.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 29/09: Dollar tăng lên mức cao nhất trong 10 tháng
Đồng Dollar đã có một phiên tăng vô cùng mạnh mẽ khi chỉ số DXY tăng 0.68% lên 94.36, mức cao nhất trong 10 tháng qua, khi thị trường tiếp tục tin tưởng vào Fed sẽ thắt chặt chính sách trong năm nay. Điều này đã khiến nhiều đồng tiền khác lao dốc và phá đáy: EUR/USD giảm 0.74% xuống 1.1597, GBP/USD giảm 0.80% xuống 1.3425, USD/JPY tăng 0.42% lên 111.94.
Thị trường chứng khoán đi ngang sau phiên báo tháo vào thứ 4. Dow Jones tăng 0.26%, S&P 500 tăng 0.16% và Nasdaq giảm 0.24%.
Vàng tiếp tục chịu áp lực giảm xuống $1,727/oz. Giá dầu điều chỉnh giảm nhẹ xuống $74.83/thùng.
Chứng khoán châu Âu khởi sắc trở lại sau một ngày rực đỏ
Các chỉ số châu Âu đều đã hồi phục mạnh mẽ trong phiên hôm nay:
- Chỉ số FTSE 100 +1.2%
- Chỉ số DAX +0.7%
- Chỉ số CAC +0.9%
- Chỉ số IBEX +1.3%
- Chỉ số FTSE MIB +0.7%
USDJPY tiến sát 112, lên mức cao nhất kể từ tháng 2/2020
Trước sức mạnh của USD, cặp USDJPY hôm nay đã chạm mức đỉnh ngày tại 111.92, cũng là mức cao nhất kể từ tháng 2/2020. Mục tiếu tiếp theo của phe mua USDJPY sẽ là 112. Hiện tại, USDJPY đang ở mức 111.88.
Trữ dầu tại Mỹ bất ngờ tăng mạnh trong tuần trước!
Trong tuần trước, trữ dầu tại Mỹ tăng gần 4.6 triệu thùng, vượt xa mức kỳ vọng giảm 1,6 triệu thùng. Con số này nối tiếp mức giảm 3.5 triệu thùng của tuần trước.
Dầu WTi vẫn đang được giao dịch tại mức $75/thùng.
Đồng bạc xanh tiếp tục áp đảo thị trường!
Chỉ số DXY tiếp tục kéo dài đà tăng lên mức 94.2 điểm, tăng 0.5% trong ngày. NZD và GBP là 2 đồng tiền bị đạp mạnh nhất, giảm lần lượt 1% và 0.75%. EUR cũng đang tiến sát 1.16 khi giảm 0.5%. Hai đồng tiền ban đầu chưa có nhiều thay đổi so với USD là JPY và CHF hiện giờ cũng đã giảm 0.3%.
Vàng cũng mất toàn bộ đà tăng và hiện giảm 0.3% xuống 1,728.
USD tăng mạnh, GBP rơi xuống mức thấp nhất năm
Lần đầu tiên trong năm nay chỉ số DXY chạm mức 94 điểm trước việc đồng đô la mạnh lên nhờ những kỳ vọng thắt chặt và mối lo ngại từ Trung Quốc. GBP là một trong những đồng tiền chịu áp lực lớn nhất. Mức đáy ngày hôm nay là 1.3440, thấp hơn mức đáy năm trước lập vào tháng Một tại 1.3450. Hiện tại GBPUSD đang tiếp tục kiểm tra vùng đáy năm tại đây.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Mỹ ngày 29/9: Chứng khoán hồi phục, đô la tiếp tục là điểm sáng
Các chỉ số chứng khoán Mỹ hôm nay bắt đầu hồi phục trở lại sau phiên hôm qua giảm rất sâu khi tâm lý các nhà đầu tư đã ổn định trở lại và dòng tiền bắt đáy bắt đầu đổ vào. Chỉ số Dow Jones tăng 0.1%. Chỉ số S&P 500 tăng 0.26%. Chỉ số Nasdaq sau phiên hôm qua bị đạp mạnh nhất hiện đang hồi phục mạnh mẽ nhất trong phiên hôm nay khi tăng gần 0.5%.
Đồng đô la tiếp tục là tâm điểm trên thị trường tiền tệ hôm nay khi chỉ số DXY lần đầu tiên trong năm vượt mức 94 điểm, tăng 0.34%. Tất cả các đồng tiền lớn khác đều đang giảm so với USD: EUR giảm 0.37%, GBP giảm 0.6%, AUD giảm 0.47%, NZD giảm 0.73%. CAD giảm 0.22%. Hai đồng tiền hiện tại vẫn còn trụ được một chút so với USD là hai đồng tiền risk-off JPY và CHF, giảm lần lượt 0.09% và 0.17%.
Vàng tăng 0.18% lên 1,737. Dầu WTI tăng 0.5% lên $74.8/thùng. Bitcoin hồi phục lên mức $42,100. ETH cũng đã tìm lại được mốc $2,900.
TDS có nhận định gì về chỉ số DXY và EURUSD?
Theo TDS, hiện tại đồng đô la và chỉ số DXY đang cực kỳ ổn định, đặc biệt khi EURUSD đã phá vỡ hỗ trợ tại 1.1664. Lúc này xu hướng của EURUSD vẫn rất bearish, với 1.16 là một hỗ trợ tâm lý quan trọng. Tiếp tục phá vỡ hỗ trợ này sẽ mở cửa cho khả năng chỉ số DXY lên vùng 96 điểm.
Hiện tại chỉ số DXY đang ở mức 94 điểm, và EURUSD đang ở mức 1.1641.
Chủ tịch Fed Philadelphia: Lãi suất sẽ tăng vào cuối năm 2022 hoặc đầu năm 2023
Ông Patrick Harker không kỳ vọng lãi suất sẽ tăng cho đến cuối năm 2022 hoặc đầu năm 2023. Ngoài ra, ông cũng cho rằng đã đến lúc để bắt đầu thắt chặt từ từ và có phương pháp. Ông dự báo tăng trưởng GDP sẽ ở mức 6.5% cho năm 2021, sau đó sẽ hạ nhiệt xuống 3.5% vào năm 2022, và lạm phát trong năm 2021 và 2022 sẽ lần lượt ở mức 4% và 2%.
4 thống đốc NHTW các đồng G4 sẽ phát biểu hôm nay!
Jerome Powell, Christine Lagarde, Haruhiko Kuroda và Andrew Bailey có thể giải quyết sự tức giận của nhà đầu tư về lạm phát, tắc nghẽn chuỗi cung ứng và mối đe dọa đối với tăng trưởng khi họ tham gia vào một hội thảo thuộc Diễn đàn ECB hôm nay.
Một số nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu Evergrande ở nước ngoài không nhận được khoản thanh toán lãi ngày hôm nay!
Evergrande có khoản thanh toán 45.2 triệu USD đến hạn thanh toán hôm nay nhưng có thông tin cho rằng một số nhà đầu tư ở nước ngoài đã không nhận được khoản thanh toán.
Họ có thời gian gia hạn 30 ngày cho mỗi lần thanh toán, vì vậy, điều này có thể trở thành vấn đề nhiều hơn nếu sự im lặng tiếp tục kéo dài trong những tuần tới.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Đồng USD tiếp tục tăng trong những phiên cuối tháng!
Đồng USD tiếp tục tăng giá trong bối cảnh dòng tiền cuối tháng đổ về cùng với đà tăng của lợi suất TPCP Mỹ.
- Tỷ giá GBP/USD giảm 0.08% xuống 1.3522.
- Đồng Euro giảm 0.21% xuống 1.1658.
- Tỷ giá USD/JPY giảm nhẹ 0.11% xuống 111.35
- Đồng Aussie tnăg 0.09% trong khi đồng Kiwi giảm 0.23% cho đến thời điểm hiện tại
Thành viên ECB Makhlouf: ECB sẽ không phản ứng với cú sốc lạm phát tạm thời
Nhận xét của nhà hoạch định chính sách ECB, Gabriel Makhlouf
- ECB phải sẵn sàng phản ứng nếu lạm phát trở nên dai dẳng
- Triển vọng kinh tế lạc quan
- Nhưng phải lưu ý khả năng gián đoạn nguồn cung có thể tiếp tục kéo dài
Không có gì mới ở đây từ Makhlouf vì nó chủ yếu khẳng định lại dòng suy nghĩ hiện tại của ECB rằng lạm phát vẫn ở mức "nhất thời", mặc dù Lagarde đã thừa nhận một số lo ngại nhất định qua nhận xét của bà ngày hôm qua.
Niềm tin người tiêu dùng sau điều chỉnh tháng 9 tại Eurozone đạt -4.0 so với -4.0 sơ bộ
Niềm tin kinh tế 117.8 so với dự kiến 116.9
Niềm tin công nghiệp 14.1 so với 12.5 dự kiến
Độ tin cậy dịch vụ là 15.1 so với dự kiến là 16/5
Tâm lý kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu tăng lên trong tháng 9, đánh bại ước tính giảm - được hỗ trợ bởi sự cải thiện đối với tâm lý khu vực công nghiệp khi dịch vụ giảm trong tháng.
Số đơn thế chấp được chấp thuận tháng 8 của Vương quốc Anh đạt 74.5 nghìn so với dự kiến 73.0 nghìn
Tín dụng tiêu dùng ròng đạt 0.4 tỷ bảng Anh
Hoạt động thế chấp của Anh tăng cao hơn nữa với khoản vay ròng trong tháng 8 ở mức 1.4 tỷ bảng Anh, giảm xuống dưới mức trung bình 12 tháng cho đến tháng 6 năm nay.
Tăng trưởng tín dụng tiêu dùng vẫn giảm trên cơ sở hàng năm, ở mức -2.4% so với cùng kỳ năm trước.
Goldman: Nợ chính quyền địa phương ẩn của Trung Quốc chiếm tới một nửa GDP nước này
Theo các nhà kinh tế tại Goldman Sachs Group Inc., nợ chính quyền địa phương ẩn của Trung Quốc đã tăng lên hơn một nửa quy mô nền kinh tế.
Các nhà kinh tế viết trong một báo cáo cho biết tổng số nợ của các tổ chức tài trợ của chính quyền địa phương đã tăng lên khoảng 53 nghìn tỷ nhân dân tệ (8.2 nghìn tỷ USD) vào cuối năm ngoái từ mức 16 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm 2013. Con số đó bằng khoảng 52% tổng sản phẩm quốc nội và lớn hơn số dư nợ chính thức của chính phủ.
Các nhà quản lý Trung Quốc được cho là đang thắt chặt kiểm soát đối với giao dịch ngoại hối liên ngân hàng
Reuters báo cáo về vấn đề này, trích dẫn hai nguồn ngân hàng
Có thông tin cho rằng chính quyền Trung Quốc đang tìm cách tăng cường hạn chế đầu cơ ngoại hối bằng cách thắt chặt kiểm soát hoạt động bên trong thị trường. Các biện pháp như vậy đang gây áp lực buộc các ngân hàng phải giao dịch ít hơn và trong phạm vi nhỏ hơn.
Thêm rằng cơ quan quản lý ngoại hối của Trung Quốc đã kêu gọi các nhà tạo lập thị trường thu hẹp chênh lệch giá mua - bán ra, với một nguồn tin cũng nói rằng họ đã được yêu cầu cắt giảm khối lượng để giảm doanh thu của các giao dịch liên ngân hàng.
Thủ tướng mới đắc cử của Nhật Bản, Fumio Kishida: Cần hợp nhất gói kích thích trị giá hàng chục nghìn tỷ yên vào cuối năm
Thủ tướng mới đắc cử của Nhật Bản, Fumio Kishida, phát biểu:
- Quyết định tranh cử vì ông cảm thấy rằng "nền dân chủ của Nhật Bản đang gặp nguy hiểm"
- Cần tiếp tục chiến đấu chống lại COVID-19
- Muốn chứng tỏ đảng Dân chủ tự do có khả năng lắng nghe người dân
Ông hứa sẽ chi tiêu nhiều hơn (như tiêu đề) nhưng cũng tránh xa chủ nghĩa tân tự do để hỗ trợ nhiều hơn cho tầng lớp trung lưu/lao động. Tuy nhiên, người kế nhiệm Abe từng được mệnh danh là rõ ràng không có khả năng mang lại sự thay đổi mạnh mẽ cho bối cảnh chính trị và kinh tế Nhật Bản.
Elon Musk lên tiếng trước tình hình pháp lý của Hoa Kỳ và bối cảnh đàn áp từ Trung Quốc
Cụ thể, khi được đặt câu hỏi rằng liệu chính phủ Hoa Kỳ có nên tham gia vào việc điều chỉnh không gian tiền mã hóa hay không, Elon Musk lập tức nêu rõ câu trả lời rằng Hoa Kỳ nên tránh xa mọi nỗ lực để “nhúng tay” vào việc này. “Tôi nghĩ rằng chính phủ Mỹ không thể phá hủy tiền mã hóa, nhưng có thể sẽ làm chậm quá trình phát triển của thị trường. Tốt nhất thì họ không nên can thiệp gì cả.”
Đồng thời, Musk cũng đề cập đến vai trò của Trung Quốc trong việc khai thác và quản lý tiền mã hóa. Tuần trước, Trung Quốc đã đưa ra các biện pháp cứng rắn hơn trong cuộc đàn áp trên diện rộng
Tâm trạng risk-off bao trùm toàn bộ thị trường!
Cổ phiếu châu Á đang chịu nhiều áp lực trong bối cảnh tâm lý thị trường bị ảnh hưởng do những lo ngại về việc Evergrande có khả năng không trả lãi trái phiếu công ty, dự kiến thanh toán vào thứ Tư. Chỉ số MSCI Châu Á - Thái Bình Dương ngoài Nhật Bản giảm 1.30% trong khi Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 2.45% hàng ngày vào thời điểm báo chí của phiên giao dịch trước Châu Âu vào thứ Tư. Chỉ số BSE Sensex của Ấn Độ cũng chịu ảnh hưởng bởi tâm trạng tránh rủi ro chung và giá dầu mạnh khi giảm 0.50% trong ngày trong khi KOSPI của Hàn Quốc giảm hơn 1.50%.
Dầu thô giảm ngày thứ 2 liên tiếp sau khi một báo cáo chỉ ra sự gia tăng trong kho dự trữ và các nhà đầu tư rút lui khỏi các tài sản rủi ro do lo ngại Mỹ có thể vỡ nợ. Dầu WTI hiện đang được giao dịch tại 74.08 USD/thùng sau khi giảm 0.44% trong ngày và dầu Brent theo sau với mức giảm 0.4%, hiện đang đạt 77.85 USD/thùng
Trên thị trường FX, tỷ giá EUR/USD đang giao dịch ở gần mức thấp nhất của năm, dưới 1.1700 và đang hướng về vùng hỗ trợ quan trọng tại 1.1664-66. Trong khi đó, tỷ giá USD/JPY đã nhanh chóng chạm mức cao nhất kể từ tháng 3 năm ngoái là 111.68. Các vị thế short AUD/NZD giảm khi New Zealand báo cáo sự gia tăng trong các ca nhiễm Covid-19 trong khi Úc chuẩn bị giảm bớt các hạn chế ở bang đông dân nhất của mình. GBP/USD tăng cao hơn sau khi giảm hôm thứ Ba xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm.
Fitch hạ xếp hạng tín nhiệm Evergrande và các công ty con Hengda, Tianji sau khủng hoảng
Fitch hạ xếp hạng tín nhiệm Evergrande và các công ty con Hengda, Tianji xuống "C" từ "CC" Fitch trích dẫn rằng công ty không có khả năng thanh toán khoản lãi suất cho các trái phiếu không bảo đảm trong vòng 30 ngày- nhiều khả năng dẫn đến vỡ nợ.
Châu Âu là nền kinh tế tiền mã hoá lớn nhất thế giới với hơn 1 tỷ USD giao dịch
Theo nghiên cứu mới nhất từ Chainalysis, khu vực Trung – Bắc – Tây ÂU (CNWE) đã nổi lên là khu vực hoạt động tích cực nhất trong thị trường tiền mã hoá trên thế giới. Trong năm qua, khu vực này cũng đã nhận được hơn 1 nghìn tỷ USD giá trị tài sản kỹ thuật số. Khu vực này đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ về khối lượng giao dịch trên tất cả các danh mục liên quan tiền mã hoá, đặc biệt là DeFi. Theo Chainalysis, các giao dịch tiền mã hoá bao gồm mọi thứ liên quan như giao dịch, đầu tư và thương lượng kinh doanh.
Châu Âu cũng trở thành điểm nóng cho các nhà đầu tư tổ chức, với giá trị giao dịch trong danh mục này tăng lên 46.3 tỷ USD vào tháng 6/2021. Con số này lớn hơn rất nhiều so với 1.4 tỷ USD vào tháng 7/2020. Điều đáng ngạc nhiên nhất là Vương Quốc Anh lại là nền kinh tế tiền mã hoá lớn nhất trong khu vực với 170 tỷ USD giá trị giao dịch. Trong đó, khoảng 49% giá trị được thực hiện thông qua các giao thức DeFi.
Rất nhiều nền tảng tiền mã hóa đang lần lượt “tháo chạy” khỏi Trung Quốc sau lệnh cấm
Ít nhất 18 nền tảng cung cấp dịch vụ liên quan đến tiền mã hóa đã thông báo rằng họ sẽ thoát khỏi thị trường ở Trung Quốc trước lệnh cấm hiện tại mà quốc gia này vừa đưa ra. Không chỉ riêng các nền tảng dịch vụ cung cấp tiền mã hóa bị ảnh hưởng, những pool khai thác lớn nhất tại Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Evergrande cần thanh toán 45.2 triệu USD lãi suất đến hạn trong hôm nay
Trái phiếu Evergrande đã đến kỳ hạn thanh toán lãi suất, với tổng mức thanh toán là 45.2 triệu USD. Công ty có 30 ngày để hoàn tất nghĩa vụ này, và dĩ nhiên, họ sẽ "câu giờ".
Dầu có một tháng tốt nhất kể từ tháng 2
Giá dầu WTI đã tăng 8.61% trong tháng 9 này, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 2. Và điều đó cũng khiến lợi suất cao hơn, vì giá trái phiếu giảm có xu hướng đi đôi với giá dầu tăng, vì giá dầu thô cao hơn có thể làm tăng lạm phát, giảm sức hấp dẫn của trái phiếu chính phủ.
New Zealand ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 cao nhất trong 1 tháng
New Zealand trong hôm nay ghi nhận thêm 45 ca nhiễm COVID-19, mức cao nhất trong 1 tháng. Trong hôm nay, Thủ tướng sẽ quyết định có tiếp tục các lệnh giãn cách hay không.
Một thượng nghị sĩ không ủng hộ tái bổ nhiệm chủ tịch Powell
Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren đã bỏ phiếu bất tín nhiệm với ông Jerome Powell, cho biết bà sẽ không ủng hộ ông trong nhiệm kỳ thứ hai với tư cách là chủ tịch Fed, cho rằng ông đã khiến hệ thống ngân hàng kém an toàn hơn và điều đó khiến ông trở thành một "kẻ nguy hiểm khi đứng đầu Fed". Lập trường của bà có thể khiến Tổng thống Joe Biden đau đầu, vì các trợ lý Nhà Trắng và Janet Yellen đã khuyên giữ ghế Powell sau khi nhiệm kỳ đầu tiên của ông kết thúc vào tháng 2.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 28/09: Chứng khoán, trái phiếu và vàng bị bán tháo đồng loạt
Sự kỳ vọng vào lãi suất của Fed sớm được tăng và QE sẽ nhanh chóng được cắt giảm, cùng với việc nợ công của Mỹ sắp chạm trần đã khiến lợi suất 10 năm tăng cao, chạm mức 1.54% trong phiên vừa rồi. Điều này đã kích hoạt một đà bán tháo các cổ phiếu công nghệ, thị trường chứng khoán chìm trong sắc đỏ. Dow Jones giảm 1.63%, S&P 500 giảm 2.04% và Nasdaq giảm 2.83%.
Trên thị trường FX, đồng USD đã chạm mốc cao nhất trong hơn 10 tháng khi chỉ số DXY tăng 0.34% lên 93.72. USD/JPY tăng 0.44% lên 111.48, tiệm cận mức cao nhất trong 1.5 năm, còn GBP/USD giảm sâu 1.15% xuống 1.3534, mức thấp nhất kể từ đầu năm nay.
Giá vàng lao dốc xuống $1,734/oz. Dầu đi ngang ở $75.29/thùng.
Chứng khoán châu Âu kết phiên rực đỏ
Các chỉ số châu Âu đều đã ghi nhận giảm sâu trong phiên hôm nay:
- Chỉ số DAX -2.0%
- Chỉ số FTSE 100 -0.5%
- Chỉ số CAC -2.1%
- Chỉ số IBEX -2.0%
- Chỉ số FTSE MIB -2.0%
Tâm lý risk-off bao trùm, dầu đảo ngược đà tăng
Trong phiên hôm nay, dầu WTI đã tăng khoảng 1% lên mức $76.6/thùng trước những lo ngại về vấn đề năng lượng. Tuy nhiên điều này cũng không thể cản lại được sức mạnh của đồng đô la. Chỉ số DXY lúc này đã lên mức 93.8 điểm, tăng 0.42% trong phiên. Tâm lý risk-off bao trùm đã khiến dầu WTI về với mức $74.8/thùng, giảm gần 1% trong ngày.
Dầu Brent cũng đã giảm xuống $78.7/thùng, giảm 0.8% trong ngày.