- Giá đóng cửa trước đó: 7.2760
- PBOC lần lượt bơm 184 tỷ NDT và 60 tỷ NDT reverse repo kỳ hạn 7 ngày và 14 ngày với lãi suất không đổi là 1.8% và 1.95% (trước đó: 2.15%(
- 215 tỷ NDT reverse repop sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay
- Một khoản bơm ròng 29 tỷ NDT sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở
Bộ trưởng Tài chính Pháp, Bruno Le Maire cho biết không coi số liệu lạm phát hiện tại là một xu hướng dài hạn
Bình luận của ông phù hợp với những gì các nhà hoạch định chính sách của ECB đã rao giảng trong vài tháng qua nên không có gì mới mẻ.
Quỹ đầu tư của Huyền thoại Bill Miller: Vàng kỹ thuật số – Bitcoin có tiềm năng tăng giá rất lớn
Nhằm nhấn mạnh động thái đầu tư vào Quỹ đầu tư Bitcoin của Grayscale vào đầu năm nay, Miller Opportunity Trust cho biết: “Trong thời gian khi bitcoin giảm, quỹ tín thác được giao dịch ở mức chiết khấu lớn hơn so với các khoản nắm giữ cơ bản bằng bitcoin, cung cấp thêm tiềm năng để tăng giá. Chúng tôi tin rằng Bitcoin có tiềm năng tăng giá đáng kể như một dạng” vàng kỹ thuật số “. Với giá trị vốn hóa thị trường của vàng đang trên 11 nghìn tỷ USD, giá trị vốn hóa hiện tại của Bitcoin gần 600 tỷ USD và sẽ còn một chặng đường rất dài để đuổi kịp vàng. Chúng ta đang ở giai đoạn đầu trong một xu hướng áp dụng mạnh mẽ và Bitcoin sẽ đối diện với rất nhiều nhiều biến động nhưng phần thưởng của rủi ro là cực kỳ hấp dẫn.”
Kim loại quý còn rất nhiều dư địa tăng giá
Số lượng mở vị thế đã tăng gần 9K hợp đồng vào thứ Sáu và đảo ngược hai đợt pullback hàng ngày liên tiếp - theo dữ liệu từ CME Group.Khối lượng đã tăng gần 75 nghìn hợp đồng, sau hai lần giảm hàng ngày liên tiếp.
Giá của kim loại quý đã đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Sáu với mức tăng nhẹ trong bối cảnh khối lượng mở ngày càng tăng. Vàng cần phải xóa bỏ ngưỡng kháng cự khó khăn trong vùng 1,830 USD/ounce để tiếp tục phục hồi trong thời gian ngắn tới.
Thủ tướng New Zealand: Các lệnh phong toả sẽ được nới lỏng ở tất cả các khu vực trừ Auckland
Auckland vẫn bị phong toả hoàn toàn cho đến ít nhất là ngày 15 tháng 9
Hiện tại, thị trường đã vượt qua những lo ngại tồi tệ nhất về nền kinh tế New Zealand. Các dữ liệu cũng đang cho thấy những dấu hiệu cho thấy tình hình căng thẳng đang giảm bớt - củng cố những kỳ vọng trước cuộc họp chính sách RBNZ vào tháng 10.
Bloomberg cho rằng Bitcoin là tài sản dự trữ toàn cầu trên con đường đạt 100,000 USD
Ấn phẩm tháng 9 của Bloomberg Crypto Outlook đã đưa ra mức giá 100,000 USD BTC và 5,000 USD Ethereum (ETH) sau khi cả hai đồng coin tồn tại mạnh mẽ sau đợt điều chỉnh hơn 50% trong suốt 3 tháng vừa qua. Danh mục đầu tư của một số sự kết hợp giữa vàng và trái phiếu ngày càng trở nên trống rỗng nếu không có Bitcoin và Ethereum tham gia vào sự kết hợp này. Sự suy giảm rủi ro vĩ mô là mối đe dọa chính đối với thị trường tăng giá tiền mã hóa.
Dự báo dài hạn của McGlone đặt BTC gần trung tâm của hệ thống tài chính toàn cầu. McGlone nói sau khi giải thích rằng đồng USD Mỹ đã tăng hơn 300% so với các đối thủ lớn kể từ khi Tổng thống Richard Nixon bỏ chuyển đổi USD Mỹ sang vàng vào năm 1971. Ông giải thích thêm: Chúng tôi thấy trước một tương lai của Bitcoin, tài sản dự trữ mã hóa, bổ sung cho đồng tiền dự trữ USD Mỹ.
Phó Thủ tướng Trung Quốc: Quốc gia sẽ tiếp tục mở cửa nền kinh tế
Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Hai, nước này sẽ tiếp tục mở cửa nền kinh tế
Phát ngôn chính
“Chúng ta phải hỗ trợ kinh tế tư nhân. “
“Các nguyên tắc và chính sách hỗ trợ kinh tế tư nhân không thay đổi và sẽ không thay đổi”.
USD/CNY đang giao dịch khiêm tốn ở mức 6.4545, giữa sự phục hồi rộng rãi của đồng đô la Mỹ và sự phục hồi của chứng khoán Trung Quốc.
Binance ngừng cung cấp dịch vụ tiền mã hóa tại Singapore
Sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới đã ra thông báo chấm dứt dịch vụ tại Singapore. Cụ thể, kể từ 11:00 AM ngày 10/09/2021 (giờ Việt Nam), Binance sẽ:
– Ngừng các cặp giao dịch tiền mã hóa với đô la Singapore (SGD), cả ở spot lẫn P2P
– Ngừng chấp nhận thanh toán bằng SGD
– Gỡ bỏ ứng dụng giao dịch Binance khỏi App Store và Google Play tại Singapore
MUFG: Động thái của ECB trong tuần này có thể làm chậm đà tăng của EUR/USD
Nhận định của MUFG:
- "Chúng tôi không mong đợi ECB sẽ thay đổi quy mô PEPP vào tuần tới. Tôi nghĩ tháng 12 sẽ là thời điểm hợp lý hơn để ECB giảm tốc độ mua trái phiếu, giống như Fed."
- "Chúng tôi cho rằng cuộc họp thứ 5 tới sẽ là lúc ECB công bố hướng đi mới của chính sách tiền tệ và chúng tôi hy vọng ECB sẽ tận dụng lợi thế của điều đó để làm chậm đà tăng của EUR/USD từ đây"
EU: ECB thắt chặt tiền tệ là một sai lầm!
Ủy viên phụ trách kinh tế của Liên minh châu Âu, Paolo Gentiloni đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, bám sát quan điểm rằng lạm phát là nhất thời:
- "Chúng tôi đang theo dõi lạm phát tại khu vực đồng euro, chúng tôi nên theo dõi nó chính xác, nhưng không đưa ra kết luận quá sớm"
- "Tôi nghĩ rằng thắt chặt chính sách sẽ là một sai lầm lớn, bởi trên thực tế lạm phát vẫn chỉ là một hiện tượng nhất thời."
FDA chưa vội vàng triển khai kế hoạch tiêm mũi 3
FDA thảo luận với Nhà Trắng cho biết rằng, chính quyền nên thu hẹp kế hoạch tiêm mũi 3 cho công chúng vào ngày 20/09, bởi họ cần thêm thời gian để thử nghiệm. Vaccine của Pfizer có thể được triển khai, còn kết quả của Moderna cần theo dõi thêm.
Bang lớn thứ 2 nước Úc chứng kiến số ca nhiễm COVID-19 tăng nhanh
Trong ngày hôm nay, bang Victoria của Úc đã ghi nhận thêm 246 ca nhiễm mới, cao hơn nhiều so với hai ngày cuối tuần qua là 190 và 183 ca.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 03/09: NFP gây thất vọng, USD suy yếu
Bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ trong tháng 8 đã thực sự mang đến nhiều sự thất vọng đến giới đầu tư. Biên chế lao động chỉ ghi nhận mức tăng vỏn vẹn 235,000 việc làm, chỉ bằng 1/3 so với dự báo của giới chuyên gia. Điều này khiến cho sự không chắc chắn trong việc Fed thắt chặt chính sách tăng lên và khiến đồng USD suy yếu. Chỉ số DXY giảm 0.11% xuống 92.12. Các đồng tiền khác đều tăng so với USD, dẫn đầu là AUD tăng 0.69% lên 0.745, NZD tăng 0.57% lên 0.7148, đều là mức cao nhất kể từ giữa tháng 7. EUR/USD đi ngang sau khi tăng vượt mốc 1.19 còn USD/JPY giảm 0.20% xuống 109.69.
Thị trường chứng khoán đi ngang khi các nhà đầu tư lo ngại về tăng trưởng kinh tế bị chậm lại do biến thể Delta, tuy vậy vẫn hy vọng chính sách nới lỏng được duy trì sẽ giúp đỡ nền kinh tế. Dow Jones giảm 0.21%, Nasdaq tăng 0.21% còn S&P 500 đi ngang.
Giá vàng tăng hơn 1% lên $1,828/oz khi đồng USD suy yếu. Giá dầu giảm 1% xuống $69.29/thùng
ETH bay cao trước cơn sốt NFT
Giá đồng tiền ảo này tiến sát mức $4,000 hôm nay khi cơn sốt NFT tiếp tục tăng cao, đặc biệt là với EtherRock. Được biết, giá sàn cho 1 EtherRock chạm mức 800 ETH, tương đương hơn 3 triệu USD.
Vàng kiểm tra đỉnh tháng Bảy tại 1,834
Vàng đã lấy lại được đà tăng dù lúc trước có phần khựng lại sau báo cáo NFP. Mức đỉnh ngày đạt được là 1,834, trùng với mức đỉnh cũ của tháng trước, và cũng là mức cao nhất kể từ cuộc họp FOMC tháng Sáu. Đây cũng sẽ là kháng cự quan trọng trước khi vàng có thể lên 1,900.
Hiện vàng vẫn đang tiếp tục kiểm tra kháng cự này.
Số liệu PMI ngành dịch vụ của ISM tại Mỹ có gì mới?
Trong tháng Bảy, chỉ số PMI ISM ngành dịch vụ đạt 61.7 điểm, cao hơn kỳ vọng ban đầu là 61.5 điểm. Con số này giảm 2.4 điểm so với tháng trước.
PMI dịch vụ tại Mỹ đạt 55.1 điểm so với 55.2 điểm sơ bộ
Chỉ số PMI Markit ngành dịch vụ tại Mỹ đạt 55.1 điểm trong tháng Tám, khá gần với số liệu sơ bộ là 55.2 điểm.
Đồng đô la Mỹ vẫn đang suy yếu nhẹ sau dữ liệu NFP.
Chứng khoán Mỹ suy yếu sau dữ liệu NFP đáng thất vọng
Cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ đều đang giảm điểm sau khi báo cáo NFP chỉ ghi nhận thêm 235 nghìn việc làm mới, không bằng 1/3 kỳ vọng là 750 nghìn. Chỉ số Dow Jone giảm 0.34%, S&P 500 giảm 0.21% và Nasdaq giảm 0.09%. Sự ảm đạm này cũng có thể thấy tại thị trường châu Âu: CAC là chỉ số giảm sâu nhất (-1.3%), DAX và FTSE MIB đều giảm 0.7% và FTSE 100 giảm 0.38%.
Dù báo cáo NFP gây thất vọng, đồng đô la vẫn đang trụ khá vững so với các đồng tiền khác. Chỉ số DXY chạm đáy ngày tại 91.9 điểm, nhưng hiện tại đã hồi lên 93.1 điểm, tương đương mức giảm 0.1%. EUR chạm đỉnh ngày tại 1.1910, không thể kiểm tra thành công kháng cự 1.19 và hiện giảm xuống 1.1878, gần như không đổi trong ngày. GBP cũng chỉ tăng gần 0.1%. JPY tăng 0.2%. AUD và NZD tăng lần lượt 0.51% và 0.36%. CHF tăng nhẹ 0.07%. CAD tăng 0.1%.
Vàng chạm đỉnh ngày tại 1,829, tuy nhiên ngay sau đó đã giảm xuống và hiện ở mức 1,820, tương đương mức tăng 0.6%. Dầu tăng 0.5%, giữ vững mức $70/thùng.
Vàng vẫn còn một chướng ngại vật trước khi quay lại 1,900
Vàng đã cho thấy sự rắn rỏi của mình sau khi chạm mức 1,680 trong tháng trước và nhanh chóng hồi phục lại lên hơn 1,800 lúc này. Tuy nhiên, kim loại này đang chuẩn bị gặp "trùm cuối" đích thực.
Với bảng lương NFP đáng thất vọng, vàng đã bứt phá trong phiên hôm nay, tuy nhiên đà tăng đã chững lại ở mức 1,829. Để tiếp tục tăng cao hơn, vàng sẽ cần phải vượt khỏi đỉnh tháng trước là 1,834. Nếu vàng có thể breakout khỏi mức này, mức 1,900 sẽ rộng mở trước mắt.
Hiện tại, vàng đang được giao dịch quanh mức 1,825.
Báo cáo NFP tháng 8 tại Mỹ có gì đáng chú ý?
- Tỷ lệ thất nghiệp 5.2% không đổi so với dự kiến
- Tỷ lệ tham gia lao động 61.7%, cao hơn so với mức 61.6% dự kiến
- Số việc làm mới là 245 nghìn, thấp hơn rất nhiều so với dự báo 750 nghìn
- Chỉ số DXY giảm xuống mốc 92.00 tuy nhiên đã bật tăng trở lại.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Đếm ngược tới giờ NFP!
Các nhà đầu tư đang nín thở chờ đợi báo cáo NFP sau 1 tiếng 30 phút nữa!
- Chỉ số DXY hiện đi ngang quanh mốc 92.23.
- Tỷ giá GBP/USD giảm nhẹ 0.05% xuống 1.3823.
- Trong khi đó các đồng Antipodean vẫn thể hiện sức mạnh của mình. Tỷ giá AUD/USD tăng 0.46% lên 0.7432.
- Cặp USD/CHF tăng nhẹ 0.06% lên 0.9147.
BofA nâng dự báo tăng trưởng khu vực đồng Euro!
BofA đã thay đổi các dự báo của mình trong bản báo cáo mới nhất:
- Dự báo tăng trưởng 4.8% vào năm 2021 (trước đây là 4.2%)
- Dự báo tăng trưởng 3.7% vào năm 2022 (trước đây là 3.5%)
- Dự báo lạm phát tăng 2.2% vào năm 2021 (trước đây là 2.0%)
- Dự báo lạm phát tăng 1.7% vào năm 2022 (trước đây là 1.5%)
- Kỳ vọng chương trình PEPP kết thúc vào tháng 3 năm 2022
Nền kinh tế khu vực đồng Euro đã cho thấy khả năng phục hồi khá đáng kể trong suốt mùa hè và mặc dù các điều kiện tăng trưởng có thể đã đạt đỉnh, nhưng có vẻ như Quý 3 cho thấy khả năng tăng trưởng khá mạnh mẽ ít nhất dựa trên triển vọng hiện tại.
Chứng khoán châu Âu đóng cửa ra sao trong phiên hôm nay?
Các chỉ số châu Âu đa phần đều tăng nhẹ, duy nhất có chỉ số Ibex không đổi:
- Chỉ số DAX, +0.1%
- Chỉ số CAC, +0.1%
- Chỉ số FTSE 100, +0.2%
- Chỉ số Ibex, không đổi
- Chỉ số FTSE MIB, +0.2%
Dầu thô vượt $70/thùng
Dầu WTI hiện đã tăng hơn 3% trong phiên hôm nay, vượt mức $70/thùng nhờ tâm lý risk-on bao trùm thị trường. Với việc vượt qua kháng cự tâm lý này, phe mua đã mở rộng cửa cho mục tiêu sắp tới là 71.16, đỉnh của tháng Tám.
Với việc dầu tăng mạnh, CAD cũng đang hưởng lợi khi tăng gần 0.5% so với USD.
Vàng tiếp tục kẹt trong biên độ hẹp, chờ đợi NFP
Tâm lý risk-on bao trùm cộng với việc thiếu đi dữ liệu vĩ mô tiếp tục giữ vàng ở thế thủ trong phiên hôm nay. Vàng đã kẹt trong biên độ 1,800-1,820 từ đầu tuần, không thể xác định rõ ràng được hướng đi, ngay cả khi báo các ADP gây thất vọng khiến đô la suy yếu. Các trader vàng sẽ tiếp tục đợi báo cáo NFP ngày mai. Nếu báo cáo này vượt kỳ vọng, rất có khả năng vàng sẽ giảm sâu xuống vùng 1,770, tuy nhiên, nếu NFP gây thất vọng như ADP, vàng sẽ có cơ hội phá kháng cự gần nhất tại 1,820 và vượt lên các mức 1,835 và 1,852.
Hiện tại vàng đang được giao dịch ở mức 1,811.
USD tiếp tục suy yếu trong phiên hôm nay
Có vẻ như đồng đô la đang tiếp tục gặp khó khăn trước ngày báo cáo việc làm NFP được công bố. Chỉ số DXY chạm đáy ngày tại 92.3 điểm, thấp nhất kể từ ngày 6/8. Nhiều đồng tiền khác đang lập đỉnh mới như:
- EUR chạm mức 1.1862, cao nhất kể từ đầu tháng Tám
- GBP chạm mức 1.1318, cao nhất kể từ ngày 16/8
- AUD vượt 0.74, lên mức cao nhất kể từ đầu tháng Tám
- NZD vượt 0.71, lên mức cao nhất kể từ đầu tháng Bảy
Hiện tại, DXY đã hồi phục nhẹ lên 92.4 điểm, nhưng sức ép vẫn là rất lớn.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Mỹ ngày 2/9: Chứng khoán khởi sắc trước ngày quan trọng
Các chỉ số chứng khoán Mỹ đều đang tăng điểm ngay từ đầu phiên hôm nay khi tâm lý risk-on bao trùm thị trường. Cả ba chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq đều đang tăng 0.4%. Tại châu Âu, thị trường có vẻ đang trầm lắng hơn, khi các chỉ số chỉ đang tăng nhẹ (DAX +0.12%, CAC +0.13%) hoặc chưa có nhiều thay đổi (FTSE 100 -0.01%, FTSE MIB +0.01%).
Tâm lý risk-on đang khiến đô la Mỹ suy yếu nhẹ trong phiên hôm nay. Chỉ số DXY giảm 0.1% xuống 92.4 điểm. Hai đồng tiền mạnh nhất lúc này là AUD và NZD, cả hai đều tăng khoảng 0.55%. EUR tăng nhẹ 0.12%. GBP tăng 0.2%. JPY chưa có nhiều thay đổi, CHF giảm 0.16%. CAD tăng 0.1%. Nhìn chung, thị trường hôm nay khá trầm lắng khi các trader vẫn đang chờ đợi báo cáo việc làm quan trọng vào ngày mai.
Vàng giảm 0.15% xuống 1,810. Dầu tăng 2.5%, quay trở lại mức $70/thùng.
Số liệu thất nghiệp tuần này tại Mỹ có gì mới?
Dữ liệu tuần này cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ đã giảm xuống 340 nghìn, tốt hơn dự báo 342 nghìn. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ đại dịch Covid bắt đầu.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Nhà đầu tư tiếp tục chờ đợi báo cáo NFP!
Nhà đầu tư tiếp tục chờ đợi báo cáo NFP ngày mai, do đó có rất ít sự tham gia vào thị trường lúc này.
- Chỉ số DXY giảm nhẹ 0.1% xuống 92.40.
- Hai đồng Antipodean tạo điểm nhấn khi đều tăng hơn 0.3% trong phiên hôm nay. Tỷ giá AUD/USD tăng 0.31% lên 0.7386.
- Trong khi đó các đồng tiền trú ẩn như JPY, CHF tiếp tục suy yếu.
- Cặp EUR/USD tăng 0.12% lên 1.1852.
Chuyên gia tại Westpac bình luận gì về chỉ số DXY?
Chuyên gia tại Westpac cho rằng có những yếu tố thách thức hơn đối với USD đã xuất hiện gần đây. Tuy nhiên, đà giảm của chỉ số DXY có khả năng bị giới hạn ở vùng 91.5-92.0. Bên cạnh đó, họ lưu ý rằng chỉ số này có thể hướng đến mốc 94.0 trong Quý 4.
Thành viên BOJ Kataoka: BOJ phải tăng cường mua trái phiếu để đẩy lãi suất ngắn hạn và dài hạn xuống
Nhận xét của nhà hoạch định chính sách BOJ, Goushi Kataoka
- Trước những diễn biến kinh tế, cá nhân nhận thấy cần phải có những bước đi mạnh mẽ hơn về chính sách tiền tệ
Điều này chắc chắn mang tính ôn hòa, vì Kataoka trước đó cũng đã nhận xét rằng sự phục hồi kinh tế ở Nhật Bản chưa đủ nhanh.
Bất chấp nhận xét rầm rộ, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản đã giữ trong biên độ hẹp kể từ tháng 7, khoảng 0% đến 0.02% nhưng đã tăng nhẹ trong tuần này lên 0.03% - phù hợp với xu hướng trên thị trường trái phiếu toàn cầu trong vài ngày qua.
Bill Gross nói trái phiếu là "khoản đầu tư rác", giống như tiền mặt
Gross, người đồng sáng lập Công ty Quản lý Đầu tư Thái Bình Dương vào những năm 1970 và đã nghỉ hưu vào năm 2019 cho biết "tiền mặt đã là rác trong khá lâu rồi, nhưng hiện tại có một ứng cử viên mới".
Cuộc thăm dò mới nhất tiếp tục cho thấy đảng bảo thủ Đức đang bị tụt lại phía sau
SPD đang duy trì vị trí dẫn đầu
Cuộc thăm dò mới nhất của Kantar cho thấy sự ủng hộ dành cho đảng bảo thủ ở mức 21% trong khi SPD ở mức 25%, khẳng định lại tâm lý mới nhất về cuộc bầu cử ngày 26 tháng 9. Với việc bà Merkel từ chức, CDU đang gặp khó khăn lớn trong thời gian qua.
CPI tháng 8 của Thụy Sĩ + 0.9% so với + 0.8% dự kiến
CPI cốt lõi + 0.4% so với cùng kỳ năm trước
Lạm phát hàng năm trong nền kinh tế Thụy Sĩ tăng nhẹ nhưng với lạm phát cơ bản phần lớn vẫn ở mức thấp hơn, điều đó sẽ không làm thay đổi lập trường của SNB.
Chứng khoán Pháp, Tây Ban Nha thăng hoa trong phiên chào tháng Chín
4/5 chỉ số chứng khoán châu Âu đã đóng cửa trong sắc xanh phiên hôm nay. Tâm điểm thuộc về chỉ số CAC của Pháp và chỉ số Ibex của Tây Ban Nha:
- Chỉ số DAX, -0.1%
- Chỉ số CAC, +1.2%
- Chỉ số FTSE 100, +0.4%
- Chỉ số Ibex, +1.6%
- Chỉ số FTSE MIB, +0.6%
Chuyến "tàu lượn" mang tên vàng tiếp diễn trong phiên Mỹ
Dữ liệu ADP gây thất vọng không thể đưa vàng lên cao trong phiên hôm nay, khi kim loại này hụt hơi ở 1,820, sau đó quay đầu giảm xuống 1,811 trước khi hồi phục lên 1,818. Ít phút sau, vàng lại quay đầu giảm, chạm mức gần đáy ngày tại 1,808 và về gần mức đóng cửa hôm qua là 1,813 lúc này. Như vậy, vàng vẫn đang kẹt trong biên độ hẹp, và nhiều khả năng sẽ chờ đợt báo cáo việc làm NFP cuối tuần này để xác định hướng đi.
Trữ dầu tại Mỹ tiếp tục giảm sâu hơn dự báo
Theo EIA, trữ dầu tại Mỹ trong tuần trước đã giảm tới 7.2 triệu thùng. Con số này vượt xa kỳ vọng giảm ban đầu là 2.8 triệu thùng.
Dầu vẫn chưa hề có động thái tăng giá trở lại, hiện giao dịch ở mức $67.4/thùng.
Số liệu PMI ngành sản xuất tháng Tám tại Mỹ có gì mới?
Trong tháng Tám, PMI ngành sản xuất tại Mỹ đạt 61.1 điểm, khá sát với con số sơ bộ là 61.2 điểm. Đây là mức giảm 3.3 điểm so với tháng trước.