- Giá đóng cửa trước đó: 7.2760
- PBOC lần lượt bơm 184 tỷ NDT và 60 tỷ NDT reverse repo kỳ hạn 7 ngày và 14 ngày với lãi suất không đổi là 1.8% và 1.95% (trước đó: 2.15%(
- 215 tỷ NDT reverse repop sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay
- Một khoản bơm ròng 29 tỷ NDT sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở
PMI sản xuất tháng 9 của Thụy Sĩ cao hơn dự kiến
- PMI sản xuất tháng 9 của Thụy Sĩ: 44.9
- Dự kiến: 40.5
- Trước đó: 39.9
Hoạt động sản xuất của Thụy Sĩ cải thiện đáng kể khi sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới phục hồi phần nào
PMI sản xuất Tây Ban Nha tháng 9 có gì đáng chú ý?
- PMI sản xuất Tây Ban Nha tháng 9: 47.7
- Trước đó: 46.5
HCOB lưu ý rằng:
- “Sản lượng của ngành sản xuất Tây Ban Nha tiếp tục giảm trong tháng 9, nhưng không giảm nhanh như các tháng trước đó. Đó cho thấy khả năng phục hồi của các công ty, đặc biệt là trong bối cảnh các đối tác xuất khẩu chính của họ - Pháp, Đức và Ý - đang gặp phải một số khó khăn.
- "Nhu cầu đối với hàng hóa sản xuất từ Tây Ban Nha vẫn đang giảm, nhưng sự gia tăng chỉ số đơn đặt hàng mới là một tín hiệu lạc quan. Dữ liệu PMI cho thấy sự phát triển này chủ yếu được thúc đẩy bởi các đơn đặt hàng từ nước ngoài. Lượng tồn kho đang giảm. Tất cả điều này phù hợp với dự đoán của chúng tôi rằng sự suy thoái sản xuất toàn cầu sắp chạm đáy.
- "Mặc dù suy thoái đã giảm bớt phần nào nhưng nó vẫn đang ở phạm vi rộng. Hàng hóa trung gian bị ảnh hưởng lớn nhất, trong khi sản xuất hàng tiêu dùng quay trở lại mức tăng trưởng khiêm tốn. Sản lượng hàng đầu tư vẫn ở mức suy giảm.
- “Giá đầu vào tiếp tục giảm, nhưng với tốc độ chậm hơn. Điều này có vẻ là do giá dầu tăng đột biến trong vài tuần qua. Đối với các công ty, đây là một dấu hiệu tốt cho thấy giá đầu ra không giảm quá mạnh và gây ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận của họ.”
Chánh văn phòng Nhật Bản Matsuno: Đang theo dõi chặt chẽ các biến động tỷ giá với tinh thần cấp bách cao độ
Chánh văn phòng Nhật Bản Matsuno cho biết:
- Đang theo dõi chặt chẽ các biến động tỷ giá với tinh thần cấp bách cao độ
- Điều quan trọng là tỷ giá biến động một cách ổn và định phản ánh các nguyên tắc cơ bản
USD/JPY hiện vẫn duy trì dưới mức quan trọng: 150.00. Nhưng JPY vẫn còn chịu áp lực khi lợi suất trái phiếu kho bạc tiếp tục tăng cao.
Hợp đồng quyền chọn FX đáo hạn hôm nay có gì đáng chú ý?
Không có gì đáng chú ý hôm nay. Do đó, tâm lý giao dịch có thể sẽ tiếp tục xoay quanh thị trường trái phiếu và khẩu vị rủi ro. Nhưng vì đây là tuần công bố bảng lương phi nông nghiệp, hãy lưu ý các hợp đồng quyền chọn FX đáo hạn vào cuối tuần.
Hợp đồng tương lai Eurostoxx -0.2% trước giờ mở cửa phiên Âu
- Hợp đồng tương lai DAX: -0.1%
- Hợp đồng tương lai FTSE: -0.3%
Trong bối cảnh lợi suất trái phiếu tiếp tục tăng cao thì đó vẫn là lực cản lớn đối với cổ phiếu để thực sự phục hồi sau đợt giảm kể từ giữa tháng 9.
Giá nhà trên toàn quốc tháng 9 của Vương quốc Anh có gì đáng chú ý?
- Giá nhà trên toàn quốc Tháng 9 của Vương quốc Anh: 0.0% m/m
- Dự kiến: -0.4% m/m
- Trước đó: -0.8% m/m
“Hoạt động của thị trường nhà ở vẫn còn yếu, chỉ có 45,400 khoản thế chấp được chấp thuận để mua nhà vào tháng 8, thấp hơn khoảng 30% so với mức trung bình hàng tháng phổ biến vào năm 2019 trước khi đại dịch xảy ra.''
“Tuy nhiên, các nhà đầu tư đã hạ thấp kỳ vọng về Lãi suất Ngân hàng những tháng gần đây trong bối cảnh có dấu hiệu cho thấy áp lực lạm phát trong nền kinh tế Anh cuối cùng đã giảm bớt và điều kiện thị trường lao động dịu đi. Điều này lại gây áp lực giảm lãi suất dài hạn, làm cơ sở cho việc định giá thế chấp bằng lãi suất cố định. Nếu được duy trì, điều này sẽ giảm bớt một số áp lực đối với những người phải thế chấp hoặc tìm mua nhà.”
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có gì đáng chú ý?
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có:
- 13:00 - Giá nhà tháng 9 trên toàn quốc tại Vương quốc Anh
- 13:30 - Doanh số bán lẻ tháng 8 của Thụy Sĩ
- 14:15 - PMI sản xuất tháng 9 của Tây Ban Nha
- 14:30 - PMI sản xuất tháng 9 của Thụy Sĩ
- 14:45 - PMI sản xuất tháng 9 của Ý
- 14:50 - PMI sản xuất tháng 9 của Pháp
- 14:55 - PMI sản xuất trong tháng 9 của Đức
- 15:00 - PMI sản xuất tháng 9 của Eurozone
- 15:00 - Tổng số tiền gửi SNB ngày 29 tháng 9
- 15:30 - PMI sản xuất tháng 9 của Vương quốc Anh
- 16:00 - Tỷ lệ thất nghiệp tháng 8 của Eurozone
Quan chức ECB nào có bài phát biểu hôm nay?
14:00 - Phó Chủ tịch ECB Luis de Guindos phát biểu tại Foro Empresarial El Diario Vasco ở San Sebastián, Tây Ban Nha về vấn đề:
- Lãi suất tăng, lạm phát, tiền gửi ngân hàng... Các gia đình phải đối mặt với chi phí sinh hoạt ngày càng cao và đang tìm kiếm sự chắc chắn để có thể lập kế hoạch tốt hơn cho nền kinh tế trong nước. Những khía cạnh này cũng liên quan đến các công ty và chính phủ.
Có 40% khả năng RBA tăng lãi suất vào tháng 11 hoặc tháng 12
Tiến sĩ Shane Oliver, Trưởng phòng Chiến lược Đầu tư và Nhà kinh tế trưởng tại AMP Capital Investor trong một cuộc phỏng vấn với phương tiện truyền thông địa phương (ABC), cho biết có 40% khả năng RBA sẽ tăng lãi suất 25bp tại cuộc họp tháng 11 hoặc tháng 12, sau khi dữ liệu lạm phát và tiền lương được công bố.
- Trước đó, RBA bày tỏ sự lo ngại rằng nếu tiền lương tăng quá nhiều sẽ vượt quá mức phù hợp với mục tiêu lạm phát.
- Báo cáo chính thức đối với chỉ số CPI quý 3 sẽ được công bố vào ngày 25/10 sắp tới
Khảo sát tư nhân từ Viện Melbourne Úc cho biết: CPI tháng 9 sẽ không dổi so với tháng trước (trước đó: +0.2%)
RBA sẽ họp vào ngày mai (3/10) và quyết định chính sách sẽ được công bố vào lúc:
- 03:30 GMT hay 10:30 theo giờ Việt Nam
- 23:30 theo giờ Miền Đông Hoa Kỳ vào ngày 2 tháng 10.
Thị trường hiện đang kỳ vọng một động thái diều hâu hơn từ RBA.
Cập nhật phiên Á: Báo cáo PMI trái chiều từ Trung Quốc, Chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục mở cửa hoạt động trong 45 ngày nữa
Thị trường FX giao dịch với biên độ hẹp trong phiên. USD/JPY tăng nhẹ và chạm mức cao nhất trong 11 tháng qua quanh mốc 149.75. BoJ đã công bố Biên bản tóm tắt ý kiến từ cuộc họp chính sách tháng 9. Điều đáng chú ý trong Bản tóm tắt hôm nay là nó không chỉ ra bất kỳ triển vọng nào về việc điều chỉnh hoặc thay đổi chính sách từ BoJ tại bất kỳ thời điểm nào trong năm nay. Đó là nguyên nhân góp phần khiến JPY tiếp tục suy yếu trong phiên Á sáng nay.
Tại Trung Quốc, mặc dù đang trong tuần nghỉ lễ nhưng các dữ liệu PMI vẫn được công bố vào cuối tuần qua. Cả 2 chỉ số chính thức từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) đều ghi nhận sự cải thiện so với tháng 8 với mức tăng vượt kỳ vọng - cho thấy lĩnh vực sản xuất mở rộng trở lại sau 6 tháng. Trong khi đó, cả 2 dữ chỉ số PMI Caixin (dữ liệu tư nhân) đều giảm so với tháng 8 và không đạt kỳ vọng. Tuy nhiên tin tốt là các con số ghi nhận vẫn duy trì ở mức tăng trưởng.
Ngoài ra, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua dự luật tài trợ cho chính phủ để ngăn chặn việc đóng cửa hoạt động. Tổng thống Mỹ Biden đã ký ban hành dự luật ngay trong đêm và Quốc hội hiện có 45 ngày (tính đến giữa tháng 11), để các phe tham chiến cùng nhau thống nhất một thỏa thuận lâu dài hơn.
Thị trường chứng khoán châu Á:
- Chỉ số Nikkei 225 Nhật Bản +1.4% - chứng khoán trong nước lại được hỗ trợ bởi đồng yên yếu hơn
- Thị trường Trung Quốc nghỉ lễ
- Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc +0.1%
- Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc -0.1%
Cập nhật FX: USD/JPY chạm mức cao nhất trong 11 tháng qua
USD/JPY đã chạm mức cao nhất trong 11 tháng qua tại 149.74 trong phiên Á sáng nay dù biên độ giao dịch không đáng kể.
Nhà sáng lập Evergrande bị nghi ngờ đang lặng lẽ chuyển tài sản ra nước ngoài
Theo tin tức từ WSJ, vào cuối tuần trước, Chủ tịch tập đoàn bất đông sản Evergrande - ông Hui Ka Yan đã bị cảnh sát Trung Quốc bắt giữ và tiến hành điều tra vì bị nghi ngờ đang lặng lẽ chuyển các tài sản ra nước ngoài.
- Chính quyền đang tiến hành điều tra xem liệu Hui Ka Yan có đang cố gắng chuyển tài sản ra nước ngoài trong khi công ty đang chật vật hoàn thành các dự án còn dang dở hay không.
Ngoài ra, bài viết tiếp tục thảo luận về các kế hoạch dang dở để giữ cho lĩnh vực bất động sản tiếp tục phát triển:
- Chính phủ có thể tiến hành can thiệp đáng kể trước những khó khăn của lĩnh vực bất động sản, như cách Hoa Kỳ buộc phải hành động trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
- George Magnus, cựu chuyên gia kinh tế trưởng của UBS và hiện đang hoạt động tại trung tâm Trung Quốc của Đại học Oxford, cho biết: “Chính phủ nên quyết liệt hơn để hỗ trợ lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn và cho phép có sự phân bổ tổn thất giữa các nhà phát triển, ngân hàng và các bên liên quan khác”.
ISM: Dữ liệu PMI sản xuất tháng 9 của Hoa Kỳ sẽ được công bố vào 21:00 tối nay
Chỉ số PMI Sản xuất ISM đã giảm trong khoảng một năm qua và thực tế là ngành sản xuất của Hoa Kỳ cũng đang nằm trong vùng suy thoái.
Bộ trưởng tài chính Nhật Bản Suzuki: Đang thận trọng theo dõi các động thái FX
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki đã có động thái can thiệp nhẹ nhàng bằng lời nói sau khi USDJPY chạm mức cao nhất trong 11 tháng qua vào đầu phiên Á. USD/JPY hiện giảm nhẹ so với giá mở cửa trước đó, duy trì dưới mốc 149.80
Tóm tắt cuộc họp tháng 9 của BOJ: Diễn biến giá dầu và JPY có thể ngăn lạm phát giảm mạnh
Biên bản tóm tắt Ý kiến của các quan chức BoJ trong Cuộc họp Chính sách tiền tệ vào ngày 21 và 22/9/2023.
- Lạm phát có thể sẽ chậm lại trong thời gian tới
- Việc lạm phát vượt quá 2% phần lớn là do các doanh nghiệp chuyển chi phí nhập khẩu cao hơn sang người dân
- Lạm phát có khả năng tiếp tục tăng trong năm tài chính tới do dự kiến giao thông và phí dịch vụ công tăng giá
- Nhận thấy các dấu hiệu tích cực trong chu kỳ tăng lương và lạm phát có thể sẽ trở lại
- Có khả năng mức tăng lương năm tới sẽ vượt mức của năm nay
- Với những biến động giá dầu gần đây, có khả năng lạm phát sẽ không chậm lại nhiều và vượt quá kỳ vọng
- Không cần thực hiện thêm điều chỉnh nào đối với YCC vì lãi suất dài hạn đang di chuyển khá ổn định
- Việc loại bỏ kiểm soát YCC và chính sách lãi suất âm cần phải gắn với thành công trong việc đạt được mục tiêu lạm phát 2%
- Để đạt được mục tiêu giá cả một cách bền vững, việc tăng lương phải được duy trì ổn định, dẫn đến lạm phát xảy ra do giá dịch vụ tăng cao
- Vẫn còn một chặng đường phía trước nhưng Nhật Bản sắp đạt được mục tiêu lạm phát, vì vậy nửa cuối năm tài chính hiện tại sẽ là giai đoạn quan trọng trong việc xác định triển vọng giá cả năm tới và các yếu tố khác.
- Hiện không thể xác định thời điểm điều chỉnh chính sách vì điều đó sẽ phụ thuộc phần lớn vào điều kiện kinh tế và giá cả vào thời điểm đó.
- Các định hướng chính sách của BOJ cần phải được thực hiện theo cách không hạn chế quá nhiều quyền tự do về thời gian và trình tự thực hiện chính sách
- Vào khoảng tháng 1 - tháng 3 năm sau, chúng ta có thể sẽ có thông tin rõ ràng về việc liệu mục tiêu lạm phát 2% có thể đạt được một cách bền vững và ổn định hay không.
- Tác dụng phụ của việc kiểm soát YCC vẫn còn đó sau những điều chỉnh linh hoạt hơn trong tháng 7
- Ngay cả khi BOJ chấm dứt chính sách lãi suất âm, các điều kiện tiền tệ sẽ vẫn sẽ nới lỏng miễn là lãi suất thực ở mức âm.
Cập nhật USD/JPY sau khi phát hành Biên bản Tóm tắt cuộc họp tháng 9:
Khảo sát tư nhân cho dữ liệu CPI tháng 9 tại Úc: Không đổi so với tháng trước
Khảo sát CPI tháng 9 tại Úc từ Viện Melbourne:
- Không đổi so với tháng trước (trước đó: +0.2%)
- +5.7% y/y (trước đó: +6.1%)
CPI điều chỉnh trung bình:
- +0.1% m/m (trước đó: +0.1%)
- +5.1% y/y (trước đó: +5.7%)
Chỉ báo từ Viện Melbourne đang đi đúng hướng theo các quan điểm và dự báo lạm phát của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA). Tuy nhiên, CPI toàn phần vẫn tăng cao. CPI điều chỉnh trung bình mặc dù đã giảm xuốc nhưng vẫn cho thấy áp lực lạm phát cơ bản vẫn cao hơn nhiều so với mức mục tiêu 2 - 3% của RBA.
RBA sẽ họp chính sách vào ngày mai và đồng thuận chung là lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên. Dữ liệu CPI quý 3 chính thức sẽ được công bố vào ngày 25/10, tức là các đánh giá về dữ liệu hàng quý phải chờ đến cuộc họp tháng 11 mới được cập nhật.
Chỉ số PMI sản xuất tháng 9 tại Nhật Bản giảm đáng kể
- Đạt 48.5 điểm (trước đó: 49.6 điểm)
Bình luận từ báo cáo về kết quả đáng thất vọng:
- Cuộc khảo sát PMI mới nhất của Ngân hàng Jibun phản ánh rõ nét sự suy giảm kéo dài trong hiệu quả hoạt động của ngành sản xuất tại Nhật Bản vào cuối quý 3. Chỉ số PMI toàn phần chạm mức thấp nhất kể từ tháng 2 và cho thấy "sức khỏe" của lĩnh vực này đang có sự suy giảm đáng kể.
- Điều kiện kinh tế suy thoái trong nước và toàn cầu đã đè nặng lên lĩnh vực sản xuất, khi cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều tiếp tục giảm xuống - mức giảm mạnh nhất trong 7 tháng qua.
- Vẫn còn nhiều lo ngại về lĩnh vực này trong những tháng tới khi các nhà sản xuất báo hiệu sự sụt giảm mạnh nhất đối với hoạt động kinh doanh của các đơn hàng tồn đọng (chưa hoàn thành) trong 5 tháng tiếp theo. Thông thường trong ngắn hạn, các mức giảm mạnh là do không có đơn đặt hàng mới nên các công ty đã chuyển nguồn lực sang hoàn thành các đơn hàng tồn đọng.
- Các nhà sản xuất Nhật Bản sẽ phải đối mặt với áp lực giá lớn hơn hơn. Theo dữ liệu mới nhất, tốc độ lạm phát giá đầu vào tăng nhanh hơn trong tháng thứ 2 liên tiếp - lên mức cao nhất trong 4 tháng trở lại đây. Có báo cáo cho rằng giá nguyên liệu thô, dầu, cước vận chuyển và năng lượng cao hơn đã gây thêm áp lực cho các doanh nghiệp. Và vấn đề này càng trở nên phức tạp hơn do sự suy yếu kéo dài của JPY đã đẩy giá đầu vào từ nước ngoài về nội địa tăng cao hơn.
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 29.09: Chứng khoán trái chiều, USD quay đầu tăng mạnh bất chấp dữ liệu PCE lõi khả quan tại Hoa Kỳ trong tháng 8.
Chứng khoán mở cửa tăng nhẹ khi các nhà đầu tư vui mừng đón nhận dữ liệu PCE lõi cho thấy lạm phát đang suy giảm tại Hoa Kỳ trong tháng 8. Cụ thể, dữ liệu hàng tháng thấp hơn dự kiến (+0.1% so với dự báo +0.2%), trong khi con số hàng năm +3.7% như kỳ vọng thị trường. Tuy nhiên, gia tăng những lo ngại về việc Chính phủ Mỹ đóng cửa đã ngay lập tức gây áp lực lên thị trường, trong bối cảnh các nhà lãnh đạo tại Hạ Viện đã bác bỏ dự luật tài trợ cho chi tiêu ngắn hạn của chính phủ và làm chậm trễ quá trình đạt được một thỏa thuận chung nhằm ngăn chặn việc đóng cửa vào ngày 1/10. Ngoài ra, việc UAW tiếp tục mở rộng đình công tại các nhà máy lắp ráp của Ford và GM tại Chicago và Michigan cũng đã phần nào làm xói mòn khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư. Kết thúc tháng giao dịch cuối cùng của quý 3, chỉ số S&P 500 và Nasdaq có tháng giao dịch tồi tệ nhất từ đầu năm đến nay.
- Dow Jones -0.47%
- S&P 500 -0.27%
- Nasdaq +0.14%
Trên thị trường FX, USD phục hồi mạnh mẽ trong phiên Mỹ, sau khi đã giảm hơn 35 pip từ đầu phiên u, bất chấp dữ liệu PCE lõi khả quan và các bình luận ôn hòa hơn từ quan chức Fed William cho thấy Fed có thể đã hoàn thành việc tăng lãi suất. Dường như báo cáo tâm lý tiêu dùng vượt dự kiến (68.1 so với dự báo 67.1 điểm) và kỳ vọng lạm phát 1 năm (tăng từ 3.1% lên 3.2%) theo khảo sát từ Đại Học Michigan trong tháng 9 cũng đã phần nào hỗ trợ cho đà tăng của đồng bạc xanh. Chốt phiên , USD tăng nhẹ và NZD dẫn đầu đà tăng. CAD yếu nhất trong số các tiền tệ chính do giá dầu đảo chiều giảm mạnh đầu phiên Mỹ.
- Chỉ số DXY +0.05%
- EURUSD +0.08%
- GBPUSD -0.01%
- AUDUSD +0.08%
- NZDUSD +0.59%
- USDJPY +0.05%
- USDCHF -0.01%
- USDCAD +0.70%
Vàng tiếp tục giảm mạnh xuống $1848/oz vào đầu phiên Mỹ, ngay khi lợi suất TPCP đồng loạt đảo chiều tăng trở lại. Như vậy, kim loại quý đã ghi nhận tuần giao dịch tồi tệ nhất kể từ tháng 6/2021 đến nay sau pha giảm tới hơn $76 trong tuần cuối tháng 9. Trên thị trường nợ, lợi suất TPCP ngắn hạn giảm nhẹ trong khi lợi suất dài hạn không đổi sau những nỗ lực phục hồi tại phố Wall trong ngày giao dịch cuối cùng của quý 3. Chốt phiên, lợi suất 2 năm giảm nhẹ 1.4bp xuống 5.046%, lợi suất 10 năm giữ nguyên ở mức 4.57%. Dầu thô quay đầu giảm mạnh trong phiên Mỹ, đà giảm chững lại $90.35, kết phiên, dầu WTI hồi phục nhẹ lên mức $90.70/thùng, đánh dấu đà giảm gần $1. Bitcoin duy trì trong biên độ từ 26.6 - 27.2K vào ngày thứ Sáu, đi ngang quanh vùng 27K trong phần lớn 2 ngày giao dịch cuối tuần và break 28K về cuối phiên Chủ Nhật.
Tankan: Các doanh nghiệp kỳ vọng CPI vẫn trên mức mục tiêu 2% trong 5 năm tới
Báo cáo Tankan quý 3 của BoJ nhấn mạnh kỳ vọng lạm phát của các doanh nghiệp vẫn rất cao.
Các công ty Nhật Bản kỳ vọng giá tiêu dùng:
- +2.5% mỗi năm kể từ bây giờ (trước đó: +2.6%)
- Trong 3 năm tới: 2.2% hàng năm (trước đó: +2.2%)
- Trong 5 năm tới: 2.1% hàng năm (trước đó: +2.1%)
Dữ liệu PMI sản xuất tháng 9 tại Úc giảm tháng thứ 7 liên tiếp
Chỉ số PMI chính thức tại Úc từ S&P Global/Judo Bank Australia vào tháng 9/2023:
- Đạt 48.7 điểm (sơ bộ: 48.2 điểm, trước đó 49.6 điểm) - tháng giảm thứ 7 liên tiếp
Những điểm chính được đưa ra trong báo cáo:
- Sản lượng giảm khiêm tốn trong bối cảnh số lượng đơn đặt hàng mới giảm rõ rệt
- Lượng nhân sự tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 3 năm nay
- Lạm phát giá bán tăng lên mức cao nhất trong 4 tháng qua
Lượng việc làm vẫn còn mạnh mẽ là một tín hiệu tích cực. Nhu cầu lao động cao hơn có thể củng cố áp lực lạm phát, theo quan điểm thứ 3 được đưa ra trong báo cáo. Ngân hàng Dự trữ Úc sẽ họp vào thứ Ba tới và thị trường đang kỳ vọng RBA sẽ không tăng lãi suất. Nhưng câu hỏi đặt ra lúc này là việc tạm dừng có thể kéo dài trong bao lâu nữa?
HĐTL Hoa Kỳ mở cửa tuần mới với gap tăng nhẹ
Hợp đồng tương lai S&P 500 mở cửa với gap tăng nhẹ sau 2 ngày cuối tuần với nhiều tin tức đáng khích lệ hơn về nền kinh tế Trung Quốc và nguồn tài trợ cho chính phủ Hoa Kỳ:
Barclays: Dù lãi suất cao hơn và thấp hơn thì chứng khoán Mỹ vẫn sụt giảm
Theo một báo cáo từ Barclays vào hôm thứ Sáu, các nhà phân tích tại ngân hàng này đang cảnh báo về khả năng chứng khoán Mỹ sẽ giảm điểm bất kể lãi suất diễn biến theo hướng nào. Lợi suất TPCP 10 năm đang tiến gần đến mốc lịch sử cho thấy xu hướng lợi suất tăng mạnh hơn mức thu nhập có được từ S&P 500:
- “Chúng tôi tin rằng chứng khoán đang phải đối mặt với khó khăn và mức độ sẽ tùy thuộc vào việc lạm phát hay tăng trưởng có buộc ngân hàng trung ương phải ra tay trước việc:
- Lạm phát dai dẳng sẽ thúc đẩy lãi suất cao hơn (như thời kỳ trước năm 1991) và điều này là tiêu cực đối với việc định giá trên thị trường chứng khoán.
- Kể cả lãi suất thấp hơn cũng không phải là tin tốt với nhóm cổ phiếu nếu chất xúc tác cơ bản là một cú sốc tăng trưởng, tức là suy thoái kinh tế”
Shadow Board: Khuyến nghị RBNZ giữ lãi suất điều hành ở mức 5.5%
Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) sẽ họp vào thứ Tư ngày 4/10 (theo giờ New Zealand). Quyết định chính sách sẽ được công bố vào lúc:
- 14:00 theo giờ địa phương:
- 01:00 GMT hay 08:00 theo giờ Việt Nam
- 21:00 giờ Miền Đông Hoa Kỳ (thứ Ba, ngày 3/10)
Nhận định từ NZIER Shadow Board (được thành lập từ Viện Nghiên cứu Kinh tế New Zealand):
- Hầu hết các thành viên Shadow Board đều khuyến nghị RBNZ nên giữ lãi suất điều hành (OCR) ở mức 5.5% trong Cuộc họp Chính sách Tiền tệ tháng 10 sắp tới do nền kinh tế vẫn chưa cảm nhận tác động đầy đủ và trên diện rộng của các đợt tăng lãi suất trước đó.
- Hai thành viên đã đề xuất +25bp lãi suất vào tháng 10 trước những lo ngại rằng rủi ro lạm phát gia tăng gần đây. Vì vậy nếu RBNZ muốn cắt giảm vào cuối năm tới thì nên đẩy thời gian tăng lãi suất lên sớm hơn.
Số đơn cấp phép xây dựng tháng 8 tại New Zealand giảm mạnh hơn dự kiến
- -6.7% m/m (trước đó: -5.4%)
- -17% y/y
Bình luận từ những người thống kê trong chính phủ New Zealand:
- “Con số này tiếp tục xu hướng giảm từ mức đỉnh 51,015 đơn trong năm kết thúc vào tháng 5/2022,”
- “Tuy nhiên, số lượng nhà mới được cấp phép xây dựng trong năm kết thúc vào tháng 8/2023 vẫn ở mức cao hơn bất kỳ khoảng thời gian 12 tháng nào tính từ trước năm 2021.”
Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua dự luật tài trợ cho chi tiêu chính phủ thêm 45 ngày
Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua dự luật ngân sách tạm thời (kéo dài thời gian hoạt động thêm 45 ngày) nhằm ngăn chặn việc Chính phủ đóng cửa vào những phút chót, sau nhiều tranh chấp và xung đột giữa các phe phái, đặc biệt là trong nội bộ các nhà lãnh đạo Hạ Viện.
- Hạ viện đã thông qua dự luật chi tiêu tài trợ cho chi tiêu chính phủ vào thứ Bảy
- Thượng viện đã thông qua dự luật vào tối hôm đó
- Ngay lập tức dự luật đã được đưa đến Nhà Trắng để Tổng thống Joe Biden ký ban hành luật vào tối muộn thứ Bảy
Caixin: Chỉ số PMI tháng 9 của Trung Quốc giảm vượt dự kiến
Dữ liệu PMI Caixin tháng 9 giảm vượt dự kiến, mặc dù các con số vẫn đang trong phạm vi mở rộng (trên 50 điểm)
- Sản xuất: 50.6 điểm (dự báo: 51.2 điểm, trước đó: 51 điểm)
- Phi sản xuất: 50.2 điểm (dự báo: 52 điểm, trước đó: 51.8 điểm)
Thống đốc BOJ Ueda: Vẫn còn một chặng đường dài trước khi kết thúc chính sách siêu nới lỏng hiện tại
Vào hôm thứ Bảy vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Ueda đã có bài phát biểu tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Kinh tế Tiền tệ Nhật Bản, cho biết: BoJ “vẫn còn một chặng đường dài" trước khi chính thức kết thúc chính sách tiền tệ siêu nới lỏng hiện tại.
Theo ông Ueda, BoJ sẽ phải chịu một khoản lỗ lớn do Bảng cân đối kế toán đang "phình to" sau nhiều năm nới lỏng chính sách - mặc dù ông cho biết đây không phải tiêu chí để cân nhắc các quyết định chính sách.
- "Mục tiêu của chính sách tiền tệ là đạt được sự ổn định về giá cả, đó là sứ mệnh của BoJ theo quy định của Hiến pháp. Ngay cả việc cân nhắc tình hình tài chính của Ngân hàng, v.v. cũng không thể ngăn cản BoJ thực hiện các chính sách cần thiết."
- “Khả năng điều hành chính sách tiền tệ của một NHTW sẽ không bị suy giảm ngay cả khi lợi nhuận và vốn bị giảm tạm thời, miễn là ngân hàng đó thực hiện một chính sách tiền tệ phù hợp.”
Chỉ số PMI sản xuất tháng 8 tại Trung Quốc tăng trở lại lên trên mốc 50 điểm
- PMI sản xuất: 50.2 điểm (dự báo: 50 điểm, trước đó: 49.7 điểm)
- PMI phi sản xuất: 51,7 điểm (dự báo: 51.5 điểm, trước đó: 51 điểm)
Chỉ số PMI sản xuất đã lần đầu tiên tăng trở lại lên trên 50 điểm kể từ tháng 3/2023 - báo hiệu sự mở rộng trong lĩnh vực sản xuất. Đáng chú ý là Trung Quốc sẽ nghỉ lễ trong cả tuần tới.
Vàng vẫn chưa thể thoát khỏi áp lực
Vàng vẫn chưa thể thoát khỏi áp lực
Chủ tịch Fed NewYork Williams: Fed đang ở hoặc gần chạm đến mức đỉnh lãi suất
Chủ tịch Fed NewYork Williams nhận định:
- Chính sách tiền tệ đang tác động tích cực đến nền kinh tế
- Fed đang ở hoặc gần đạt mức đỉnh lãi suất quỹ liên bang trong chu kỳ thắt chặt này
- Fed sẽ giữ chính sách "thắt chặt" trong một khoảng thời gian để đạt được mục tiêu lạm phát
- Dự kiến lạm phát sẽ giảm xuống 3.25% trong năm nay và hướng tới 2% vào năm 2025
- Các quyết định tương lai vẫn phải phụ thuộc vào dữ liệu
- Vẫn sẽ cần mất thêm một khoảng thời gian nữa để chính sách tiền tệ thắt chặt hoàn toàn tác động đến nền kinh tế
- Tỷ lệ thất nghiệp sẽ chỉ tăng hơn 4% vào năm tới
- Tăng trưởng GDP sẽ ở mức vừa phải, khoảng 1.25% trong năm 2024
- Lạm phát vẫn ở mức quá cao và ổn định giá cả là điều cần thiết cho nền kinh tế
- Thị trường việc làm mạnh mẽ và tỷ lệ thất nghiệp hiện tại phù hợp với xu hướng trong dài hạn
- Thị trường việc làm (cung - cầu) đang dần cân bằng trở lại
- Dữ liệu hiện cho thấy áp lực lạm phát đang suy giảm
Thâm hụt ngân sách tại Canada tăng mạnh trong tháng 7 năm 2023
- Thâm hụt ngân sách tháng 7 tại Canada: 4.86 tỷ CAD (trước đó: 3.87 tỷ CAD)
- Thâm hụt ngân sách từ quý 2 tại Canada: $1.24 tỷ
- Thặng dư ngân sách năm trước: $6.33 tỷ
Các cuộc thăm dò ở Canada đã phản ánh sự sụt giảm trong mức độ tín nhiệm của người dân Canada đối với thủ thướng Justin Trudeau và rất có thể ông sẽ từ chức trong thời gian ngắn.