Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1870
- Dự kiến: 7.2627
- Giá đóng cửa trước đó: 7.2733
Chứng khoán châu Âu đồng loạt giảm. Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 0.4%
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm 1 điểm cơ bản xuống 4.16%
Vàng tăng 0.4% lên 2,028.43 USD
Dầu thô WTI tăng 0.7% lên 77.39 USD
Bitcoin tăng 0.3% lên 49,977 USD
So với tháng 12, đây là một mức giảm nhẹ, đánh dấu tháng thứ 25 liên tiếp thấp hơn mức trung bình 50 năm là 98. Mặc dù vẫn lo ngại về kinh tế và lạm phát, các chủ doanh nghiệp nhỏ vẫn hy vọng vào một "đợt hạ cánh mềm".
GBP/USD tăng nhẹ lên gần 1.2650 vào sáng thứ Ba theo giờ châu Âu. Dữ liệu từ Anh cho thấy Tỷ lệ thất nghiệp theo ILO giảm xuống 3.8% trong tháng 12, trong khi lạm phát tiền lương hàng năm giảm từ 6.7% xuống 6.2%.
EUR/USD đã thoái lui khỏi mức mức 1.0800 vào thứ Hai. Các nhà kinh tế tại ING phân tích triển vọng của cặp tiền này:
Thị trường thận trọng trước khi dữ liệu lạm phát CPI của Mỹ được công bố:
Sự sụt giảm này phản ánh tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư trước khi dữ liệu lạm phát CPI của Mỹ được công bố. Thị trường chứng khoán đã có đà tăng tốt kể từ đầu năm, vì vậy việc một số nhà đầu tư chốt lời trước một sự kiện quan trọng như vậy là điều dễ hiểu.
Phát biểu của Wolfgang Schmidt, Chánh Văn phòng Thủ tướng Đức:
Tuy vậy, khó có thể nói rằng nền kinh tế Đức đang trong tình trạng tốt kể từ năm ngoái. Ngành sản xuất đang khá ảm đạm trong khi chi tiêu tiêu dùng bị thắt chặt do giá cả tăng cao. Đây vẫn là những thách thức khó khăn cần giải quyết trong năm nay.
Trong khi đó, thị trường tương lai Mỹ cũng đi ngang. Chỉ số S&P 500 tương lai giảm 0.1% sau khi đà tăng từ ngày hôm qua dần hạ nhiệt. Nhà đầu tư đang thận trọng chờ đợi báo cáo lạm phát của Mỹ sắp tới.
Đồng CHF tiếp tục suy yếu so với đồng USD sau khi dữ liệu lạm phát tiếp tục duy trì dưới mức 2%, giúp SNB có vị thế thuận lợi hơn so với các NHTW khác.
Trong khi hầu hết các ngân hàng trung ương đang cân nhắc cắt giảm lãi suất, SNB có thể thoải mái hơn trong việc này. Câu hỏi đặt ra là liệu họ sẽ chờ đợi hay sẽ là NHTW đầu tiên hành động. Khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 3 hiện ở mức ~55% trong khi con số này vào tháng 6 là 100%
Xét đến quá khức của SNB, có thể thấy khả năng cắt giảm vào tháng 3 vẫn chưa hoàn toàn bị loại trừ. Đây có thể là lý do khiến các nhà giao dịch đẩy USD/CHF lên mức đỉnh 2 tháng là 0.8800.
Đây là mức lạm phát vừa phải và phù hợp với mục tiêu của SNB. Ngân hàng này có thể dễ dàng hạ lãi suất nếu cần thiết, tương tự như các NHTW lớn khác trên thế giới.
USD/CHF tăng mạnh sau tin:
Dữ liệu việc làm tháng này có sự thay đổi do Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) đã điều chỉnh lại cách tính trọng số. Vì vậy, khó có thể rút ra nhiều kết luận từ con số tổng quan, đặc biệt là tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 2023.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là số liệu việc làm tháng 12 được điều chỉnh tích cực và tháng 1 chứng kiến tăng trưởng việc làm khả quan. Bên cạnh đó, mức lương tăng cao hơn dự kiến cũng đang giúp đồng Bảng Anh tăng nhẹ. Cặp GBP/USD đang giao dịch quanh mức 1.2640:
Mọi sự chú ý đang đổ dồn vào dữ liệu CPI Mỹ sẽ được công bố vào hôm nay. Đây là yếu tố then chốt có thể phá vỡ không khí giao dịch thận trọng từ đầu tuần. Đồng USD đang ổn định trước phiên giao dịch châu Âu và sẽ không có nhiều biến động cho đến khi dữ liệu CPI Mỹ được công bố.
Ngoài ra, phiên giao dịch châu Âu cũng có một số báo cáo dữ liệu đáng chú ý:
Lịch sự kiện:
Sau khi vượt mức đỉnh trong 2 năm ở $48K, Bitcoin điều chỉnh giảm trước khi bật tăng mạnh lên gần $49K ở thời điểm hiện tại
Quan chức Fed Bowman cho biết:
Quan chức ECB Cipollone cho biết:
Thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng nhẹ giờ mở cửa.
Thị trường tiếp tục chờ đợi báo cáo thu nhập của các công ty trong tuần này bên cạnh dữ liệu lạm phát Mỹ và phát biểu của quan chức Fed. Trọng tâm tuần này là ngày 21 tháng 2 khi Nvidia công bố thu nhập. Trong 6 tuần đầu năm nay, cổ phiếu của Nvidia đã tăng 47.56%, có vốn hóa thị trường vượt qua Amazon.
Vàng đã vượt qua mức đáy trong tháng 1 ở $2,013 trước khi trở lại lên gần $2,015 trong bối cảnh USD hồi nhẹ khi thị trường chờ đợi các quan chức Fed phát biểu. Nếu mức hỗ trợ $2,013 bị phá vỡ, mục tiêu tiếp theo là $2,010 và $2,000
Thành viên Hội đồng Thống đốc Fed Bowman đang có bài phát biểu tại thời điểm hiện tại. Trong các dịp xuất hiện trước đó, Bowman - một người thường bày tỏ quan điểm diều hâu đã cho biết rằng: "Fed không cần phải tăng lãi suất nữa."
USD hồi phục, được hỗ trợ khi các nhà đầu tư thận trọng chờ đợi bài phát biểu của các quan chức NHTW và dữ liệu lạm phát Mỹ được công bố ngày mai:
Giá dầu giảm trong ngày giao dịch thứ 2 đầu tuần do các nhà đầu tư chốt lời khi giá dầu WTI và giá dầu Brent đều tăng khoảng 6%, được hỗ trợ bởi nguồn cung thắt chặt bởi các mối đe dọa dai dẳng đối với hoạt động vận chuyển ở Biển Đỏ, các cuộc tấn công của Ukraine vào các nhà máy lọc dầu của Nga và hoạt động bảo trì nhà máy lọc dầu của Mỹ.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ gần như đi ngang trước giờ mở cửa
Vào thứ 6 tuần trước, S&P 500 tăng 0.57% và có lần đầu tiên đóng cửa trên 5,000, trong khi Nasdaq Composite tăng 1.25%. Mặt khác, Dow Jones kết thúc phiên với mức giảm nhẹ. Các chỉ số chính đang trên đà đạt được tuần tăng thứ năm liên tiếp.
Năm mới bắt đầu với việc đồng đô la Mỹ phần nào phục hồi sau đợt bán tháo vào cuối năm 2023. Các nhà kinh tế tại Scotiabank đã phân tích triển vọng của đồng đô la Mỹ.
Sự thu hẹp chênh lệch về tăng trưởng kinh tế và lãi suất sẽ trở thành lực cản đối với đồng USD trong năm 2024.
"Mặc dù đồng USD khởi đầu năm mới khá mạnh mẽ, dự kiến nó sẽ suy yếu so với các đồng tiền chính khác từ nay đến hết năm 2024.
Dự kiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ vào quý 3 năm 2024 và giảm bớt số lần cắt giảm lãi suất (còn 100 điểm cơ bản so với 150 điểm trong lần dự báo trước) trong năm nay.
Sự thu hẹp chênh lệch (nhưng ở mức độ vừa phải) về tăng trưởng kinh tế và lãi suất sẽ trở thành lực cản đối với đồng USD trong năm 2024.
Trên thực tế, đồng USD đã tăng đáng kể (khoảng 28%) trong 10 năm qua theo tỷ giá thực hiệu quả (real effective exchange rate). Khả năng tăng giá thêm của USD có thể bị hạn chế trong trung hạn và dài hạn, và mức định giá cao hiện tại khiến nó dễ bị điều chỉnh, đặc biệt khi những lực cản cơ cấu (mất cân bằng tài chính của Mỹ) tiếp tục gia tăng."
Thị trường trái phiếu Mỹ sẽ tiếp tục là tâm điểm chú ý trong tuần này. Sự phục hồi của lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm kể từ báo cáo việc làm phi nông nghiệp đã chuyển hướng sự chú ý của thị trường trở lại mức đỉnh của tháng 1 gần 4.20%. Hôm nay, lợi suất trái phiếu 10 năm giảm nhẹ 1 điểm cơ bản xuống 4.175%, nhưng mọi ánh nhìn đều đổ dồn vào dữ liệu CPI của Mỹ vào ngày mai.
Đó có thể là mục tiêu của phe bán trái phiếu khi họ muốn đẩy mức đỉnh lên trên 4.20%. Nếu xảy ra, chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường trong tuần này.
Dữ liệu lạm phát vào ngày mai không phải là dữ liệu quan trọng duy nhất của Mỹ trong tuần này. Bên cạnh đó, còn có dữ liệu bán lẻ vào thứ Năm, tiếp theo là dữ liệu giá sản xuất và khảo sát niềm tin người tiêu dùng của Đại học Michigan vào thứ Sáu.
Nếu lợi suất trái phiếu quay đầu giảm và rời xa mốc 4.20% về phía 4% hoặc thấp hơn, điều này có thể kéo đồng USD xuống theo. Đối với các giao dịch rủi ro, S&P 500 hy vọng điều đó sẽ củng cố mức đột phá rõ ràng trên 5,000 từ tuần trước.
Hôm nay chủ yếu là một ngày chờ đợi vì các nhà giao dịch đều mong ngóng dữ liệu CPI của Mỹ vào ngày mai. Đây là lý do chính khiến thị trường có xu hướng đi ngang khi bắt đầu tuần. USD đang giữ vững vị thế, những biến động trong ngày chưa đáng kể.
EUR/USD vẫn chững quanh ngưỡng kỹ thuật quan trọng ngay dưới 1.0800. Trong khi đó, USD/JPY duy trì ngay trên 149.00 nhưng chưa thực sự có động lực mạnh mẽ để vượt qua ngưỡng 150.00. GBP/USD đang giao dịch trở lại vùng tích lũy gần đây trong khoảng 1.2600 đến 1.2800 và chờ đợi động thái tiếp theo.
Đối với các đồng tiền hàng hóa, USD/CAD hiện đang giao dịch ngay dưới đường trung bình động 200 ngày là 1.3475. Trong khi đó, AUD/USD đang giao dịch quanh mức 0.6500, với mức đỉnh bị giới hạn bởi đường trung bình động 100 ngày ở mức 0.6535 hiện tại.
Trên các thị trường khác, hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ hiện đang đi ngang và không tác động nhiều đến diễn biến giá cả ngày hôm nay. Bên cạnh đó, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm nhẹ 1 điểm cơ bản xuống 4.177%, vẫn thấp hơn ngưỡng kỹ thuật quan trọng gần 4.20%.
Nhìn chung, thị trường đang trong giai đoạn thăm dò và chờ đợi. Dữ liệu CPI của Mỹ sắp tới sẽ là "tâm điểm thị trường" tiếp theo, cung cấp những gợi ý quan trọng cho nhà đầu tư.
Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Kristalina Georgieva, cho biết:
Lượng tiền gửi nhìn chung chỉ tăng nhẹ trong tuần qua. Mức tiền gửi hiện không có nhiều thay đổi sau khi giảm xuống do SNB tạm dừng can thiệp vào thị trường để điều chỉnh chính sách.
Những bình luận này không mới, nhưng giá dầu đang giảm nhẹ trong phiên giao dịch đầu ngày. Dầu thô WTI giảm 0.3% xuống 76.20 USD/thùng.
Mặc dù các chỉ số DAX và CAC 40 đang ngắm đến việc chinh phục đỉnh cao mới, nhưng tâm lý thị trường nói chung vẫn thận trọng. Thị trường tương lai Mỹ hiện đang đi ngang, không cung cấp nhiều thông tin về bức tranh toàn cảnh.
Bất kỳ diễn biến nào trong phiên giao dịch hôm nay đều có thể bị ảnh hưởng bởi dữ liệu lạm phát CPI của Mỹ vào ngày mai.
Các NHTW đã mua gần 1,037 tấn vàng trong năm ngoái và đạt mức kỷ lục mới là 1,082 tấn vào năm 2022. Các nhà kinh tế tại TD Securities dự đoán nhu cầu mạnh mẽ từ các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục trong những năm tới:
Các nhà đầu tư đang lạc quan với khả năng thị trường chứng khoán Châu Âu sẽ tiếp tục chinh phục đỉnh cao mới. Cụ thể, cả chỉ số DAX và CAC 40 đều được kỳ vọng sẽ quay trở lại mức đỉnh cũ trong tuần này. Điều này được thúc đẩy bởi tâm lý tích cực từ thị trường Mỹ, khi S&P 500 đã đóng cửa trên mốc 5,000 điểm vào thứ Sáu tuần trước.
Khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 3 gần như không còn sau cuộc họp gần nhất của Fed và hiện ở mức 18% theo Chủ tịch Fed Powell. Tuy nhiên, liệu dữ liệu lạm phát ngày mai có thể khiến thị trường quay trở lại kỳ vọng cắt giảm lãi suất mạnh mẽ như trước hay không?
Lạm phát hàng năm dự kiến giảm xuống 3.0% so với mức 3.4% trong tháng 12. Tuy nhiên, lạm phát lõi dự kiến sẽ duy trì ở mức cao hơn, khoảng 3.8% (so với 3.9% trong tháng 12). Nếu các số liệu đúng như dự đoán, điều này sẽ thể hiện áp lực giá cả đang dần giảm nhưng có lẽ chưa đủ nhanh để đảm bảo cho khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 3. Lúc đó, câu hỏi trong những tháng tới là liệu diễn biến lạm phát có khiến Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 5 hoặc tháng 6 hay không. Khả năng cắt giảm vào tháng 5 hiện đang ở mức 74%.
Vì vậy, dữ liệu CPI không chỉ là phép thử cho tháng 3 mà còn là phép thử cho triển vọng của Fed trong nửa đầu năm 2024.
Bên cạnh đó, các dữ liệu quan trọng khác của Mỹ như doanh số bán lẻ và PPI cũng được công bố trong tuần này
Với việc Nhật Bản, Trung Quốc, Hong Kong và Singapore đều nghỉ lễ Tết Nguyên Đán, thanh khoản của khu vực đang ở mức thấp nhất. Mặc dù thị trường châu Âu có thể sôi động hơn khi phiên giao dịch chính thức bắt đầu, sẽ không ngạc nhiên nếu tâm lý thị trường vẫn sẽ trầm lắng.
Hôm nay không có bất kỳ báo cáo dữ liệu kinh tế quan trọng nào được công bố. Tất cả sự chú ý đang đổ dồn vào dữ liệu CPI của Mỹ sẽ được công bố vào ngày mai. Đây là dữ liệu quan trọng tiếp theo của Mỹ Do đó, các nhà giao dịch sẽ không có bất kỳ hành động nào quá mạnh mẽ cho đến khi số liệu chính thức được công bố.
Dưới đây là cập nhật về thị trường ngoại hối thềm phiên giao dịch châu Âu:
Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt tăng trở lại sau khi điều chỉnh giảm nhẹ do Mỹ công bố dữ liệu CPI tháng 12 sửa đổi theo mùa giảm
Bitcoin tiếp tục tăng cao sau khi phá vỡ mức đỉnh trong tháng 1. BTCUSDT hiện tăng 5.3% lên $47.7K