Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1870
- Dự kiến: 7.2627
- Giá đóng cửa trước đó: 7.2733
Bitcoin hiện đã giảm hơn 20% so với mức đỉnh chỉ vài phút sau khi loạt ETF mới bắt đầu giao dịch.
Mức hỗ trợ tại $40,000 đã được giữ vững nhiều lần trong tuần trước nhưng đã bị phá vỡ vào ngày hôm qua và xu hướng bán tháo tiếp tục diễn ra hôm nay.
Các ETF Bitcoin mới ra mắt dường như chỉ đóng vai trò cung cấp thanh khoản cho những người đã mua Bitcoin trước đó với mong muốn thoát khỏi thị trường. Điều này phù hợp với dự đoán rằng chúng sẽ là một "sell the fact trade" - tức là giá Bitcoin có thể tăng trước khi ra mắt do kỳ vọng, nhưng sau đó giảm khi thực tế không đạt được kỳ vọng.
Tổng số tiền đổ vào tất cả các ETF Bitcoin mới chỉ đạt 4.5 tỷ đô la sau hai ngày, con số này thấp hơn nhiều so với dự kiến ban đầu. Thậm chí còn có dòng tiền chảy ra từ các quỹ Bitcoin hiện có như GBTC và BITO, tổng cộng khoảng 3.5 tỷ đô la chảy ra khỏi GBTC và 500 triệu đô la chảy ra khỏi BITO. Do đó, dòng tiền ròng vào các ETF mới thực tế chỉ dưới 1 tỷ đô la.
Với con số này, rõ ràng là không đủ để duy trì đà tăng trưởng của thị trường Bitcoin, vốn đã tăng từ 460 tỷ đô la lên 800 tỷ đô la trước đó, một phần lớn nhờ vào kỳ vọng xung quanh các ETF.
Bên cạnh xu hướng chốt lời Bitcoin, một xu hướng giao dịch khác sau khi ETF Bitcoin ra mắt là việc các nhà đầu tư "front - run" trước tin đồn về phê duyệt ETF Ethereum. Tuy nhiên, xu hướng này khởi đầu tốt đẹp nhưng nhanh chóng xấu đi khi giá ETH giảm 6% trong hai ngày liên tiếp.
Đây là một chỉ báo cấp thấp nhưng trong tháng này, đây là một lực đẩy tốt chống lại sự suy giảm của chỉ số dịch vụ ISM.
Theo số liệu từ Cục Thống kê Canada:
Các tin chính:
Thị trường:
Thống đốc Ueda đã thay đổi giọng điệu so với trước đây, thể hiện sự tự tin về việc đạt được mục tiêu lạm phát 2%, ngầm ám chỉ một động thái chính sách vào mùa xuân.
USD/JPY giảm từ 148.00 xuống mức đáy 146.97 trước khi hồi phục trở lại 147.90. Điều này cho thấy các nhà giao dịch thận trọng trước tuyên bố của BOJ, không muốn mạo hiểm và lặp lại sai lầm đã từng xảy ra trong suốt năm 2023.
Đối với USD/JPY, đường trung bình động 100 ngày ở mức 147.50 vẫn đóng vai trò quan trọng và là mức kỹ thuật then chốt cần theo dõi.
Trong khi USD/JPY giảm mạnh trước đó, USD cũng giảm trên diện rộng nhưng đã phục hồi đáng kể nhờ đà tăng của lợi suất trái phiếu. EUR/USD tăng lên 1.0915 trước khi giảm xuống quanh 1.0860. USD/CHF giảm xuống 0.8650 nhưng hiện đang giao dịch ở mức 0.8690.
AUD và NZD tăng nhẹ nhưng đã mạnh trong phiên giao dịch châu Á sau tin đồn Trung Quốc đang lên kế hoạch hỗ trợ thị trường chứng khoán 1 nghìn tỷ nhân dân tệ. AUD/USD đạt mức đỉnh 0.6612 trước khi giảm xuống khoảng 0.6588 nhưng vẫn tăng 0.3%.
Cổ phiếu đang dè dặt hơn, hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ ít biến động trong khi các chỉ số châu Âu giảm nhẹ sau khởi đầu tích cực. Bitcoin giảm hơn 2% xuống dưới $39,000 sau khi phá vỡ mốc $40,000.
Giá khí đốt tự nhiên (XNG/USD) một lần nữa chạm đáy vào thứ Ba và trở lại gần mức $2.1. Mặc dù đồ thị kỹ thuật cho thấy tí hiệu quá bán, nhưng nhiều khả năng hàng hóa này sẽ tiếp tục giảm do các nhà xuất khẩu khí đốt không thể tăng giá khi nguồn cung tiếp tục dư thừa
Trong khi đó, đồng đô la Mỹ đang trong tình trạng bấp bênh trước một số sự kiện quan trọng là quyết định lãi suất của ECB, dữ liệu GDP và chỉ số PCE của Mỹ vào thứ Năm và thứ Sáu, DXY sẽ biến động mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần.
Giá khí đốt tự nhiên đang được giao dịch ở mức $ 2.11/MMBtu tại thời điểm viết bài.
Phân tích viên tại Ngân hàng OCBC phân tích triển vọng của cặp tiền này:
Đồng USD suy yếu và các đồng tiền chu kỳ khác đang tăng sau tin tức Trung Quốc đang chuẩn bị gói cứu trợ 2 nghìn tỷ NDT cho thị trường chứng khoán. Các nhà kinh tế tại ING phân tích triển vọng thị trường chung:
Đồng JPY đang phục hồi sức mạnh sau khi BoJ công bố chính sách tiền tệ. Các phân tích viên tại ING phân tích triển vọng của USD/JPY:
Bình luận này được đưa ra sau khi ông Ueda tuyên bố rằng sẽ có thêm tín hiệu chính sách vào cuộc họp tháng 3 hoặc tháng 4. Cuộc họp tiếp theo sau khi công bố báo cáo triển vọng hàng quý sẽ được diễn ra vào tháng 7.
BoJ đang chờ đợi cuộc đàm phán lương mùa xuân. Thông thường kết quả có xu hướng bị "rò rỉ" vào tháng 3 (như đã thấy vào năm ngoái), nhưng có vẻ như ông Ueda sẽ chờ đến tháng 4 mới có động thái ra tín hiệu chính sách.
Các chỉ số chứng khoán châu Âu tăng nhẹ sau khi chứng khoán Hoa Kỳ đóng cửa phiên thứ Hai đầu tuần trong sắc xanh. HĐTL chỉ số S&P 500 hiện tăng 0.1% với sự dẫn đầu của nhóm cổ phiếu công nghệ.
Sự thay đổi trong giọng điệu của Thống đốc BoJ Ueda hôm nay đang tiếp tục gây áp lực lên USD/JPY và khiến cặp tiền giảm khoảng 100 pip trong cuộc họp báo. Trước đó, cặp tiền này đã áp sát mốc 148, nhưng hiện đã giảm về gần 147 do thị trường suy đoán BoJ có thẻ sẽ thực hiên một động thái nới lỏng chính sách vào tháng 3 hoặc tháng 4 tới.
Trên khung H1, USD/JPY hiện đang tiến tới đường MA 200 giờ (màu xanh) ở mức 146.88.
Trên khung D1, phe bán cũng đang kiểm tra đường MA 100 ngày tại 147.50. Đây là một tín hiệu kỹ thuật quan trọng của cặp tiền sau đợt tăng giá gần đây.
Lệnh cấm bán khống chứng khoán ban đầu chỉ áp dụng lên các quỹ tương hỗ lớn, nhưng nhiều nguồn tin lớn cho hay lệnh cấm hiện đang được mở rộng lên một số doanh nghiệp bảo hiểm. Động thái bổ sung này được cho là nỗ lực của Trung Quốc trong việc ngăn chặn thị trường chứng khoán sụp đổ.
JPY tăng cao hơn sau bình luận này, với tỷ giá USDJPY hiện giảm 0.2% xuống 147.80 trong ngày. Điều này tiếp tục chỉ ra rằng tháng 3 hoặc tháng 4 là thời điểm đầu tiên để BoJ có động thái mới.
Shanghai Composite chỉ tăng 0.1% trong khi CSI 300 tăng 0.2% trong ngày. Thay vào đó, Hang Seng được hưởng lợi nhiều nhất, hiện tăng khoảng 2.8%
USD/CNY giảm từ 7.19 xuống chỉ dưới 7.17 vào lúc này. Đổi lại, điều đó khiến đồng đô la yếu hơn một chút khi chúng ta hướng tới giao dịch ở châu Âu.
EUR/USD hiện tăng 0.2% lên 1.0901 trong khi USD/CHF giảm 0.4% xuống 0.8658 trong ngày.
AUD/USD tăng từ 0.5% lên 0.6605% và NZD/USD hiện tăng từ 0.4% lên 0.6101%. AUD/USD đang tăng trở lại trên mức trung bình động 200 ngày là 0.6578 nhưng phải đối mặt với một số ngưỡng kháng cự ngắn hạn từ mức trung bình động 200 giờ tiếp theo là 0.6619.
Tỷ giá USD/JPY đã tăng lên mức đỉnh 148.54 khi BOJ giữ nguyên chính sách, trước khi giảm dần xuống gần mức 148.00. Đường trung bình động 100 ngày ở mức 147.50
Quyết định của BOJ tiếp tục hỗ trợ ý tưởng về việc xoay trục chính sách có thể diễn ra vào tháng 3 hoặc tháng 4. Vào tháng 10 năm ngoái, ngân hàng trung ương đã từng tuyên bố: “Lạm phát CPI có khả năng tăng dần để đạt được mục tiêu ổn định về giá”. Và mới đây ngân hàng trung ương nói rằng: "Khả năng hiện thực hóa triển vọng tiếp tục tăng dần, mặc dù vẫn còn nhiều bất ổn về diễn biến trong tương lai".
Dự báo 2.4% vẫn cao hơn mục tiêu giá 2% và tiếp tục hỗ trợ cho việc xoay trục chính sách có thể sẽ diễn ra trong những tháng tới.
Tóm lại, BOJ tiếp tục kêu gọi sự 'bình tĩnh' trước khi chúng ta bước vào cuộc đàm phán lương mùa xuân. Họ vẫn đang đặt nền móng cho một sự thay đổi tiềm năng vào mùa xuân nhưng vẫn không có gì đảm bảo rằng họ sẽ làm như vậy. Vì vậy, đây không hẳn là nỗi thất vọng mà chúng ta đã quen với hầu hết các quyết định chính sách của BOJ từ năm ngoái.
Tin tức cho biết Trung Quốc đang xem xét gói kích thích tài chính trị giá 1 nghìn tỷ nhân dân tệ và gói kích thích trái phiếu đặc biệt có quy mô tương tự để giải cứu thị trường chứng khoán và điều đó cũng giúp chứng khoán Trung Quốc đại lục và Hồng Kông tăng cao hơn, đồng nhân dân tệ cũng vậy.
AUD/USD cũng tăng cao hơn sau tin tức này, đạt đỉnh ở mức 0.6601. EUR, NZD, GBP, CHF và CAD đều tăng so với đồng đô la Mỹ.
BoJ giữ nguyên lãi suất âm ngắn hạn và các chính sách Kiểm soát đường cong lợi suất, một quyết định 'như mong đợi'. Ngân hàng cũng ban hành bản cập nhật hàng quý cho báo cáo "Triển vọng về Hoạt động Kinh tế và Giá cả". Ngân hàng hạ dự báo CPI ‘lõi’.
USD/JPY ban đầu tăng lên gần 148.55 nhưng sau đó đã giảm xuống chỉ còn khoảng 147.90
Sắp diễn ra cuộc họp báo của Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Ueda, vào khoảng 13 giờ 30 ngày 23 tháng 1. Cuộc họp tiếp theo sẽ diễn ra lần lượt vào hai ngày 18 và 19 tháng 3.
Trung Quốc có kế hoạch mở rộng việc đình chỉ các mức thuế ưu đãi theo thỏa thuận thương mại Trung Quốc-Đài Loan (Thỏa thuận khung hợp tác kinh tế (ECFA)) được ký năm 2010. Cùng với đó thì một số quan chức ở Trung Quốc đang thúc đẩy việc chấm dứt hoàn toàn ECFA.
Hiệp định khung hợp tác kinh tế xuyên eo biển mang lại lợi ích kinh tế cho Đài Loan trong nỗ lực kéo nước này đến gần Trung Quốc hơn.
Ngay trước cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan hồi đầu tháng này, Trung Quốc đã đình chỉ việc miễn thuế ECFA đối với một loạt sản phẩm dầu mỏ.
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang tìm cách huy động khoảng 2 nghìn tỷ nhân dân tệ (278.53 tỷ USD), chủ yếu từ tài khoản nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, như một phần của quỹ bình ổn để mua cổ phiếu trong nước thông qua liên kết trao đổi Hồng Kông.
Các quan chức Trung Quốc đã phân bổ ít nhất 300 tỷ nhân dân tệ các quỹ địa phương để đầu tư vào cổ phiếu trong nước thông qua China Securities Finance Corp hoặc Central Huijin Investment Ltd.
Họ cũng đang cân nhắc các lựa chọn khác và có thể công bố một số lựa chọn ngay trong tuần này nếu được lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc chấp thuận
Ngân hàng Nhật Bản vẫn giữ nguyên các kế hoạch chính sách chính của họ và cắt giảm dự báo về lạm phát lõi.
Đồng yên suy yếu một chút, USD/JPY tăng cao hơn.
USDJPY bật tăng sau tin:
USDJPY duy trì trên 148 trong bối cảnh BoJ có thể đưa ra công bố vào quyết định chính sách trong khoảng thời gian 9:30 - 10:30 sáng nay.
Thị trường kỳ vọng BoJ giữ nguyên chính sách.