Tỷ lệ thất nghiệp điều chỉnh theo mùa của Thụy Sĩ tháng 8 là 2.5%, đúng như dự kiến
Con số trên không thay đổi so với tháng 7 nhưng xu hướng này cho thấy sự suy yếu của thị trường lao động Thụy Sĩ. Không có gì quá đáng báo động nhưng vẫn là một yếu tố cần theo dõi đối với SNB.
NZDUSD đã bật tăng 50 pips khi RBNZ đưa ra thông báo chính sách và nhanh chóng quay đầu giảm mạnh 80 pips trong bối cảnh đồng USD tiếp tục thể hiện sức mạnh.
Thặng dư cán cân thương mại Trung Quốc tháng 3 ở mức 300.6 tỷ NDT
Dự kiến 445.3 tỷ NDT
Tháng trước đó 738.8 tỷ NDT
Xuất khẩu tăng 12.9% so với 18.2% dự báo
Nhập khẩu giảm 1.7% so với dự báo tăng 11.4%
Xuất khẩu Trung Quốc tăng nhưng nhập khẩu dường như đã suy giảm. Dữ liệu thương mại hơi khó để theo dõi từ sau đại dịch nhưng nhìn chung, chúng đang phản ánh xu hướng phục hồi trên toàn cầu. Nhưng các vấn đề về chuỗi cung ứng và các sự kiện địa chính trị hiện nay giữa Nga và Ukraine sẽ chỉ làm phức tạp thêm điều đó, ngay cả đối với Trung Quốc.
Các quan chức Trung Quốc hiện đã quyết định rằng sự lây nhiễm giữa những người tiếp xúc gần đã được đưa vào các cơ sở cách ly không gây ra nguy cơ cao. Chỉ số mới cần theo dõi là số ca được phát hiện trong số những người chưa được kiểm dịch.
Mục tiêu mới là các biện pháp ngăn chặn có thể bắt đầu được nới lỏng khi không có sự lây lan trong cộng đồng, ngay cả khi vẫn có số lượng lớn ca nhiễm được phát hiện hàng ngày trong số những người ở các cơ sở cách ly.
Sự thay đổi này sẽ giảm bớt những căng thẳng đối với nền kinh tế so với cách tiếp cận phong tỏa nghiêm ngặt hơn trước đây.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass đã phát biểu tại một sự kiện ở Warsaw hôm thứ Ba.
cho biết thương mại xuyên biên giới sẽ vẫn quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu
Trung Quốc có vai trò to lớn với tư cách là quốc gia tiêu dùng và sản xuất hàng hóa
Khi được hỏi về việc liệu Trung Quốc có đang đứng trước một cuộc khủng hoảng do tình hình COVID-19 nghiêm trọng và các vấn đề nợ trong lĩnh vực bất động sản của họ hay không, Malpass nói: "Họ đang gặp phải những trở ngại trong nhiều lĩnh vực khác nhau và dự báo tăng trưởng đã bị hạ xuống. "
các nước trên thế giới đang nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, điều này "có lẽ tốt cho tất cả mọi người"
Một phiên giao dịch tương đối trầm lắng, đồng USD tiếp tục tăng nhưng với biên độ nhỏ.
NHTW New Zealand đã tăng lãi suất tiền mặt (OCR) thêm 50bps hôm nay, cao hơn 25bps so với kỳ vọng. NZDUSD tăng mạnh, chạm mức 0.6900 nhưng gặp lực bán mạnh nên đã điều chỉnh xuống.
Chỉ số tâm lý người tiêu dùng giảm 4.2% xuống 96.6 trong tháng Ba. đây là mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm 2020 và cũng là lần chỉ số đạt dưới 100 đầu tiên kể từ đó.
Trung Quốc đang khuyến khích các nhà đầu tư dài hạn và các cổ đông lớn của các công ty niêm yết mua thêm cổ phiếu để tăng lượng nắm giữ khi cổ phiếu giảm giá.
Chính phủ cũng sẽ tạo điều kiện hỗ trợ tài chính của doanh nghiệp tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi COVID
Kêu gọi các cổ đông nhà nước của các công ty niêm yết tích cực mua cổ phiếu bị định giá thấp
Chưa thế đoán được xu hướng giá tiếp theo của Doge coin, cần chú ý phản ứng của giá tại mốc $0.1350. Dự báo tuần này, Doge có thể dao động với biên độ 5%, gây ra những khó khăn với các trader.
Shiba Inu sau khi niêm yết trên Robinhood giá biến động bất thường gây nhiều bối rối cho các nhà đầu cơ đồng meme coin này.
XRP giảm giá tương đối mạnh so với các đồng tiền khác. Tuy nhiện, các nhà đầu tư có thêm hy vọng khi giá về đến vùng hỗ trợ mạnh kèm theo chỉ báo RSI đang giảm về khu vực quá bán. Có khả năng giá sẽ tạo đáy và tăng trở lại.
CPI tháng 3 của Mỹ tăng mạnh vượt kỳ vọng khiến cho lợi suất trái phiếu giảm, các chỉ số chứng khoán Mỹ hồi phục mạnh. Tuy nhiên đến cuối phiên, lực bán mạnh xóa bỏ mức tăng trước đó của các chỉ số:
Chỉ số S&P 500 giảm 0.34%
Chỉ số Nasdaq 100 giảm 0.3%
Chỉ số Dow Jones giảm 0.26%
Lợi suất trái phiếu sau đó cũng hồi phục hiện lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm về lại 2.75%.
Trên thị trường tiền tệ, AUDUSD hôm qua ghi nhận hồi phục sau 4 phiên giảm liên tiếp. Kỳ vọng có thêm các biện pháp trừng phạt đối với Nga đã đẩy giá hàng hóa lên cao, củng cố cho đồng tiền của Úc. USDJPY sau khi vượt mốc 125 đã gặp áp lực bán mạnh, tuy nhiên kết phiên tỷ giá vẫn giữ được trên 125 (125.333). Biến động của các cặp tiền chính như sau:
EURUSD−0.12%
USDJPY+0.17%
GBPUSD−0.08%
AUDUSD−0.11%
USDCAD−0.02%
USDCHF+0.16%
Dầu thô tối hôm qua tăng giá mạnh sau phát biểu của tổng thống Putin về tình hình đàm phán với Ukraine đang rơi vào bế tắc. Dầu WTI đã về lại mốc $100, hiện tại vào đầu phiên sáng giá +0.77% lên $101.37/thùng. Vàng tăng mạnh vào phiên hôm qua, có lúc giá vàng chạm mốc $1983/oz. Hiện tại giá đang điều chỉnh -0.43% ở mức $1967.8/oz.
Theo thứ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Kathleen Hicks: Lầu Năm Góc đang xem xét các yêu cầu của Ukraine đối với các loại vũ khí tiên tiến hơn, "giúp họ nâng tầm bắn và khoảng cách"
"Ngân sách chi tiêu cho xăng dầu của mỗi gia đình không cần phải phụ thuộc vào việc liệu một nhà độc tài có tuyên chiến và thực hiện tội ác diệt chủng cách xa nửa vòng trái đất hay không"
Đây có thể là dấu hiệu cho thấy quyết tâm cứng rắn của chính quyền Hoa Kỳ. Liệu điều đó có dẫn đến hành động cứng rắn hơn hay không cũng là một câu hỏi.
Dù đã tăng được một chút lên vùng 1.0903, sau khi tổng thống Putin nói rằng đàm phán đang gặp bế tắc, thì EURUSD tiếp tục bị đạp do triển vọng chiến tranh kéo dài. Cặp tiền đã thoái lui toàn bộ đà tăng hậu CPI Mỹ. Cùng với đó, chỉ số DXY cũng đã vượt trở lại 100 điểm.
Dầu WTI đang tăng 6% và vượt $100 sau khi tổng thống Putin nói rằng đàm phán với Ukraine đang rơi vào bế tắc. Ngoài ra, các lệnh phong tỏa tại Thượng Hải cũng phần nào ảnh hưởng lớn tới nhu cầu dầu.
Chuyên gia trái phiếu của DoubleLine, Jeff Gundlach, đang long USD nhưng ông tin rằng đồng đô la sẽ suy yếu 'trong cuộc suy thoái tiếp theo, có thể phải đến năm 2023'. Theo Gundlach, short USD là kèo mà ông chắc nhất.
Ông dự báo 2 lần tăng 50bp và một số lần tăng 25bp trong năm nay, hơi dovish so với kỳ vọng chung.
Theo ANZ, số liệu CPI đã củng cố lại vị thế phòng hộ lạm phát của vàng.
"Trong thời kỳ bản vị vàng, vàng là một tài sản phòng hộ lạm phát và là một cách bảo vệ sức mua của nhà đầu tư trong thời kỳ lạm phát cao. Ngày nay, vị thế này liên quan nhiều đến kỳ vọng lạm phát hơn là tỷ lệ lạm phát thực tế. Nhu cầuđầu tư với vàng đã tăng đáng kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, tức là vừa liên quan đến kỳ vọng lạm phát và nhu cầu trú ẩn. Nếu Fed tích cực hành động để kiềm chế lạm phát, vàng có thể sẽ bị đạp."
Giá đang nằm trong vùng trung lập là $1,920–50/oz. Phá $1,960/oz sẽ là một tín hiệu bullish", ANZ nói thêm.
Kể từ lúc ANZ đưa ra nhận định, vàng đã vượt 1,960, hiện đang giao dịch quanh mức 1,970.
Tin CPI của Mỹ đã đẩy EUR/USD tăng vọt, tuy nhiên đà tăng không kéo dài lâu. Giá đã quay đầu giảm về vùng sideways giữa 1.0863 và 1.0872. Cú break qua đường trung bình động 100 giờ đã không thành công.
Chúng ta không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tôn trọng hành động giá của thị trường. Bên mua đã tung cú sút...trượt.
Giá cần quay trở lại trên đường MA 100 giờ để chứng kiến sự quay trở lại của phe mua. Nếu điều đó không xảy ra, một kịch bản break xuống dưới 1.0863 sẽ cho thấy nhiều động lực giảm hơn nữa.
Theo TDS, dữ liệu lạm phát hôm nay là vừa hợp lý để củng cố sức mạnh của vàng. CPI lõi tăng không mạnh như kỳ vọng cũng đang đạp lợi suất xuống, hỗ trợ giá vàng. Lợi suất thực, một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến vàng, có thể không tăng nóng như kỳ vọng.
Nếu mọi thứ đều ủng hộ, vàng sẽ sớm tìm lại 1,982, và sau đó là 2,070.
USD/JPY tiếp tục di chuyển xuống dưới đỉnh cũ của ngày 28 tháng 3 ở mức 125.093, vùng giá này đã được retest trước đó và đà tăng vẫn được giữ vững.
CPI Mỹ đã giúp đẩy USD/JPY xuống thấp hơn và test lại vùng hỗ trợ này, liệu bên bán có thể tiếp tục gây áp lực?
Ở phía dưới, MA 100 giờ ở mức 124.487 và sẽ là mục tiêu chính tiếp theo nếu áp lực bán gia tăng.
Ngược lại, nếu các hỗ trợ này được giữ vững và đẩy giá break quya vùng đỉnh từ năm 2015 (màu vàng hình dưới), chúng ta có thể chứng kiến cú tăng mạnh hơn nữa.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ hôm nay đang chào phiên đầy hứng khởi sau tin CPI Mỹ có khả năng đang cho thấy lạm phát đang đạt đỉnh. Ta có thể thấy rõ điều này nhất khi giá năng lượng ghi nhận mức tăng cao nhất, và so với tháng Ba, giá năng lượng tháng Tư đã thấp hơn khá nhiều. Có vẻ như thị trường cũng đang hưởng ứng điều này và chứng khoán Mỹ mở cửa tăng mạnh bất chấp lạm phát nóng:
Dow Jones +0.35%
S&P 500 +0.62%
Nasdaq +1.3%
Trên thị trường tiền tệ, đồng đô la đang bị đạp khá mạnh sau tin CPI. Từ mức đỉnh 100.23 điểm, chỉ số DXY hiện đã thoái lui về vùng 99.9, hiện đang kiểm tra lại hỗ trợ 100.00. Đa phần các đồng tiền khác đều đang hồi phục đáng kể:
EUR không đổi (đáy ngày -0.3%)
GBP +0.14% (đáy ngày -0.3%)
AUD +0.75% (đáy ngày -0.2%)
NZD +0.65% (đáy ngày -0.24%)
JPY +0.2% (đáy ngày -0.35%)
CHF +0.12% (đáy ngày -0.4%)
CAD +0.11% (đáy ngày -0.3%)
Vàng tăng 0.7% lên 1,968 và đang tiếp tục kiểm tra vùng 1,970. Dầu WTI tăng 4.5% lên $99.5/thùng, nhiều khả năng tiếp tục bị chi phối bởi những lo ngại từ Nga sau khi tổng thống Putin nói rằng đàm phán với Ukraine rơi vào bế tắc.
CPI lõi không đạt kỳ vọng và USD đang bị đạp mạnh. Thị trường định giá lãi suất Fed tăng lên 3.25%, nhưng nếu giá cả bắt đầu đi ngang, con số đó sẽ chỉ nằm trong những giấc mơ.
Khá là điên rồ khi hô đỉnh lạm phát tại 8.5% nhưng có thể thấy giá xăng đang trên đà giảm trong tháng 4 so với tháng 3. Nhu cầu hàng hóa cũng có dấu hiệu suy yếu, điều này có thể tiếp tục hạ nhiệt (hoặc ít nhất là kìm hãm không để tăng) giá hàng hóa lâu bền.
Hãy nhớ rằng, giá cả không cần phải giảm để giảm lạm phát, mà chỉ cần ngừng tăng.
Phản ứng của cổ phiếu cũng đang nói lên điều đó. Hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 1.2% so với trước lúc dữ liệu được công bố. Rõ ràng là có rất nhiều lo sợ về lạm phát trong phiên hôm qua, đặc biệt là 30 phút cuối.