Thị trường chứng khoán thế giới đồng loạt đảo chiều, xóa bỏ hầu hết mức tăng đầu phiên giao dịch hôm nay. Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm nhẹ xuống 3,941.1 điểm, Nasdaq giảm 0.3% xuống 12,886.75 trong khi chỉ số Shenzhen của Trung Quốc giảm gần 3%. Quá trình rút bớt thanh khoản khỏi thị trường tài chính và những cảnh báo về bong bóng tài sản của chính quyền Trung Quốc đang khiến tâm lý các nhà đầu tư ở những thị trường khác cũng bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, lợi suất TPCP Mỹ vẫn ở gần đỉnh 1 năm - trên mức 1.6%, càng dấy lên những lo ngại về mức định giá hiện tại.
Giá vàng vọt tăng lên mức $1,734/oz trong buổi sáng đầu ngày nhưng sau đó đã nhanh chóng đảo chiều giảm xuống quanh vùng $1,724/oz khi USD phục hồi trên diện rộng.
Trái ngược với thị trường kim loại quý, dầu thô tiếp tục có một ngày đầy phấn khởi với dầu WTI tăng 0.9% lên 66.16 USD/thùng nhờ sự thắt chặt nguồn cung của OPEC+ và tình hình Covid-19 được cải thiện tại Mỹ.
Tại thị trường FX, tất cả các đồng tiền chính đều suy yếu so với USD ngoại trừ NZD khi các dữ liệu kinh tế tại New Zealand trong tuần này dự kiến sẽ cho thấy mức phục hồi mạnh mẽ, đẩy nhanh quá trình cắt giảm hỗ trợ tiền tệ của RBNZ. CAD cũng chỉ giảm nhẹ do Canada sẽ hưởng lợi từ sự phục hồi vượt trội của Mỹ so với thế giới, khi đây là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Canada cũng như số liệu trên thị trường việc làm quá tốt tuần trước. AUD là đồng tiền yếu nhất trong ngày hôm nay bất chấp dữ liệu sản xuất công nghiệp tại Trung Quốc tốt hơn dự kiến, có lẽ bị dẫn dắt chính bởi thị trường chứng khoán toàn cầu. EUR là đồng tiền suy yếu chỉ sau AUD khi ECB gia tăng tốc độ chương trình mua tài sản PEPP và quá trình tiêm chủng chậm chạp tại EU. JPY và CHF như thường lệ vẫn suy yếu do mức lợi suất thấp của Nhật và Thụy Sĩ.