GBP/USD hướng ứng thông tin lạc quan về Brexit
GBP/USD đã kết thúc xu hướng giảm trong bốn ngày liên tiếp, để thoát khỏi mức đáy hàng năm. Hiện cặp tiền đang giao dịch trên khoảng 1.3350 trong phiên mở cửa hôm thứ Năm tại London.
Nước Anh sẽ không kích hoạt Điều 16 của nghị định Bắc Ireland cho đến khi các cuộc đàm phán không thể tiếp tục. Phó Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu Maroš Šefčovič sẽ đến thăm London để đàm phán về vấn đề này vào thứ Sáu.
Các chuyên gia Vương quốc Anh dự đoán số ca nhiễm Covid trong năm mới tăng vọt nhưng số ca tử vong do Virus sẽ giảm.
Thống đốc Ngân hàng Anh Andrew Bailey đã chú ý đến các vấn đề về việc tăng lãi suất, tiếp đến là báo cáo việc làm ổn định hơn, dữ liệu lạm phát và PMI.
Thêm nữa, tỷ giá GBP/USD được hỗ trợ bởi lợi suất Kho bạc Hoa Kỳ giảm sau kỳ vọng lạm phát sẽ gia tăng chậm gần đây của Hoa Kỳ, được đo bằng tỷ lệ lạm phát hòa vốn trong 10 năm theo dữ liệu của Cục Dự trữ Liên bang St. Louis (FRED).
Nhật Bản mạnh tay chi tiêu ngân sách bổ sung thúc đẩy nển kinh tế.
Nhật Bản tiết lộ mức chi tiêu ngân sách bổ sung lên tới 36 nghìn tỷ Yên, tương đương khoảng 312 tỷ USD để thúc đẩy nền kinh tế sau thời kỳ đại dịch.
Đồng thời, chính phủ nước này phát hành thêm trái phiếu mới trị giá 22 nghìn tỷ yên trong ngân sách bổ sung của năm tài chính 21/22.
Thành phố ở Trung Quốc có động thái nới lỏng đối với các công ty bất động sản
Cơ quan quản lý nhà ở tại Thành Đô thuộc tỉnh Tây Nam Tứ Xuyên cho biết:
- Chúng tôi sẽ đẩy nhanh việc phê duyệt cho các khoản vay mua bán nhà và tài sản.
- Sẽ giảm bớt các hạn chế trong việc sử dụng tiền thu được từ bán hàng trước.
Chính quyền Trung Quốc cũng đang có những động thái nới lỏng như thúc ép các ngân hàng cho vay thế chấp nhanh hơn. Thành Đô là thành phố đầu tiên kêu gọi các khoản vay liên quan đến tài sản nhanh hơn trong một tuyên bố chính thức mới đây.
Truyền thông Nhật Bản đang lạc quan về kế hoạch đầu tư của Úc sắp tới
Nikkei cho rằng:
- Hoạt động đầu tư kinh doanh của Úc sụt giảm trong quý 3 do đại dịch, mặc dù các kế hoạch chi tiêu trong tương lai đã chứng tỏ khả năng phục hồi và dự kiến sẽ phục hồi nhanh chóng khi hầu hết các hạn chế đã được dỡ bỏ.
- Kế hoạch chi tiêu cho năm đến hết tháng 6 năm 2022 đã được nâng lên 138.6 tỷ đô la Úc, cao hơn hầu hết các ước tính của các nhà phân tích.
Quan chức BoK: Chính sách lãi suất vẫn đi theo đúng hướng
Trong cuộc họp báo hậu chính sách tiền tệ hôm thứ Năm, Thống đốc BoK ông Lee Ju-yeol nói rằng "chính sách lãi suất vẫn còn phù hợp."
Các ý chính trong cuộc họp báo hôm thứ 5:
- Không nên xem xét bối cảnh chính trị trong quyết định chính sách tiền tệ bao gồm cả cuộc bầu cử tổng thống.
- Chính sách lãi suất hiện hành đang nằm dưới lãi suất trung lập.
Các nhà nghiên cứu Fed nhận thấy dấu hiệu căng thẳng tài chính ở Trung Quốc.
Theo đó, các nhà nghiên cứu tại Fed cho rằng: Căng thẳng thị trường tài chính toàn cầu đã giảm bớt đáng kể kể từ mùa xuân năm 2020, và Trung Quốc thì vẫn đang ở mức trung bình trong lịch sử.
Mặc dù mức đỉnh vào tháng 10 thấp hơn mức được thấy vào đầu năm 2020, nhưng mức độ căng thẳng vẫn cao cho thấy một rủi ro giảm đáng kể đối với triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc.
Dữ liệu GDP quý 3 của Úc dự kiến không khả quan.
Luồng dữ liệu của nền kinh tế Úc cho các tháng từ tháng 7 đến tháng 9 (tức là quý 3 năm 2021) không được như mong đợi.
Nền kinh tế dự kiến vẫn sẽ giảm do các đợt đóng cửa kéo dài ở các bang New South Wales và Victoria (các bang có dân số lớn nhất và lớn thứ hai của Úc, chỉ chiếm dưới 50% dân số của đất nước), dự kiến GDP quý 3 sẽ đạt -2.4% YoY.
Tập đoàn Kaisa cung cấp cho trái chủ trái phiếu mới với kỳ hạn dài hơn
Nhà phát triển bất động sản Trung Quốc Kaisa đang cung cấp lựa chọn để trao đổi trái phiếu hiện có của trái chủ (đáo hạn vào ngày 7 tháng 12) với trái phiếu mới có thời gian đáo hạn kéo dài.
Kaisa đang cố gắng ngăn chặn tình trạng suy giảm thanh khoản và hơn thế nữa là duy trì "sự sống".
Goldman Sachs: Lệnh cấm xuất khẩu dầu của Hoa Kỳ sẽ phản tác dụng.
Goldman Sachs cho rằng việc giải phóng dầu dự trữ và bất kỳ lệnh cấm xuất khẩu dầu nào từ Mỹ đều sẽ phản tác dụng.
Mỹ cấm xuất khẩu chỉ càng khiến nguồn cung dầu thô dư thừa của Hoa Kỳ nhanh chóng đạt đến đỉnh điểm, buộc các doanh nghiệp sản xuất phải ngừng hoạt động, khiến cho hoạt động đầu tư và sản xuất càng chậm lại.
"ECB không được thắt chặt quá sớm!"
Quan chức ECB ông F.Panetta nói rằng ECB không được thắt chặt quá sớm vì lạm phát tăng đột biến chỉ là tạm thời.
Ông cho rằng việc rút lại quá sớm các biện pháp kích thích sẽ có nguy cơ gây tổn hại cho nền kinh tế và hạn chế nhu cầu trong nước.
"Nếu lạm phát cao trở nên dai dẳng hơn, điều đó có thể dẫn đến tình trạng cần phải nới lỏng chính sách hơn nữa."
Tenreyro của BoE: Tôi kỳ vọng một chính sách thắt chặt từ tốn
Thành viên BoE bà S.Tenreyro chưa mong đợi mức lãi suất cao hơn. Bà hi vọng tốc độ thắt chặt sẽ không quá nhanh, ít nhất là vào tháng 2 năm sau.
GBPUSD đang được giao dịch gần mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm ngoái.
Dự trữ dầu thô hàng tuần của Mỹ tăng mạnh.
Dự trữ dầu thô hàng tuần của Mỹ theo EIA tăng 1.0 triệu thùng so với dự kiến là giảm 0.5 triệu thùng. Xăng giảm -603K so với lượng tồn kho dự kiến là -461K thùng.
Sau dữ liệu được công bố, giá đầu thô vẫn ở gần mức cao nhất trong phiên giao dịch của Mỹ tại mốc $78.7/thùng
Báo cáo doanh số bán nhà mới tại Hoa Kỳ trong tháng 10 gây nhiều thất vọng
Doanh số bán nhà mới tháng 10 tại Hoa Kỳ đạt 745k, thấp hơn nhiều so với dự kiến là 800k.
Đây là một sự tiêu cực không thể phủ nhận. Các nhà xây dựng đang gặp khó khăn trong việc tiếp thị nhà vì giá cả biến động và không chắc chắn về thời điểm có thể giao nhà. Thay vào đó, họ tiếp thị những ngôi nhà xa hơn trong chu kỳ xây dựng. Điều đó sẽ tiếp tục dẫn đến những kết quả lộn xộn.
Lạm phát PCE lõi của Hoa Kỳ trong tháng 10 tăng cao.
Lạm phát ở Mỹ, được đo bằng Chỉ số giá Chi tiêu cho Tiêu dùng Cá nhân (PCE), đã tăng +4.1% vào tháng 10, tăng 0.4% so với tháng trước là +3.6%.
Những con số được công bố cho thấy nước Mỹ đang sống trong nền kinh tế nóng hơn bao giờ hết, và sớm hay muộn chính sách thắt chặt sẽ được kích hoạt.
Điều đó cũng tạo động lực khiến đồng USD tăng mạnh trong những ngày vừa qua. Chỉ số DXY giao dịch ở mốc 96.85, tăng 0.35%
Phố Wall nhuộm sắc đỏ, đồng USD bật tăng mạnh mẽ đầu phiên giao dịch.
Bộ 3 chỉ số chứng khoán Mỹ giảm điểm đồng loạt, USD tăng giá sau khi số đơn thất nghiệp xuống mức thấp nhất kể từ năm 1969.
- S&P 500 giảm 0.5% về 4664.63 điểm
-
Nasdaq 100 và Dow Jones đều giảm 0.6% xuống 16,148 và 35,653 điểm.
Sau khi Opec+ phản đối việc giải phóng kho dự trữ dầu của Mỹ và các quốc gia khác là không hợp lý với điều kiện thị trường và họ có thể sẽ bổ sung thêm nguồn cung vào một cuộc họp vào tuần tới, giá dầu ngay lập tức đã có phản ứng.
- Giá dầu thô giảm 0.3% về $78.36/thùng
- Vàng giảm mạnh về $1781/oz (-0.4%), đà giảm đã kéo dài liên tục trong 4 ngày.
Thị trường trái phiếu lạc quan kể từ sau khi chiếc ghế chủ tịch Fed được công bố. Lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm tăng một điểm cơ bản lên 1.68%.
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số DXY duy trì vị thế dẫn đầu tăng 0.5% lên mốc 96.86.
- EUR giảm 0.5% về $1.1193.
- GBP và JPY giảm lần lượt là 0.3% và 0.2%
Khi phe bồ câu chuyển hướng diều hâu, đó là một tin quan trọng.
Quan chức Fed bà M.Daly cho rằng việc thắt chặt là phải có, tuy nhiên Fed chưa nên đẩy nhanh tiến độ thực thi vào lúc này.
Bà nói thêm: Nếu thị trường việc làm tiếp tục bùng nổ và lạm phát lại tăng cao có thể đẩy nhanh việc thắt chặt, tuy nhiên Fed cần xem thêm dữ liệu và thảo luận với đồng nghiệp trước khi đưa ra quyết định.
Tồn kho bán buôn của Mỹ tháng 10 tăng nhẹ.
Tồn kho bán buôn tháng 10 của Mỹ tăng +2.2% so với mức +1.4% trước đó.
Hàng tồn kho tích trữ sẽ mang tới một luồng gió mới cho tăng trưởng của Hoa Kỳ và toàn cầu trong tương lai khi các công ty đang đối phó với việc chuỗi cung cầu đứt gãy, cũng như xây dựng lại kho hàng tồn.
Số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm mạnh.
Đã có 199k yêu cầu trợ cấp thất nghiệp ban đầu ở Mỹ tính tới ngày 20 tháng 11, dữ liệu do Bộ Lao động Mỹ (DOL) công bố hôm thứ Tư, tốt hơn so với kỳ vọng là 260k đơn.
Điều này tạo động lực thúc đẩy sức mạnh USD khiến chỉ số DXY bật tăng 0.3% lên 96.78
Commerzbank dự báo Vàng có thể phục hồi lại đỉnh nếu giữ được mốc quan trọng 1,750 USD
Giá vàng đã sụt giảm mạnh và phá vỡ xuống dưới mức 1,800 Dollar vào thứ Ba. Karen Jones, Trưởng nhóm Nghiên cứu Phân tích Kỹ thuật FICC tại ngân hàng Commerzbank, báo cáo rằng việc hạ giá ngắn hạn này sẽ cần phải giữ trên 1,750 USD để tiếp tục duy trì xu hướng tăng giá.
Nếu vàng phá vỡ dưới 1,750 USD, đáy của tháng 8 tại 1,693 USD là mục tiêu tiếp theo.
“Giả sử rằng xu hướng giảm vẫn bị giới hạn trong khu vực 1,750 đô la, chúng ta sẽ thấy sự phục hồi lên mức đỉnh của tuần trước là 1,877 đô la. Tiếp đến là 1,917/22 USD, mức cao nhất vào tháng 5/2021 và đồng thời là đỉnh của năm 2011. Điều này có thể góp phần phá vỡ mức đỉnh 1,965 USD vào tháng 11/2020 và mức thoái lui 78.6% ở tại 1,989 USD và xa hơn nữa là cho mức cao nhất vào tháng 8/2020 ở vị trí 2,072 đô la. ”
Hồ sơ xin vay thế chấp của Mỹ tăng mạnh
Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Ngân hàng Thế chấp cho tuần kết thúc vào ngày 19/11/2021
• Chỉ số Hồ sơ xin vay thế chấp tăng 1.8% so với tuần trước là -2.8%
• Chỉ số thị trường tăng nhẹ 651.3 so với 639.9 trước đó
• Chỉ số mua hàng tăng lên 295.7 so với 282.5 trước đó
• Chỉ số tái cấp vốn tăng 2,706.2 so với 2,695 vào tuần trước
• Lãi suất thế chấp 30 năm đạt 3.24% tăng 0.04%
Bất chấp việc lãi suất thế chấp dài hạn tăng vọt lên gần mức đỉnh gần đây là 3.30%, hoạt động mua bán đã khiến lượng đơn thế chấp tăng vọt trong tuần qua. Đáng chú ý, chỉ số về lượt mua hàng đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng Ba.
Điều này chỉ khẳng định điều kiện nhu cầu ổn định trên thị trường nhà ở mặc dù giá cả nói chung vẫn cao hơn. Mặc dù người ta có thể tranh luận rằng các đợt tăng lãi suất của Fed vào năm tới có lẽ đang bắt đầu thúc đẩy người mua đến thời điểm "bây giờ hoặc không bao giờ".
Liên minh Đức đồng ý tăng mức lương tối thiểu
Trong các cuộc trao đổi với các quan chức cấp cao, các đối tác liên minh của Đức đã đưa ra quan điểm:
• Đồng ý với mức lương tối thiểu € 12
• Đồng ý giảm độ tuổi bỏ phiếu tối thiểu xuống 16
• Muốn tăng tài trợ cho R&D lên 3.5% GDP
• Để loại trừ việc tăng tuổi lương hưu
Altcoin đang hồi phục mạnh mẽ
Bitcoin đã mất 2.5% vào sáng thứ Tư, quay trở lại mức 56.3 nghìn đô la. Có vẻ như sau một ngày tạm lắng, áp lực của người bán đối với đồng tiền điện tử dẫn đầu thị trường vẫn tiếp tục. Trong khi đó, thị trường tiền điện tử vẫn duy trì tích cực, tăng thêm 0.3% vốn hóa trong 24 giờ qua.
Vào tháng trước, thị phần của Bitcoin trong tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử có xu hướng giảm. Từ mức đỉnh 49.2% vào ngày 19/10, thị phần của BTC đã giảm xuống chỉ còn 41.7%. Những người tham gia thị trường lạc quan chỉ ra nhu cầu mạnh đối với altcoin và đang định hình xu hướng tăng của những đồng coin khác.
Mặt khác, những nhà đầu tư bi quan chỉ ra rằng nếu không có Bitcoin thì tiền điện tử có nhiều khả năng sẽ đảo ngược (tình hình vào cuối năm 2017 và đầu năm 2018). Tuy nhiên, một đợt pullback nhẹ nhàng như thế này sẽ đóng vai trò là động cơ thúc đẩy thị trường tìm kiếm những cái tên mới.
Dữ liệu CBI tháng 11 của Vương quốc Anh: Tổng số đơn đặt hàng gần gấp 3 tháng trước
Số dư sổ sách đơn đặt hàng hàng tháng của các nhà sản xuất Anh tăng lên mức kỷ lục khi các đơn đặt hàng công nghiệp tăng vọt trong tháng 11 (tổng số đơn đặt hàng là 26 so với 9 trước đó). Hơn nữa, kỳ vọng về giá giữa các nhà sản xuất cũng tăng lên mức cao nhất trong 44 năm và điều này có thể trở thành một vấn đề lớn hơn sau này.
CBI lưu ý rằng:
"Thật tốt khi thấy số lượng đơn đặt hàng mạnh mẽ và tăng trưởng sản lượng trong lĩnh vực sản xuất được giữ vững khi chúng ta bước vào mùa đông. Nhưng những thách thức lớn từ phía nguồn cung tiếp tục gây áp lực lên khả năng đáp ứng nhu cầu của các công ty."
Về kỳ vọng giá, thước đo của CBI (đo lường kỳ vọng giá trong ba tháng tới) đã tăng từ 59 trong tháng 10 lên 67 - cao nhất kể từ tháng 5/1977. Và điều đó cũng phản ánh các vấn đề chuỗi cung ứng toàn cầu trong điều kiện nhu cầu mạnh mẽ.
Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm có thể đạt 2.1% - SocGen
Lợi tức trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Hoa Kỳ đang ở trong xu hướng giảm dần tính từ năm ngoái ở mức 1.74%. Các chuyên gia tại Société Générale tin rằng có khả năng đạt mức 2,05/10% nếu mức đỉnh trong tháng 4/2020 là 1.80% bị xuyên thủng.
Hỗ trợ hiện tại là ở 1.59%. Trong khi đó mức kháng cự là tại vị trí 1.80%
SocGen cũng chia sẻ thêm:
“Điều đáng chú ý là lợi suất đã hình thành mô hình Vai Đầu Vai nghịch đảo thường biểu thị một xu hướng tăng.”
“Mức cao nhất trong tháng 4 là 1.80% là một rào cản quan trọng. Một khi bị bứt phá, tỷ lệ sẽ mở rộng hơn nữa khi lên tới 1.92% và thậm chí có thể hướng tới dự báo là 2.05%/2.10%.”
Fitch hạ cấp Aoyuan của Trung Quốc lần thứ ba trong tháng này
Aoyuan đã bị hạ cấp từ 'B-' xuống 'CCC-'
Về việc hạ cấp, Fitch nói rằng động thái này phản ánh khả năng đang giảm dần của việc Aoyuan tái cấp vốn cho trái phiếu cấp cao công khai trị giá 688 triệu USD đến hạn vào tháng 1/2022. Sự việc này diễn ra ngay sau khi công ty gia hạn ngày mua lại chứng khoán được hỗ trợ bằng tài sản Aochuang II và chỉ định một cố vấn tài chính và một cố vấn pháp lý. Nói cách khác, công ty có rủi ro tái cấp vốn cao.
Trên thực tế, Aoyuan có 188 triệu USD trái phiếu đáo hạn vào ngày 20/1/2022 và 500 triệu USD trái phiếu đáo hạn vào ngày 22/1.
Về một số thông tin cơ bản, Aoyuan là một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất của Quảng Châu, vì vậy điều này gây lo lắng xung quanh lĩnh vực thị trường bất động sản ở Trung Quốc vào thời điểm hiện tại.
Panetta của ECB: Rủi ro suy thoái đối với nền kinh tế có thể đang gia tăng
Phát biểu của thành viên ban điều hành ECB, Fabio Panetta:
• Tiếp tục kích thích tiền tệ là cần thiết
• Thắt chặt chính sách sớm có thể biến cú sốc nguồn cung thành suy thoái kéo dài
• ECB nên xem xét mức tăng lạm phát đột biến ở thời hiện tại cho đến khi có bằng chứng cho thấy rủi ro đối với lạm phát trung hạn xuất hiện
• Những hướng dẫn chuyển tiếp của chính phủ về sự gia tăng lạm phát "gần như không được đáp ứng"
• Lạm phát tăng đột biến là kết quả của sự kết hợp của "các yếu tố tạm thời"
Panetta cũng đang kêu gọi tiếp tục mua trái phiếu để phù hợp với thông tin ECB sẽ chuyển sang bổ sung thêm các giao dịch mua APP vào năm tới.
Dầu WTI: Khó khăn trong tìm kiếm một điểm tựa vững chắc
WTI (hợp đồng tương lai NYMEX) đang tích lũy gần mức cao nhất trong bốn ngày là 79.02 USD, khi các nhà giao dịch đánh giá tác động của việc giải phóng nguồn cung dầu từ các nguồn dự trữ chiến lược của Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản.
Trong khi đó, phe “Bò” chuyển sang thận trọng trước một loạt các báo cáo kinh tế quan trọng của Mỹ, bao gồm Hàng hóa lâu bền và GDP. Các nhà giao dịch dầu cũng sẽ theo dõi dữ liệu tồn kho dầu thô hàng tuần của Mỹ từ Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA).
Từ góc độ kỹ thuật ngắn hạn, WTI đang gặp khó khăn với ngưỡng kháng cự DMA 50 ở mức 78.65 Dollar. Tuy nhiên, với Chỉ số RSI 14 ngày, đang có xu hướng giảm cho thấy thiếu động lực tăng trưởng.
Nếu áp lực bán gia tăng, thì WTI có thể giảm trở lại ngưỡng 78 USD, mức đỉnh hôm thứ Hai là 77.01 USD có thể là hỗ trợ tạm thời. Hoặc xa hơn nữa là đáy của 18/11 là 76.36 USD.
Nhà hoạch định chính sách ECB Holzmann: Lạm phát sẽ hạ nhiệt vào năm sau
Tiếp tục là câu chuyện lạm phát tạm thời từ các quan chức ECB. Theo ông Holzmann:
- Lạm phát gia tăng về bản chất chủ yếu là tạm thời
- Việc chấm dứt PEPP có thể sẽ được quyết định vào tháng 3/2022
Chỉ số môi trường kinh doanh tại Đức giảm trong tháng Mười Một
Trong tháng Mười Một, chỉ số môi trường kinh doanh IFO tại Đức giảm xuống 96.5 điểm từ 97.7 điểm của tháng trước, gần với kỳ vọng 96.6 điểm. Sau báo cáo này, IFO cho biết:
- Lần giảm này là lý do để lo lắng
- Tắc nghẽn chuỗi cung ứng đang gây áp lực cho doanh nghiệp, và chưa có dấu hiệu suy giảm
- GDP quý IV sẽ trì trệ hơn quý trước
Bộ trưởng Tài chính Olaf Scholz sẽ trở thành thủ tướng Đức tiếp theo
Một thỏa thuận giữa ba đảng Dân chủ Xã hội, đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự do đã được ký kết để chính thức thành lập chính phủ mới của Đức. Ông Olaf Scholz, bộ trưởng tài chính hiện tại, nhiều khả năng sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo, kế nhiệm bà Angela Merkel.
Chứng khoán châu Âu chào phiên tăng nhẹ sau thứ Ba buồn bã
Các chỉ số chứng khoán châu Âu đang chào phiên hôm nay ghi nhận mức tăng nhẹ, khi tâm lý giới đầu tư đã phần nào ổn định trở lại:
- Chỉ số Eurostoxx +0.2%
- Chỉ số DAX +0.1%
- Chỉ số CAC 40 +0.2%
- Chỉ số FTSE 100 +0.2%
- Chỉ số IBEX +0.1%
- Chỉ số FTSE MIB +0.3%
Trên thị trường tiền tệ, sự trầm lắng nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp diễn đến khi các tin tức từ Mỹ và biên bản cuộc họp Fed được công bố. Chỉ số DXY tiếp tục tích lũy quanh mức 96.5 điểm. Biến động đáng chú ý duy nhất lúc này là NZD -0.47% sau quyết định tăng lãi suất của RBNZ. Ngoài ra, JPY cũng tăng 0.23% và AUD giảm 0.1%. Đây là một số diễn biến chính. Các đồng tiền còn lại đều chưa có nhiều thay đổi.
Vàng tăng 0.3% lên 1,794. Dầu tăng lên gần $79/thùng sau quyết định xả trữ dầu chiến lược của Mỹ,
Số liệu niềm tin doanh nghiệp tại Pháp có gì mới?
Trong tháng Mười Một, chỉ số niềm tin doanh nghiệp tại Pháp tăng lên 114 điểm từ mức 112 điểm (đã điều chỉnh xuống từ 113) của tháng trước. Trong đó, chỉ số niềm tin ngành công nghiệp đạt 109, còn ngành dịch vụ đạt 114 điểm. Nhìn chung, tình hình kinh tế tháng này tại Pháp vẫn có thể coi là tạm ổn, sau báo cáo này và báo cáo PMI hôm qua.
Các HĐTL chứng khoán châu Âu tăng nhẹ tiền phiên giao dịch mới
Các HĐTL chỉ số chứng khoán châu Âu hôm nay đã có chút phấn khởi hơn sau một phiên đáng buồn:
- HĐTL chỉ số DAX +0.3%
- HĐTL chỉ số FTSE +0.2%
- HĐTL chỉ số IBEX +0.3%
Tại Mỹ, các HĐTL cũng đã hồi phục trở lại:
- HĐTL chỉ số S&P +0.1%
- HĐTL chỉ số Nasdaq +0.2%
- HĐTL chỉ số Dow Jones chưa đổi
Nhìn chung, tâm lý thị trường có vẻ đã ổn định hơn nhiều so với các phiên trước.
Nhật Bản chưa ấn định ngày xả trữ dầu
Thủ tướng Nhật Bản hôm nay đã nói rằng họ sẽ giải phóng trữ dầu trong một động thái cùng Mỹ và Trung Quốc. Lượng dầu được ông nói là "vài trăm nghìn kilolit" (1 kilolit tương đương 6 thùng dầu), nên con số này có thể là khoảng 4 triệu thùng. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn chưa ấn định được thời gian bắt đầu giải phóng trữ dầu này.
UOB có nhận định gì về cặp EURUSD?
Theo UOB, triển vọng ngắn hạn của EURUSD vẫn khá tiêu cực:
- Trong phiên hôm nay: EURUSD vẫn đang trong xu hướng giảm phiên hôm nay, và hỗ trợ mạnh cho cặp tiền này sẽ là 1.12. 1.1220 có thể sẽ là một hỗ trợ gần. Tuy nhiên, áp lực giảm đã tạm thời hạ nhiệt khi cặp tiền bước vào giai đoạn tích lũy, và sẽ tiếp tục đi ngang trong khoảng 1.1225/1.1275 trong phiên hôm nay
- 1-3 tuần tới: EUR có thể tiếp tục suy yếu, nhưng hiện tại đã vào vùng quá bán, nên mục tiêu 1.12 tạm thời sẽ cần thời gian. Tuy nhiên, phe bán sẽ tiếp tục nắm kiểm soát nếu giữ được dưới 1.1325. Dưới 1.12, mục tiêu tiếp theo sẽ là 1.1160.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền phiên Âu: NZD giảm mạnh, phần còn lại trầm lắng chờ đợi xúc tác
Hiện tại thị trường FX không có quá nhiều điểm nóng ngoài hai cặp AUD và NZD. Lần tăng lãi suất 0.25% có vẻ là không đủ để làm thỏa mãn thị trường, do đó NZD đang là đồng tiền giảm mạnh nhất phiên (-0.56%), theo sau là AUD (-0.23%). Nhìn chung, các đồng tiền khác không có quá nhiều biến động khi thị trường tiếp tục chờ đợi rất nhiều dữ kiện từ Mỹ và biên bản cuộc họp Fed. Đồng đô la tiếp tục tích lũy, chỉ số DXY giữ nguyên mức 96.5 điểm.
Vàng tăng 0.3% lên 1,794, sau khi phiên trước phá hỗ trợ tâm lý quan trọng tại 1,800. Dầu thô sau phiên trước "bán tin đồn, mua sự thật" hôm nay cũng đang tăng nhẹ 0.3% lên $78.7/thùng.
Một phiên bận rộn cho các trader với nhiều dữ kiện từ Mỹ trước kỳ nghỉ lễ Tạ ơn
Một số điểm nhấn trong ngày hôm nay là:
- Tăng trưởng GDP Mỹ
- Chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ
- Đơn đặt hàng lâu bền
- Đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu
- Chỉ số tâm lý người tiêu dùng tại Mỹ
- Doanh số bán nhà mới
Ngoài ra, biên bản cuộc họp FOMC cũng sẽ được công bố ngày hôm nay. Các trader sẽ tìm thêm dấu hiệu về khả năng tăng tốc thắt chặt từ Fed.
New Zealand: Thời kỳ của tiền rẻ đã hết, lãi suất sẽ tăng rất nhanh
Đây là nhận định của KiwiBank sau khi RBNZ tăng lãi suất lên 0.75% sau cuộc họp hôm nay. Ngoài ra, dự báo lãi suất của RBNZ cũng đã tăng mạnh. Lãi suất được kỳ vọng sẽ tăng lên 2% vào cuối năm 2022, sớm hơn kỳ vọng cuộc họp tháng trước tới tận 1 năm. Ngoài ra, kỳ vọng lãi suất quý III-IV/2023 cũng đã lên tới 2.5%. Trong cuộc họp trước, kỳ vọng lãi suất cuối năm 2024 mới chỉ là khoảng 2.25%.
Thủ tướng Nhật Bản: Nhật Bản sẽ giải phóng trữ dầu chiến lược
Theo ông Kishida, Nhật Bản, cùng với Mỹ và nhiều quốc gia khác, sẽ cùng giải phóng trữ dầu chiến lược để hạ nhiệt giá dầu đang tăng mạnh trong thời gian gần đây:
- Nhật Bản sẽ tìm cách xả dầu mà không vi phạm luật dự trữ dầu
- Bộ trưởng Thương mại Koichi Hagiuda sẽ thông báo chi tiết cụ thể
- Giá dầu ổn định rất cần thiết để kinh tế phục hồi sau đại dịch
- Chính phủ sẽ làm việc để vận động các quốc gia sản xuất dầu và xem xét các biện pháp cụ thể cho ngành dầu khí
Trước đó Nikkei đưa tin rằng Nhật Bản sẽ xả khoảng 4.2 triệu thùng. Trước đó, Mỹ cũng đã công bố xả 50 triệu thùng dầu. Động thái này là để hạ nhiệt giá dầu trước sự lưỡng lự của OPEC trong việc tăng sản lượng. Tuy nhiên, sau thông báo từ Mỹ, dầu lại tăng mạnh hơn 4% từ đáy ngày và đóng cửa phiên trước tăng 2.6%.
Quan chức ECB đang thận trọng hơn về lạm phát!
ECB "không thể tự mãn" về lạm phát, nhà hoạch định chính sách Gabriel Makhlouf cho biết. Ông Klaas Knot cũng cho biết những quy định hạn chế mới về Covid không có khả năng thay đổi kế hoạch giảm kích thích của ECB.