Vàng bứt tốc, vượt 2580 USD/oz
Giá vàng kéo dài đà tăng sau khi leo dốc hơn 1.8% trong phiên hôm qua, hiện giá vàng tiếp tục lập đỉnh lịch sử mới trên 2581 USD/oz khi tăng 0.84% trong phiên.
Giá vàng kéo dài đà tăng sau khi leo dốc hơn 1.8% trong phiên hôm qua, hiện giá vàng tiếp tục lập đỉnh lịch sử mới trên 2581 USD/oz khi tăng 0.84% trong phiên.
Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ mở cửa ở mức thấp hơn. Russell 2000 đang dẫn đầu với mức giảm gần 1%. Các chỉ số S&P và NASDAQ đều đóng cửa ở mức kỷ lục ngày hôm qua và cả hai đều giao dịch ở mức thấp hơn vào đầu phiên Mỹ.
Sau ít phút mở cửa:
Nhìn vào thị trường trái phiếu của Mỹ, lợi suất đang giảm:
Bitcoin giảm mạnh xuống mức 66,963 USD. Ethereum cũng giảm mạnh -4.09%.
GBP/USD tăng trở lại gần mức 1.2750 khi tăng trưởng lương ổn định ở Vương quốc Anh làm giảm kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất của BoE cho cuộc họp tháng 8.
Thu nhập trung bình của Vương quốc Anh không bao gồm tiền thưởng tăng đều đặn 6%.
Các nhà đầu tư nhận thấy Fed đang có xu hướng duy trì chính sách thắt chặt lâu hơn.
Tác động tiêu cực của nhu cầu lao động kém ở Vương quốc Anh đã được bù đắp bằng mức tăng lương ổn định trong giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 4. Thu nhập trung bình không bao gồm tiền thưởng đã tăng phù hợp với ước tính, ở mức 6.0%. Ngoài ra, thu nhập trung bình bao gồm tiền thưởng tăng trưởng 5.9%, được điều chỉnh tăng từ 5.7% và cao hơn ước tính 5.7%. Tăng trưởng tiền lương cao có thể cản trở động thái giảm lãi suất của BoE.
GBP đang mạnh hơn so với các đồng tiền lớn khác trong ngày hôm nay:
Thị trường:
Phiên Âu hôm nay khá trầm lắng khi thị trường chờ đợi các sự kiện chính vào cuối tuần này.
Đồng EUR giảm giá, tiếp nối tâm lý tiêu cực từ phiên hôm qua. Những lo lắng về chính trị tiếp tục lan rộng, đè nặng lên chứng khoán châu Âu sau nhịp phục hồi nhẹ đầu phiên. EUR/USD giảm 0.3% xuống 1.0730, trong khi đó, EUR/GBP hiện giảm xuống mức đáy gần hai năm tại 0.8420.
Bên cạnh đó, các đồng tiền chính mất giá so với đồng bạc xanh khi đồng tiền này nhìn chung ổn định hơn. USD/JPY đi ngang và duy trì quanh mức 157.00.
Mặt khác, hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ sụt giảm trước thềm báo cáo CPI và cuộc họp của Fed vào ngày mai. Đối với thị trường trái phiếu, lợi suất đang giảm nhẹ sau đà tăng phiên hôm qua. Vì vậy, sự kết hợp của tất cả những yếu tố này khiến các nhà giao dịch chưa có định hướng rõ ràng trong tuần này.
Thị trường vẫn tiếp tục chờ đợi các sự kiện rủi ro quan trọng trong tuần. Những diễn biến ngày mai sẽ giúp định hướng thị trường.
Tuy nhiên, OPEC cũng điều chỉnh ước tính về nhu cầu dầu trong quý I/2024 giảm 50 nghìn thùng/ngày xuống còn 103.5 triệu thùng/ngày.
Để cân bằng dự báo, OPEC đã nâng dự báo nhu cầu dầu quý II/2024 thêm 50 nghìn thùng/ngày. Điều này giúp dự báo về tổng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2024 vẫn giữ nguyên ở mức tăng 2.25 triệu thùng/ngày. Tương tự, con số dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2025 cũng không thay đổi, ở mức 1.85 triệu thùng/ngày.
Mặc dù ông Lane nhấn mạnh sự linh hoạt trong chính sách lãi suất, nhưng triển vọng hiện tại cho thấy khả năng cao ECB sẽ hạ lãi suất. Điều này được lý giải là do nền kinh tế châu Âu, mặc dù có khả năng phục hồi trong quý 1/2024, nhưng vẫn đang tương đối yếu.
Chứng khoán châu Âu chìm trong sắc đỏ khi nhà đầu tư hướng tới cuộc họp tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang và dữ liệu lạm phát của Mỹ.
Stoxx 600 tăng đầu phiên nhưng sau đó đã nhanh chóng lao dốc hơn 0.7%, trong đó cổ phiếu ngân hàng giảm 1.5%.
Nhận xét của quan chức ECB, Philip Lane:
Phát biểu này chủ yếu nhấn mạnh lại những nhận xét của Lagarde từ tuần trước. Dự kiến sẽ không có thay đổi đáng kể nào từ ECB cho đến cuộc họp tháng 7.
EUR/USD sụt giảm xuống dưới 1.0740, có thể tiếp tục lao dốc xuống mức hỗ trợ tại 1.0730 trong phiên Âu. Cặp tiền này suy yếu sau quyết định của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhằm giải tán quốc hội và kêu gọi một cuộc bầu cử sớm, điều này gia tăng bất ổn chính trị.
GBP/USD phục hồi lên mức 1.2745 sau khi sụt giảm trong phiên, bất chấp dữ liệu việc làm của Anh yếu kém và đồng USD ổn định do kỳ vọng ngày càng tăng rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ trì hoãn việc cắt giảm lãi suất. Mặt khác, dữ liệu tích cực về tăng trưởng tiền lương có thể đẩy lùi động thái cắt giảm lãi suất của BoE.
Báo cáo NFP của Mỹ tích cực đã giúp đồng USD phục hồi mạnh mẽ vào thứ Sáu tuần trước. Mặc dù có một số yếu tố tiêu cực như tỷ lệ thất nghiệp tăng, nhưng nhìn chung đây là một báo cáo tốt.
Dự báo về lãi suất được điều chỉnh theo hướng Fed sẽ diều hâu hơn khi thị trường hiện chỉ kỳ vọng 1 đợt cắt giảm lãi suất vào cuối năm. Đồng USD đang được hưởng lợi và cần một yếu tố tác động mạnh để đảo ngược xu hướng này.
Ngược lại, đồng CAD mất giá do Ngân hàng Trung ương Canada cắt giảm lãi suất mạnh hơn dự kiến. Tuy nhiên, ngân hàng này cho biết quyết định chính sách vẫn phụ thuộc vào dữ liệu và kỳ vọng về cắt giảm lãi suất không thay đổi nhiều.
Nếu tâm lý "risk-on" của thị trường quay trở lại, đồng USD có thể suy yếu so với các đồng tiền chính. Báo cáo CPI của Mỹ vào ngày mai sẽ là tâm điểm chú ý vì đà tăng gần đây của USD có thể bị đảo ngược nếu dữ liệu này suy yếu.
Biểu đồ D1:
Biểu đồ H4:
Biểu đồ H1:
Đồng Yên tiếp tục suy yếu trong phiên giao dịch thứ ba liên tiếp, hiện USD/JPY đang giao dịch quanh mức 157.21. Cặp USD/JPY được hỗ trợ khi đồng USD mạnh hơn trong bối cảnh nhà đầu tư vẫn thận trọng trước quyết định chính sách của Fed, cũng như dữ liệu lạm phát trong tháng 5 của Mỹ vào thứ Tư.
Nhà đầu tư cũng đang chờ đợi quyết định chính sách của BoJ vào thứ Sáu. BoJ được dự đoán sẽ duy trì chính sách lãi suất hiện tại vào cuộc họp hôm thứ Sáu.
USD tích lũy trên 105 vào đầu ngày thứ Ba. Lịch kinh tế ảm đạm với không nhiều dữ liệu gây biến động mạnh lên thị trường, ngoại trừ báo cáo việc làm Vương quốc Anh. Sau phiên đấu thầu TPCP kỳ hạn 3 năm ghi nhận nhu cầu yếu dưới trung bình, Kho bạc Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tổ chức đấu thầu trái phiếu kỳ hạn 10 năm và tiếp đến là cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày của FOMC. Lợi suất TPCP giảm khắp các kỳ hạn, với lợi suất 10 năm giảm 3.7bp xuống 4.434%.
Tâm lý risk-off đang hỗ trợ USD trụ vững trước các đồng tiền chính vào đầu tuần. Trong khi đó, các nhà đầu tư đang hạn chế tiến hành giao dịch với các vị thế lớn trước thềm báo cáo CPI Mỹ, bản cập nhật các dự báo kinh tế, biểu đồ dotplot và quyết định chính sách Fed ngày mai.
Báo cáo việc làm tháng 5 tại Vương quốc Anh đưa ra các con số trái chiều. Tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ tăng lên mức cao nhất trong hơn 2.5 năm, trong khi tốc độ tăng lương vẫn duy trì ở mức cao, làm phức tạp thêm tình hình và gây khó khăn cho BoE trong việc đưa ra quyết định hạ lãi suất.
Nhưng ít nhất điều này có thể tạo niềm tin cho các nhà hoạch định chính sách rằng áp lực tăng lương và lạm phát lên đang bắt đầu giảm bớt. GBP/USD giảm 0.1% xuống 1.2716 sau khi công bố dữ liệu, trước khi hồi lại lên 1.2730, do thị trường tiền tệ gia tăng kỳ vọng vào việc hạ lãi suất. Các nhà đầu tư đang định giá đầy đủ khả năng BoE sẽ cắt giảm lãi suất 25 bps vào tháng 11. Kỳ vọng vào việc BoE tiếp tục nới lỏng vào cuối năm nay tăng lên từ 20% (thứ Hai) lên tới 40% sau công bố báo cáo.
GBP hiện đang mạnh nhất trong số các đồng tiền chính, trong khi EUR giảm ngày thứ ba liên tiếp do dư âm từ bất ổn chính trị Eurozone cuối tuần qua. Tuần trước, ECB đã thực hiện đợt cắt giảm lãi suất 25bp đầu tiên và dự kiến sẽ hành động thêm ít nhất một lần nữa vào cuối năm. Một số quan chức ECB đã có bài phát biểu về chính sách, nhưng không đưa ra thông tin nào mới mà vẫn xoay quanh việc ủng hộ quyết định cắt giảm của tuần trước.
Các thị trường khác:
Trong chuyến thăm Úc vào cuối tuần này, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sẽ ghé thăm các thành phố Adelaide, Canberra và bang Tây Úc. Ông cũng sẽ có cuộc hội đàm với Thủ tướng Úc Anthony Albanese. Điều này cho thấy mối quan hệ giữa hai nước đang được cải thiện, mở ra cơ hội hỗ trợ lẫn nhau trong giai đoạn hiện tại. Trung Quốc hiện vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Úc, trong khi Úc đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp khoá
ng sản, đặc biệt là quặng sắt, cho Trung Quốc.Với chứng khoán châu Âu, gap giảm hôm qua đã được thu hẹp phân nửa. Đà phục hồi kéo dài từ mức mở cửa 7,800 trong phiên thứ Hai lên khoảng 7,900 hôm nay (khoảng 1.4%). Về tâm lý chung, khẩu vị rui ro khá ảm đạm khi các nhà đầu tư chờ đợi các sự kiện quan trọng vào ngày mai. Hợp đồng tương lai S&P 500 hiện đi ngang.
Dữ liệu kinh tế quan trọng nhất trong ngày là báo cáo việc làm tháng 5 tại Vương quốc Anh. Thị trường nhận được các số liệu trái chiều khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên nhưng tăng trưởng tiền lương vẫn ở mức cao. Diễn biến này không làm thay đổi nhiều kỳ vọng thị trường, với định giá đầy đủ cho một lần cắt giảm 25bp lần đầu tiên là vào tháng 11, với tổng là 35bp mức cắt giảm lãi suất vào cuối năm so với 30bp trước khi phát hành dữ liệu.
Báo cáo kinh tế quan trọng tiếp theo là Chỉ số tâm lý của doanh nghiệp nhỏ tại Hoa Kỳ từ NFIB vào lúc 17:00. Chỉ số được kỳ vọng sẽ tăng từ 89.7 lên 89.9. Mặc dù đây không phải là một báo cáo có thể chi phối biến động thị trường, nhưng vẫn có thể chỉ ra một số tín hiệu ban đầu về xu hướng và cái nhìn tổng quan về toàn cảnh của nền kinh tế.
Một số quan chức ECB cũng sẽ có bài phát biểu hôm nay, nhưng không có quá nhiều hy vọng rằng họ sẽ đề cập về triển vọng nới lỏng chính sách do NHTW này dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất và chờ thêm dữ liệu cho đến cuộc họp tháng 9.
GBP/USD suy yếu do dữ liệu việc làm kém của Vương quốc Anh trong ba tháng tính đến tháng 4 và USD vững đà tăng trước kỳ vọng Fed sẽ trì hoãn việc cắt giảm lãi suất. Phe bán GBP/USD đang hướng tới hỗ trợ 1.2700, với chỉ báo RSI giảm xuống dưới 60 cho thấy động lực tăng đang dần suy yếu.
Nhưng miễn là cặp tiền duy trì trên đường EMA 20 ngày ở khoảng 1.2714 thì vẫn giảm bớt được áp lực bán. Ngoài ra,đường EMA 50 ngày đang dốc lên co thấy xu hướng trong ngắn hạn vẫn khác lạc quan. Một trong số các hỗ trợ quan trọng cần chú ý là 1.265, với mức Fibo 61.8% của pha giảm từ đỉnh tháng 3 là 1.2900 và đáy tháng 4 ở khoảng 1.2300.
Các chỉ số châu Âu đã giảm điểm do bất ổn chính trị vào cuối tuần qua. Nhưng ít nhất tâm lý thị trường có vẻ tích cực hơn đôi chút dù HĐTL Hoa Kỳ vẫn giao dịch trầm lắng hơn, với S&P 500 không đổi. Lịch trình kinh tế cũng không có tin tức kinh tế nào quá lớn nên mọi sự chú ý đổ dồn vào các sự kiện chính vào cuối tuần, bắt đầu vào ngày mai.
Theo báo cáo thị trường lao động Anh:
Mặc dù số việc làm mới giảm nhưng mức lương vẫn đang tăng, điều này có thể gây thêm áp lực cho BoE trong việc kiểm soát lạm phát. Đây là lần đầu tiên kể từ quý 3 năm 2021, mức tăng lương thực tế ở Anh vượt quá 2%.
Phiên giao dịch bắt đầu một cách chậm chạp khi tâm lý thận trọng bao trùm trước các dữ liệu quan trọng sẽ bắt đầu được công bố vào chiều nay, với báo cáo thị trường lao động Anh cũng sẽ được công bố trong phiên tới. Các nhà giao dịch đang dự báo BoE sẽ cắt giảm khoảng 0.32% lãi suất trong năm nay, trong bối cảnh lạm phát dai dẳng là một trở ngại thực sự
Các sự kiện chính cần lưu ý:
Đó là tất cả những gì diễn ra trong phiên giao dịch sắp tới. Chúc các bạn một ngày giao dịch thành công và may mắn!
Dựa trên kết quả khảo sát mới nhất của Reuters với các nhà kinh tế trước cuộc họp của BOJ vào thứ Sáu:
Về lãi suất,
Đối với đồng Yên Nhật,
Hầu hết các nhà kinh tế vẫn dự đoán mức tỷ giá USD/JPY mà BoJ sẽ can thiệp ở mức 160
ANZ là một trong bốn ngân hàng lớn nhất của Úc. Ngân hàng này trước đó đã dự báo RBA sẽ giảm lãi suất vào cuối năm 2024. Tuy vậy, tình hình lạm phát khiến họ phải lùi dự đoán này từ tháng 11 năm nay sang tháng 02/2025. Họ cũng dự báo hai đợt cắt giảm lãi suất tiếp theo sẽ là vào tháng 04 và quý 4 năm sau với mục tiêu đưa lãi suất điều hành xuống 3.6%.
Ba ngân hàng còn lại là CPA, WPAC và NAB đều dự báo NHTW nước này sẽ có lần cắt giảm đầu tiên vào tháng 11/2024 và sau đó là 4 lần cắt giảm trong năm 2025 nhằm đưa lãi suất điều hành xuống mức 3.1%.
PBOC đã thiết lập tỷ giá tham chiếu của USD/CNY ở mức cao nhất trong 7 tháng qua. Sự suy yếu của đồng nội tệ đã khiến các ngân hàng nhà nước lớn của Trung Quốc bán USD để hỗ trợ.
Thị trường ngoại hối không biến động quá nhiều. AUD/USD điều chỉnh về mức 0.6595 sau tin tức về đề nghị mua lại trị giá 1.2 tỷ AUD được đưa ra bởi Bain cho một nhà bán lẻ phụ tùng và phụ kiện ô tô của Úc (Bapcor). Mặc dù nhiều người nghĩ điều đó sẽ có lợi cho đồng AUD nhưng nhiều khả năng Bain (trong trường hợp này) đã mua đủ lượng AUD cần thiết nhằm phòng ngừa mọi rủi ro liên quan đến giá chào mua của họ. Dữ liệu từ Úc hôm nay cho thấy sự suy yếu trong điều kiên kinh doanh. Dữ liệu lạm phát trong báo cáo tăng nhẹ và điều này khiến RBA không thoải mái
USD/JPY tăng nhẹ, hiện ở mức 157.21.
Dưới đây là USD/CNY sau tin tức can thiệp của Trung Quốc:
Theo nguồn tin giấu tên từ Reuters, các ngân hàng nhà nước lớn của Trung Quốc được cho là đã bán USD và mua CNY.
Tỷ giá USD/CNY hiện đang ở mức đỉnh trong vòng 7 tháng qua.
Reuters đưa tin:
CNY suy yếu trong bối cảnh USD được hỗ trợ nhờ chênh lệch lãi suất, đà tăng của lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ.
PBoC đã ấn định tỷ giá tham chiếu USDCNY ở mức đỉnh kể từ ngày 19 tháng 1
Nhận xét của NAB:
Reuters đưa tin:
Chủ tịch ECB Lagarde cho biết:
Thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng điểm. S&P 500 và Nasdaq Composite đóng cửa ở mức kỷ lục, trong khi Dow Jones nhích lên gần 0.2%. Điều này xảy ra khi các nhà giao dịch chuẩn bị cho cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày của Fed bắt đầu vào thứ Ba. Cuộc họp sẽ kết thúc vào rạng sáng thứ Năm với quyết định về lãi suất chính sách và cuộc họp báo tiếp theo với sự góp mặt của Chủ tịch Fed Jerome Powell. Theo FedWatch Tool của CME, thị trường hầu như không định giá khả năng cắt giảm lãi suất tại cuộc họp tuần này.
Trên thị trường FX, USD tiếp tục tăng nhẹ khi thị trường chờ đợi dữ liệu CPI Mỹ và quyết định chính sách của Fed. DXY tăng 0.16% lên 105.10. AUD mạnh nhất, EUR yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. EUR/USD lao dốc khi lời kêu gọi bầu cử sớm của Tổng thống Pháp Macron gây ra sự bất ổn chính trị. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật, hỗ trợ của cặp tiền trong khoảng từ 1.0722 đến 1.0735 được giữ vững. Cặp tiền sau đó trở lại trên mức trung bình 50% của quá trình tăng từ mức đáy trong tháng 4 lên mức đỉnh trong tháng 5 ở 1.0758.
Vàng hồi nhẹ, tăng hơn $10 lên $2,311. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt tăng. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 3.9 bps lên 4.467%. Giá dầu thô WTI tăng hơn 2% lên $78.25/ thùng vào thứ Hai khi các nhà phân tích nhận thấy nhu cầu nhiên liệu trong mùa hè đẩy thị trường vào tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong những tuần tới. Các nhà phân tích của Goldman Sachs cho biết giá dầu Brent sẽ tăng lên $86 trong quý 3 do nhu cầu vận chuyển và làm mát trong mùa hè đẩy thị trường vào tình trạng thâm hụt “đáng kể” 1.3 triệu thùng/ngày.
Chứng khoán Mỹ biến động nhẹ khi thị trường chờ đợi dữ liệu CPI Mỹ và quyết định lãi suất của Fed:
Lợi suất TPCP Mỹ tiếp tục tăng:
DXY giao dịch quanh mức 105.300.
EUR tiếp tục giảm do bất ổn chính trị ở châu Âu.
Vàng tiếp tục giao dịch ở mức thấp, hiện đang ở quanh mức 2,300.
Dầu tăng, dầu WTI hiện đang giao dịch quanh mức 76.80 USD/thùng, dầu Brent giao dịch quanh mức 80.52 USD/thùng.
Bitcoin tăng, hiện đang ở gần mức 70,100 USD.
Singapore cảnh báo các doanh nghiệp về nguy cơ tấn công ransomware đối với hệ thống Bitcoin
Các quỹ ETF Bitcoin đã mua số BTC khai thác được trong 2 tháng chỉ vào tuần trước
Phí giao dịch mạng bitcoin tạm thời tăng đột biến