Vàng bứt tốc, vượt 2580 USD/oz
Giá vàng kéo dài đà tăng sau khi leo dốc hơn 1.8% trong phiên hôm qua, hiện giá vàng tiếp tục lập đỉnh lịch sử mới trên 2581 USD/oz khi tăng 0.84% trong phiên.
Giá vàng kéo dài đà tăng sau khi leo dốc hơn 1.8% trong phiên hôm qua, hiện giá vàng tiếp tục lập đỉnh lịch sử mới trên 2581 USD/oz khi tăng 0.84% trong phiên.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ tăng nhẹ sau khi dữ liệu CPI mới nhất phù hợp với kỳ vọng của thị trường, củng cố niềm tin rằng Fed sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất.
Thông tin chính từ báo cáo hàng tháng của OPEC:
Đồng USD hưởng lợi trong bối cảnh thị trường chờ đợi báo cáo CPI của Mỹ vào cuối ngày hôm nay. Thông tin đáng chú ý đầu tiên trong ngày đến từ Trung Quốc, khi Reuters báo cáo rằng Bắc Kinh đang cân nhắc phá giá đồng CNY vào năm sau để đối phó với thuế quan của Tổng thống Trump. Tin tức này khiến đồng CNY mất giá, kéo theo đà giảm của AUD và NZD.
Nếu Trung Quốc thực sự để hành động, nguy cơ "chiến tranh tiền tệ" có thể tái diễn, đặc biệt khi các nhà phân tích dự đoán Bắc Kinh cần phá giá CNY từ 10-12% để bù đắp tác động của mức thuế 60% mà Trump từng đề xuất. Các đồng tiền châu Á khác có thể sẽ chịu tác động lớn từ động thái này trong thời gian tới.
Hôm nay USD/JPY ghi nhận biến động mạnh sau tin tức từ Bloomberg rằng BOJ có thể không thay đổi chính sách tại cuộc họp tuần tới. USD/JPY giảm xuống 150.99 trước khi phục hồi nhanh chóng lên 151.90 và hiện tại đạt khoảng 152.65. Các cặp tiền khác cũng chịu ảnh hưởng, với EUR/USD dao động quanh mốc 1.0500, trong khi GBP/USD giảm 0.3% xuống 1.2730.
Giá vàng tiếp tục ổn định gần $2,700, giữ vững đà tăng trong tuần này. Giá dầu thô WTI tăng ấn tượng 1.5%, báo hiệu sự phục hồi đáng chú ý trên thị trường dầu mỏ. Tâm điểm thị trường sẽ đổ dồn vào báo cáo CPI của Mỹ cùng với quyết định cắt giảm lãi suất BoC trong phiên giao dịch tới.
Có một vài lưu ý đối với mức tăng đột biến trong tuần qua. Hoạt động mua nhà giảm nhưng điều đó đã được bù đắp nhiều hơn bởi sự gia tăng mạnh mẽ trong hoạt động tái cấp vốn, vốn đang suy yếu trong thời gian gần đây. Vì vậy, nó có thể chỉ hiện tượng chỉ xảy ra nhất thời mặc dù lãi suất đã giảm trong khoảng một tháng qua hoặc lâu hơn. Dưới đây là xu hướng của hoạt động tái cấp vốn:
Dữ liệu lạm phát hôm nay cho tháng 11 sẽ là dữ liệu kinh tế cuối cùng trước cuộc họp FOMC tuần tới, chuyên viên phân tích của Commerzbank, Antje Praefcke lưu ý:
BoC sẽ công bố quyết định về chính sách tiền tệ vào lúc 21h45 tối nay. NHTW này được dự báo sẽ cắt giảm lãi suất điều hành 50 điểm cơ bản, xuống còn 3.25%.
Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế tại Canada vẫn còn khiến thị trường đặt nhiều nghi vấn. Dữ liệu GDP thực tế đã tăng 0.3% trong quý thứ ba của năm sau mức tăng 0.5% trong cả quý thứ hai và quý đầu tiên. Dữ liêu này vẫn nằm trong tầm kiểm soát của BoC trong nửa cuối năm, có nghĩa là việc cắt giảm lãi suất vẫn chưa tác động đáng kể đến triển vọng kinh tế.
Lạm phát vẫn nằm trong mục tiêu của ngân hàng trung ương. Theo công bố mới nhất từ Statistics Canada, Chỉ số CPI đã tăng 2.0% so với cùng kỳ trong tháng 10, cao hơn mức 1.6% được công bố vào tháng 9 và cao hơn kỳ vọng của thị trường là 1.9%. So với tháng trước, CPI đã tăng 0.4%, so với mức giảm 0.4% tháng trước. Ngoài ra, CPI lõi, loại bỏ các mặt hàng dễ biến động như thực phẩm và năng lượng, cho thấy mức tăng hàng năm đạt 1.7% (Tháng trước: 1.6%)
Sự gia tăng áp lực giá cả thực sự không phải là tin tốt cho BoC, nhưng nó không đáng lo ngại. NHTW này đã làm rõ trong Báo cáo Chính sách Tiền tệ mới nhất của mình rằng họ dự kiến lạm phát cơ bản sẽ duy trì gần với mức mục tiêu trong tương lai gần, vì rủi ro đối với lạm phát gần như được cân bằng. Các nhà hoạch định chính sách cũng kỳ vọng GDP sẽ tăng trưởng khiêm tốn 1.2% trong năm nay nhưng sẽ cải thiện vào năm 2025 với mức tăng trưởng 2.1%.
“Người Canada có thể thở phào nhẹ nhõm. Đó là một câu chuyện tin tốt," Thống đốc BoC Tiff Macklem cho biết trong một cuộc họp báo sau thông báo về lãi suất. “Đây là một cuộc chiến dài chống lại lạm phát, nhưng nó đã có hiệu quả và chúng ta đang đi đến kết quả tốt đẹp. Bây giờ trọng tâm của chúng tôi là duy trì lạm phát thấp, ổn định."
Một lưu ý khác là Hoa Kỳ sẽ công bố Chỉ số CPI tháng 11 ngay trước thông báo của BoC. Số liệu lạm phát của Hoa Kỳ có thể có tác động đáng kể đến USD/CAD, đặc biệt nếu CPI tăng mạnh hơn dự báo, do Fed dự kiến sẽ họp về quyết định lãi suất vào tuần tới.
Báo cáo CPI của Hoa Kỳ cho tháng 11, một thước đo lạm phát quan trọng, sẽ được công bố vào thứ Tư lúc 20h30 tối nay theo giờ Việt Nam bởi Cục Thống kê Lao Động (BLS).
Dữ liệu CPI được dự báo tăng ở mức 2.7% so với cùng kỳ trong tháng 11, (Tháng trước: 2.6%). CPI lõi, không bao gồm giá lương thực và năng lượng dễ biến động, được dự báo tăng 3.3%, giống với mức tăng trong tháng trước. So với tháng trước, CPI tổng hợp và CPI lõi được dự báo tăng 0.3%.
Thị trường đang "nín thở" chờ đợi vì dữ liệu này khiến đồng USD và các tài sản liên quan biến động mạnh mẽ đối, đồng thời ảnh hưởng đến lộ trình lãi suất của Fed trong những tháng tới.
Theo báo cáo, văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ sẽ công bố việc tăng gấp đôi thuế đối với các tấm silicon và polysilicon năng lượng mặt trời của Trung Quốc lên 50%, đồng thời các sản phẩm vonfram cũng sẽ bị đánh thuế 25%. Đây là một phần trong nỗ lực cuối cùng của Biden nhằm bảo vệ ngành sản xuất của Hoa Kỳ khỏi ngành công nghệ sạch của Trung Quốc.
Các mức thuế mới được cho là sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01, chỉ chưa đầy ba tuần trước khi Trump chính thức nhậm chức.
Các tấm silicon và polysilicon chủ yếu được sử dụng trong sản xuất pin mặt trời, trong khi vonfram có thể được sử dụng trong nhiều thứ nhưng được cho là nhắm mục tiêu như một phần của quy trình sản xuất vũ khí và chip. Nói chung, đây là một lĩnh vực khác mà Hoa Kỳ đang nhắm mục tiêu vào Trung Quốc như một phần của cuộc chiến công nghệ giữa hai nước.
Đây phải là khoảng lặng mà thị trường thường được trải nhiếp trước báo cáo CPI Hoa Kỳ. Trước đó, tin tức từ Trung Quốc đã giúp giữ cho thị trường sôi động trước khi mà có thông tin liên quan tới đồng JPY. Có thông tin cho rằng mặc dù một số nhà hoạch định chính sách của BoJ có thể ủng hộ việc tăng lãi suất vào tháng 12, nhưng họ không thấy cần phải vội vàng vì cho rằng cái giá phải trả khi tiếp tục chờ đợi là không nhiều
Mức độ kỳ vọng của thị trường đối với khả năng BoJ tăng lãi suất trong tháng này đã ở mức thấp, khoảng ~30% khi bắt đầu phiên. Nhưng hiện con số đó chỉ còn ở mức khoảng ~23%
Điều này đã khiến USD/JPY được mua vào mạnh mẽ. Nhìn chung, đây là một bước nhảy vọt quan trọng đối với USD/JPY từ góc độ kỹ thuật bởi cặp tiền này hiện đang vượt lên trên đường MA 200 ngày (đường màu xanh lam) là 151.98.
Bloomberg đưa tin rằng BoJ đang thấy việc tiếp tục chờ đợi thay vì hành động vào cuộc họp tới không quá ảnh hưởng đến nền kinh tế. Và rằng một số nhà hoạch định chính sách không phản đối việc tăng lãi suất vào tháng 12 nếu nó được đề xuất. Các quan chức đề cgi răbgf việc tăng lãi suất tiếp theo chỉ còn là vấn đề thời gian
Bên cạnh đó, họ thấy ít có khả năng đồng JPY suy yếu khiến áp lực lạm phát gia tăng ở giai đoạn này.
Các tin tức ở đây đang khiến USD/JPY biến động đôi chút trong ngày. Cặp tiền này đã nhanh chóng giảm xuống đáy 150.99 trước khi phục hồi khoảng 100 pip lên 151.95 ngay sau đó. Ở thời điểm hiện tại, các nhà giao dịch chỉ định giá ~26% khả năng BOJ tăng 25 điểm cơ bản vào tuần tới.
CPI Y/Y
CPI M/M
CPI lõi Y/Y
CPI lõi M/M
EUR/USD lao dốc xuống dưới mức 1.0500 trong phiên giao dịch châu Âu vào thứ Tư. Cặp tiền này phải đối mặt với những trở ngại từ tâm lý thận trọng của thị trường và nhu cầu USD tăng trở lại, vì các nhà giao dịch kỳ vọng dữ liệu lạm phát của Hoa Kỳ sẽ tăng có thể tác động đến quỹ đạo nới lỏng của Fed trong khi ECB vẫn đang trên đà cắt giảm lãi suất thêm.
Tất cả sự chú ý cho tuần này dành cho báo cáo CPI của Hoa Kỳ. Báo cáo này là một trong những dữ liệu quan trọng nhất trong nhiều tháng và phản ứng của thị trường có thể sẽ rất lớn.
20:30 theo giờ Việt Nam - CPI tháng 11 của Hoa Kỳ
CPI Y/Y của Hoa Kỳ dự kiến ở mức 2.7% so với 2.6% trước đó, trong khi số liệu M/M được dự kiến ở mức 0.2% so với 0.2% trước đó. CPI lõi Y/Y dự kiến ở mức 3.3% so với 3.3% trước đó, trong khi số liệu M/M được dự kiến ở mức 0.3% so với 0.3% trước đó.
Thị trường đang định giá 85% khả năng cắt giảm lãi suất tại cuộc họp FOMC vào tuần tới và ít nhất hai lần cắt giảm 25 điểm cơ bản nữa vào năm 2025. Có thể sẽ cần một báo cáo cao hơn nhiều so với dự kiến để buộc Fed phải tạm dừng đợt cắt giảm vào tháng 12 vì có vẻ như họ thực sự muốn thực hiện một đợt cắt giảm khác trước khi tạm dừng.
Nếu dữ liệu thấp hơn dự kiến, điều này sẽ củng cố kỳ vọng hiện tại của thị trường và thậm chí có thể tăng thêm một chút định giá cho năm 2025. Trong trường hợp này, USD có thể bị bán tháo, trái phiếu và tài sản rủi ro tăng giá.
Dữ liệu phù hợp với ước tính sẽ không thay đổi nhiều về mặt kỳ vọng của thị trường nhưng có khả năng sẽ gây ra phản ứng tương tự như khi dữ liệu công bố thấp hơn dự kiến mặc dù với mức độ nhỏ hơn.
Kịch bản tệ nhất sẽ là một báo cáo cao hơn dự kiến khác, đặc biệt là trong bối cảnh định giá căng thẳng hiện tại và chấp nhận rủi ro lớn. Sự tự mãn và "tâm lý bầy đàn" rất giống với cơn sốt năm 2021. Ngay cả khi Fed quyết định cắt giảm vào tuần tới bất chấp CPI tăng mạnh, thị trường có khả năng sẽ tiếp tục cắt giảm kỳ vọng về lãi suất cho năm 2025 và điều này có thể gây ra một số tâm lý tránh rủi ro khi USD tăng giá trên diện rộng và các tài sản rủi ro bị bán ra.
21:45 theo giờ Việt Nam - Quyết định chính sách của Ngân hàng Canada
BoC dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất 50 bps, đưa lãi suất chính sách xuống 3.25%. Kỳ vọng của thị trường liên tục dao động giữa 25 và 50 bps trong những tuần qua khi báo cáo CPI cao hơn dự kiến, củng cố khả năng cắt giảm 25 bps, nhưng sau đó báo cáo GDP yếu hơn dự kiến đã đưa khả năng cắt giảm trở lại 50-50. Tuy nhiên, báo cáo thị trường lao động yếu vào thứ Sáu đã củng cố khả năng cắt giảm 50 bps. Sau lần cắt giảm này, thị trường có thể chứng kiến ít nhất ba lần cắt giảm 25 điểm cơ bản nữa vào năm 2025.
Cổ phiếu đang có động thái chậm lại hơn trong vài phiên gần đây và điều đó dẫn đến tâm trạng ảm đạm hơn vào lúc này. Hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ tăng nhẹ nhưng các nhà đầu tư sẽ phải xem xét báo cáo CPI của Hoa Kỳ để có thêm định hướng.
Dữ liệu lạm phát là trọng tâm chính của ngày hôm nay và là báo cáo quan trọng nhất trước cuộc họp của Fed. Nhất là với những câu hỏi xung quanh khả năng tạm dừng cắt giảm lãi suất của ngân hàng trung ương.
Các nhà giao dịch đang định giá ~85% khả năng cắt giảm 25 bps vào tuần tới. Xem xét nghiêm túc về ước tính lạm phát ngày hôm nay là vô cùng cần thiết để định giá lại những tỷ lệ đặt cược đó.
Và xét theo ước tính của các nhà phân tích, khả năng dữ liệu gây bất ngờ đáng kể là không cao. Lạm phát lõi y/y ước tính đạt 3.3% vào tháng 11. Tuy nhiên, phạm vi ước tính chỉ nằm trong khoảng từ 3.2% đến 3.4%. Vì vậy, điều này cho thấy dữ liệu không có khả năng gây bất ngờ.
Ngay cả khi số liệu cao hơn dự kiến, nó vẫn khẳng định rằng con đường hạ nhiệt lạm phát vẫn tiếp tục. Tốc độ chắc chắn đang chậm lại nhưng như đã biết từ đầu năm, thách thức thực sự không phải là giảm lạm phát từ 6% xuống 3%. Vấn đề luôn là giảm lạm phát từ 3% xuống 2% theo cách bền vững.
Trừ khi có bất ngờ lớn, tỷ lệ đặt cược và triển vọng đối với động thái của Fed trong tuần tới sẽ không thay đổi. Đây cũng là cơ hội cuối cùng của Fed để cắt giảm lãi suất thêm một lần nữa trước khi Trump tiếp quản. Do đó, phản ứng của thị trường sau dữ liệu có thể không đáng kể trong hoàn cảnh này.
Sau khi liên minh chính trị của ông bị sụp đổ vào tháng 11, chính phủ của Scholz không còn đủ số ghế trong quốc hội để duy trì quyền lực (không có đa số). Vì vậy, cuộc bỏ phiếu tín nhiệm này, mặc dù là một thủ tục chính thức, sẽ gần như chắc chắn dẫn đến việc ông bị mất sự ủng hộ trong quốc hội. Nếu Scholz thua cuộc bỏ phiếu này, ông sẽ phải giải tán quốc hội và tổ chức một cuộc bầu cử mới. Cuộc bầu cử này dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 23 tháng 2, nhằm chọn ra một chính phủ mới cho Đức.
Đây là thời điểm thử thách đối với hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu, khi Pháp cũng đang lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị sau khi Barnier thất bại trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm với tư cách là thủ tướng. Thêm vào đó là những khó khăn kinh tế, tình hình này tạo ra triển vọng đầy thử thách cho năm tới.
USDJPY giảm nhẹ trong phiên giao dịch hôm nay. Sự chú ý đang hướng đến dữ liệu lạm phát bán buôn. Dữ liệu PPI của Nhật Bản trong tháng 11 cho thấy lạm phát trong giá hàng hóa doanh nghiệp của Nhật Bản đã tăng tốc lên mức nhanh nhất trong 16 tháng. Điều này củng cố kỳ vọng BoJ tăng lãi suất trong tương lai gần.
Ngoài ra, phương tiện truyền thông Nhật Bản cũng đưa tin về khoản phụ thu thuế doanh nghiệp 4% để tài trợ cho chi tiêu quốc phòng. Có một số suy đoán được đưa ra rằng nếu Nhật Bản muốn tài trợ nhiều hơn cho quốc phòng của chính họ, họ có thể bán trái phiếu chính phủ Mỹ. Đây có thể là một yếu tố tác động đến JPY.
Khảo sát của ngân hàng trung ương Singapore cho thấy phần lớn dự đoán không có thay đổi nào trong kỳ vọng về chính sách tiền tệ vào tháng 1, tháng 4 và tháng 7 năm sau.
Báo cáo chính sách tiền tệ tiếp theo của MAS sẽ được công bố vào ngày 31/1/2025.
Ngân hàng trung ương Ấn Độ đã can thiệp để hỗ trợ đồng rupee, theo báo cáo của các nhà giao dịch.
Các doanh nghiệp Nhật Bản đang đối mặt với hàng loạt thách thức:
Về phía Trung Quốc:
Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để kiên quyết bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và duy trì hòa bình, ổn định ở eo biển Đài Loan.
Trung Quốc khẳng định không chấp nhận thái độ thụ động trước các lực lượng ly khai hợp tác với các thế lực bên ngoài, nhằm duy trì trạng thái độc lập.
Trung Quốc nhấn mạnh rằng họ sẽ không để các hành vi ly khai và cấu kết với các thế lực bên ngoài diễn ra mà không có biện pháp đối phó.
Cùng lúc đó, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết rằng tại eo biển Đài Loan và Thái Bình Dương, Trung Quốc đã triển khai các đợt quân sự hàng hải lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua. Quốc gia này sẽ không đứng yên, tuyên bố sẽ tự vệ trước bất kỳ hành động xâm lược nào. Đài Loan đã trong tình trạng báo động cao kể từ đầu tuần.
Thị trường tài chính Hàn Quốc đang chứng kiến sự biến động mạnh sau khi vụ đảo chính không thành công diễn ra gần đây. NHTW Hàn Quốc và Bộ Tài Chính đang cố gắng thực hiện các động thái can thiệp nhằm ổn định thị trường.
Theo các báo cáo, cảnh sát Hàn Quốc đã tiến hành đột kích Phủ Tổng thống để điều tra các nghi vấn liên quan đến vụ việc.
Theo báo cáo Reuters Tankan tháng 12/2024, tâm lý lĩnh vực sản xuất tại Nhật Bản đã chuyển sang tiêu cực, trong khi lĩnh vực phi sản xuất tiếp tục ghi nhận cải thiện đáng kể.
Tóm tắt chính:
ADB đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc ở mức 4.8% cho năm 2024 và 4.5% cho năm 2025, trong khi hạ thấp triển vọng tăng trưởng cho khu vực châu Á.
Hạ dự báo tăng trưởng:
Nguyên nhân chính:
Dự báo cụ thể của các quốc gia:
Rủi ro từ chính sách của Mỹ:
Dự báo lạm phát hạ thấp:
Triển vọng dài hạn:
Chính quyền Mỹ đang xem xét áp dụng các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt hơn đối với một số lô hàng dầu xuất khẩu của Nga.
Một trong những đề xuất đang được cân nhắc là áp lệnh trừng phạt mới đối với đội tàu chở dầu của Nga.
1. Điều kiện kinh doanh
Chỉ số tổng thể tăng nhẹ lên 5.7 trong quý IV/2024 (so với 5.1 trong quý III).
Lĩnh vực sản xuất tăng lên 6.3, trong khi lĩnh vực phi sản xuất giữ ổn định ở mức 5.4.
Triển vọng cho quý I và quý II/2025 dự báo sự suy giảm dần ở tất cả các ngành.
2. Điều kiện kinh tế nội địa:
Tâm lý kinh doanh suy giảm ở tất cả các ngành, chỉ số giảm xuống 4.2 trong quý IV (so với 5.5 trong quý III).
Lĩnh vực sản xuất giảm còn 2.0, dự báo sẽ cải thiện nhẹ vào quý II/2025.
Lĩnh vực phi sản xuất cũng giảm xuống 5.3 nhưng vẫn cho thấy khả năng đối phó tốt.
Doanh nghiệp vừa giảm nhẹ, chỉ số đạt 1.4 trong quý IV.
Doanh nghiệp nhỏ vẫn bi quan nhưng có cải thiện so với quý trước (-11.7 so với -13.5).
3. Việc làm:
Tình trạng thiếu hụt lao động tiếp tục kéo dài, với chỉ số tăng nhẹ lên 27.4 vào tháng 12/2024.
Cả lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất đều ghi nhận xu hướng tương tự, dự báo giảm nhẹ mức thiếu hụt vào giữa năm 2025.
4. Tăng trưởng doanh thu (năm tài khóa 2024): Tăng trưởng doanh thu toàn ngành được dự báo ở mức 2.7%.
5. Lợi nhuận thường niên (năm tài khóa 2024): Lợi nhuận toàn ngành dự kiến tăng 2.0%.
6. Đầu tư vào phần mềm và thiết bị (năm tài khóa 2024): Tăng trưởng đầu tư toàn ngành được dự báo đạt 10.3%, được thúc đẩy bởi:
Những điểm nhấn chính:
Dữ liệu PPI tháng 11 tại Nhật Bản tích cực hơn dự kiến, nhất quán với cơ sở tăng lãi suất của BoJ trong cuộc họp sắp tới.
Dữ liệu PPI tháng 11: tăng 0.3% so với tháng trước (Dự kiến: 0.2%)
Dữ liệu này cũng tăng 3.7% so với cùng kỳ năm ngoái (Dự kiến: 3.4%)
Trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, chứng khoán Mỹ giảm điểm khi các nhà đầu tư thực hiện động thái chốt lời sau đà tăng kỷ lục trước đó, đồng thời chờ đợi dữ liệu CPI dự kiến công bố trong hôm nay. Chỉ số S&P 500 giảm 0.3%, đóng cửa ở mức 6,034.91 điểm, trong khi Nasdaq mất 0.25%, xuống còn 19,687.24 điểm. Đặc biệt, cả hai chỉ số đều ghi nhận hai phiên giảm liên tiếp. Cùng với đó, chỉ số Dow Jones ghi nhận phiên giảm thứ tư liên tiếp, mất 154.10 điểm (tương đương 0.35%) xuống 44,247.83 điểm. Diễn biến "lao dốc" hôm thứ Ba xảy ra nối tiếp đà giảm đầu tuần của các chỉ số lớn. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq mất các mức kỷ lục thiết lập mới đây do cổ phiếu Nvidia sụt giảm. Cổ phiếu của "gã khổng lồ" chip bán dẫn này giảm hơn 2% trong phiên thứ Ba, kéo dài đà giảm từ phiên trước sau khi cơ quan quản lý Trung Quốc thông báo đang điều tra Nvidia vì nghi ngờ vi phạm luật chống độc quyền. Tuy nhiên, Alphabet – công ty mẹ của Google – là điểm sáng của phiên khi cổ phiếu tăng 5.6% nhờ Google công bố bước đột phá lớn trong lĩnh vực máy tính lượng tử với con chip mới. Hiện tại, nhà đầu tư đang hướng sự chú ý đến báo cáo chỉ số CPI của Mỹ, dự kiến công bố vào thứ Tư. Dữ liệu này có thể tác động đến quyết định về lãi suất của Fed tại cuộc họp ngày 17-18/12. Kết phiên:
Trên thị trường FX, chỉ số DXY tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Ba khi nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ, được kì vọng sẽ cung cấp gợi ý về chính sách nới lỏng tiền tệ từ Fed. Tại thời điểm này, thị trường định giá khả năng 86% Fed sẽ cắt giảm lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào tuần tới. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cảnh báo rằng những lập trường hawkish của các thành viên Fed có thể đóng vai trò lớn hơn trong các quyết định sắp tới. Song song với đà tăng của đồng USD, đồng AUD lại giảm mạnh sau khi RBA bày tỏ lập trường thận trọng hơn về triển vọng lạm phát. Cùng lúc, đà tăng giá trước đó do các cam kết kích thích kinh tế từ Trung Quốc mang lại đã thu hẹp sau khi dữ liệu thương mại không đạt kì vọng của nước này được công bố. Hiện tại, BoC và SNB dự kiến đưa ra quyết định chính sach vào thứ Tư và thứ Năm tuần này, với khả năng cắt giảm lãi suất sâu được dự báo ở cả hai ngân hàng.
Trong phiên thứ Ba, giá vàng tăng vọt và ghi nhận mức đỉnh trong 2 tuần trở lại đây, được hỗ trợ bởi căng thẳng địa chính trị gia tăng và kỳ vọng Fed sẽ thực hiện đợt cắt giảm lãi suất lần thứ ba vào tuần tới. Tình hình bất ổn tại Trung Đông, đặc biệt là sau sự sụp đổ của chế độ Bashar al-Assad ở Syria và các bế tắc chính trị tại châu Âu, đã thúc đẩy nhà đầu tư tìm kiếm các kênh đầu tư an toàn. Giá vàng đã tăng 1.28%, lên mức 2,693.51 USD/oz. Giá dầu đi ngang khi lo ngại về bất ổn chính trị tại Syria dần được ổn định, trong khi đó, các cam kết kích thích kinh tế từ Trung Quốc – quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới đã tạo điều kiện hỗ trợ cho thị trường này. HĐTL dầu Brent tăng 0.86 USD, chạm mức 71.86 USD/thùng. Cùng lúc đó, HĐTL dầu WTI tăng nhẹ lên mức 68.53 USD/thùng, sau khi tăng 0.12% trong phiên. Lợi suất TPCP Hoa Kỳ tạo đà tăng tích cực trong phiên khi nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát mới. Lợi suất TPCP 10y tăng 2 điểm cơ bản, lên 4.23%, trong khi lợi suất TPCP 2 năm tăng 4 điểm cơ bản, đạt 4.151%. Bitcoin biến động mạnh, chạm đến mức đáy trong phiên tại 94,306 USD, nhưng sau đó, đà giảm đã được thu hẹp. Kết phiên, giá bitcoin giảm 0.84%, xuống mức 96,648 USD.
Ảnh vệ tinh cho thấy các tàu chiến Nga đã rời căn cứ tại Tartous, Syria, sau khi chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ bởi lực lượng nổi dậy. Một bức ảnh được chụp vào ngày 9 tháng 12 bởi Planet Labs cho thấy ít nhất ba tàu trong hạm đội Địa Trung Hải của Nga, bao gồm hai tàu mang tên lửa và một tàu tiếp dầu, neo đậu cách Tartous khoảng 13 km về phía tây bắc. Các tàu còn lại không được tìm thấy trong các hình ảnh vệ tinh.
Tại Moscow, Bộ Quốc phòng Nga chưa phản hồi yêu cầu bình luận từ Reuters.
Vào Chủ nhật, các lực lượng nổi dậy đã chiếm được thủ đô Damascus trong một cuộc tấn công, khiến Tổng thống Assad phải trốn sang Nga sau 13 năm nội chiến và 54 năm trị vì độc tài của gia đình ông.
Moscow, từng là đồng minh của chế độ Assad trong nhiều thập kỷ, giờ đang nỗ lực đàm phán với các nhóm nổi dậy để đảm bảo an toàn cho hai căn cứ quân sự quan trọng. Nga hiện có một căn cứ không quân tại Latakia và một cơ sở hải quân tại Tartous.
Nga sở hữu một căn cứ không quân lớn tại Latakia và một cơ sở hải quân tại Tartous, vốn là trung tâm sửa chữa và tiếp nhiên liệu duy nhất của Nga tại Địa Trung Hải. Tartous cũng là điểm trung chuyển cho các hợp đồng quân sự của Nga ở châu Phi.
Trước đây, Nga có năm tàu chiến và một tàu ngầm ở Tartous. Một bức ảnh vệ tinh ngày 5 tháng 12 đã cho thấy tất cả các tàu này ở tại căn cứ. Tuy nhiên, ảnh vệ tinh ngày 9 tháng 12 xác nhận các tàu chiến đã rời Tartous và chuyển sang neo đậu ngoài khơi vì lý do an ninh. Hạm đội này đã rời căn cứ từ ngày 6-9/12, theo hình ảnh vệ tinh.
Vào thứ Ba, Mohammed al-Bashir, người được các nhóm nổi dậy ủng hộ sau khi lật đổ Bashar al-Assad, tuyên bố sẽ trở thành thủ tướng tạm thời của Syria. Ông cho biết sẽ lãnh đạo chính phủ lâm thời cho đến ngày 1 tháng 3. Trong cuộc họp nội các đầu tiên, ông đã tiếp nhận các công việc và tổ chức của chính quyền trước đây. Đây là lần đầu tiên sau khi Assad bị lật đổ, các ngân hàng và cửa hàng ở Damascus mở cửa trở lại, cho thấy tình hình đang dần ổn định.
Israel đã mở rộng quân sự trong khu vực bên ngoài Syria, một hành động bị chỉ trích bởi các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Qatar và Saudi Arabia. Các cuộc không kích mạnh mẽ của Israel vào các căn cứ quân đội Syria đã gây thiệt hại nghiêm trọng. Trong khi đó, các lực lượng Israel khẳng định rằng can thiệp của họ chỉ nhằm bảo vệ biên giới của Israel và không liên quan đến tình hình nội bộ của Syria.
Cuộc chiến tranh kéo dài suốt 13 năm đã tàn phá Syria, với hàng trăm ngàn người chết và hàng triệu người phải di cư. Tuy nhiên, sau khi chế độ Assad sụp đổ, bầu không khí ở Damascus đã thay đổi nhiều người tị nạn đã bắt đầu quay trở lại quê hương.
HĐTL S&P 500 tăng 0.1%, trong khi HĐTL của Nasdaq có mức tăng thấp hơn.
Một yếu tố gây áp lực là cổ phiếu Oracle giảm 7.5% trong phiên sau khi báo cáo kinh doanh của công ty này thấp hơn kỳ vọng. Oracle cũng đưa ra dự báo cho quý hiện tại, với mức tăng trưởng doanh thu từ 7% đến 9% và lợi nhuận điều chỉnh từ $1.50 đến $1.54 mỗi cổ phiếu.
Diễn biến hôm qua cho thấy một số nhà đầu tư đang chốt lời ở các cổ phiếu có đà tăng mạnh. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu đây có phải là dấu hiệu của một sự suy giảm trong thị trường hay chỉ là một sự điều chỉnh tạm thời? Các diễn biến trên thị trường trong ngày hôm nay sẽ cho chúng ta câu trả lời rõ ràng hơn.
Năng suất lao động của Mỹ đã đạt được kết quả ấn tượng và có thể ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ, nhưng đây không phải là yếu tố tác động lớn ngay lập tức tới thị trường. Mức giảm của chi phí lao động trên mỗi đơn vị là một dấu hiệu cho thấy lạm phát có thể sẽ giảm. Thị trường hiện đang định giá khoảng 85% khả năng Fed sẽ giảm lãi suất vào tuần tới, nhưng chỉ số CPI công bố vào ngày mai có thể sẽ đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của Fed.
Giá dầu đã tăng mạnh đầu tuần, bù đắp lại mức giảm hôm thứ Sáu, chủ yếu do thông tin tích cực từ Trung Quốc làm gia tăng kỳ vọng về nhu cầu. Bên cạnh đó, tình hình bất ổn tại Trung Đông sau khi chế độ Assad ở Syria bị lật đổ vào cuối tuần qua đã tạo ra lo ngại về tình hình khu vực. Điều này khiến giá dầu bị tác động mạnh vì chưa rõ ai sẽ thay thế quyền lực của Assad tại Syria.
Sự kiện này gợi lại liên tưởng đến sự sụp đổ của chính quyền ở Iraq vào năm 2003 và Libya vào năm 2011, dẫn đến tình trạng hỗn loạn ở cả hai quốc gia. Mặc dù Syria không phải là nơi sản xuất dầu lớn, nhưng vị trí chiến lược của nước này trong khu vực Trung Đông có vai trò quan trọng đối với sự ổn định của thị trường dầu mỏ. Tuy nhiên, việc Assad bị lật đổ có thể tạo ra cơ hội khiến Iran mất đi tầm ảnh hưởng của mình tại Trung Đông. Điều này có thể có tác động tích cực đối với tình hình giá dầu
Theo phân tích từ Carsten Fritsch, chuyên gia hàng hóa tại Commerzbank, giá vàng đã tăng lên mức cao nhất trong ngày hôm qua tại 2,675 USD/ounce.
Tin tức từ Trung Quốc tạo động lực cho giá vàng
"Cuối tuần qua, các nguồn tin cho thấy PBoC đã quay trở lại mua vào kim loại quý này trong tháng 11 sau 6 tháng tạm dừng. Theo báo cáo của PBoC, lượng vàng dự trữ của ngân hàng này đã tăng lên 72.96 triệu ounce vào cuối tháng 11, so với 72.80 triệu ounce vào cuối tháng 10. Lượng vàng mua vào trong tháng 11 tương đương khoảng 5 tấn vàng."
"Mặc dù con số này nhỏ so với các đợt mua trước đây (lên đến 30 tấn mỗi tháng), nhưng điều đáng chú ý là PBoC đã bắt đầu mua vàng trở lại sau thời gian tạm ngừng. Động thái này có thể là phản ứng trước nguy cơ Mỹ áp thuế 60% lên Trung Quốc dưới thời Tổng thống Donald Trump."
"Ngoài ra, việc giá vàng giảm mạnh trong tháng 11 sau khi đạt mức cao kỷ lục có thể đã kích thích nhu cầu mua. Tuy nhiên, do giá giảm, giá trị dự trữ vàng của PBoC tính bằng USD vào cuối tháng 11 vẫn thấp hơn so với tháng 10, bất chấp các giao dịch mua vào.Điều quan trọng là cần theo dõi xem PBoC có tiếp tục mua vàng trong các tháng tới hay không, thay vì chỉ là một động thái đơn lẻ trong tháng 11."
Cặp EUR/USD giảm xuống gần 1.0520 trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, khi nhà đầu tư trở nên thận trọng trước cuộc họp của ECB dự kiến diễn ra vào thứ Năm. Thị trường đã dự đoán ECB sẽ cắt giảm lãi suất thêm 25 điểm cơ bản xuống 3%, đánh dấu lần cắt giảm lãi suất thứ ba liên tiếp.
Các chuyên gia nhận định rằng hàng loạt yếu tố như chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, bất ổn chính trị tại Pháp và Đức, cùng sự suy giảm mạnh trong hoạt động kinh doanh của khu vực Eurozone đã thúc đẩy nhà đầu tư kỳ vọng vào đến khả năng ECB sẽ cắt giảm lãi suất trong cuộc họp sắp tới.
Sự sụp đổ của chính phủ Pháp và tình trạng bất ổn ở Đức và Pháp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế của khu vực Eurozone, đồng thời gây áp lực giảm lên lạm phát, do đây là hai nền kinh tế lớn nhất của khối.
Các nhà hoạch định chính sách của ECB hiện đang có quan điểm khác nhau về việc liệu chính sách thuế quan của Trump sẽ làm tăng hay giảm lạm phát trong khu vực Eurozone. Một số cho rằng các biện pháp thuế này sẽ khiến đồng EUR suy yếu, làm gia tăng chi phí nhập khẩu và đẩy lạm phát tăng. Trong khi đó, một số khác lo ngại rằng lạm phát có thể giảm dưới mục tiêu của ECB, do thuế quan cao hơn sẽ làm suy yếu lĩnh vực xuất khẩu của khu vực.
Hầu như không có nhiều biến động trên thị trường vì thiếu dữ liệu quan trọng. Điểm nổi bật duy nhất là Chỉ số lạc quan doanh nghiệp nhỏ NFIB của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 6 năm 2021, một dấu hiệu khác cho thấy nền kinh tế đang tăng tốc.
Trọng tâm tuần này là báo cáo CPI của Hoa Kỳ vào ngày mai. Có vẻ như Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tuần tới sau đó tạm dừng trong một vài tháng.