Vàng chạm mức đỉnh mới
Vàng đã chạm mức đỉnh mới khi vượt trên mức 2,588 USD/ounce.
Giá vàng tiếp tục tăng và chưa thấy điểm dừng - đặc biệt là khi các NHTW đang tiến tới cắt giảm lãi suất.
Vàng đã chạm mức đỉnh mới khi vượt trên mức 2,588 USD/ounce.
Giá vàng tiếp tục tăng và chưa thấy điểm dừng - đặc biệt là khi các NHTW đang tiến tới cắt giảm lãi suất.
Giá dầu thô đã hồi phục trở lại sau đà giảm mạnh mẽ, các nhà phân tích thị trường hàng hóa từ ANZ nhận định:
Chủ tịch Fed Jerome Powell dự kiến sẽ có bài phát biểu với chủ đề "Đánh giá lại hiệu quả và khả năng truyền dẫn của chính sách tiền tệ" vào ngày thứ hai của Hội nghị chuyên đề kinh tế Jackson Hole thường niên vào thứ Sáu lúc 21h00 tối nay
Các nhà đầu tư sẽ theo dõi sát sao bài phát biểu của Powell để tìm kiếm bất kỳ gợi ý mới nào về quỹ đạo của chính sách tiền tệ, đặc biệt là về quy mô của đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed sau nhiều năm và phạm vi và thời điểm tiềm năng của các đợt giảm lãi suất tiếp theo.
Những phát biểu của ông được dự đoán sẽ khuấy động thị trường, tạo ra biến động mạnh đối với đồng USD, khi NHTW quyền lực nhất thế giới hướng tới sự xoay trục chính sách sớm nhất là vào tháng 9.
Mặc dù Fed gần như đã mở đường cho việc hành động vào tháng 9, nhưng Powell khó có thể đưa ra cam kết trước về bất kỳ quỹ đạo cắt giảm lãi suất cụ thể nào. Tuy nhiên, phản ứng của thị trường sẽ phụ thuộc vào mức độ "diều hâu" hoặc "ôn hòa" trong bài phát biểu của ông.
Nếu Powell phản bác lại những kỳ vọng về việc nới lỏng mạnh mẽ, bám sát cách tiếp cận phụ thuộc vào dữ liệu của Fed, đồng USD có thể chứng kiến những dấu hiệu phục hồi mới.
Trong trường hợp Powell tuyên bố rõ ràng rằng Fed đã có đủ tự tin vào tiến trình lạm phát, đồng thời thừa nhận thị trường lao động đang nới lỏng, thị trường có thể sẽ tăng mức độ kỳ vọng vào một chu kỳ cắt giảm lãi suất lớn và mạnh mẽ trong những tháng tới.
Chỉ số tương lai S&P 500 thay đổi nhẹ vào đầu ngày nhưng hiện đã tăng khoảng 0.5% trước thềm phiên giao dịch tại Mỹ. Có thể nhiều người cho rằng thị trường lo lắng trước bài phát biểu của Powell, nhưng điều đó dường như đã được giải tỏa.
Vậy chính xác thì chúng ta có thể mong đợi điều gì từ Chủ tịch Fed?
Nhiều khả năng ông ấy sẽ không tạo ra bất ngờ nào trong bối cảnh lo ngại về việc khuấy động thị trường một lần nữa. Như vậy, có khả năng Powell sẽ chỉ tái khẳng định rằng Fed đang xem xét cắt giảm lãi suất vào tháng tới. Nhưng cho dù đó là 25 hay 50 điểm cơ bản, thì chắc chắn ông ấy sẽ không đưa ra bất kỳ cam kết nào
Nói cách khác, Powell sẽ cố gắng chơi một cách an toàn. Câu hỏi đặt ra là, liệu thị trường sẽ cảm thấy nhẹ nhõm vì điều đó? Hay họ sẽ lại phản ứng dữ dội để buộc Fed phải cắt giảm 50 điểm cơ bản? Định giá hiện tại cho thấy tỷ lệ cược cho việc cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản đang ở mức ~26%. Vì vậy, nếu Fed không thực hiện điều đá, thị trường sẽ phải điều chỉnh lại kỳ vọng.
Phí giao dịch Bitcoin trung bình đã tăng 937.7% - từ 0.74 USD lên 7.679 USD - cho mỗi giao dịch vào ngày 22/8, chủ yếu do nhu cầu gia tăng trong mạng
Cho đến thời điểm tháng 7, phí giao dịch Bitcoin vẫn tương đối ổn định, dao động dưới mốc 2 USD. Vào ngày 18/8, mức phí thậm chí còn đạt mức thấp kỷ lục là 0.558 USD. Mặc dù chi phí thấp giúp việc chuyển Bitcoin trở nên khả thi hơn đối với công chúng, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến doanh thu của thợ đào.
Nhiều thành viên trong cộng đồng tiền điện tử đã phải trả phí quá cao trong quá trình này. Một nhà đầu tư đã chia sẻ rằng họ đã phải trả 0.5 BTC chuyển 0.55 BTC về cùng một địa chỉ trong thời gian cao điểm.
USD giảm nhẹ trên diện rộng so với các đồng tiền chính khác trước thềm diễn ra bài phát biểu của Chủ tịch Fed Powell tại Hội nghị chuyên đề Jackson Hole, ngoài ra còn có công bố dữ liệu Doanh số bán nhà mới tại Mỹ trong tháng 7. GBP và các đồng antipodean hiện dẫn đầu đà tăng.
HĐTL các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng nhẹ từ 0.3-0.5%, đồng thời sắc xanh lan tỏa trên hầu hết các lĩnh vực chính tại châu Âu cho thấy tâm lý thị trường đang khá tích cực.
EUR/USD chật vật duy trì trên mốc 1.1100, trong khi GBP/USD tiếp tục tăng cao hơn vào đầu phiên Âu, với mức cao nhất trong ngày được ghi nhận là tại 1.3160.
Về mặt dữ liệu, niềm tin kinh doanh của Pháp phục hồi sau khi suy giảm vào tháng 7. Đà phục hồi này cũng được ghi nhận ở cả chỉ số phản ánh điều kiện việc làm, với mức tăng từ 96 lên 98 điểm.
Tại các thị trường khác:
Các nhà phân tích tại Morgan Stanley nhận định rằng:
Trong khi USD hồi nhẹ vào phiên thứ Năm, vàng đã giảm 1% và quay trở lại dưới mốc 2,500 USD/oz. XAU/USD vẫn giao dịch phía trên Mô hình 3 đỉnh ở khoảng 2,480 USD, nhưng phe mua sẽ kỳ vọng vàng đạt được những bước tiến mới về mặt kỹ thuật để củng cố cho xu hướng bứt phá gần đây.
Ở thời điểm hiện tại, hành động giá đang trở nên thú vị hơn trên khung H1. Động thái giảm xuống dưới 2,500 USD đang đẩy vàng quay trở lại kiểm tra đường MA 200 giờ (màu xanh). Phe mua đang khá dày ở khu vực này để làm suy yếu đà tăng. Và nếu giá vàng có thể duy trì trên ngưỡng này, phe mua sẽ tiến hành gia tăng vị thế trước khi đóng cửa tuần giao dịch. Nhưng nếu phá xuống dưới hỗ trợ này, phe bán sẽ quay trở lại nắm lấy quyền kiểm soát trong ngắn hạn lần đầu tiên kể từ đầu tháng 8.
Và xúc tác cho các động thái quan trọng này sẽ đến từ bài phát biểu của Chủ tịch Fed Powell tại Hội nghị Jackson Hole vào cuối ngày. Bất kỳ tín hiệu nào được đưa ra từ người đứng đầu Cục dự trữ liên bang đều có thể tác động lên USD và tâm lý trên thị trường trái phiếu.
Nhin chung, hành động giá đang khá trung lập trong ngắn hạn. Bởi vậy, các nhà đầu tư sẽ thấy giá vàng kẹt giữa hai đường MA 100 giờ (màu đỏ) và MA 200 giờ (màu xanh) trong vài giờ tới, với mốc 2,500 USD được theo dõi chặt chẽ.
EUR/USD đi ngang trên mốc 1.11000 khi các nhà đàu tư hướng tới bài phát biểu của Chủ tịch Fed Powell tại Hội nghị chuyên đề Jackson Hole. Triển vọng của cặp tiền vẫn tích cực sau khi phá vỡ biên trên của kênh giá tăng trên khung D1. Ngoài ra, các đường EMA 20 và 50 ngày dốc lên trên cho thấy xu hướng tăng vẫn còn mạnh.
Chỉ báo RSI dao động trong biên độ 60 - 80, và có thời điểm tiến vào vùng quá mua cho thấy động lực tăng mạnh. Nếu cặp tiền có thể phá lên trên kháng cự là đỉnh phiên 28/12 năm ngoái, phe mua có thể nhắm tới mốc 1.2000. Trái lại, hỗ trợ quan trọng lúc này là mốc 1.1100.
Chứng khoán châu Âu tăng cao hơn khi các nhà đầu tư chờ đợi thêm nhiều tín hiệu về việc cắt giảm lãi suất trong bài phát biểu của Thống đốc Powell tại Hội nghị Jackson Hole. Trước đó, Thống đốc BoE Bailey cũng dự kiến có bài phát biểu vào cuối phiên Âu, trước khi diễn ra bài phát biểu của ông Powell.
Chỉ số Stoxx 600 tăng 0.18% trong các giao dịch trước giờ mở cửa, với săc xanh lan tỏa trên hầu hết các sàn giao dịch và các lĩnh vực lớn. Cổ phiếu ngân hàng tăng 0.8%, trong khi cổ phiếu công nghệ giảm 0.5%.
Niềm tin kinh doanh của Pháp phục hồi sau khi suy giảm vào tháng 7. Sự phục hồi cũng được ghi nhận ở cả điều kiện việc làm, khi chỉ số này tăng từ 96 lên 98.
Hợp đồng tương lai S&P 500 hiện tăng gần 0.4%.
Chỉ số FTSE của Anh dự kiến tăng 19 điểm lên mức 8,295, chỉ số DAX của Đức giảm 24 điểm xuống 18,467, chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 9 điểm còn 7,516 và chỉ số FTSE MIB của Ý mất 9 điểm còn 33,368.
Các nhà đầu tư đang chờ đợi thêm nhiều tín hiệu về lộ trình chính sách tiền tệ trong cuộc họp của các thống đốc ngân hàng trung ương tại Hội nghị kinh tế Jackson Hole vào thứ sáu.
Thị trường kỳ vọng Chủ tịch Powell sẽ gợi ý về đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh Andrew Bailey dự kiến cũng sẽ phát biểu.
Đợt đáo hạn đối với EUR/USD một lần nữa nằm ở mức 1.1100. Tương tự như ngày hôm qua, các đợt đáo hạn có khả năng giúp hạn chế sự sụt giảm quá mức trong phiên giao dịch sắp tới. Ít nhất là cho đến khi chủ tịch Fed Powell phát biểu.
Trong phiên Âu, sẽ không có nhiều thông tin quan trọng có thể tác động mạnh đến thị trường. Do đó, thị trường có thể sẽ chờ đợi bài phát biểu của Chủ tịch Powell tại Jackson Hole trước khi đến cuối tuần.
Ông cho biết xu hướng lạm phát ở khu vực đồng Euro phù hợp với động thái cắt giảm lãi suất dần dần của ECB. Thêm vào đó, với các dự báo hiện nay cho rằng sẽ có thêm hai đợt cắt giảm lãi suất nữa vào cuối năm, "không có lý do gì để không thực hiện" điều đó.
Điều đó có nghĩa là sẽ có ít nhất 2 đợt cắt giảm lãi suất. Hiện tại, thị trường đang dự đoán ECB sẽ cắt giảm lãi suất khoảng 64 bps cho đến cuối năm với đợt cắt giảm vào tháng 9 đã được xác nhận.
Phát biểu của Thống đốc BoJ Kazuo Ueda:
BoJ sẽ tổ chức cuộc họp tiếp vào ngày 20 tháng 9 và phần lớn dự báo đều không cân nhắc đến khả năng tăng lãi suất vào thời điểm đó. 1/4 số người tham gia khảo sát dự đoán BoJ sẽ tăng lãi suất một đợt vào tháng 10 tới. Nhưng sau khi xem xét những nhận xét trên và cách Ueda nhấn mạnh vào tình trạng "bất ổn" của thị trường, có vẻ như họ chưa thực sự tự tin khi tạo ra thêm một cú sốc với đợt tăng lãi suất mới.
Thống đốc Ueda cho biết thị trường hiện vẫn chưa ổn định. Tỷ giá USD/JPY hiện giảm hơn 0.4% xuống còn 145.70 nhưng cũng có thể do đồng USD suy yếu. Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 1.6 bps xuống còn 3.846% cũng đè nặng lên đồng bạc xanh.
Phát biểu từ ông Ueda hôm nay nhìn chung nhấn mạnh đợt tăng lãi suất mới nhất của họ là "phù hợp". Còn về động thái tiếp theo sẽ phụ thuộc vào diễn biến kinh tế trong những tháng tới.
Giọng điều "diều hâu" hơn của BoJ sau khi tăng lãi suất đã gây ra sự hỗn loạn trên thị trường vào đầu tháng 8. Sau đó, phó thống đốc Uchida đã cố gắng làm dịu tình hình khi nói rằng họ sẽ không tăng lãi suất miễn là thị trường còn bất ổn. Điều đó đã gây ra một chút xáo trộn khi thị trường hiểu rằng ông Uchida có thể đang không chia sẻ cùng quan điểm với thống đốc Ueda.
Dĩ nhiên, Uchida đã nhanh chóng làm rõ quan điểm của mình. Và bây giờ chúng ta thấy Ueda đang cố gắng "xoa dịu" sự bất đồng này qua phát biểu trên. Dù sao, mục tiêu số một hiện tại có lẽ là tránh tạo ra những cú sốc hay bất ngờ không mong muốn trên thị trường. Ueda chắc chắn đã thực hiện phần việc của mình trong phiên điều trần trước Quốc hội hôm nay.
Thống đốc BoJ Ueda đã phát biểu tại quốc hội Nhật Bản ngày hôm nay. Ông đã chia sẻ rằng lo ngại về nền kinh tế Hoa Kỳ đang chậm lại là nguyên nhân gây ra sự hoảng loạn gần đây của thị trường. Đồng Yên bắt đầu tăng giá sau động thái này, cho thấy BoJ sẽ không lùi bước trong việc thắt chặt chính sách. USD/JPY đã giảm từ mức trên 146.30 xuống khoảng 145.30 trước khi ổn định quanh mức 145.85.
Mặt khác dữ liệu lạm phát tháng 7 từ Nhật Bản cho thấy lạm phát toàn phần và lạm phát cơ bản vẫn cao hơn mục tiêu 2% của BoJ trong khi lạm phát cơ bản, loại trừ giá cả thực phẩm tươi sống và năng lượng, giảm xuống dưới mức này lần đầu tiên kể từ tháng 9 năm 2022.
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Harris đã chấp nhận đề cử của Đảng Dân chủ để tranh cử làm ứng cử viên Tổng thống, đúng như dự đoán.
Đồng USD giảm nhẹ so với các đồng tiền tệ chính khác, nhưng vẫn giao dịch trong phạm vi hẹp.
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán châu Á
Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương chủ yếu giảm vào thứ Sáu khi các nhà đầu tư chờ đợi bình luận của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Jerome Powell tại cuộc họp của các ngân hàng trung ương toàn cầu tại Jackson Hole.
Giá vàng tăng nhẹ lên trên 2490 USD/oz. Giá dầu duy trì đà phục hồi.
Thống đốc BoJ Ueda phát biểu tại Quốc hội ngày hôm nay:
Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương chủ yếu giảm vào thứ Sáu khi các nhà đầu tư chờ đợi bình luận của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Jerome Powell tại cuộc họp của các ngân hàng trung ương toàn cầu tại Jackson Hole.
Trước đây, Powell đã phác thảo các sáng kiến chính sách rộng và cung cấp manh mối về lộ trình chính sách của Hoa Kỳ tại Jackson Hole.
Tại Châu Á, dữ liệu từ Nhật Bản cho thấy lạm phát toàn phần ở mức 2.8% vào tháng 7, không thay đổi so với tháng trước. Lạm phát cơ bản, loại trừ giá thực phẩm tươi sống, ở mức 2.7%, phù hợp với kỳ vọng của các nhà kinh tế được Reuters thăm dò và cao hơn con số 2.6% của tháng 6. Tuy nhiên lạm phát loại trừ giá cả thực phẩm tươi sống và năng lượng và được BoJ theo dõi, đã giảm xuống còn 1.9% vào tháng 7 từ mức 2.2% vào tháng 6. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm 2022.
Thống đốc BoJ Kazuo Ueda đã điều trần trước Quốc hội nước này vào thứ Sáu rằng ngân hàng trung ương sẽ "duy trì cảnh giác cao độ" với các động thái của thị trường, đồng thời cho biết thêm rằng thị trường vẫn không ổn định, Reuters đưa tin.
Các nhà phân tích của UBS bình luận về vàng:
Do:
Thống đốc BoJ Ueda cho biết:
USDJPY giảm 0.62% xuống 145.39 sau phát biểu của thống đốc BoJ Ueda và bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki
Mọi con mắt hiện đổ dồn vào Jackson Hole và bài phát biểu của chủ tịch Fed Powell lúc 21:00 hôm nay.
Thống đốc BoJ Ueda điều trần trước Quốc hội Nhật Bản:
Về biến động tỷ giá hối đoái, ông cho biết:
Doanh số bán lẻ của New Zealand giảm 1.2% trong quý 2, vượt qua mức dự kiến 1.0%
Nền kinh tế New Zealand chịu áp lực lớn trong quý sau chu kỳ tăng lãi suất liên tục của RBNZ.
Dữ liệu kinh tế cho thấy sự ảm đạm:
Stats NZ công bố một vài số liệu:
Thống đốc BoJ Ueda phát biểu:
Khi được hỏi rằng BoJ có phải đã quá chậm trong việc bình thường hoá chính sách hay không, thống đốc Ueda trả lời rằng lộ trình chính sách của BoJ là phù hợp.
Bình luận "hawkish" của thống đốc BoJ Ueda chỉ ra những ý chính:
Một quan chức cấp cao của BoJ cho biết thêm:
Thành viên Hội đồng Thống đốc ECB Kazaks (thống đốc ngân hàng trung ương Latvia) đã phát biểu vào thứ năm. Ông dẫn đầu bằng cách nói rằng ông rất cởi mở với một cuộc thảo luận về việc cắt giảm lãi suất vào tháng 9 và rằng ngay cả với một vài lần cắt giảm nữa, chính sách tiền tệ vẫn sẽ mang tính thắt chặt:
Chủ tịch Fed Boston cho biết:
Thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm điểm. Vào thứ năm trước bài phát biểu tại Jackson Hole, cổ phiếu chịu áp lực bởi sự gia tăng lợi suất trái phiếu kho bạc. S&P 500 giảm 0.9%, trong khi Nasdaq Composite thiên về công nghệ giảm 1.7%, trải qua ngày tồi tệ nhất kể từ ngày 5 tháng 8. Chỉ số Dow Jones mất 177 điểm. Dow và S&P 500 vẫn tăng khiêm tốn trong tuần này. Tuy nhiên, Nasdaq đã giảm 0/1% trong tuần cho đến nay, chuẩn bị ghi nhận tuần giảm thứ năm trong sáu tuần. Chủ tịch Fed, sẽ phát biểu lúc 21:00 giờ tối nay từ cuộc họp thường niên của Fed tại Jackson Hole, Wyoming, dự kiến sẽ ra tín hiệu rằng Fed nên sớm bắt đầu hạ lãi suất, với những manh mối hạn chế về quy mô và tần suất của các đợt cắt giảm. Thị trường đang đặt cược vào việc cắt giảm 25 bps tại cuộc họp ngày 17-18 tháng 9 và để ngỏ khả năng cắt giảm 50 bps, theo FedWatch của CME Group. Biên bản cuộc họp tháng 7 cho thấy "phần lớn" các thành viên ủng hộ việc cắt giảm vào tháng 9.
Trên thị trường FX, USD mạnh nhất, JPY yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. DXY tăng 0.38% lên 101.50. USD/JPY là cặp tiền biến động lớn nhất trong ngày khi tăng ổn định trong phiên Á và sau đó bị đình trệ trong phiên giao dịch tại Hoa Kỳ. Cặp tiền đóng cửa ở 146.50. Các loại tiền tệ hàng hóa nói chung suy yếu nhẹ. AUDUSD thoái lui xuống 0.6700.
Vàng giảm $29 xuống $2,483. Bitcoin giảm 1.27% ở trên $60,000 một chút. Lợi suất TPCP Mỹ đồng loạt tăng. Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm tăng 139 bps lên 3.86%. Dầu thô WTI tăng $1.04 lên $72.92/thùng, ghi nhận phiên tăng đầu tiên sau 5 ngày giao dịch.
Những thông tin đáng chú ý trong phiên:
Các chỉ số chứng khoán đang giảm:
DJIA (Dow Jones Industrial Average): 40,837 điểm, giảm 52.51 điểm (-0.13%).
NASDAQ: 17,901 điểm, giảm 17.42 điểm (-0.1%).
S&P 500: 5,619 điểm, giảm 1.04 điểm (-0.02%).
Russell 2000: 2,163 điểm, giảm 6.87 điểm (-0.32%).
Lợi suất TPCP Mỹ đang tăng:
Chỉ số DXY đang ở mức 101.500.
Giá vàng giảm 1.33% xuống mức 2,478 USD/oz.
Bitcoin đang dao động quanh mức 60,800 USD.
Harker sẽ nghỉ hưu vào năm tới nhưng những phát biểu của ông thường phản ánh xu hướng chính của FOMC.
Tổng quan về diễn biến thị trường chứng khoán hôm nay:
Lĩnh vực công nghệ dẫn đầu
Các công ty truyền thông và Internet thể hiện khả năng phục hồi
Hiệu suất không đồng đều giữa các lĩnh vực khác
HĐTL S&P 500 đang tăng trước phiên mở cửa.
Thị trường định giá có 28% khả năng Fed cắt giảm lãi suất 50 bps.
Quan điểm này đang gợi ý rằng, nếu không có gì bất thường, Fed có thể sẽ cắt giảm lãi suất 25 bps tại mọi cuộc họp cho đến khi lãi suất đạt mức 3.50% hoặc 3%.