Lợi suất trái phiếu tiếp tục giảm trong phiên Âu
Sau một khoảng thời gian ít biến động trong khoảng 1.2-1.21%, tới lúc này, lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm của Mỹ đã giảm xuống 1.174%. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ giữa tháng Hai năm nay.
Cùng với đó, USDJPY đã giảm xuống từ 109.70 xuống vùng đáy ngày tại 109.37.
Cập nhật thị trường phiên Âu ngày 20/07: Tâm lý rủi ro đã ổn định sau ngày thứ hai "đen tối"
Hợp đồng tương lai chứng khoán Hoa Kỳ tăng điểm cùng với cổ phiếu châu Âu khi thị trường ổn định sau đà giảm hôm thứ Hai, với các nhà đầu tư chuyển sự chú ý trở lại mùa báo cáo thu nhập doanh nghiệp.
Vàng tăng nhẹ 0.18% lên $1,816/oz khi lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm vẫn ngụp lặn ở mức 1.19%. Dầu WTI cũng hồi phục đôi chút lên 66.70 USD/thùng.
Thị trường ngày hôm nay khá trầm lắng và do đó không có quá nhiều biến động đối với các đồng tiền trong nhóm G7. NZD là đồng tiền yếu nhất do khả năng RBNZ cắt giảm hỗ trợ tiền tệ hơn nữa đã thấp đi đáng kể trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại và các quan chức cũng cần thời gian để theo dõi những tác động từ chính sách của mình. Các đồng khác đa số đi ngang và như hôm qua, không có sự kiện kinh tế nào đáng chú ngoại trừ số đơn chấp thuận xây dựng tại Mỹ.
Commerzbank: AUD/USD đã tạo đỉnh dài hạn, mục tiêu tiếp theo là 0.7054/0.6991
Trong bối cảnh đồng đô la Mỹ đạt mức cao nhất trong một năm so với đồng AUD, Karen Jones, trưởng nhóm Nghiên cứu Phân tích Kỹ thuật FICC tại ngân hàng Commerzbank, lưu ý rằng cặp AUD/USD đang chịu áp lực và đang hướng đến đường MA 200 tuần tại 0.7234.
Về mặt dài hạn, có khả năng tỷ giá sẽ giảm xuống mức 0.7054/0.6991
Một nửa nước Úc trở lại trạng thái phong tỏa do sự lây lan của biến thể Delta
Một nửa dân số của Úc đang quay trở lại tình trạng phong tỏa sau khi bang South Australia cùng với Victoria và New South Wales đều ra lệnh cho người dân ở nhà khi biến thể delta lây lan trên khắp đất nước.
South Australia sau đó vào thứ Ba sẽ áp đặt lệnh phong tỏa chặt chẽ nhất của Úc kể từ khi bắt đầu đại dịch sau khi ghi nhận hai trường hợp mới trong cộng đồng. Người dân phải ở trong bán kính 2.5 km kể từ nhà của họ và tuân thủ giờ giới nghiêm kể từ 6 giờ tối như một phần của các biện pháp hà khắc được đưa ra để ngăn chặn sự bùng phát bùng phát từ một khách du lịch trở về.
Biden nói rằng lạm phát là "tạm thời", khẳng định sự độc lập của Fed
Tổng thống Joe Biden cho biết ông tin rằng sự gia tăng lạm phát của Hoa Kỳ là tạm thời và ông đã nói với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell rằng ông tôn trọng sự độc lập của Cục dự trữ liên bang.
Ông Biden cho biết hôm thứ Hai tại Nhà Trắng rằng những đợt tăng giá gần đây chỉ là "tạm thời", phản bác lại những lập luận của đảng Cộng hòa rằng kế hoạch chi tiêu kinh tế của tổng thống sẽ khiến lạm phát vượt ngoài tầm kiểm soát.
Liệu GBP/USD có giảm tiếp sau khi phá qua đường MA 200 ngày?
GBP/USD đang giảm khá mạnh ngay đầu phiên Âu, xuống mức 1.363. Cặp tiền này đã phá qua mức hỗ trợ là đáy tháng 3 và tháng 4 tại 1.367 cũng như giảm xuống dưới đường MA 200 ngày, sự bùng phát số ca nhiễm tại nước Anh cũng sẽ là một yếu tố tiếp tục đè nặng lên đồng Cable.
Hợp đồng tương lai chỉ số Eurostoxx tăng 0.5% đầu phiên giao dịch châu Âu
- Hợp đồng tương lai chỉ số DAX của Đức tăng 0.5%
- Hợp đồng tương lai chỉ số FTSE của Anh tăng 0.4%
- Hợp đồng tương lai IBEX của Tây Ban Nha tăng 0.4%
Động thái này diễn ra sau cuộc "tắm máu" ngày hôm qua với các chỉ số châu Âu đã giảm 2-3% vào ngày hôm qua.
Cập nhật thị trường trưa ngày 20/07 : "Làn sóng" Covid-19 mới nhấn chìm chứng khoán, thị trường trái phiếu diễn biến khá khó hiểu
Đà sụt giảm của thị trường chứng khoán tiếp tục kéo dài trong hôm nay khi biến thể delta đe dọa sự phục hồi kinh tế. Thị trường chứng khoán Hồng Kông, Nhật Bản và Hàn Quốc đồng loạt giảm 1.2%, 0.9% và 0.9% lần lượt với các cổ phiếu có tính chu kỳ như năng lượng và công nghiệp nằm trong số những cổ phiếu có hoạt động yếu nhất. Hợp đồng chỉ số S&P 500 giảm mạnh nhất trong hai tháng rong khi hợp đồng tương lai chứng khoán châu Âu ít dao động khi tăng 0.1%.
Dầu Brent ổn định sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong 8 tuần trong bối cảnh thị trường lo ngại về tác động của đại dịch Covid-19 đối với nhu cầu năng lượng. Giá dầu WTI, ngược lại tăng 0.2% sau khi giảm 7.5% trước đó. Vàng đang được giao dịch tại $1,816/oz sau khi tăng 0.2% trong ngày.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm dần ổn định vào dao động dưới 1.2% tại 1.19% trong khi lợi suất TPCP Úc giảm 7 bsp xuống 1.17%.
Trên thị trường FX, đà tăng của đồng dollar đã tàm dừng với chỉ số DXY ít thay đổi. AUD/USD giảm xuống mức thấp mới kể từ tháng 11 năm 2020, trước khi bật lên xung quanh 0,7328 trước phiên giao dịch châu Âu. Yên Nhật tăng lên 109.45 USD trong khi CNY/USD đạt mức cao trong ngày trong hơn 2 tuần tại 6.494.
Bitcoin đã giảm xuống dưới mức 30,000 đô la kéo theo sự sụt giảm của thị trường tiền mã hoá
AUD/USD bật khỏi mức thấp nhất 8 tháng trong bối cảnh thông tin thị trường trái chiều
AUD/USD giảm xuống mức thấp mới kể từ tháng 11 năm 2020, trước khi bật lên xung quanh 0,7328 trước phiên giao dịch châu Âu. Đà giảm đã tạm dừng khi phe "bán" tìm kiếm manh mối trên thị trường ngoài biên bản cuộc họp RBA không có gì quá ấn tượng và PBOC vẫn im lặng. Tuy nhiên, sức mạnh của đồng đô la Mỹ và những lo ngại về biến thể Delta gần đây đã tạp áp lực cho cặp tỷ giá. Các traders sẽ theo dõi số lượng nhà ở của Hoa Kỳ và sự gia tăng hơn của các yếu tố rủi ro để xác định hướng đi mới. Trước mắt, AUD/USD cần đóng cửa hàng ngày dưới 0.7340 - các đỉnh trong tháng 9 và tháng 11 năm 2020, để có thể đạt được mức đỉnh trong tháng 10 là gần 0.7245.
Các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ yêu cầu tẩy chay CBDC của Trung Quốc tại Thế vận hội 2022
Các đảng viên Cộng hòa là Marsha Blackburn, Cynthia Lummis và Roger Wicker cho biết trong một bức thư gửi lãnh đạo Ủy ban Olympic Hoa Kỳ, các vận động viên nên bị cấm nhận hoặc sử dụng đồng nhân dân tệ mã hóa trong thời gian diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh.
Chúng tôi không thể cho phép các vận động viên của Mỹ được sử dụng CBDC để tăng khả năng do thám của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trung Quốc vào tháng 2 năm 2022 sẽ tổ chức Thế vận hội mùa đông, đang trong quá trình ra mắt đồng tiền mã hóa e-CNY, cho đến nay là dự án tiền tệ mã hóa của ngân hàng trung ương (CBDC) tiên tiến nhất trên thế giới. Tuần trước, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã xác nhận rằng khách du lịch sẽ được phép mở ví mã hóa khi đến thăm đất nước này.
Và chính điều đó đã khiến ba Thượng nghị sĩ lo sợ rằng Trung Quốc có thể cố gắng khai thác CNY mã hóa như một công cụ giám sát.
Goldman Sachs: Quá trình thắt chặt của RBA sẽ bị trì hoãn đến tháng 11
Trước thềm công bố Biên bản cuộc họp tháng 7 của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) được công bố vào đầu thứ Ba tuần này, các nhà phân tích tại Goldman Sachs đã đẩy lùi kỳ vọng ngân hàng thực hiện thắt chặt của mình.
“Biên bản tháng 7 đã cung cấp thêm bối cảnh xung quanh quyết định của RBA báo hiệu giảm tốc độ mua trái phiếu và chương trình YCC.”
“Mặc chương trình QE có thể giảm hơn sau tháng 9 tại cuộc họp vào tháng 7, chúng tôi lưu ý rằng Thống đốc Lowe có thể đảo ngược quyết định này nếu tình trạng khóa cửa ở Sydney và Melbourne kéo dài.”
“Bây giờ chúng tôi hy vọng RBA sẽ đảo ngược quyết định tapering của mình tại cuộc họp vào tháng 8. Thay vào đó, chúng tôi hy vọng RBA sẽ tiếp tục mua trái phiếu QE với tốc độ 5 tỷ đô la Úc / tuần sau khi đợt hiện tại kết thúc vào tháng 9, trước khi bắt đầu thắt chặt vào tháng 11 năm 2021. "
Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết phải hành động nhanh chóng về quy định của stablecoin
Janet Yellen cùng với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jay Powell và Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) Gary Gensler, đã cùng nhau triệu tập một cuộc họp kín của Nhóm Công tác của Tổng thống về Thị trường Tài chính (PWG).
Theo một bản tin ngắn của cuộc họp, Bộ trưởng Yellen nhấn mạnh sự cần thiết phải hành động nhanh chóng để đảm bảo có một khuôn khổ quy định thích hợp của Hoa Kỳ đối với stablecoin.
Ba gã khổng lồ stablecoin là Tether (USDT), USDC và Binance USD (BUSD), với vốn hóa thị trường tổng thể hơn 100 tỷ USD, và sự nổi bật ngày càng tăng đã khiến các cơ quan quản lý Hoa Kỳ thật sự chú ý.
KPMG nhận định như thế nào về tác động của các đợt phong tỏa tại Australia?
KPMG Global cho biết trong báo cáo mới nhất của mình rằng các đợt phong tỏa kéo dài ở hai bang đông dân nhất của Úc là Sydney và Victoria, nhằm mục đích hạn chế sự lây lan của chủng COVID Delta, có thể khiến đất nước này mất 10 tỷ dollar. Tăng trưởng kinh tế trong quý 3 cũng có thể giảm tới 1.5%
Sự sụt giảm của giá dầu có thể không kéo dài!
Các nhà phân tích cho biết với nhu cầu đang tăng mạnh trở lại ở Mỹ và Trung Quốc có thể kích hoạt một đợt tăng giá khác. Với dự kiến sẽ có nhiều dầu hơn, người mua ở châu Á đang cố gắng tìm kiếm những món hời.
Deutsche Bank cắt giảm mục tiêu giá dầu Brent xuống 65 USD / thùng trong ngắn hạn.
Canada sẽ mở cửa biên giới với Mỹ từ ngày 9/8 đối với những người đã được tiêm chủng đầy đủ!
Canada sẽ cho phép nhập cảnh đối với những công dân hoặc thường trú nhân Mỹ đã được tiêm phòng đầy đủ từ ngày 9 tháng 8
Trước đó Canada đã áp đặt lệnh cấm hoạt động du lịch không cần thiết vào nước này từ tháng 3 năm 2020.
Đối với những người không đáp ứng các tiêu chí trên, họ sẽ phải chờ đợi lâu hơn một chút:
Du khách quốc tế đã được tiêm phòng đầy đủ có thể nhập cảnh vào Canada bắt đầu từ ngày 7 tháng 9.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 20/07: Tâm lý rủi ro tiêu cực đè nặng lên thị trường!
Các nhà đầu tư tiếp tục thể hiện tâm lý lo ngại trước làn sóng mới của biến thể COVID Delta, khiến các tài sản rủi ro bị bán tháo trong phiên hôm qua. Chứng khoán Mỹ sụt giảm khi tâm lý rủi ro tiêu cực và căng thẳng leo thang trong mối quan hệ với Trung Quốc.
- Chỉ số S&P 500 giảm 1.58% xuống 4258.48 điểm và thị trường chứng khoán châu Âu chứng kiến mức sụt giảm mạnh nhất trong năm. Cổ phiếu hàng hóa, tài chính và công nghiệp đã dẫn đầu đà giảm trong S&P 500.
- Chỉ số Dow Jones giảm mạnh nhất kể từ tháng 10 với mức sụt giảm 2.09% xuống 33962.05 điểm
- Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn dài đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2 - kéo theo đường cong lợi suất phẳng hơn. Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 12 điểm cơ bản xuống còn 1.17%.
- Các đồng tiền trú ẩn nhóm G7 gồm USD, đồng Yen và đồng Franc Thụy Sĩ đều tăng giá. Chỉ số DXY đóng cửa tại mốc 92.83.
- Mặc dù là tài sản trú ẩn, tuy nhiên trước áp lực từ đồng dollar, giá vàng cũng giảm mạnh trước khi bật tăng trở lại mốc $1811.9/oz
- Giá dầu giảm sau khi OPEC+ đồng ý tăng nguồn cung vào năm 2022, kết thúc phiên ở mức $66.53/thùng.
- Trong khi đó, Bitcoin - đồng tiền kỹ thuật số lớn nhất thế giới - lại tiến về gần $30,000.
Chủng Delta của Covid-19 đang khiến các quốc gia "khốn khổ"
Các trường hợp nhiễm Covid-19 ở Vương quốc Anh tăng cao nhất trên thế giới khi các hạn chế về Covid-19 chấm dứt ở Anh, trong khi nỗ lực hạn chế các quy tắc cách ly của Thủ tướng Boris Johnson đã gây ra làn sóng phản đối kịch liệt của công chúng.
Một vận động viên người Mỹ đã xét nghiệm dương tính với Covid-19 tại trại huấn luyện trước Olympic ở Nhật Bản.
Đông Nam Á tiếp tục quay cuồng với làn sóng mới của vi-rút, Indonesia vượt qua Ấn Độ và Brazil về số ca mắc hàng ngày khi biến thể delta rất dễ lây lan làm gia tăng các ca nhiễm mới ở nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.
Singapore đã báo cáo 163 trường hợp mới trong cộng đồng vào thứ Hai, một con số nhảy vọt đáng kể so với tuần trước.
Giá dầu WTI xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 6
Quyết định của OPEC + đã mang lại một số ổn định cho thị trường dầu mỏ nhưng diễn biến Covid-19 đang mang đến những lo lắng mới về tăng trưởng toàn cầu, với các biến thể đang gây áp lực lên quá trình phục hồi
Giá dầu WTI giảm 5.97% xuống mức $67.29/thùng
Lợi suất trái phiếu Chính phủ Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm "thủng" mốc 1.2%
Lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm giảm 11.5 điểm cơ bản xuống mức 1.1790% - đây là mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021
Mở cửa phiên NewYork, tâm lý thị trường không mấy tích cực
Tất cả các lĩnh vực trong rổ S&P 500 đều giảm điểm. Các hãng hàng không và khai thác du lịch giảm trong bối cảnh lo ngại về các hạn chế di chuyển, nhóm cổ phiếu smallcap giảm khoảng 2%. Bộ ba chỉ số DowJones, S&P 500 cùng giảm 1.3%, Nasdaq giảm 1.1% ngay khi mở cửa.
Sau diễn biến không mấy tích cực trên thị trường châu Á, chứng khoán châu Âu đang hướng đến mức giảm lớn nhất trong năm. Chỉ số Stoxx Europe 600 giảm 2.3%
Trong khi đó, lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng Hai, giảm 8 điểm cơ bản xuống 1.212 %.
Chỉ số DXY hiện đang dao động quanh vùng thấp nhất ngày tại mức 92.671 (giảm 0.04%), có lúc trong phiên chỉ số DXY lên mức 93.039. Trên thị trường tiền tệ, đồng Yên Nhật dẫn đầu đà tăng, khi tỷ giá USD/JPY giảm 0.77%; ngược lại dưới áp lực giá dầu giảm, đồng CAD đang là đồng tiền giảm mạnh nhất, tỷ giá USD/CAD tăng 1.02%.
Giá vàng hiện giao dịch tại $1,811.06/oz (tăng nhẹ 0.01%)
Dầu giảm sau khi OPEC + đồng ý tăng nguồn cung vào năm 2022, giá dầu WTI giảm 4.14%, xuống mức $68.65/thùng
Hợp đồng tương lai của S&P 500 giảm 53 điểm trước khi vào phiên giao dịch chính
Quán tính giảm điểm của thị trường chứng khoán từ cuối tuần trước có vẻ chưa kết thúc.
Hợp đồng tương lai của S&P 500, DowJones, Nasdaq giảm lần lượt 1.2%,1.43% và 0.98%
Ngày hôm nay, không có quá nhiều sự kiện kinh tế dẫn dắt thị trường.
USDJPY xuống mức thấp nhất trong hơn 1 tháng
JPY đang hưởng lợi rất nhiều từ tâm lý risk-off của thị trường, và hiện tại USDJPY đã lập đáy ngày mới tại 109.43. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ ngày 11/6 năm nay. Các đồng tiền risk-off đang chiếm hoàn toàn ưu thế phiên hôm nay. JPY là đồng tiền duy nhất tăng so với USD, còn CHF dù giảm nhẹ nhưng đang trụ vững tốt nhất.
Vàng đánh mất mức $1,800 trước sức ép từ đồng đô la
Kim loại quý này kéo dài đà giảm ngày hôm nay, đồng thời giảm phiên thứ hai liên tiếp trước áp lực từ đồng đô la. Hiện tại chỉ số DXY đã vượt mức 93 điểm. Sau hai ngày giảm, vàng đã đánh mất toàn bộ mức tăng của tuần trước.
Hiện tại, vàng đang được giao dịch quanh mức $1,799.
Dầu giảm hơn 3% trong ngày
Dầu WTI hiện đã rớt xuống khoảng $69/thùng, tương ứng với mức giảm 3.4% trong ngày. Nguyên nhân chính của đợt giảm mạnh này là OPEC+ tìm được tiếng nói chung trong các vấn đề về sản lượng.
Việc dầu giảm cũng đang kéo theo ba đồng tiền nhạy cảm với giá dầu là NZD, AUD và CAD, hiện đang lần lượt giảm 0.82%, 1.06% và 1.32%.
Các hợp đồng tương lai tại Mỹ giảm sâu trước giờ giao dịch
Cùng với các chỉ số tại châu Âu, 3 hợp đồng tương lai tại Mỹ đang ghi nhận mức giảm đáng kể trước lo ngại dịch Covid và lạm phát. Ngoài ra, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 tiếp tục giảm xuống dưới 1.26%. Trong khi đó, USD đang mạnh lên. Chỉ số DXY hiện đang sát mức 93 điểm. Dầu thô giảm sâu sau khi OPEC+ tìm được tiếng nói chung.
Điểm tin Covid-19 ngày 19/7: Ngày "tự do" không như mong đợi tại Anh
Ngày tự do tại Anh biến thành một ngày hỗn loạn khi số ca nhiễm tại đây tăng mạnh nhất thế giới. Các lệnh tự cách ly đang khiến các công ty rơi vào tình trạng thiếu hụt nhân sự. Nhà dịch tễ học Neil Ferguson nói rằng số ca nhiễm tăng thêm 100,000 một ngày là điều không thể tránh khỏi.
Tại Mỹ, số ca nhiễm tăng hơn 60% so với tuần trước, chiếm 16% ca bệnh mới toàn cầu. Theo cựu giám đốc FDA, số ca nhiễm biến thể delta thậm chí còn cao hơn những con số báo cáo.
GBPUSD xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng Tư
Cặp tiền này rơi xuống đáy ngày tại 1.3700, mức thấp nhất trong vòng 13 tuần trở lại đây, trước tâm lý risk-off và sự mạnh lên của đồng đô la. Ngoài ra, một số bình luận dovish của nhà hoạch định chính sách BoE Jonathan Haskel phần nào cũng đang gây áp lực đồng Bảng Anh.
USDCAD lần đầu tiên chạm 1.2800 kể từ đầu tháng Hai trước sức mạnh của USD
USDCAD đang tiếp tục tăng mạnh sau khi breakout khỏi đường MA 200 ngày trong phiên hôm nay. Tâm lý risk-off lúc này đang rất ủng hộ cho đồng bạc xanh, tạo đà giúp USDCAD tăng lên mức 1.2807 trong ngày, cao nhất kể từ đầu tháng Hai. Ngoài ra, việc giá dầu giảm sâu (dầu WTI giảm hơn 2%, xuống dưới $70/thùng) đang gây áp lực rất lớn cho CAD, vốn nhạy cảm với giá dầu.
Hiện tại, cặp tiền này đang gặp kháng cự tại 1.2800.
Thành viên BoE Jonathan Haskel: Đây không phải lúc để thắt chặt chính sách
Nhà hoạch định chính sách này đang có những phát biểu rất trái chiều so với ông Saunders tuần trước:
- Thắt chặt sẽ thích hợp hơn trong tương lai gần
- Hỗ trợ mạnh tay đã hạn chế tối đa hậu quả dài hạn lên nền kinh tế
- Rủi ro thắt chặt sớm vẫn nhiều hơn rủi ro lạm phát cao tạm thời
Những bình luận của ông có vẻ đang tạo thêm sức ép cho GBP, khi đồng tiền này đang giảm xuống 1.3720.
GBPUSD: Một cú break xuống dưới 1.3734 sẽ tạo đà giảm xuống 1.3697
Theo Credit Suisse, việc đánh mất hỗ trợ 1.3734 đã đưa hỗ trợ tiếp theo xuống 1.3697, trùng với đường MA 200 ngày, và thấp hơn nữa là đáy tháng Tư tại 1.3669/48. Nhiều khả năng tại vùng này sẽ có động lực mua, nhưng nếu tiếp tục break tại đây, hỗ trợ tiếp theo sẽ lại đi xuống 1.3567 và 1.3514. Kháng cự hiện tại đang ở mức 1.3801/05, và cao hơn mức này sẽ là 1.3863.
Hiện tại GBPUSD đang được giao dịch quanh mức1.3727.
Cập nhật thị trường phiên Âu ngày 19/07: Tài sản rủi ro bị bán tháo mạnh mẽ khi những lo ngại về Covid ngày một tăng lên
Tâm lý thị trường đang trở nên vô cùng tồi tệ ngay phiên giao dịch đầu tuần khi số ca nhiễm Covid trên toàn cầu tăng mạnh dẫn đến những lo ngại về tăng trưởng kinh tế chậm lại. Các chỉ số chứng khoán từ châu Á đến châu Âu và các hợp đồng tương lai tại Mỹ đều chìm trong sắc đỏ với mức giảm gần 2% tại rất nhiều nơi.
Vàng cũng chịu chung cảnh bán tháo với các tài sản rủi ro, giảm 0.45% xuống $1,804/oz.
Dầu thô có lẽ là một trong những tài sản yếu nhất trong ngày, giảm 1.93% xuống 70 USD/thùng sau thỏa thuận tăng sản lượng của OPEC+.
Tâm lý risk-off cũng thể hiện rất rõ ràng trên thị trường FX với đồng USD tăng trên diện rộng ngoại trừ JPY và các đồng beta cao giảm rất mạnh. USD/CAD là cặp tiền đáng chú ý nhất cho đến lúc này, mất tới 1.2%, tương đương 150 pips trong bối cảnh tâm lý rủi ro suy yếu, giá dầu giảm sâu và thị trường đã “pricing” toàn bộ việc “taper” của BoC trong một khoảng thời gian khá dài rồi. Với một tuần thiếu vắng các sự kiện quan trọng, các yếu tố kỹ thuật và tâm lý rủi ro sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường.
Dầu giảm gần 3% xuống dưới 70 đô la
Tâm lý lo ngại rủi ro đang chiếm lĩnh hoàn toàn trong giao dịch châu Âu, với việc giá dầu tiếp tục giảm sâu ngay phiên đầu tuần.
Hiện dầu WTI chỉ còn 69.87 USD/thùng sau khi giảm sau khi OPEC + chính thức đạt được một thỏa thuận tăng sản lượng vào cuối tuần.
Tổng tiền gửi trực tiếp tại SNB tuần kết thúc ngày 16 tháng 7 đạt 711.9 tỷ CHF so với 711.7 tỷ CHF trước đó
Tiền gửi nội địa đạt 636.5 tỷ CHF so với 637.5 tỷ CHF trước đó
Có một chút thay đổi về tiền gửi nhìn chung, mặc dù tỷ giá EUR/CHF đã tăng trở lại sau khi chạm mức gần 1.0800 vào tuần trước. SNB có thể đang gặp khó khăn nhưng chắc chắn hiện tại họ đang hoạt động kém tích cực hơn so với năm ngoái.
Lượng quyền chọn đáo hạn hôm nay có gì đáng chú ý
Không có gì quá đáng chú ý trong ngày vì các quyền chọn hết hạn khối lớn đều đang ở quá xa so với giá giao ngay hiện tại để thực sự có tác động.
Có một vài lượng quyền chọn đáo hạn lớn cho EUR/USD vào cuối tuần, ngoài ra, không có quá nhiều lưu ý trong thời điểm hiện tại.
Do việc thiếu vắng các sự kiện kinh tế quan trọng, các yếu tố kỹ thuật và tâm lý rủi ro được cho là hai yếu tố chính quyết định hành động giá trong những ngày tới.
Citi: Giá dầu vẫn có khả năng tăng cao hơn nữa
Nhận xét của người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa toàn cầu của Citi, Ed Morse:
- Thị trường đang bị thắt chặt nghiêm trọng, nguồn cung tăng 400 nghìn thùng/ngày sẽ không đủ để cân bằng
- Nhu cầu vẫn cao hơn đáng kể, mặc dù đại dịch đang lây lan trên diện rộng
- Giá dầu có khả năng tăng cao hơn nữa vào thời điểm mùa hè kết thúc.
Sắc đỏ bao trùm thị trường châu Âu đầu phiên
- Hợp đồng tương lai chỉ số DAX của Đức giảm 0.6%
- Hợp đồng tương lai chỉ số FTSE tương lai của Anh giảm 0.8%
- Hợp đồng tương lai chỉ số IBEX của Tây Ban Nha giảm 0.7%
Điều này diễn nối tiếp bối cảnh giao dịch trầm lắng ở châu Á, với chỉ số Nikkei đóng cửa giảm 1.3%, Hang Seng giảm 1.9% và Shanghai Composite giảm 0.5%.
Hợp đồng tương lai của Mỹ cũng giảm nhẹ với hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 giảm 0.3%.
Chuyên gia kinh tế ngân hàng UOB: PBoC dự kiến sẽ giữ nguyên chính sách tiền tệ
Theo Lee Sue Ann, Chuyên gia kinh tế tại ngân hàng UOB, PBoC được dự báo sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách vào cuối tuần này.
“Với việc tiêu dùng cá nhân tiếp tục tụt hậu, PBoC có thể sẽ từ chối thắt chặt chính sách tiền tệ trên diện rộng ngay cả khi tăng trưởng tín dụng sẽ tiếp tục chậm lại”.
“Chúng tôi duy trì dự báo LPR 1 năm chuẩn ở mức 3.85% trong nửa năm còn lại 2021.”
Lĩnh vực dịch vụ của New Zealand liên tục mở rộng tích cực!
Lĩnh vực dịch vụ ở New Zealand tiếp tục mở rộng trong tháng 6 và với tốc độ nhanh hơn. Cuộc khảo sát mới nhất từ BusinessNZ công bố Chỉ số Hiệu suất Dịch vụ đạt 58.6.
Con số này tăng so với mức 56.3 vào tháng 5. Trong số các thành phần riêng lẻ, đơn đặt hàng mới (66.1), hoạt động / doanh số (62.5), việc làm (56.5) và cổ phiếu (50.9) tăng cao trong khi giao hàng của nhà cung cấp (46.2) vẫn ở mức thấp.
Giám đốc điều hành Kirk Hope của BusinessNZ cho biết: “Mặc dù các chỉ số chính cho thấy sự mở rộng bền vững, nhưng sự thiếu hụt nguồn cung và nguồn lao động vẫn là vấn đề đáng quan tâm.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ bày tỏ lo ngại về thỏa thuận thương mại Trung-Mỹ
Trong một cuộc phỏng vấn với New York Times (NYT) hôm thứ Sáu, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen bày tỏ lo ngại về thỏa thuận thương mại Trung-Mỹ, với lý do một số mức thuế của Hoa Kỳ gây tổn hại cho người tiêu dùng.
Ngược lại, Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng vào tuần trước, “giai đoạn đầu của thỏa thuận có lợi cho Trung Quốc, tốt cho Hoa Kỳ và tốt cho toàn thế giới”.
Phản ứng thị trường
Nhận xét của Yellen về thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung có ít hoặc không ảnh hưởng đến tâm lý thị trường, do nó vẫn bị đè nặng bởi những lo ngại về đại dịch. Chỉ số đô la Mỹ đang kiểm tra mức cao nhất trong nhiều ngày gần 92.75 trong khi hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 giảm 0.50% trong ngày. AUD/USD suy yếu ở mức thấp hàng năm gần 0.7370.