Thứ Năm tuần sau, ngày 15 tháng 5 năm 2023, PBoC sẽ công bố lãi suất cho vay trung hạn MLF để sẵn sàng cho việc thiết lập lãi suất cho vay cơ bản RRR vào ngày 20, tức thứ Ba tuần sau.
![Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Yi Gang đã phát biểu vào cuối tuần qua.](https://images.forexlive.com/images/People%27s%20Bank%20of%20China%20Governor%20Yi%20Gang_id_c8814bda-1fc3-4f0c-80e1-cec038497c61_original.jpeg)
Thứ Năm tuần sau, ngày 15 tháng 5 năm 2023, PBoC sẽ công bố lãi suất cho vay trung hạn MLF để sẵn sàng cho việc thiết lập lãi suất cho vay cơ bản RRR vào ngày 20, tức thứ Ba tuần sau.
Trước đó:
Theo sau đó là Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Xây dựng.
Chứng khoán Hoa Kỳ biến động trái chiều trong bối cảnh cổ phiếu công nghệ suy yếu và lợi suất TPCP tăng mạnh do BoC bất ngờ tăng lãi suất, khiến các nhà đầu tư e ngại rằng Fed vẫn chưa hoàn thành chu kỳ thắt chặt. Theo CME, hiện thị trường đang định giá hơn 30% khả năng Fed tăng lãi suất 25bp, so với mức hơn 20% của một ngày trước đó. Chốt phiên, Chỉ số Nasdaq dẫn đầu đà giảm:
Trên thị trường FX, USD phục hồi mạnh mẽ về gần mức giá mở cửa trong phiên Mỹ sau khi lao dốc từ cuối phiên Á, hưởng lợi từ việc BoC bất ngờ tăng lãi suất 25bp lên 4.75%. CAD ngay lập tức chạm đỉnh trong gần một tháng trở lại đây sau quyết định chính sách của BoC, nhưng không duy trì được lâu do USD tăng mạnh. AUD phản ứng nhạt nhòa trước dữ liệu tăng trưởng GDP quý 1 thấp hơn dự kiến (+0.2% so với dự báo +0.3%). Kết phiên, NZD dẫn đầu đà giảm trong nhóm G7 trong khi JPY tăng nhiều nhất so với đồng bạc xanh, theo sau là CHF.
USD và lợi suất đồng loạt tăng đã gây áp lực khiến vàng xóa sạch đà phục hồi của 02 ngày trước đó. Chốt phiên, kim loại quý giảm hơn $23 xuống gần mức đáy ngày tại $1940.21/oz. Trên thị trường nợ, lợi suất dài hạn có phiên tăng mạnh nhất trong hơn 01 tháng qua. Cụ thể, lợi suất 2 năm và 10 năm lần lượt +7.7bp và +13.7bp lên 4.558% và 3.799%. Dầu thô tăng $0.79 lên $72.53/thùng. Bitcoin xóa phần lớn mức tăng của ngày thứ Ba sau khi test 27.4K và đóng cửa ở gần 26.4K.
Thông tin từ Reuters về một cuộc khảo sát Liên đoàn Tuyển dụng và Việc làm (REC) đối với các nhà tuyển dụng lực lượng lao động ở Anh:
Nhận xét từ báo cáo:
Dữ liệu tăng trưởng GDP Nhật Bản trong quý 1 năm 2023:
Chi phí vốn:
Tiêu dùng cá nhân:
Phản ứng của USDJPY:
Nhận định của Goldman Sachs về trí tuệ nhân tạo:
Lưu ý của GS được đưa ra trước khi Nasdaq giảm sâu vào hôm thứ Tư tuần này.
Doanh số sản xuất của New Zealand trong quý đầu tiên của năm 2023:
Một chu kỳ tăng lãi suất kéo dài và dai dẳng của RBNZ đã làm chậm lại nền kinh tế New Zealand.
MUFG nhận định:
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Yellen đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trên CNBC vào thứ Tư.
XAUUSD hiện giảm 0.44% xuống $1,954.23
Các nhà máy lọc dầu đã hoạt động hết công suất vào tuần trước trong nỗ lực tăng lượng hàng tồn kho trước mùa lái xe.
Sau khi giảm mạnh đầu phiên Mỹ, USD hiện hồi nhẹ. DXY tăng lên 103.96
Ngân hàng Canada đã quyết định tăng lãi suất 25 bps lên 4.75%, với lãi suất ngân hàng là 5% và lãi suất tiền gửi là 4.75%.
Trên toàn cầu, lạm phát giá tiêu dùng đang giảm, phần lớn do giá năng lượng thấp hơn so với một năm trước, nhưng lạm phát cơ bản vẫn ở mức cao. Trong khi tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới đang yếu đi khi đối mặt với lãi suất cao hơn, các ngân hàng trung ương lớn đang báo hiệu rằng lãi suất có thể phải tăng hơn nữa để khôi phục sự ổn định giá cả. Tại Hoa Kỳ, nền kinh tế đang chậm lại, mặc dù chi tiêu của người tiêu dùng vẫn ổn định một cách đáng ngạc nhiên và thị trường lao động vẫn thắt chặt. Tăng trưởng kinh tế về cơ bản đã bị đình trệ ở châu Âu nhưng áp lực tăng giá cốt lõi vẫn còn. Tăng trưởng ở Trung Quốc dự kiến sẽ chậm lại sau khi tăng mạnh trong quý đầu tiên. Các điều kiện tài chính đã thắt chặt trở lại như trước khi các ngân hàng phá sản ở Hoa Kỳ và Thụy Sĩ.
Nền kinh tế Canada mạnh hơn dự kiến trong quý đầu tiên của năm 2023, với mức tăng trưởng GDP là 3.1%. Tăng trưởng tiêu dùng mạnh mẽ và trên diện rộng một cách đáng ngạc nhiên, ngay cả sau khi tính đến sự gia tăng dân số. Nhu cầu về dịch vụ tiếp tục tăng trở lại. Ngoài ra, chi tiêu cho hàng hóa và hoạt động thị trường nhà ở đã tăng lên. Thị trường lao động vẫn còn chặt chẽ: tỷ lệ nhập cư và tham gia lao động cao hơn đang mở rộng nguồn cung lao động nhưng lao động mới đã nhanh chóng được tuyển dụng, phản ánh nhu cầu lao động tiếp tục mạnh mẽ. Nhìn chung, nhu cầu dư thừa trong nền kinh tế dường như dai dẳng hơn dự đoán.
CPI tăng trong tháng 4 lên 4.4% với giá của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ tăng cao hơn dự kiến. Lạm phát giá hàng hóa tăng, mặc dù chi phí năng lượng thấp hơn. Lạm phát giá dịch vụ vẫn tăng cao, phản ánh nhu cầu mạnh mẽ và thị trường lao động chặt chẽ. Ngân hàng tiếp tục kỳ vọng lạm phát sẽ giảm xuống khoảng 3% vào mùa hè, do giá năng lượng thấp hơn và mức tăng giá lớn của năm ngoái không nằm trong dữ liệu hàng năm. Tuy nhiên, lạm phát cơ bản được dự đoán duy trì trong khoảng 3.5%- 4% trong vài tháng và nhu cầu dư thừa vẫn tiếp diễn.
Dựa trên các bằng chứng thu thập được, Hội đồng Thống đốc quyết định tăng lãi suất, phản ánh quan điểm của chúng tôi rằng chính sách tiền tệ chưa đủ hạn chế để đưa cung cầu trở lại cân bằng và đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2% một cách bền vững. Hội đồng sẽ tiếp tục đánh giá động thái của lạm phát lõi và triển vọng lạm phát. Cụ thể, chúng tôi sẽ đánh giá xem sự phát triển của nhu cầu dư thừa, kỳ vọng lạm phát, tăng trưởng tiền lương và hành vi định giá của công ty có phù hợp với việc đạt được mục tiêu lạm phát hay không. Ngân hàng vẫn kiên quyết cam kết khôi phục sự ổn định giá cả cho người dân Canada.
USDCAD giảm 0.01%, hiện ở 1.3401
BoC sẽ công bố quyết định chính sách vào 21:00 tối nay. Thị trường kỳ vọng BoC tiếp tục giữ nguyên lãi suất.
Năng suất ở Canada đã giảm trong bốn quý liên tiếp, điều này chắc chắn gây khó cho quyết định của Ngân hàng Trung ương Canada.
Cơ quan Thông tin Năng lượng dự báo vào thứ Ba rằng nhu cầu dầu diesel của Mỹ sẽ giảm cho đến năm 2024 mặc dù hoạt động kinh tế đang phát triển.
Cơ quan thống kê của Bộ Năng lượng Mỹ lưu ý rằng mức tiêu thụ dầu diesel đã giảm trong quý I so với cùng kỳ năm ngoái, thời kỳ tăng trưởng kinh tế.
EIA cho biết thêm rằng xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục, với nhu cầu dầu diesel trong nửa cuối năm nay thấp hơn mức trung bình 2015 - 2019 và sau đó giảm hơn nữa vào năm 2024
Dữ liệu tử OECD cho thấy Anh sẽ ghi nhận mức lạm phát vượt trên mọi sự tăng trưởng của nền kinh tế trong năm nay, được cho là ở mức 6.9% - vượt ngưỡng 6.6% được OECD đưa ra. Giá của năng lượng sẽ giảm với tốc độ chậm và chạm mốc mục tiêu vào cuối 2024.
Quan chức ECB, Knot cho biết:
Trích dẫn phát biểu của nhà làm luật tại ECB, Knot:
Các loại tiền tệ ít biến động có thể được coi là một dộng thái chờ đợi cho những sự kiện quan trọng trong tuần tới - đầu tiên là chỉ số CPI của Hoa Kỳ và sau đó là quyết định của Fed. Cổ phiếu đang giảm nhẹ nhưng không đáng kể trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc cũng thấp hơn một chút.
OECD nói rằng tăng trưởng kinh tế chỉ được cải thiện một chút so với dự báo trước đó của họ vào tháng 3, do tác động của việc tăng lãi suất từ các ngân hàng trung ương lớn sẽ ngày càng cản trở quá trình đầu tư tư nhân.
Về triển vọng lãi suất, họ dự đoán lãi suất của Mỹ sẽ đạt đỉnh từ 5.25% đến 5.50% trong quý này (tiếp theo là 2 lần cắt giảm trong nửa cuối năm 2024) còn lãi suất của Eurozone đạt đỉnh vào quý 3 năm nay (không thay đổi ở mức 4.25% đến cuối năm 2024). Đối với Nhật Bản, họ sẽ không tăng lãi suất cho đến cuối năm 2024.
Số liệu hàng tháng không cho thấy giá nhà ở Vương quốc Anh có thay đổi một cách rõ rệt. Điều này làm nổi bật xu hướng cơ bản trong thị trường nhà đất ở Anh, do lãi suất tăng cao và điều kiện tài chính thắt chặt đang đè nặng lên tâm lý của người mua nhà.
Sản lượng công nghiệp của Đức tăng nhẹ trong tháng 4 sau khi giảm mạnh vào tháng 3. Nhìn vào chi tiết, sản xuất hàng tiêu dùng tăng 1.5% nhưng được bù đắp bằng sự sụt giảm trong sản xuất tư liệu sản xuất (-0.3%), sản xuất hàng hóa trung gian (-0.2%), cũng như sản xuất năng lượng (-1.5%).
Sau khi đã sai lầm trong dự báo triển vọng lạm phát, các nhà hoạch định chính sách của ECB chắc chắn không né tránh sự chú ý bỏ qua cơ hội này khi dữ liệu lạm phát đang bắt đầu có lợi cho họ. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để khẳng định và chúng ta sẽ xem liệu những áp lực về giá có phù hợp với quan điểm của họ về việc giảm lạm phát trở lại mức 2% trong hai năm tới hay không.
Thâm hụt thương mại của Pháp tăng nhẹ trong tháng 4 do xuất khẩu giảm 1.0% trong khi nhập khẩu tăng 1.3% trong tháng.