Phân tích HĐTL vàng: Dư địa tăng trong ngắn hạn vẫn còn?
Open interest trên thị trường HĐTL vàng tăng 781 hợp đồng, còn khối lượng giao dịch giảm 4 nghìn hợp đồng, theo số liệu từ CME.
Vàng tăng cùng OI, tuy nhiên mức tăng của OI cũng rất nhẹ và khối lượng giao dịch giảm, do vậy kim loại này có thể tăng trong ngắn hạn, nhưng kéo dài đà hồi phục sẽ gặp khó khăn. Kháng cự đáng chú ý trước mắt sẽ là $1,730 và $1,765.
Guardian: EU chùn chân, không áp trần giá khí đốt Nga
Cuối tuần qua đã có báo cáo từ Guardian rằng EU đang chia rẽ về quyết định giới hạn giá khí đốt của Nga do các nước không thể đạt được thỏa hiệp. Hiện tại, báo cáo mới nhất cho biết EU sẽ rút lui khỏi việc áp đặt trần giá nhưng sẽ đẩy mạnh tăng thuế với các công ty năng lượng.
Chủ tịch EU von der Leyen dự kiến sẽ công bố kế hoạch về vấn đề này vào ngày mai.
Đức: Khảo sát tâm lý kinh tế ZEW tháng 9 có gì đáng chú ý?
- Chỉ số tâm lý kinh tế tháng 9 đạt -60.5 điểm, dự kiến đạt -52.2.
- Tháng 8: -47.6.
- Triển vọng kinh tế tháng 9 đạt -61.9, dự kiến đạt -60.0.
- Trước 8: -55.3.
Tâm lý kinh tế trở lại mức tiêu cực vào tháng 9 và ZEW lưu ý rằng tình trạng thiếu hụt năng lượng trước mùa đông đã khiến kỳ vọng thậm chí giảm mạnh hơn đối với các bộ phận lớn của ngành công nghiệp Đức. Thêm vào đó, các số liệu mới nhất đã cho thấy sự sụt giảm trong đơn đặt hàng, sản xuất và xuất khẩu; tăng trưởng kém thuận lợi hơn ở Trung Quốc cũng tác động lên dữ liệu này.
USD phá xuống dưới 108 khi dữ liệu CPI ngày càng đến gần hơn
Chỉ số DXY đã giảm xuống 107.98 - mức thấp nhất trong ngày khi sự chú ý đổ dồn vào dữ liệu lạm phát cuối ngày.
Nhân viên tại cảng container bận rộn nhất của Anh lên kế hoạch đình công, đe dọa gián đoạn chuỗi cung ứng nước này
Công đoàn Unite hôm nay cho biết công nhân tại cảng container lớn nhất của Anh Felixstowe lên kế hoạch thực hiện cuộc đình công thứ hai kéo dài 8 ngày vì vấn đề tiền lương, gia tăng làn sóng bất ổn công nghiệp do lạm phát tăng cao.
Các cuộc đình công mới được lên kế hoạch từ ngày 27/9 đến ngày 5/10 sau khi công nhân cảng được đa số tán thành (82%) từ chối đề nghị trả lương 7%.
"Hành động đình công mạnh hơn nữa chắc chắn sẽ dẫn đến sự chậm trễ và gián đoạn chuỗi cung ứng của Anh nhưng đây hoàn toàn là do công ty gây ra", Unite đề cập đến nhà điều hành cảng CK Hutchison.
Với lạm phát đã lên đến 10% vào tháng 7 và được BOE dự đoán sẽ vượt 13% vào tháng tới, Unite cho biết đề nghị trả lương 7% có nghĩa là "cắt giảm lương theo điều kiện thực tế."
Quan tài Nữ hoàng Elizabeth sẽ được đưa tới London
Quan tài của Nữ hoàng Elizabeth sẽ được đưa tới London vào thứ Ba sau 24 giờ nằm yên nghỉ trong nhà thờ lịch sử của Edinburgh, nơi con trai bà là Vua Charles và ba anh chị em của ông đã tổ chức một buổi cầu nguyện thầm lặng.
Vua Charles cùng chị gái Anne, các anh trai Andrew và Edward của mình tham gia buổi lễ nguyện kéo dài 10 phút vào thứ Hai tại Nhà thờ St Giles. Họ đã đứng cúi đầu ở bốn góc quan tài trong khi người dân đi qua để bảy tỏ tiếc thương.
Nhiều người dân đã xếp hàng xuyên đêm để tỏ lòng thành kính, cầu nguyện cho Nữ hoàng Elizabeth giữa tiết trời lạnh giá.
USD/JPY duy trì trên 142.00 trước thềm CPI Hoa Kỳ
- USD/JPY chịu áp lực bán, giảm xuống mức thấp nhất trong ngày vào đầu phiên Âu trong bối cảnh USD bị bán ra và lợi suất TPCP Mỹ giảm.
- Tuy nhiên, giá đã tìm thấy hỗ trợ gần mốc 142.00 và nhanh chóng phục hồi trở lại 142.25-142.35.
- Tâm lý risk on cùng sự phân kỳ chính sách của Fed-BoJ làm suy yếu JPY và mở rộng một số hỗ trợ.
- Trader đang chờ đợi báo cáo CPI của Mỹ để có được định hướng trong ngắn hạn.
GBP/USD tăng cao sau khi tỷ lệ thất nghiệp ở Anh chạm mức thấp nhất trong 48 năm
Tâm lý rủi ro tích cực hơn cũng đang giúp bảng Anh tăng ngày thứ ba liên tiếp so với đô la. Báo cáo thị trường lao động của Anh trước đó cho thấy tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 3.6% - mức thấp nhất kể từ 1974. Điều đó đang giúp GBP tìm lại đà tăng đối với mức thoái lui Fib 38.2 ở mức 1.1737. Đây sẽ là một điểm phục hồi đáng chú ý trước 1.1800.
Trong khi đó, tăng trưởng lương của Anh tiếp tục giảm khá mạnh và là điều đáng chú ý khi lạm phát bao trùm nền kinh tế.
GBP/USD đã có xu hướng giảm mạnh kể từ đầu năm khi suy yếu từ 1.3600 xuống gần 1.1400 vào đầu tháng 9. Bảng Anh ghi nhận một vài biến động tích cực trong bối cảnh giải ngân tài khóa để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng và có lẽ BOE đang thực sự nỗ lực chống lại áp lực lạm phát.
Điều đó cho thấy Fed cũng đang 'ngồi trên cùng một thuyền', có nhiều cơ hội và đòn bẩy hơn so với BOE. Phân kỳ chính sách có thể sẽ duy trì, gây áp lực lên triển vọng GBP.
Cập nhật thị trường phiên Âu: Hợp đồng tương lai tăng điểm, USD tiếp tục 'lao đao' trước thềm CPI Mỹ
Chứng khoán châu Âu và HĐTL Mỹ đồng loạt tăng điểm ngay khi phiên Âu mở cửa. HĐTL S&P 500 và Nasdaq 100 tăng nhẹ, đặc biệt S&P 500 chạm mức cao nhất trong 4 ngày sau sau khi số liệu đơn đặt hàng iPhone 14 Pro Max của Apple tăng vọt. Tin tức về các doanh nghiệp, đặc biệt là tin UBS Group AG nâng mục tiêu cổ tức và mua lại cổ phiếu, đã thúc đẩy chỉ số Eurostoxx 600. Cổ phiếu ngành bán lẻ giảm nhẹ gần đây sau khi Ocado Group Plc cho biết lạm phát và chi phí năng lượng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận.
- DAX +0.20%
- CAC 40 +0.55%
- FTSE 100 +0.13%
- IBEX 35 +0.08%
- Euro Stoxx 50 +0.43%
- STOXX 600 +0.35%
USD giảm liên tiếp 4 ngày trong lúc chờ đợi dữ liệu lạm phát của Hoa Kỳ vào tối nay, đây là đà giảm dài nhất trong hơn 1 tháng khi các nhà đầu tư cân nhắc những dấu hiệu tích cực trong nền kinh tế trước luận điệu diều hâu của Fed. CPI tháng 8 được kỳ vọng sẽ hạ nhiệt xuống mức 8.1%. Trong khi nhiều trader kỳ vọng việc điều chỉnh giá cả sẽ cho phép Fed kết thúc chu kỳ thắt chặt sớm hơn, những người khác cảnh báo rằng còn một chặng đường dài trước khi chỉ số giá tiêu dùng đạt đến mức mà Fed có thể chấp nhận được. USD suy yếu phần nào giảm bớt áp lực trên các đồng tiền chính. Bảng Anh đã chạm mức cao nhất tháng 9 vào đầu phiên Âu, dẫn đầu đà tăng. Đồng nhân dân tệ ở nước ngoài suy yếu so với đồng đô la, ngay cả khi PBOC thiết lập tỷ giá tham chiếu hàng ngày cho đồng tiền này cao hơn dự kiến 14 ngày liên tiếp.
- DXY -0.27%
- EUR/USD +0.23%
- GBP/USD +0.42%
- AUD/USD +0.06%
- NZD/USD +0.07%
- USD/JPY -0.39%
- USD/CHF -0.28%
- USD/CAD -0.11%
Tâm lý thị trường cải thiện đồng nghĩa lợi suất TPCP giảm. Lợi suất các kỳ hạn đồng loạt giảm cho thấy các nhà đầu tư đang tin tưởng rằng áp lực lạm phát tăng đột biến trong năm nay sẽ được kiểm soát.
Trên thị trường hàng hóa, dầu thô giao dịch khá ổn định. Đô la suy yếu giúp giá dầu cải thiện với WTI tăng 1.08% lên $88.66/thùng và Brent tăng 1.25% lên $94/thùng. Ngược lại, vàng đã không thể kéo dài đà phục hồi hôm qua, giảm nhẹ hơn $1/oz xuống mức $1,723.93/oz.
Bảng Anh chạm mức cao nhất kể từ đầu tháng 9 đến nay!
Đầu phiên Âu, GBP/USD tăng khoảng 10 pip lên 1.1723 - mức cao nhất trong ngày đồng thời là mức cao nhất kể từ đầu tháng 9.
Tâm lý ưa thích rủi ro của nhà đầu tư cải thiện khiến USD tiếp tục suy yếu, hỗ trợ cho nhiều đồng tiền, trong đó có GBP, tranh thủ cải thiện.
USD tiếp tục chịu áp lực trước thềm dữ liệu lạm phát quan trọng
- Chỉ số DXY phòng thủ ở gần mức 108, hiện giao dịch ở 108.06.
- USD đã giảm liên tiếp 3 phiên trong bối cảnh khẩu tâm lý xung quanh các tài sản rủi ro cải thiện.
- Lợi suất TPCP Mỹ đồng loạt giảm song vẫn duy trì trên 3%.
- Mọi sự chú ý đang đổ dồn vào dữ liệu CPI Hoa Kỳ công bố cuối ngày hôm nay.
- Thị trường đang định giá khả năng Fed tăng lãi suất 75 bp tại cuộc họp 21/9 sắp tới.
Tây Ban Nha báo cáo CPI chính thức của tháng 8 tăng 2 chữ số như dự kiến!
- HICP tháng 8 tăng 10.5% so với cùng kỳ năm ngoái, con số sơ bộ là 10.4%
- HICP tháng 7 tăng 10.3%.
Chứng khoán châu Âu chào phiên trong sắc xanh đúng như kỳ vọng
- Eurostoxx +0.5%
- DAX +0.4%
- CAC 40 +0.6%
- FTSE +0.1%
- IBEX +0.5%
Các chỉ số chính chào phiên khá khiêm tốn bởi khẩu vị rủi ro cải thiện đã được phản ánh trước đó ở các HĐTL Hoa Kỳ. Hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 16 điểm, tương đương 0.4%. Tuy nhiên, dữ liệu CPI cuối ngày hôm nay sẽ là yếu tố chính định hình tâm lý thị trường vào những ngày còn lại trong tuần.
HĐTL Eurostoxx ít biến động trước giờ mở cửa phiên Âu
- HĐTL DAX chưa ghi nhận thay đổi
- HĐTL FTSE +0.2%
Thị trường kì vọng khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư sẽ tích cực hơn khi S&P 500 tương lai tăng 16 điểm, tương đương 0.4%, lên mức cao nhất trong ngày.
Thụy Sĩ: Giá sản xuất và nhập khẩu tháng 8 giảm nhẹ
- Giá sản xuất và nhập khẩu tháng 8 giảm 0.1%
- Tháng trước: giảm 0.1%.
- Giá sản xuất và nhập khẩu tăng 5.5% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Tháng trước: tăng 6.3%.
Kết quả phân tích cho thấy giá sản xuất của Thụy Sĩ tăng 0.2% trong tháng nhưng được bù đắp bởi giá nhập khẩu giảm 0.8%. Mặc dù có một số điều chỉnh, áp lực giá vẫn tương đối cao nhưng ít nhất đã có những dấu hiệu cho thấy chúng không tăng mạnh như trường hợp của một số khu vực khác ở Châu Âu.
CPI tháng 8 chính thức của Đức như dự kiến
- CPI tháng 8 chính thức của Đức +7.9% y/y như báo cáo sơ bộ lần 2
- HICP +8.8% y/y như báo cáo sơ bộ lần 2
Không có thay đổi so với các ước tính ban đầu vì lạm phát của Đức tiếp tục ở mức cao trong tháng trước. Hãy cảnh giác với mức tăng đột biến có thể xảy ra vào tháng 9 khi trợ cấp của chính phủ hết hạn vào ngày 31 tháng 8 có thể khiến áp lực giá tăng trong tháng này.
Bảng lương tháng 8 của Vương quốc Anh có gì đáng chú ý?
- Bảng lương tháng 8 tăng 71,000 việc làm.
- Tháng trước tăng 73,000 việc làm; đã sửa đổi thành 77,000.
- Tỷ lệ thất nghiệp ILO tháng 7 là 3.6%, giảm so với dự kiến 3.8%.
- Tỷ lệ thất nghiệp tháng trước: 3.8%.
- Thay đổi việc làm tháng 7 là 40,000; dự kiến là 128,000.
- Thay đổi việc làm tháng trước là 160,000.
- Thu nhập hàng tuần trung bình tháng 7 tăng 5.5% so với cùng kỳ năm ngoái, dự kiến tăng 5.4%.
- Tháng trước: tăng 5.1%.
- Thu nhập hàng tuần trung bình tháng 7 (tiền thưởng cũ) tăng 5.2% so với cùng kỳ năm ngoái, dự kiến tăng 5.0%.
- Tháng trước: tăng 4.7%.
Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 3.6%, đó là một điểm tích cực cần lưu ý trong khi ước tính ban đầu về số nhân viên được trả lương tháng 8 cho thấy mức tăng hàng tháng chạm mức kỷ lục là 29.7 triệu, tăng 71,000 so với tháng 7. Tổng số giờ làm việc trong ba tháng tính đến tháng Bảy giảm 3.5 triệu giờ xuống 1.04 tỷ giờ - vẫn thấp hơn 11.1 triệu giờ so với mức trước đại dịch.
Hợp đồng quyền chọn FX đáo hạn hôm nay có gì đáng chú ý?
Hôm nay có hai hợp đồng quyền chọn EUR/USD trị giá 1.4 tỷ Euro và 1 tỷ Euro lần lượt đáo hạn tại mức 1.0050 và 1.0175. Còn lại không có điều gì đáng chú ý.
CPI của Hoa Kỳ là tâm điểm sự chú ý hôm nay
- Ước tính CPI: + 8.1% y/y (so với +8.5% trước đó)
- Ước tính CPI lõi: + 6.1% y/y (so với + 5.9% trước đó)
Hầu hết các nhà phân tích đều có các ước tính khá giống nhau.
Thị trường đang định giá 88% lãi suất sẽ tăng 75 bps vào tuần tới. Dữ liệu lạm phát sẽ ảnh hưởng đáng kể đến quyết định này.
Thị trường đang tìm kiếm dấu hiệu cho thấy lạm phát đã đạt đỉnh khi hàng loạt ngân hàng trung ương đang trong chu kỳ thắt chặt.
Lịch kinh tế Châu Âu hôm nay có gì đáng chú ý?
Mọi sự chú ý đang đổ dồn vào dữ liệu CPI của Mỹ khi không có quá nhiều điều thực sự quan trọng ở châu Âu ngày hôm nay.
Đồng đô la giảm trong phiên giao dịch hôm qua nhưng đã ổn định phần nào trong phiên giao dịch Mỹ sau khi mất điểm sớm ở phiên châu Á và châu Âu. Traders vẫn đang chờ sự kiện công bố CPI Mỹ ngày hôm nay.
Chứng khoán tiếp tục lạc quan từ tuần trước khi chứng khoán châu Âu và Phố Wall tăng điểm. Đây là một tháng tốt đối với chứng khoán Mỹ với chỉ số Dow tăng gần 3% và S&P 500, Nasdaq đều tăng gần 4% cho đến nay. Nhưng báo cáo lạm phát hôm nay có thể là một bước ngoặt và thị trường cần phải cảnh giác với quyết định của Fed vào tuần tới.
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay:
- 13h: Số liệu CPI tháng 8 chinh thức của Đức
- 13h: Thay đổi bảng lương tháng 8 của Vương quốc Anh
- 13h: Tỷ lệ thất nghiệp ILO tháng 7 của Vương quốc Anh
- 13h: Thu nhập hàng tuần trung bình tháng 7 của Vương quốc Anh
- 13h30: Giá sản xuất và nhập khẩu tháng 8 của Thụy Sĩ
- 14h: Số liệu CPI chính thức tháng 8 của Tây Ban Nha
- 16h: Khảo sát điều kiện hiện tại và triển vọng ZEW tháng 9 của Đức
- 17h: Chỉ số lạc quan NFIB của doanh nghiệp nhỏ tháng 8 của Hoa Kỳ
Dự báo CPI tháng 8 của Mỹ sẽ giảm
Số liệu lạm phát của Hoa Kỳ sẽ được công bố lúc 19h30 tối nay.
Theo Credit Suiise dự báo:
- Kỳ vọng lạm phát sẽ giảm 0.2% MoM - lần giảm CPI đầu tiên trong hai năm. Giá xăng dầu giảm mạnh trong tháng sẽ là nguyên nhân chính cho điều này. Lạm phát so với cùng kỳ năm trước có khả năng giảm 7.9% - tháng giảm thứ hai liên tiếp.
- Đối với thực phẩm và năng lượng, kỳ vọng CPI lõi sẽ giảm xuống 0.2%.
- Kỳ vọng việc giá các hàng hóa cốt lõi giảm sẽ giúp hạ chỉ số chung xuống
- Giá bán buôn xe đã qua sử dụng đã giảm trong vài tháng qua, cho thấy giá bán lẻ có thể sẽ giảm, và sự sụt giảm này có thể sẽ vượt qua mức tăng của giá xe mới. Ngoài ra, doanh số bán lẻ hàng may mặc yếu và tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh thu cao đã tạo ra áp lực giảm giá bán lẻ.
- Lạm phát dịch vụ cốt lõi sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực nhà ở do tiền lương tăng mạnh.
- Tuy nhiên, giá dịch vụ du lịch sẽ tiếp tục giảm vì dữ liệu ngành về giá vé máy bay, khách sạn và thuê xe ô tô đã công bố đều giảm.
Ý nghĩa của dự báo đối với FOMC: Dù dự báo này thấp hơn một chút so với dự kiến trước đó nhưng có lẽ không đủ để thay đổi thái độ diều hâu của Fed khi dữ liệu việc làm và ISM tốt hơn dự kiến. Các quan chức Fed đã rất cởi mở về việc tăng lãi suất 50bp hoặc 75bp. Hầu hết thị trường đang định giá khả năng lãi suất tăng 75 bps.
Mỹ và G7 đang quan tâm đến việc Nga tăng cường cung cấp dầu cho châu Á sau khi giá bị áp trần
Theo S&P Global:
- Không chỉ kỳ vọng Trung Quốc và Ấn Độ tham gia vào liên minh áp trần giá dầu Nga với G7, Mỹ hy vọng mức trần giá sẽ mở rộng chiết khấu đối với dầu thô của Nga trên thị trường toàn cầu, tạo cho các nhà lọc dầu châu Á thêm đòn bẩy để đàm phán giảm giá về nguồn cung với Nga.
- G7 dường như đang quan tâm đến việc Nga chuyển hướng dòng chảy dầu nhiều hơn sang châu Á thay vì đáp trả châu Âu bằng cách ngừng sản xuất. Với việc xuất khẩu năng lượng thường đóng góp hơn một nửa ngân sách chính phủ của Nga, Mỹ tin rằng ông Putin sẽ không dừng nguồn cung mà nên cân nhắc giảm giá nhiều hơn cho dầu của mình.
- Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ về Tội phạm tài chính và tài trợ cho khủng bố Elizabeth Rosenberg cho biết: “Giá trần lớn hơn chi phí sản xuất cận biên của Nga tạo động cơ kinh tế rõ ràng để Nga tiếp tục sản xuất và bán dầu."
Biểu đồ ngày của dầu:
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken: Phản ứng mới nhất của Iran đối với đề xuất thỏa thuận hạt nhân là một bước lùi
Theo Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken:
- “Những gì chúng tôi đã thấy từ phản ứng của Iran đối với đề xuất do Liên minh châu Âu đưa ra trong tuần trước hoặc trước đó nữa rõ ràng là một bước lùi và khiến triển vọng cho một thỏa thuận trong ngắn hạn khó có thể xảy ra”.
- Không thể đưa ra thời gian cụ thể cho việc tái ký một thỏa thuận hạt nhân với Iran khi Iran “không sẵn sàng hoặc không thể đáp ứng những điều cần thiết để đạt được thỏa thuận”.
- “Họ tiếp tục cố gắng đưa các vấn đề không liên quan vào cuộc đàm phán khiến cho một thỏa thuận ít có khả năng xảy ra hơn”
Cập nhật giá dầu:
Tổng hợp thị trường phiên Á: Trầm lắng chờ đợi CPI Mỹ
Các cặp tiền chính chưa biến động mạnh trước thềm báo cáo CPI Mỹ.
Chứng khoán châu Á tăng cùng cổ phiếu Mỹ trong đêm, nhờ sự lạc quan rằng lạm phát của Mỹ đang có dấu hiệu chạm đỉnh. Ngoài ra, thị trường cũng đang kỳ vọng lần tăng lãi suất 75bp trong cuộc họp FOMC tuần sau sẽ là lần cuối tăng lãi suất mạnh như vậy
Về mặt dữ liệu, ta đã nhận được dữ liệu lạm phát PPI tháng 8 của Nhật Bản, chỉ số PPI cho tháng 8. Các số liệu đều đang tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng yên giảm không giúp gì cho các doanh nghiệp Nhật Bản.
Các quan chức BoJ chưa có can thiệp nào. USDJPY giảm nhẹ 27pip xuống 142.54.
Kỳ vọng RBA tăng lãi suất đang hạ nhiệt
Thông tin đến từ các nhà phân tích của ANZ:
- ĐỊnh giá thị trường đang về gần với giọng điệu của RBA khi kỳ vọng tăng lãi suất đang hạ nhiệt
- Chỉ số thiên vị RBA của ANZ không giảm sau tuyên bố của cuộc họp tuần trước. Đặc biệt là tuyên bố RBA vẫn có một số yếu tố diều hâu để bù đắp cho việc loại bỏ 'bình thường hóa'. Định giá thị trường vẫn đang mạnh hơn các động thái của RBA.
China Securities Daily: Các nhà phân tích kỳ vọng PBoC sẽ duy trì lãi suất MLF ở mức 2.75%
- Công cụ cho vay trung hạn MLF dự kiến được điều chỉnh vào thứ năm tuần này (ngày 15/9)
- Lãi suất cho vay cơ bản LPR sẽ được điều chỉnh vào thứ ba tuần sau (ngày 20/9)
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 6.8928
PBOC đặt tỷ giá tham chiếu USD/CNY cho ngày hôm nay ở mức 6.8928 (giảm so với ước tính là 6.9080)
Niềm tin kinh doanh tháng 8 của Úc tăng so với trước đó
Khảo sát kinh doanh của Ngân hàng Quốc gia Úc cho tháng 8
Niềm tin kinh doanh: 10 (trước đó ở mức 7)
Điều kiện kinh doanh: 20 (trước đó ở mức 19)
Nhà kinh tế trưởng Alan Oster của Tập đoàn NAB cho biết:
- “Dữ liệu chính thức về doanh số bán lẻ trong tháng 7 cho thấy chi tiêu vẫn mạnh mẽ"
- "Sự tự tin đã tăng trở lại vào tháng 8"
- "Tăng trưởng chi phí mua hàng và chi phí lao động vẫn rất mạnh.”
- “Về giá cả, có rất ít thay đổi khi giá bán lẻ tăng với tốc độ rất nhanh 3.3% theo quý. Giá dịch vụ giải trí & cá nhân tăng trưởng cũng không thay đổi ở mức rất cao 2%. Điều này cho thấy các công ty đang tiếp tục tăng giá cho người tiêu dùng, gây ra lạm phát mạnh mẽ khác cho Quý 3.
- “Nhìn chung, cuộc khảo sát chỉ ra rằng nhu cầu vẫn mạnh đến tháng 8. Chúng tôi tiếp tục dự báo rằng lạm phát và lãi suất tăng cuối cùng sẽ đè nặng lên ngân sách hộ gia đình nhiều hơn về mặt vật chất, làm chậm tốc độ tăng tiêu dùng và do đó, giúp giảm bớt áp lực lạm phát. Tuy nhiên, cho đến nay, có vẻ như điều này vẫn chưa được giữ vững. "
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc: Theo dõi chặt chẽ biến động của thị trường ngoại hối
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc lo ngại về sự sụt giảm nhanh chóng của đồng won. Không chỉ riêng Hàn Quốc, sức mạnh của đồng đô la Mỹ đang là nỗi lo lắng đối với các ngân hàng trung ương trên toàn cầu.
KRW tiếp tục giảm nhẹ, sau mức tăng ngày hôm qua do sự suy yếu của đồng đô la.
Soc Gen: Dự báo CPI Hoa Kỳ giảm 0.1%
Báo cáo CPI của Hoa Kỳ sẽ được công bố vào 19h30 hôm nay theo giờ Việt Nam.
Soc Gen dự báo:
CPI giảm 0.1%m/m
- Do giá xăng dầu giảm mạnh
- Tỷ lệ lạm phát đạt đỉnh 9.1% vào tháng 6, giảm xuống 8.5% vào tháng 7 và sẽ tăng 8.1% vào tháng 8. Chúng tôi kỳ vọng chỉ số giá tiêu dùng CPI sẽ giảm xuống dưới 7% vào cuối năm, nhưng sự không chắc chắn về giá năng lượng có thể làm thay đổi dự báo đó.
CPI lõi là 0.4%m/m
- Dự báo được dựa trên chi phí nhà ở tăng 0.6%, nhưng đã được bù lại bởi giá quần áo, phương tiện đi lại và phương tiện công cộng suy yếu
- Chúng tôi dự đoán giá ô tô sẽ giảm trong những quý sắp tới.
Westpac: Tâm lý người tiêu dùng của Úc tăng 3.9% so với tháng trước
Cuộc khảo sát hàng tháng của Westpac cho thấy mức tăng trong tháng 9, đạt mức 84.4 (trước đó vào tháng 8 là 81.2). Tuy nhiên, dữ liệu đó vẫn đang ở mức rất thấp.
Ngân hàng đầu tư đa quốc gia của Mỹ: Cắt giảm dự báo giá dầu Brent cho quý 3
Morgan Stanley cắt giảm dự báo giá dầu Brent cho quý 3 xuống 98 USD/thùng (trước đó là 110 USD)
Đồng thời, ngân hàng cho biết dòng chảy dầu từ Nga sẽ giảm đi đáng kể
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 12.09: Đồng bạc xanh suy yếu, chứng khoán Mỹ ngập trong sắc xanh
Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng điểm khi giới đầu tư tạm quên đi nỗi lo suy thoái. Thị trường tăng trở lại sau khi bị bán tháo từ giữa tháng 8 do lo ngại chính sách tiền tệ thắt chặt và kinh tế trì trệ tại châu Âu và Trung Quốc. Pha hồi phục này chủ yếu đến từ việc thị trường đã bị quá bán rất sâu trước lo ngại lạm phát và Fed mạnh tay thắt chặt. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cũng đồng loạt tăng.
- Chỉ số Dow Jones tăng 0.71%
- Chỉ số S&P 500 tăng 1.06%
- Chỉ số Nasdaq tăng 1.20%
Trên thị trường tiền tệ, Đô la Mỹ tiếp tục giảm trong bối cảnh lạm phát đầu cơ gần đạt đỉnh ngay cả khi Fed giữ quan điểm diều hâu. Tất cả các đồng tiền chính của các nước G-10 đều tăng giá so với USD ngoại trừ Yên Nhật. Bên cạnh đó, tâm lý thị trường tiếp tục cải thiện khi Ukraine đã tái chiếm một số thành phố trước đây nằm dưới sự kiểm soát của Nga mang lại niềm tin cho sự hồi phục nền kinh tế châu Âu. Đồng euro tăng mạnh sau khi Chủ tịch Bundesbank ra tín hiệu ủng hộ các đợt tăng lãi suất tiếp theo ở châu Âu.
- DXY -0.61%
- EURUSD +0.77%
- GBPUSD +0.81%
- AUDUSD +0.63%
- NZDUSD +0.55%
- USDJPY +0.14%
- USDCHF -0.71%
- USDCAD -0.27%
Vàng hồi phục, ở mức $1.724.74/oz. Giá dầu tăng mạnh, WTI chốt phiên hôm qua tăng 1.14% ở mức $87.78/thùng còn Brent ở mức $94.00/thùng. Hợp đồng tương lai khí đốt tăng 3.16%, sau khi giảm mạnh vào thứ Hai tuần trước.
Theo lịch kinh tế, báo cáo CPI của Mỹ sẽ được công bố vào 19h30 ngày hôm nay. Số liệu này có thể sẽ ảnh hưởng đến quyết định tăng lãi suất trong cuộc họp FOMC vào ngày 21 tháng 9.
Niềm tin của người tiêu dùng Úc hàng tuần giảm nhẹ
ANZ Roy Morgan khảo sát hàng tuần về tâm lý người tiêu dùng Úc đang ở mức 85.6
- Trước đó: 86.1
ANZ nhận xét:
- Niềm tin giảm 0.5% so với tuần trước, ngay cả khi lãi suất tăng 50bp.
- Nhìn chung tâm lý người tiêu dùng vẫn còn rất bi quan.
- Lạm phát hộ gia đình giảm xuống còn 5.3%.
USDJPY: BoJ khó can thiệp nếu không phối hợp cùng Mỹ
Theo Bloomberg:
- Kinh nghiệm quá khứ cho thấy rằng sự hỗ trợ của Hoa Kỳ là rất quan trọng để xoay chuyển tình thế của một cuộc tấn công tiền tệ. Các nhà kinh tế cho biết Nhật Bản rất e ngại can thiệp vào thị trường vì lo động thái này có thể phản tác dụng, dẫn đến một làn sóng short yên.
- Harumi Taguchi, kinh tế trưởng tại S&P Global Market Intelligence, cho biết: “Thực tế, tôi không nghĩ Nhật Bản sẽ can thiệp.“ Lý do lớn nhất đằng sau việc đồng yên yếu là do Fed tiếp tục tăng lãi suất. Trừ khi điều đó thay đổi, tôi không thấy sự can thiệp có tác dung.”
Nhật Bản: PPI tháng 8 tăng 9%
PPI Nhật Bản tháng 8 năm 2022:
+ 0.2% m/m
- Dự kiến là 0.4%
+ 9.0% so với cùng kỳ năm trước
- Dự kiến là 8.9%
Goldman Sachs nhận định về cuộc đình công ngành đường sắt Hoa Kỳ: Không phải thiên nga đen
- Hơn 90.000 công nhân tại các tuyến đường sắt vận chuyển hàng hóa của Hoa Kỳ có thể đình công nếu các công ty đường sắt không đạt được thỏa thuận mức lương và đãi ngộ tốt hơn với các công đoàn vào thứ Sáu, ngày 16 tháng 9
- 30% vận chuyển hàng hóa của Mỹ có thể tạm dừng, điều đó có thể dẫn đến một tác động kinh tế lên tới 2 tỷ đô la mỗi ngày.
- Cuộc đình công đường sắt của Hoa Kỳ có thể sẽ kích hoạt một đợt lạm phát giá lương thực khác
Tuy nhiên, nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs không tỏ ra lo lắng:
- "Tôi không nghĩ đây là sự kiện con thiên nga đen"
- "Tôi không nghĩ rằng nó sẽ có tác động lớn đến giá thực phẩm trong thời gian gần đây"
New Zealand: Chỉ số giá lương thực tháng 8 + 1.1% so với tháng trước
Chỉ số giá lương thực tháng 8 của New Zealand + 1.1% m/m (trước đó + 2,1%)
Cuộc họp tiếp theo của Ngân hàng Dự trữ New Zealand là ngày 5 tháng 10.
BofA: JPY suy yếu đã đi quá xa các yếu tố cơ bản, nhưng đừng dại bắt dao rơi
Theo BofA:
- "USDJPY 144 là mức cao nhất kể từ đầu những năm 1980. Thống đốc BoJ Kuroda một lần nữa ôn hòa tại Jackson Hole, góp phần vào động thái mới nhất. BoJ vẫn là ngân hàng trung ương ôn hòa duy nhất trong nhóm G10."
- "Nhật Bản cũng là nền kinh tế G10 duy nhất có lạm phát cơ bản vẫn ở mức dưới 2%. Bộ Tài chính đã bày tỏ lo ngại về sự suy yếu của JPY, nhưng vẫn chưa có cuộc đàm phán can thiệp nào. Chúng tôi cho rằng USDJPY hiện đã đi quá xa cơ bản, nhưng đừng dại bắt dao rơi."