Triển vọng thị trường trong tuần từ ngày 22-26 tháng 8
- Tuần lễ sắp tới chắc chắn sẽ đem lại nhiều biến động đối với thị trường ngoại hối. Sự kiện được chờ đợi nhất chắc chắn là Hội nghị chuyên đề Jackson Hole, nơi Chủ tịch Fed Jerome Powell dự kiến sẽ có bài phát biểu.
- Vào thứ ba, khảo sát PMI và PMI flash của Vương quốc Anh và Eurozone sẽ được công bố. PMI của Vương quốc Anh vào thứ Ba dự kiến sẽ giảm xuống thấp hơn trước đó, dự kiến ở mức 52.0 so với 52.6.
- Vào thứ Năm, các trader USD sẽ chờ báo cáo GDP quý II và là ngày đầu tiên của Hội nghị chuyên đề Jackson Hole.
- Bài phát biểu của Chủ tịch Fed Powell sẽ bắt đầu vào thứ Sáu, vì vậy thị trường sẽ chú ý đến bất kỳ manh mối nào liên quan đến các quyết định chính sách tiền tệ sắp tới.
- Wells Fargo dự kiến Fed sẽ tăng lãi suất thêm 75 bps tại cuộc họp tháng 9, tiếp theo là 50 bps vào tháng 11 và 25 bps vào tháng 12. Sau đó, Fed có khả năng sẽ tạm dừng chu trình tăng lãi suất để tái đánh giá sức khỏe nền kinh tế một lần nữa.
Tiền gửi trực tiếp vào SNB ngày 19 tháng 08 tăng nhẹ
- Tổng tiền gửi trực tiếp vào SNB tuần kết thúc ngày 19/08 tăng từ 751.3 lên 752.8 tỷ CHF.
- Tiền gửi nội địa giảm về 643.7 tỷ CHF so với 644.1 tỷ CHF trước đó
Cập nhật thị trường FX: EURUSD - áp lực giảm mạnh, EUR ngang giá USD!!!
- Chỉ số DXY tăng mạnh gần 0.3% trong phiên Châu Âu một lần nữa đưa EURUSD trở về sát với mốc 1.0000.
- Cặp tiền hiện đã nhích nhẹ trở lại lên mốc 1.0002, tuy vậy áp lực từ phe gấu vẫn đang là rất lớn.
- Lần gần nhất 1 EUR = 1 USD xảy ra cách đây 1 tháng rưỡi, trong bối cảnh thị trường đánh giá FED có khả năng tăng lãi suất lên thêm 100 bps.
Giá khí đốt Châu Âu tăng vọt, thị trường lo ngại về nguồn cung!!
- Giá khí đốt châu Âu tăng sau khi Moscow đóng cửa một đường ống lớn làm dấy lên lo ngại về việc nguồn cung bị ngừng trệ kéo dài, khiến Đức một lần nữa đoán già đoán non về lượng nhiên liệu Nga cung cấp có thể sử dụng trong mùa đông này.
- Hợp đồng tương lai khí đốt tăng tới 13%, sau khi đóng cửa ở mức cao kỷ lục vào thứ Sáu. Đường ống Nord Stream quan trọng sẽ dừng trong ba ngày bảo trì vào ngày 31 tháng 8, một lần nữa làm dấy lên lo ngại rằng liên kết sẽ không hoạt động trở lại như kế hoạch. Dòng chảy khí đốt thời điểm hiện tại chỉ tiếp tục ở mức rất thấp sau khi nó ngừng hoạt động vào tháng trước.
Cập nhật thị trường phiên Châu Âu: Chứng khoán kém sắc đầu tuần, Đô la Mỹ lên ngôi!!
Chứng khoán Châu Âu mở của phiên giao dịch đầu tuần trong sắc đỏ bao trùm các chỉ số chính. Lo ngại về lạm phát và giá năng lượng tăng cao khi mùa đông tới gần đang hiện hữu hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, bất chấp POBC mới đây đã hạ lãi suất để kích thích kinh tế Trung Quốc hồi phục trở lại, giới đầu tư vẫn lo ngại rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn sẽ tác động tiêu cực tới kinh tế toàn cầu.
Cập nhật các chỉ số chứng khoán chính:
- Eurostoxx -0.5%
- DAX -0.4%
- CAC 40 -0.7%
- FTSE -0.2%
- IBEX -0.6%
Cập nhật thị trường FX:
Chỉ số DXY bật tăng mạnh ở thời điểm hiện tại. Trong khi đó, tâm lý risk-off dần bao trùm lên các loại tài sản rủi ro.
Bất chấp USD mạnh lên, 2 đồng Antipodean vẫn đứng vững nhờ thông tin hạ lãi suất đến từ POBC.
Cập nhật các cặp tiền chính:
- EURUSD -0.35%
- GBPUSD -0.23%
- AUDUSD +0.23%
- NZDUSD +0.34%
- USDCHF +0.14%
- USDCAD +0.14%
- USDJPY -0.04%
Cập nhật thị trường vàng và thị trường dầu mỏ:
Dầu Brent và dầu WTI đồng loạt giảm 1% trong bối cảnh USD mạnh. Hiện 2 loại dầu giao dịch lần lượt tại 95 và 88 USD/thùng.
Vàng mất gần 10 USD chỉ trong phiên chiều nay, về giao dịch tại ngưỡng 1,738 USD/oz. Mốc 1,718 - 1,720 sẽ là ngưỡng hỗ trợ tiếp theo nếu đà giảm của kim loại quý này vẫn tiếp tục.
Cập nhật thị trường FX: DXY bật tăng, EURUSD - phe gấu trở lại!
- Chỉ số DXY có phiên tăng điểm ấn tượng trong ngày hôm nay, tăng 0.14% (0.148 điểm) trong phiên Châu Âu đầu tuần.
- Đồng bạc xanh hồi phục tạo áp lực giảm lên EURUSD ở thời điểm hiện tại. Cặp tiền đang giao dịch ở mốc 1.0017 - giảm 0.22% so với mốc mở cửa.
- Thị trường đang đánh giá lại khả năng FED sẽ tăng lãi suất thêm bao nhiêu điểm cơ bản trong kỳ họp tháng 09 tới. Bên cạnh đó, hội nghị Jackson Hole diễn ra từ ngày 25 đến 28 tháng 08 có thể tác động tích cực tới diễn biến của chỉ số đồng Đô la Mỹ.
Cập nhật thị trường FX: NZDUSD - ổn định trước thềm bài phát biểu của thống đốc RBNZ!
- NZDUSD đi ngang tích lũy phía dưới EMA 34 trên khung H1 trong phiên Châu Âu.
- Cặp tiền hiện đang giao dịch tại mốc 0.6201 - tăng 0.47% so với mốc mở của.
- RBNZ vẫn để ngỏ khả năng tăng lãi suất lên tới 4.25% trong bối cảnh không chắc chắn về mức độ thắt chặt cần thiết để kiểm soát lạm phát.
Iran phủ nhận bất cứ tin đồn thỏa thuận nào liên quan tới Mỹ
- Thỏa thuận hạt nhân giữa Mỹ và Iran vẫn chưa có thêm bất cứ tiến triển nào ở thời điểm hiện tại.
- Các báo cáo cho thấy Iran đã từ bỏ các yêu cầu liên quan đến việc hủy niêm yết một số công ty liên quan đến lực lượng cách mạng hồi giáo Iran - IRGC.
Phát biểu của Phó Thống đốc RBNZ Christian Hawkesby hôm nay có gì đáng chú ý?
Theo Phó Thống đốc RBNZ Christian Hawkesby:
- RBNZ vẫn để ngỏ khả năng tăng lãi suất lên tới 4.25% trong bối cảnh không chắc chắn về mức độ thắt chặt cần thiết để kiểm soát lạm phát.
USD tăng khi sự tập trung đổ dồn vào Hội nghị Jackson Hole
- USD tăng trong ngày thứ tư liên tiếp, chạm mức cao nhất trong 5 tuần trước khi giảm mức tăng. Lợi suất của Mỹ tăng trước khi Chủ tịch Fed Powell có bài phát biểu vào thứ Sáu tại hội nghị Jackson Hole.
- Đồng Yên suy yếu so với tất cả các đồng tiền chính. USD/JPY tăng trên 137, đạt mức cao nhất kể từ ngày 27/7.
- EUR/USD ổn định trong khoảng 1.00 đến 1.01 trong khi GBP/USD ít thay đổi, giữ trên 1.18. AUD/USD tăng lên gần 0.69 do AUD được thúc đẩy bởi tin tức PBoC giảm lãi suất.
- Lợi suất kỳ hạn 2 năm của Mỹ tăng 3 bps lên 3.27% trong khi lợi suất kỳ hạn 10 năm tăng 1 bps lên 2.98%. Trong phiên giao dịch hôm thứ Sáu của Mỹ, đường cong lợi suất kỳ hạn 2 năm tăng 3 bps, trong khi lợi suất 10 năm và 30 năm lần lượt tăng 9 bps và 8 bps.
Thống đốc RBNZ Orr xác nhận sẽ tham dự Hội nghị Jackson Hole
Theo RBNZ:
- "Thống đốc của RBNZ, Adrian Orr, sẽ tham dự Hội nghị ngân hàng trung ương toàn cầu ở Jackson Hole, Wyoming, vào 25-27 tháng 8. Ông Orr sẽ không có bài phát biểu tại Hội nghị chuyên đề kinh tế, nhưng sẽ được Bloomberg TV phỏng vấn vào khoảng 3h30 ngày 26 tháng 8."
Đây sẽ là lần đầu tiên các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương trên toàn cầu gặp gỡ trực tiếp với nhau kể từ năm 2019.
Nhân dân tệ Trung Quốc tiếp tục giảm ngày đầu tuần
USD/CNY ở mức 6.80 đã nằm trong kế hoạch trước đó nhưng xét đến những lo lắng về kinh tế gần đây, Trung Quốc đang thực hiện một bước nữa trong việc cố gắng củng cố các điều kiện trong nước. PBOC đã chuyển sang thiết lập chính sách tiền tệ dễ dàng hơn, với việc tiếp tục cắt giảm lãi suất vào ngày hôm nay trong nỗ lực tăng cường hỗ trợ kinh tế.
Cần phải có một sự thay đổi về triển vọng kinh tế xã hội và lệnh đóng cửa rõ ràng đang gây ra một số thiệt hại cho nền kinh tế trong nước.
Trong thời gian chờ đợi tỷ giá USD/CNY có khả năng nhắm tới mục tiêu 7.00 tiếp theo, thị trường có thể sẽ thấy đồng đô la tiếp tục mạnh hơn.
Phó Thủ tướng Đức Habeck: Đức có cơ hội vượt qua mùa đông mà không cần quá phụ thuộc vào năng lượng
Theo Phó Thủ tướng Đức Habeck:
- "Chúng ta phải đối mặt với một mùa đông rất khó khăn khi dự kiến Putin sẽ thắt chặt nguồn cung cấp khí đốt hơn nữa."
Tuy nhiên, ông ấy có vẻ lạc quan với tình hình hiện tại. Có một số thông tin về việc ngành công nghiệp Đức đã ngừng mua năng lượng và khí đốt cho đến cuối năm nay. Các doanh nghiệp đang hy vọng giá nhiên liệu giảm để không phải cắt giảm sản lượng của mình.
Úc và Nhật Bản sẽ bắt đầu công bố PMI sơ bộ tháng 8 vào thứ ba
Sẽ có một loạt các dữ liệu PMI sơ bộ tháng 8 được công bố vào thứ ba, ngày 23/8.
Nhu cầu toàn cầu có vẻ đang hơi yếu trong khi lạm phát thì không!
TSMC đang đánh giá việc xây dựng nhà máy thứ hai tại Arizona
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất chip tiên tiến đầu tiên của Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. tại Mỹ đã được công bố vào tháng 5 năm 2020.
Giai đoạn đầu tiên của nhà máy TSMC tại Arizona dự kiến là sản xuất hàng loạt vào năm 2024 với mục tiêu 20,000 tấm wafer mỗi tháng theo tiến trình 5nm.
Goldman: Các nền kinh tế lớn khó rơi vào suy thoái
Theo Ngân hàng Goldman, các nền kinh tế lớn sẽ không rơi vào suy thoái do chính sách tiền tệ trong năm tới. Goldman quan sát chín quốc gia đầu tiên thực hiện việc thắt chặt, hầu hết là quốc gia mới nổi tại Mỹ Latinh, Trung Âu và Đông Âu. Ngân hàng này không tìm thấy bất kì dấu hiệu suy thoái nào khi thị trường lao động tiếp tục mở rộng.
Goldman cũng đưa ra ba yếu tố chính đã hỗ trợ các nền kinh tế này:
- Bảng cân đối hỗ trợ cho việc giảm tiết kiệm dư thừa và tăng trưởng tín dụng tiêu dùng nhanh chóng.
- Nhu cầu lao động tăng từ đó hỗ trợ tăng trưởng việc làm ở nhiều quốc gia.
- Việc mở cửa trở lại thúc đẩy tăng trưởng.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Á: Trung Quốc cắt giảm lãi suất
Trung Quốc đã hạ lãi suất cho vay một năm (LPR) từ 3.7% xuống 3.65% và LPR 5 năm xuống 4.30% từ 4.45% vào hôm nay. Với thị trường bất động sản khó khăn của Trung Quốc, mức cắt giảm lớn hơn dự kiến có thể nhằm cải thiện niềm tin của người đi vay.
PBOC đã hạ CNY xuống mức yếu nhất kể từ tháng 9 năm 2020 nhằm hỗ trợ cổ phiếu địa phương và các giao dịch ủy quyền của Trung Quốc.
AUD/JPY biến động tích cực trong ngày hôm nay. AUD/USD tăng trên 0.6900. USD/JPY cũng tăng và dao động trên 137.40.
Úc cải thiện hệ thống quản lý tài sản tiền điện tử
Kho bạc Úc sẽ lập bản đồ thị trường tiền điện tử Úc trong năm nay:
- Kho bạc Úc sẽ tìm cách khám phá các đặc điểm của tất cả các mã thông báo tài sản kỹ thuật số có sẵn ở Úc, bao gồm các loại tài sản: tiền điện tử, mã cơ bản của chúng và bất kỳ tính năng công nghệ xác định nào khác.
- Việc lập bản đồ sẽ được sử dụng để xác định tài sản tiền điện tử nào phải tuân theo luật dịch vụ tài chính và các sản phẩm phi tài chính có thể sẽ phải có các luật đặc biệt của riêng chúng.
DXY bứt phá!
Đồng bạc xanh tiếp tục đà tăng mạnh mẽ, chạm ngưỡng 108.241 trước khi thoái lui về 108.211 trên khung H1.
Trung Quốc tiếp tục hạ lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế gặp khó khăn
Trung Quốc hạ lãi suất cho vay 1 năm xuống 3.65% (từ 3.7%) và 5 năm xuống 4.30% (từ 4.45%)
Gặp khó khăn vẫn còn là từ nói giảm nói tránh để diễn tả kinh tế Trung Quốc, trước những ảnh hưởng của lĩnh vực bất động sản chìm trong nợ, đình công thanh toán thế chấp và người mua bỏ đi vì sợ giá giảm thêm. Nhu cầu của người tiêu dùng đang cạn kiệt. Các hạn chế và phong tỏa COVID cũng không giúp ích được gì. Nắng nóng cũng đang buộc nhiều nơi cắt điện.
Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa cắt giảm lãi suất các khoản vay kì hạn một năm và năm năm
Lãi suất cơ bản cho khoản vay 1 năm đã giảm xuống còn 3.65% (từ mức 3.70%).
- Hầu hết các khoản cho vay mới và chưa thanh toán ở Trung Quốc dựa trên lãi suất cơ bản kì hạn một năm.
- Lần cắt giảm lãi suất này gần đây nhất là vào tháng một.
- Mức giảm 5 bp thấp hơn so với 10 bp được đưa ra.
Lãi suất cơ bản cho khoản vay kì hạn 5 năm đã được giảm xuống 4.30% (từ mức 4.45%)
- Hầu hết lãi suất thế chấp nhà dựa trên lãi suất cơ bản các khoản vay kì hạn năm năm
- Lần cắt giàm gần đây nhất là vào tháng năm.
- Mức cắt giảm này nhiều hơn so với kỳ vọng 10 bp được đưa ra đối với các khoản vay kì hạn năm năm.
Tỷ giá USDCNY tham chiếu hôm nay: 6.8198
Mức đóng cửa trước đó là 6.8170.
Thành viên Uỷ ban Chính sách Tiền tệ RBNZ: Mức tăng 25 bp đã được cân nhắc trước mức 50 bp
Theo Adam Richardson, thành viên Ủy ban Chính sách Tiền tệ Ngân hàng Trung ương New Zealand (RBNZ):
- RBNZ bất ngờ trước áp lực lạm phát tăng mạnh gần đây.
- Lạm phát trong nước dai dẳng hơn so với lạm phát nhập khẩu.
- Mức tăng 25 bp không nhận được nhiều sự quan tâm do nó chưa phù hợp với cuộc thảo luận cũng như bối cảnh hiên tại
- RBNZ tập trung vào việc giảm lạm phát lõi
Tuần trước, RBNZ đã tăng lãi suất thêm 50 bp trong cuộc họp thứ tư liên tiếp, đưa lãi suất lên 3.0%. RBNZ cho biết lạm phát cũng sẽ không quay trở lại ngưỡng mục tiêu 1%-3% cho đến giữa năm 2024.
Phó Thống đốc RBNZ: Lãi suất sẽ tăng tới 4.25%
Christian Hawkesby, Phó Thống đốc/Giám đốc Ổn định Tài chính Ngân hàng Trung ương New Zealand (RBNZ) đã có những bình luận:
- Mục tiêu của chiến lược là để điều kiện của chính sách tiền tệ ở trên mức trung bình.
- Hai mức tăng 25 bp và 75 bp đều đã được cân nhắc trước khi quyết định tăng 50 bp được đưa ra vào tháng này.
- Khi lãi suất đạt đến 4.0-4.25%, một cái nhìn cân bằng hơn về chính sách có thể được thấy.
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 19.08: Chứng khoán giảm sâu, USD bật tăng mạnh!
Việc FED mạnh tay thực hiện các chính sách thắt chặt và nỗi lo suy thoái tiếp tục gây ảnh hưởng xấu tới thị trường chứng khoán Mỹ khi các chỉ số chính đồng loạt chìm trong sắc đỏ tại kết phiên ngày 19.08.
S&P 500 -1.29%, cả tuần -1.21%
Dow Jones -0.86%, cả tuần -0.16%
Nasdaq -2.01%, cả tuần -2.62%
Trên thị trường tiền tệ, đồng đô la đã có một cú bật tăng ấn tượng, kết tuần tại 108.103. Đà tăng này có thể đến từ những bình luận hawkish từ quan chức FED; đi kèm với nỗi lo toàn cầu về tăng trưởng tại Trung Quốc, châu Âu và Anh do lạm phát tăng cao, những khó khăn gây ra bởi COVID, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng cao và chiến tranh tại Ukraine.
Chỉ số DXY +0.57%, cả tuần +2.3%
EUR/USD -0.46%, cả tuần -2.13%
GBP/USD -0.86%, cả tuần -2.54%
AUD/USD -0.57%, cả tuần -3.46%
NZD/USD -1.32%, cả tuần -4.26%
USD/JPY +0.75%, cả tuần +2.54%
USD/CAD +0.35%, cả tuần +1.71%
USD/CHF +0.22%, cả tuần +1.88%
Vàng tiếp tục đà giảm sâu từ đầu tuần, quay về mức $1,747.5 USD/oz (-0.62%), giảm tới $54.525/oz kể từ mức đỉnh tại tuần trước. Lợi suất trái phiếu các kì hạn đồng loạt tăng, lợi xuất trái phiếu kì hạn 10 năm tăng cao nhất với 9 bps (+3.12%). Dầu WTI và dầu Brent cũng đồng loạt giảm xuống ngưỡng $89.87/thùng và $95.76/thùng.
Hôm nay lịch kinh tế tương đối nhẹ nhàng và không có quá nhiều điểm đáng chú ý.
Nhận định giá dầu: Thị trường dầu mỏ không còn quá thắt chặt như ban đầu
Theo Ngân hàng ING:
- Sản lượng dầu của Nga ổn định cùng với nhu cầu tăng yếu hơn dự kiến đồng nghĩa với việc thị trường dầu có khả năng vẫn thặng dư trong thời gian còn lại của năm nay và đầu năm sau, điều này sẽ hạn chế đà tăng của giá dầu.
- Mặc dù lượng hàng tồn kho đang ở mức thấp trong lịch sử, ING tin rằng giá dầu sẽ vẫn ở mức cao, trong bối cảnh OPEC hạn chế công suất và những diễn biến không rõ ràng ở nguồn cung dầu mỏ từ Nga sau khi EU thực hiện các lệnh cấm hoàn toàn với nước này. Những yếu tố trên cũng sẽ kìm hãm đà giảm của giá dầu trong trung hạn.
Khẩu vị rủi ro vẫn chưa được cải thiện trong phiên Á
Hợp đồng tương lai dầu WTI và Brent đều giảm hơn $1/thùng.
Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ cũng đang giảm điểm.
Trong khi đó, Bitcoin đã có một ngày cuối tuần ổn định, hiện đang có chút biến động:
Thống đốc NHTW Đức: Kinh tế Đức sẽ rơi vào suy thoái nếu khủng hoảng năng lượng trầm trọng thêm
Theo ông Joachim Nagel:
- Khả năng cao lạm phát sẽ tăng vượt dự báo trước đây và trung bình ở mức hơn 6%
- Lạm phát có thể vượt 10% trong những tháng tới
- Do đó, ECB phải tiếp tục tăng lãi suất "với lạm phát cao, phải tiếp tục tăng lãi suất"
- Nền kinh tế Đức "có khả năng" suy thoái trong mùa đông nếu cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng thêm
Truyền thông Mỹ: Mỹ chưa thể đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran
Axios trích lời các quan chức Mỹ và Israel giấu tên:
- Chính quyền Biden trong những ngày gần đây đang tìm cách trấn an Israel rằng họ không đồng ý với các điều khoản mới của Iran và một thỏa thuận hạt nhân sẽ chưa thể đạt được
- Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao vẫn đang xem xét và nghiên cứu phản ứng của Iran đối với dự thảo thỏa thuận của EU. Không rõ khi nào Mỹ sẽ đưa ra phản ứng riêng tư và công khai.
Trung Quốc: Tỉnh Tứ Xuyên kéo dài cắt điện
Tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc đã ra lệnh đóng cửa tất cả các nhà máy trong sáu ngày vào tuần trước.
Lệnh đó đã được gia hạn từ bây giờ đến thứ Năm.
Việc đóng cửa này nhằm giảm bớt tình trạng thiếu điện trong khu vực do ảnh hưởng của sóng nhiệt.
Tứ Xuyên là địa điểm sản xuất chính của ngành công nghiệp bán dẫn và năng lượng mặt trời, đồng thời cũng là trung tâm khai thác lithium của Trung Quốc. Các nhà máy đóng cửa gồm cả của Foxconn, nhà cung cấp cho Intel và Apple.
Tứ Xuyên là một trong những tỉnh lớn nhất của Trung Quốc với 84 triệu dân.
Nga ngừng hoạt động đường ống Nord Stream trong ba ngày kể từ ngày 31/8
Nga có kế hoạch đóng cửa đường ống dẫn khí đốt Nord Stream trong ba ngày từ ngày 31 tháng 8 đến ngày 2 tháng 9.
Nga nói rằng lần tắt đường ống này là để 'bảo trì'. Sau khi bảo trì hoàn tất, Nga cho biết lưu lượng khí đốt sẽ được khôi phục về mức 33 triệu mét khối mỗi ngày. Con số này chỉ khoảng 20% công suất của Nord Stream.
Công nhân tại cảng container lớn nhất nước Anh đình công 8 ngày
Hơn 1900 công nhân tại cảng container lớn nhất của Anh sẽ bắt đầu 8 ngày đình công vào hôm nay, Chủ nhật, ngày 21 tháng 8 năm 2022.
- Điều này sẽ làm gián đoạn nghiêm trọng thương mại và chuỗi cung ứng.
- Người phát ngôn của Hutchison Ports cho biết: “Cảng lấy làm tiếc về những hậu quả mà hành động này sẽ gây ra đối với chuỗi cung ứng của Vương quốc Anh.
- Cảng cho biết sẽ có phương án dự phòng
Chứng khoán Mỹ giảm điểm lần đầu tiên sau 5 tuần giao dịch
Cả 3 chỉ số chính đều đóng cửa thấp hơn trong ngày, NASDAQ giảm hơn 2%, Russell 2000 giảm 2.17%.
Chỉ số Dow, S&P và NASDAQ đóng cửa giảm điểm lần đầu tiên trong 5 tuần giao dịch. Trong đó
- Dow Jones giảm 0.1%
- S&P giảm 1.2%
- NASDAQ giảm 2.62%
Tổng hợp thị trường phiên Mỹ: USD giành lại ngôi vương trong tuần này
Đô la Mỹ là đồng tiền mạnh nhất trong tuần này. NZD yếu nhất trong số các cặp tiền chính hiện nay.
Đồng bạc xanh trong tuần này tăng so với tất cả các đồng tiền chính, phần lớn nhờ các bình luận diều hâu hơn của các quan chức Fed và những lo ngại toàn cầu về tăng trưởng ở Trung Quốc, Châu Âu và Vương quốc Anh, mối lo về Covid-19, lợi suất Mỹ tăng cao, và chiến tranh Ukraine.
Cặp EUR/USD đã giảm 217 pips trong tuần và gần như không có nhịp hồi nào đáng kể, cặp tiền đang ở mốc 1.0031, chỉ cách 31 pips so với mức ngang giá.
AUD/USD và NZD/USD đóng cửa giảm. Việc RBNZ tăng lãi suất 50 điểm cơ bản không hỗ trợ nhiều cho NZD
Trên các thị trường khác:
- Vàng giao ngay giảm $12 về mức $ 1,746.89.
- Dầu thô đang giao dịch gần như không thay đổi ở mức $90.02
- Bitcoin đang giao dịch ở mức $21,320, giảm $3087 so với tuần trước
Trên thị trường chứng khoán Mỹ tuần này, các chỉ số chính đóng cửa giảm lần đầu tiên sau 5 tuần giao dịch:
- Dow Jones giảm 0.1%
- S&P giảm 1.2%
- NASDAQ giảm 2.62%
- Russell 2000 giảm 2.92%
Dầu thô đóng cửa tăng nhẹ tại mốc 90.44 USD/thùng
Giá dầu thô WTI tương lai đang ở mức 90.44 USD, giảm 1.5% trong tuần.
Về mặt kỹ thuật, giá đang ổn định gần đường trung bình động 200 giờ(đường màu xanh lá cây trong biểu đồ bên dưới) ở mức $ 90.12. Đà tăng bị cản lại quanh vùng Fib 38.2% ở mức 91.87 đô la. Trong khi hỗ trợ phía dưới đang là đường MA100 giờ
Chứng khoán Mỹ quay trở lại vùng tiêu cực
Chỉ số công nghiệp trung bình Dow hiệnđã giảm hơn 300 điểm về mức 33,697.21, thấp hơn mức giá đóng cửa phiên thứ Sáu tuần trước.
Dẫn đầu đà giảm là Boeing (-3.28%) và JP Morgan (-2.53%)
Tổng thống Pháp Macron: Tiềm ẩn nguy cơ Nga tách nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia khỏi lưới điện Ukraine
- Thông tin này được đưa ra trong cuộc điện đàm giữa ông Macron và ông Putin
- Kịch bản Nga tách nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia khỏi lưới điện của Ukraine là điều không thể chấp nhận được
- Putin nói với Macron rằng ông cởi mở với việc xem xét lại yêu cầu trước đây, rằng IAEA có thể đặt nhà máy hạt nhân trên đất Nga
EUR/USD liên tục giảm mạnh trong phiên hôm nay và đang hướng tới mức ngang giá