Vàng điều chỉnh giảm xuống 2771 USD/oz sau chạm đỉnh gần 2790 USD/oz
Giá vàng đã chạm đỉnh gần 2790 USD/oz trong phiên hôm nay khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đến gần, hiện giá vàng đang điều chỉnh giảm xuống 2771 USD/oz
Giá vàng đã chạm đỉnh gần 2790 USD/oz trong phiên hôm nay khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đến gần, hiện giá vàng đang điều chỉnh giảm xuống 2771 USD/oz
Thị trường chứng khoán Ấn Độ đã phục hồi sau nhịp giảm của phiên trước và giao dịch tại mức vào thứ Sáu, nhờ sự thúc đẩy của cổ phiếu công nghệ thông tin và sức mạnh tại các thị trường châu Á.
Chỉ số blue-chip NSE Nifty 50 tăng 0.31% lên 15,738.60 và S&P BSE Sensex tăng 0.34% lên 52,516.22 sau khi có tuần giảm liên tiếp trong năm lần lượt 0.68% và 0.29%. Cho đến nay, chỉ số Nifty IT cũng đã tăng 0.93%.
Giá hợp đồn tương lai Dầu thô Brent giảm 52 cent - khoảng 0.7% ở mức 72.53 USD/thùng và tiếp tục kéo dài mức giảm 1.8% vào thứ Năm.
Giá hợp đồn tương lai Dầu thô WTI của Hoa Kỳ giảm 48 cent - khoảng 0.7% ở mức 70.56 USD/thùng và tiếp tục kéo dài mức giảm 1.5% vào thứ Năm.
Khả năng Fed nâng lãi suất đè nặng lên triển vọng tăng trưởng dài hạn và đồng thời ảnh hưởng đến nhu cầu dầu thô do. Giá dầu cũng giảm sau khi Anh báo cáo mức tăng hàng ngày lớn nhất trong số ca nhiễm COVID-19 mới kể từ ngày 19 tháng 2. Ngoài ra, các cuộc đàm phán giữa Tehran và Washington về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 đang tiến gần hơn tới một thoả thuận. Tất cả các yếu tố trên đều đè năng lên triển vọng của dầu thô.
Sau khi kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) quyết định giữ nguyên chính sách tiền tệ của mình. Cụ thể, lãi suất chính sách được giữ nguyên ở mức -10bps trong khi BOJ cũng cam kết mua các quỹ ETF với tốc độ hằng năm lên tới 180 tỷ JPY. Ngân hàng cũng đã gia hạn các gói hỗ trợ tài chính trong đại dịch với nỗ lực tiếp tục kích thích nền kinh tế dễ bị tổn thương và lạm phát yếu. Ngoài ra, các kế hoạch mới nhằm hỗ trợ các khoản vay, đầu tư thay đổi khí hậu và về biến đổi khí hậu mới sẽ được thảo luận vào cuộc họp tháng 7.
Trước quyết định trên, USD/JPY vẫn chưa có phản ứng mạnh, hiện giảm nhẹ và giao dịch xung quanh 110.198 sau khi giảm 0.03% trong ngày.
Giá hợp đồng tương lai đậu tương của Hoa Kỳ ghi nhận mức giảm hàng tuần lớn nhất trong gần 7 năm, mặc dù đã tăng 3% trước đó, nhờ dự báo thời tiết thuận lợi và thân thiện với cây trồng ở khu vực Trung Tây. Giá hợp đồng tương lai Lúa mì cũng đã giảm 5% trong tuần sau khi tăng 1% vào thứ 6 tuần trước nhớ vụ mùa khả quan của Hoa Kỳ. Giá hợp đồng tương lai ngô cũng đã giảm 6% trong tuần.
“Các quan chức từ các cơ quan có liên quan, bao gồm cả văn phòng năng lượng và văn phòng công nghệ của thành phố, đã có một cuộc họp và quyết định ngăn chặn các hoạt động khai thác tiền điện tử”, hãng truyền thông tiền điện tử PANews của Trung Quốc đưa tin.
Các thợ mỏ địa phương đã nhận được thông báo yêu cầu họ đóng cửa "mỏ đào" vào lúc 22:00 giờ địa phương để kiểm tra.
Vẫn chưa rõ khi nào các "mỏ đào" có thể hoạt động trở lại, nhưng một cuộc họp khác dự kiến sẽ diễn ra vào hôm nay.
Trước quyết định chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) vào tuần tới, cuộc thăm dò ý kiến mới nhất của Reuters với 67 nhà kinh tế cho thấy rằng họ dự kiến không có thay đổi gì đối với lãi suất trong tháng này. Tuy nhiên, các chuyên gia dự báo BOE sẽ tăng lãi suất vào năm 2023.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 30 năm đã giảm tới 16 điểm cơ bản xuống còn 2.05% một ngày sau cuộc họp của Fed, mức thấp nhất và mức giảm trong ngày lớn nhất kể từ tháng Hai. Đường cong lợi suất, được đo bằng chênh lệch giữa lợi suất TPCP 5 năm và 30 năm, đã giảm xuống 118 điểm cơ bản, mức chưa từng thấy kể từ tháng 11.
Tỷ giá USD/JPY giảm nhẹ sau khi phục hồi trong phiên Tokyo sáng nay trong bối cảnh biến động thấp. Nguyên nhân có thể liên quan đến sự đối lập của lợi suất TPCP Mỹ và hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 mà không có thông tin quan trọng nào trước mắt trong lịch kinh tế cùng sự thận trọng trước thềm BOJ.
Hôm nay là ngày thứ sáu thứ 3 của tháng khi đáo hạn hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai của cổ phiếu và chỉ số chứng khoán.
Thông thường giờ giao dịch gần cuối cùng của phiên, tầm 2-3 giờ sáng sẽ biến động hơn bình thường do sự kiện trên.
Quan điểm hawkish hơn của Fed rạng sáng ngày 16/06 đã giúp đồng USD tiếp tục đà tăng trong phiên New York ngày hôm qua, với việc chỉ số DXY phá qua đường MA 200 ngày và hướng tới mốc 92.00, hiện đang nằm tại 91.91.
Trong khi chỉ số S&P 500 đóng cửa đi ngang thì chỉ số NASDAQ 100 lại thể hiện phong độ rất ấn tượng và bật tăng mạnh 1.29%, đóng cửa phiên tại mức đỉnh mới 14163 chưa từng có trong lịch sử.
Lợi suất TPCP Mỹ ở tất cả các kỳ hạn đều tăng mạnh, trong đó lợi suất kỳ hạn 10 năm đóng cửa phía dưới đường MA 50 ngày tại 1.50%.
Ở thị trường tiền tệ, các đồng G7 tiếp tục giảm mạnh khi EUR/USD vượt qua đường MA 200 ngày và đóng cửa phiên chỉ ngay trên mốc 1.19. Tỷ giá AUD/USD dù vững vàng với số liệu việc làm rất tích cực từ Úc nhưng cũng giảm tới 50 pips xuống mốc 0.7550 nơi có đường MA 200 ngày đi qua.
Giá vàng khiến nhà đầu tư bất ngờ khi lần lượt phá qua các vùng hỗ trợ mà không có dấu hiệu tạo đáy cho tới cuối phiên hôm qua. Tài sản tương quan nghịch với lợi suất thực này đã hứng chịu đòn giáng mạnh và đã tuột khỏi mốc kỹ thuật quan trọng $1800/oz. Trong khi đó giá dầu thô tại Mỹ chỉ điều chỉnh nhẹ xuống dưới mốc $71/thùng.
Bình luận của ông Weidmann: Nền kinh tế đang hồi phục và đại dịch đang dần qua đi, và PEPP có lẽ nên kết thúc vào thời điểm đó, tôi dự báo là đầu năm 2022.
Tuy vậy phong thái chung của ECB vẫn là dovish và một mình ông Weidmann không thể đại diện cho quan điểm của cả ECB.
Giá vàng đã chạm mức thấp nhất kể từ tháng 5 tại $1,771/oz khi USD tăng mạnh, và khá bất ngờ khi lợi suất đang giảm tới 5 điểm cơ bản. GIá vàng đang thử thách ngưỡng Fibonacci 61.8%.
Trưởng đoàn đàm phán của Iran, ông Araghuchi cho biết, nước này đang tiến gần hơn tới thỏa thuận, nhưng còn nhiều vấn đề cơ bản vẫn cần phải giải quyết.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ biến động trái chiều và đồng USD tăng trên diện rộng khi cuộc họp FOMC cho thấy quan điểm hawkish bất ngờ, các nhà đầu tư kỳ vọng vào việc Fed tăng lãi suất sớm sẽ gây áp lực lên tăng trưởng chung. Dow Jones giảm 0.54%, S&P 500 giảm 0.17% và Nasdaq tăng 0.29%.
Chỉ số DXY tăng lên mức cao nhất trong 2 tháng tại 91.80. Trong nhóm G-7, hầu hết các đồng tiền đều giảm so với USD, dẫn đầu là đồng Euro khi giảm 0.60% xuống 1.1922, đồng tiền này còn chịu ảnh hưởng bởi những bình luận dovish đến từ nhà kinh tế trưởng của ECB. GBP/USD giảm xuống đường MA 100 ngày tại 1.3947 sau khi phá vỡ mô hình kênh giá tăng. AUD và NZD thoát khỏi biên độ sideway trong nhiều ngày khi giảm xuống mức thấp nhất trong 2 tháng. Chỉ duy nhất JPY tăng so với USD, khi trái phiếu Mỹ phục hồi (lợi suất giảm xuống 1.54%) sau khi quá bán vào phiên hôm trước.
Vàng suy yếu xuống $1,782/oz khi USD tăng trên diện rộng, giá dầu giảm nhẹ xuống $71.85/thùng.
Trong tháng Năm, Canada ghi nhận thêm 101.6 nghìn việc làm mới, so với tháng trước là 101 nghìn (đã điều chỉnh xuống từ 351 nghìn). Đây là tháng thứ tư liên tiếp Canada ghi nhận tăng trưởng lao động.
Các thượng nghị sĩ đảng Dân chủ tại Mỹ đang đưa ra kế hoạch dự luật hạ tầng trị giá 6 nghìn tỷ USD nếu đối thoại giữa 2 đảng không thành.
Trong khi đó, thỏa thuận song phương về cơ sở hạ tầng trị giá 579 tỷ đang có tiến triển.
Đảng Dân chủ có thể tăng số tiền cho dự luật này kể cả khi đối thoại song phương thành công.
Trong tháng Sáu, Fed Philly ghi nhận chỉ số sản xuất giảm xuống còn 30.7 điểm, thấp hơn kỳ vọng là 31 điểm. So với tháng trước, chỉ số này đã giảm 0.8 điểm.
Trong tháng Năm, Canada ghi nhận chỉ số giá nhà tăng 13.7% YoY, so với tháng trước tăng 11.9% YoY.
Trong tuần trước, Mỹ ghi nhận thêm 412 nghìn đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu. Đây là con số tăng so với 375 nghìn của tuần trước nữa, và trái ngược với dự báo giảm xuống còn 360 nghìn.
Hai đồng tiền lớn này trong thời gian gần đây đang cạnh tranh từng tí một để trở thành đồng tiền chủ đạo trong giao dịch toàn cầu. Việc sử dụng Euro trong thanh toán đã lần đầu tiên vượt đồng bạc xanh kể từ tháng Mười năm ngoái vào tháng trước, và cao nhất trong 8 năm trở lại đây. Trong khi đó, đồng Bảng đang ngày càng bớt phổ biến sau Brexit.
Các chỉ số lớn tại châu Á, châu Âu và các hợp đồng tương lại tại Mỹ đều giảm khi các nhà đầu tư bắt đầu tiếp nhận quyết định của Fed. Lợi suất trái phiếu kho bạc tăng lên 1.56%. Đô la củng cố sức mạnh phiên thứ năm liên tiếp. Dầu vẫn ổn định ở mức $72, trong khi vàng đã tụt xuống dưới $1,800. Bitcoin và Ether tiếp tục giao dịch lần lượt quanh mức $39,000 và $2,400.
Cặp tiền này đã giảm tới 70 pip sau khi Fed chuyển sang thái độ hawkish hơn với chính sách tiền tệ. NZDUSD tiếp tục trượt sâu xuống gần 0.7000. Trong khi đó, DXY đang hướng tới mức 92 điểm.
Hiện tại NZDUSD đang được giao dịch quanh mức 0.7017.
Đồng bạc xanh đã mạnh lên trông thấy sau cuộc họp của Fed, và chỉ số DXY đã lập đỉnh nhiều tuần mới khi vượt mốc 91 sau một thời gian dao động quanh vùng 90. Đích đến tiếp theo của phe "bò" sẽ là 92, sau đó là mức Fibonacci tại 92.46 và đỉnh tháng Ba tại 92.5.
Hiện tại DXY đang ở quanh mức 91.8.
Nhiều khả năng số đăng ký thất nghiệp lần đầu tại Mỹ đã giảm xuống còn 359 nghìn trong tuần trước, khi lao động tìm lại được chỗ dựa vững chắc nhờ nền kinh tế mở cửa trở lại.
Giá vàng có thể chịu ảnh hưởng lớn từ báo cáo này. Nếu báo cáo vượt kỳ vọng, nhiều khả năng vàng sẽ tiếp tục cú trượt dốc sau cuộc họp FOMC. Nếu không đạt kỳ vọng, vàng có thể nhận lại chút động lực tăng. Hiện tại, vàng đã tụt xuống dưới mức giá $1,800.
Sau cuộc họp quan trọng của FOMC, đô la đã mạnh lên rất nhiều trước sự yếu đi của vàng. Lần đầu tiên vàng đánh mất mốc quan trọng $1,800/oz kể từ đầu tháng Năm, và hiện tại đang mấp mé dưới mức này.
Theo Credit Suisse, EURUSD đã tụt xuống dưới đường MA 200 ngày tại 1,1996, và đóng cửa dưới mức này sẽ là tiền để cặp tiền tụt sâu xuống 1.1753. Hỗ trợ gần nhất là đường Fibonacci 68.1% từ đợt tăng cuối tháng Ba. Nếu không giữ được mức hỗ trợ này, mức tiếp theo sẽ là 1.1867 và đường Fibonacci 78.6% tại 1.1823, và thấp hơn nữa sẽ là 1.1756.
Kháng cự hiện tại đang ở 1.1983, sau đó là đường MA 200 ngày tại 1.1996. Việc vượt lên 1.2007 sẽ quan trọng để giải tỏa áp lực giảm cho EURUSD.
Hiện tại EURUSD đang được giao dịch quanh mức 1.1931.
Ngân hàng thế giới đã ngừng yêu cầu trợ giúp từ El Salvador trong việc triển khai Bitcoin dưới dạng tiền tệ hợp pháp, vì lý do lo ngại về môi trường.
Bộ trưởng Tài chính Salvador là ông Alejandro Zelaya cho biết đất nước của ông đã tiếp cận ngân hàng để được hỗ trợ kỹ thuật nhằm tìm cách sử dụng Bitcoin như một phương thức tiền tệ hợp pháp song song cùng với USD.
Ngân hàng Thế giới cho biết mặc dù chính phủ El Salvador đã tiếp cận tổ chức để được hỗ trợ về Bitcoin, nhưng đây không phải là điều mà Ngân hàng thế giới có thể hỗ trợ do những thiếu sót về tính môi trường, nhất là khi vấn đề khai thác Bitcoin bằng năng lượng sạch đang là chủ đề phổ biến trên toàn cầu trong thời gian gần đây.
Chỉ số CPI của khu vực đồng tiền chung châu Âu đạt 2.0% trong khi CPI lõi (sau khi loại trừ giá lương thực và năng lượng) đạt 1% so với mức 0.9% trước đó.
Dường như Nhật Bản đang gấp rút chuẩn bị cho thế vận hổi Olympic sắp tới, khi tình hình tiêm chủng ngày càng tích cực và số ca lây nhiễm cũng giảm đáng kể.
Các thành viên hội đồng thống đốc của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) đã giữ nguyên lãi suất không điều chỉnh trong cuộc đánh giá chính sách tiền tệ tháng 6 vào thứ Năm. Cụ thể, SNB giữ ổn định lãi suất tiền gửi ở mức -0.75% trong khi duy trì phạm vi mục tiêu Libor 3 tháng ổn định trong khoảng từ -1.25% đến -0.25% - như kỳ vọng. Ngoài ra, SBS có kỳ vọng tăng trường mạnh trong 2 quý tới với dự báo lạm phát mới là 0.4% cho năm 2021 và 0.6% cho cả năm 2022 và 2023.
Trong bối cảnh SNB không có quyết định mang tính bước ngoặt mới và phát ngôn "hawkish" của Fed ngày hôm qua, đồng Dranc Thụy Sĩ đã tiếp tục giảm với USD/CHF đạt mức đỉnh trong một tháng là 0.9130 sau khi tăng 0,47% trong ngày.
EUR/GBP kéo dài sự sụt giảm của ngày hôm trước trong phiên châu Âu và hiện đang đạt mức thấp hàng ngày mới tại 0.8560 - sau khi giảm 0.04% trong ngày.
Đồng Euro đang chịu áp lực từ dữ liệu kinh tế hỗn hợp được công bố vào thứ Tư: từ chi phí lao động và thặng dự thương mại đến sản lượng công nghiệp dịch vụ tăng hơn so với kỳ vọng trong bối cảnh nền kinh tế đang dần hồi phục sau đại dịch. Thị đồng bảng Anh lại cho thấy khả năng hồi phục sau khi các chuyên gia tin rằng nền kinh tế Anh tiếp tục tăng trưởng, bất chấp việc tái mở cửa nền kinh tế bị trì hoãn.
Nhà kinh tế trưởng Philip Lane của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cũng đưa ra một vài quan điểm về Chương trình Mua trái phiếu Khẩn cấp Đại dịch (PEPP). Ông cho biết " vẫn còn quá sớm để kết thúc chương trình PEPP và ECB cũng không có quy mô nhất định đối với chương trình này". Ngoài ra, ông cho biết ECB sẽ quyết định hướng đi của PEPP một cách linh hoạt do thị trường lao động vẫn còn mất rất nhiều thời gian để phục hồi và tình hình của Hoa Kỳ và khu vực Euro rất khác nhau.
EUR/USD chịu ảnh hưởng khi các traders phân tích các phát biểu "hawkish" trái ngược của Fed ngày hôm qua, đồng thời phản ứng sau phát ngôn của ông Lane. Hiện cặp tiền đang giao dịch ở mức 1.1987 sau khi giảm 0.07% trong ngày.
Các chiến lược gia tại Capital Economics dự đoán giá dầu sẽ giảm từ Q4 năm nay và trong suốt năm 2022 do một vài lí do sản lượng dầu toàn cầu sẽ tăng mạnh trong vòng 18 tháng tới. Cụ thể, sản lượng dầu toàn cầu sẽ mở rộng khoảng 96 triệu thùng/ngày vào năm 2021, từ mức chỉ dưới 94 triệu thùng/ngày vào năm 2020 và sẽ phục hồi hoàn toàn về mức trước đại dịch vào năm 2022. Điều này sẽ biến cán cân thị trường dầu toàn cầu thành thặng dư, thúc đẩy dư lượng tồn kho và ảnh hưởng đến giá dầu. Theo đó, các chuyên gia dự báo giá dầu Brent sẽ đạt đỉnh vào quý 3 năm nay ở mức 75 USD thùng trước khi giảm dần xuống 60 USD vào cuối năm 2022.
Số liệu sơ bộ của CME Group đối với thị trường dầu thô kỳ hạn cho thấy số hợp đồng mở đã tăng phiên thứ hai liên tiếp, lần này là khoảng 11.1 nghìn hợp đồng. Tương tự, khối lượng giao dịch đã tăng trong phiên thứ hai liên tiếp, hiện đạt khoảng 201.5 nghìn hợp đồng.
Sự điều chỉnh hôm thứ Tư đã kéo giá dầu WTI từ mức đỉnh năm 2021 xuống ngay dưới mốc $73/thùng. Động thái này đi kèm sự gia tăng về khối lượng và số hợp đồng mở, cho thấy sự suy yếu hơn nữa trong ngắn hạn trước khi đà tăng tiếp tục.
“Trong khi đà lao dốc mạnh đêm qua của đồng Euro dường như quá nhanh, tuy nhiên cặp tiền vẫn chưa thể ổn định trở lại. Nói cách khác, đồng EUR có thể sẽ tiếp tục suy yếu. Tuy nhiên tỷ giá khó có thể chạm đến vùng hỗ trợ 1.1920. Kháng cự là 1.2020, tiếp theo là 1.2050. ”
Đức ghi nhận 1,330 ca nhiễm COVID mới, 105 trường hợp tử vong trong bản cập nhật mới nhất hôm nay
Các dấu hiệu tiếp tục cho thấy tình hình virus đang được cải thiện ở Đức trước mùa hè, với tổng số ca bệnh hiện tại giảm xuống còn ~ 34,100.
Điều đó có thể sẽ thúc đẩy sự nới lỏng các quy định hạn chế trước mùa du lịch bận rộn từ tháng tới đến tháng 9.
Trong bối cảnh Fed đang cho thấy sự "hawkish", các nhà phân tích tại Goldman Sachs tiếp tục dự báo một đồng USD yếu hơn trong tương lai.
Bình luận của ông Maeda, Cựu giám đốc điều hành chính sách tiền tệ BOJ:
Trung Quốc đang sử dụng các biện pháp ngày càng mạnh mẽ để ngăn chặn rủi ro đối với hệ thống tài chính, trong các động thái có nguy cơ làm suy yếu cam kết của Chủ tịch Tập Cận Bình là mang lại sự tự do hơn cho thị trường.
Các nhà chức trách trong những tuần gần đây đã ra lệnh cho các công ty nhà nước hạn chế có "exposure" với hàng hóa ở nước ngoài, buộc các ngân hàng trong nước phải giữ nhiều ngoại tệ hơn, đang cân nhắc mức trần giá than nhiệt, chặn kết quả tìm kiếm đối với các sàn giao dịch tiền điện tử và cấm các nhà môi giới công bố báo cáo bullish với chỉ số cổ phiếu. Một quy tắc mới sẽ cấm các sản phẩm quản lý tiền mặt nắm giữ các chứng khoán rủi ro hơn và hạn chế việc sử dụng đòn bẩy của chúng.