Vàng điều chỉnh giảm xuống 2771 USD/oz sau chạm đỉnh gần 2790 USD/oz
Giá vàng đã chạm đỉnh gần 2790 USD/oz trong phiên hôm nay khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đến gần, hiện giá vàng đang điều chỉnh giảm xuống 2771 USD/oz
Giá vàng đã chạm đỉnh gần 2790 USD/oz trong phiên hôm nay khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đến gần, hiện giá vàng đang điều chỉnh giảm xuống 2771 USD/oz
Đây là tháng tăng thứ ba liên tiếp của đơn hàng lâu bền. Thiết bị vận tải dẫn đầu mức tăng với 1.2% trong tháng, đây cũng là tháng tăng thứ ba liên tiếp của lĩnh vực này.
Điều cần lưu ý là con số này có thể thay đổi đáng kể. Tháng trước, báo cáo sơ bộ cho thấy đơn đặt hàng lâu bên tăng 2.6%, kết thúc ở mức 0.8%.
Tin tức chính:
Thị trường:
Nhìn chung, đây là một phiên giao dịch trầm lắng hơn khi tâm lý thị trường thận trọng hơn sau đợt bán tháo cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Mỹ đêm qua. Điều này tạo điều kiện cho đồng USD tăng giá nhưng đà tăng này không thể tiếp tục duy trì trong phiên châu Âu.
Trong khi đó, đồng EUR tăng giá với cặp EUR/USD hồi phục về mức 1.0840 trong phiên. USD/JPY đi ngang quanh mức 157.00 trước thềm đáo hạn quyền chọn, USD/CAD giảm 16 pip và AUD/USD đi ngang cho đến thời điểm hiện tại.
Tại thị trường chứng khoán, chứng khoán Châu Âu đang bắt nhịp với đà giảm của Phố Wall hôm qua. HĐTL chứng khoán Mỹ đi ngang vào đầu phiên nhưng hiện tăng nhẹ.
Ở thị trường hàng hóa, vàng đang tăng nhẹ sau đợt bán tháo mạnh trong hai ngày qua. Nhưng dầu thô không được ưu ái như vậy khi giảm xuống mức đáy tháng 2.
Vào hôm qua, chỉ số PMI sơ bộ được báo cáo ở mức 52.3, cao hơn dự báo và dữ liệu trước đó. Số liệu này đã có 3 tháng tăng liên tiếp ngay cả khi ECB vẫn duy trì chính sách thắt chặt. Cùng với đó, dữ liệu GDP từ Đức cho thấy mức tăng trưởng 0.2% so với cùng kỳ, bằng với dữ liệu sơ bộ trước đó.
Tiến sĩ Cyrus de la Rubia, kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thương mại Hamburg (HCOB) - tổ chức chịu trách nhiệm công bố dữ liệu PMI cho biết: “Lần này có một số tin tốt cho ECB khi lạm phát đầu vào và đầu ra trong ngành dịch vụ đã giảm so với tháng trước. Điều này sẽ hỗ trợ cho lập trường của ECB về khả năng cắt giảm lãi suất tại cuộc họp ngày 06/06. Tuy nhiên, triển vọng lạm phát tốt hơn có thể không đủ để NHTW này tuyên bố sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất trong các tháng tới.”
Goldman Sachs hiện dự đoán Fed sẽ bắt đầu giảm lãi suất vào tháng Chín thay vì dự báo trước đó là tháng Bảy. Đây là một sự điều chỉnh khá chậm trễ vì thị trường đã loại bỏ cả hai kịch bản cắt giảm vào tháng Sáu và tháng Bảy trong một thời gian khá lâu trước đó.
Tính đến hôm nay, thị trường định giá khả năng Fed cắt giảm lãi suất lần đầu vào tháng 9 ở mức ~ 58% với chỉ ~ 0.36% lãi suất bị cắt giảm trong năm nay.
Ủy ban Chứng khoán và Hợp đồng Tương lai Hồng Kông (HKSFC) yêu cầu tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử trong khu vực phải có giấy phép hoạt động. Các sàn giao dịch không xin cấp phép phải ngừng hoạt động trước ngày 31/05. Thực hiện theo yêu cầu này, sàn giao dịch tiền điện tử Gate.HK đã nộp đơn xin cấp phép cho HKSFC vào ngày 28 tháng 2. Tuy nhiên, sàn này đã rút lại đơn vào ngày 22/05, với lý do cần phải "đại tu" nền tảng giao dịch
Danh sách các bên nộp đơn xin cấp phép nhưng đã bị trả lại, từ chối hoặc rút lại. Nguồn: HKSFC
Tính đến ngày 23 tháng 5, Gate.HK đã ngừng tất cả các hoạt động liên quan đến việc tiếp nhận người dùng mới và marketing. Người dùng hiện tại không thể gửi tiền nữa và chỉ được phép rút tiền cho đến ngày 28/08.
Gate.HK sẽ chính thức ngừng hoạt động vào ngày 28 tháng 5 và tất cả các token sẽ bị hủy niêm yết vĩnh viễn. Danh sách các token bao gồm Bitcoin, ETH, SOL, MATIC và USDT, cùng một số token khác.
Sàn giao dịch tiền điện tử này dự định chỉ khởi động lại dịch vụ sau khi xây dựng lại nền tảng nhằm tuân thủ các yêu cầu theo quy định của Hồng Kông. Các yêu cầu này bao gồm thiết lập các biện pháp chống rửa tiền (AML) và chống khủng bố. Công ty cho biết:
“Gate.HK đang tích cực thực hiện việc xây dựng lại nền tảng nói trên. Chúng tôi có kế hoạch nối lại hoạt động kinh doanh tại Hồng Kông trong tương lai và đóng góp vào hệ sinh thái tiền điện tử sau khi nhận được các giấy phép liên quan.”
Trước khi Gate.HK rời bỏ thị trường, ba sàn giao dịch khác - Huobi HK, QuanXLab và IBTCEX - cũng đã rút đơn xin cấp phép vào tháng 5. Tổng cộng, chín sàn giao dịch tiền điện tử đã rút đơn xin cấp phép ở Hồng Kông. Hiện vẫn còn 20 sàn giao dịch tiền điện tử đang chờ đơn phê duyệt từ chính quyền Hồng Kông.
Barclays lưu ý rằng thị trường đã "phản ứng với dữ liệu kinh tế Mỹ yếu hơn trong tháng 5, thể hiện qua các biến động lớn đối với dữ liệu PPI, CPI và doanh số bán lẻ, với trái phiếu tăng giá và chứng khoán đạt đỉnh cao mới. Do đó, "điều này có thể sẽ kích hoạt thêm nhu cầu tái cơ cấu nhằm bán ra USD vào cuối tháng".
Bên cạnh đó, "mặc dù đợt phục hồi đã lan sang các đồng tiền G10 khác, nhưng vốn hóa thị trường lớn của thị trường chứng khoán Mỹ đã chi phối dòng tiền chảy vào các tài sản phòng ngừa rủi ro. Xét đến điều đó, mô hình của họ đều dự báo các đồng tiền G10 khác đều xuất hiện tín hiệu bán ra USD trong cuối tháng.
Đối với một trong những thành viên có quan điểm "hawkish", bình luận này gần như là một sự thừa nhận rằng họ sẽ cắt giảm lãi suất trong tháng tới
Khoảng 2.7 tỷ USD quyền chọn Bitcoin và Ether sẽ hết hạn vào ngày 24 tháng 5, ảnh hưởng tương đối đến tâm lý thị trường tiền điện tử.
Theo Greeks.live, 21,000 hợp đồng quyền chọn Bitcoin (BTC) sắp hết hạn với tỷ lệ put/call là 0.88 và mức giá mà hầu hết người mua quyền chọn sẽ phải chịu lỗ (maximum pain point) nằm ở mức $67,000, tương ứng với giá trị danh nghĩa là 1.4 tỷ USD. Mặc dù đợt đáo hạn này khá lớn, nhưng ảnh hưởng của nó sẽ không đáng kể so với đợt đáo hạn ngày 31/05, với lượn hợp đồng quyền chọn trị giá 4.3 tỷ USD sẽ đáo hạn
Dữ liệu của Deribit tiết lộ rằng các các vị thế mua đang chiếm khối lượng áp đảo, với tổng giá trị của các hợp đồng chưa đáo hạn hiện ở mức 830 triệu USD, với mức giá thực hiện $70.000.
Bên cạnh đó, 350,000 hợp đồng ETH cũng đáo hạn với tổng giá trị danh nghĩa là 1.3 tỷ USD. Tỷ lệ put/call là 0.58 và với nhiều quyền chọn mua đáo hạn hơn quyền chọn bán.
Theo báo cáo của Greeks.live, Ethereum gần đây đã dẫn đầu đà tăng giá trên thị trường nhờ ảnh hưởng từ tin tức liên quan đến ETF với mức tăng 20% trong một ngày. Biến động hàm ý (IV) của các quyền chọn ngắn hạn đạt mức 150% tại một thời điểm, cao hơn đáng kể so với mức IV của Bitcoin.
Các cặp tiền chính tăng giảm trong phạm vi 0.1% trong ngày, với USD hiện giảm nhẹ so với các đồng G7 cùng với lợi suất TPCP. Lợi suất 2 năm nhạy với triển vọng chính sách hiện giảm 1.8bp xuống 4.92%. Vàng hồi nhẹ hơn $11 lên trên $2340/oz sau 2 phiên liên tục chịu áp lực bán tháo.
Về mặt dữ liệu, doanh số bán lẻ tháng 4 tại Vương quốc Anh ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 12 năm ngoái (khi nền kinh tế suy thoái) do điều kiện thời tiết u ám làm giảm nhu cầu mua quần áo mùa hè hoặc đồ nội thất sân vườn, điều đã được Hiệp hội bán lẻ cảnh báo từ đầu tháng. GBPUSD banm đầu giảm hơn 10pip xuống mức thấp nhất trong ngày là 1.2676, trước khi phục hồi lên trên 1.2700 và tăng khoảng 0.06% trong ngày.
Tâm lý kinh doanh tại Pháp giảm nhẹ trong tháng 5 như dự báo, nhưng tin tốt là điều kiện việc làm tiếp tục được duy trì tốt hơn khi cao hơn mức trung bình dài hạn là 100. EURUSD không có phản ứng đáng chú ý với dữ liệu này khi tỷ giá đang kiểm tra đường MA 100 giờ trên khung H4.
Trên thị trường chứng khoán, tâm lý tiêu cực xoay quanh triển vọng chính sách Fed hậu báo cáo PMI Hoa Kỳ tiếp tục lan sang thị trường châu Âu, với các lĩnh vực chìm trong sắc đỏ với cổ phiếu ngành tiện ích dẫn đầu đà giảm.
XAUUSD gia tăng áp lực bán sau khi phá xuống dưới đường đường xu hướng tăng kéo dài từ tháng 2. Đà giảm mạnh từ đỉnh mợi thời đại được thiết lập trong phiên thứ Hai cho thấy vàng có thể đang trong nhịp điều chỉnh giảm ngắn hạn do các nhà đầu tư ưu tiên các vị thế bán hơn mua.
Phe bán có thể hướng tới 2,303, mức Fibo 61.8% của pha giảm từ 2,435 USD xuống 2,355 USD, sau đó là đáy ngày 3/5 là 2,272 USD. Phá xuống dưới hỗ trợ này sẽ củng cố cho động lực giảm của vàng.
Chỉ báo RSI hồi nhẹ sau khi tiến vào vùng quá bán, cho thấy nguy cơ điều chỉnh giảm trong ngắn hạn. Cũng có khả năng vàng sẽ quay trở lại kiểm tra đường xu hướng trước khi đảo chiều giảm mạnh. Xu hướng trong trung và dài hạn của XAUUSD vẫn đang là tăng, cho thấy khả năng phục hồi vẫn còn mạnh, tuy nhiên hành động giá đang đi ngược lại kỳ vọng này.
Nếu hồi mạnh lên trên đường xu hướng với một cây nến dài màu xanh hoặc 3 cây nến xanh liên tiếp, ở mức 2,360 USD sẽ thúc đẩy cho đà tăng và giúp vàng quay trở lại xu hướng tăng trước đó trong ngắn hạn.
Cặp đồng tiền chính biến động trong phạm vi +/- 0.1% trong ngày so với USD. Đồng bạc xanh đi ngang sau vài phiên khá biến động gần đây.
Trên thị trường chứng khoán, các chỉ số châu Âu tiếp tục giảm mạnh, chịu ảnh hưởng từ tâm lý tiêu cực sau báo cáo PMI Mỹ sơ bộ. Hợp đồng tương lai của Mỹ tăng 0.1%, nhưng không chỉ ra nhiều điều. Phiên giao dịch cho đến khi đóng tuần có vẻ sẽ tương đối ảm đạm.
OPEC+ có thể sẽ đạt được thỏa thuận gia hạn thời gian cắt giảm sản lượng cho đến quý III năm nay. Điều cần chú ý sẽ là bất cứ quan điểm trái chiều nào hoặc các dấu hiệu cho thấy họ có thể nới lỏng nguồn cung, từ đó gây áp lực lên giá dầu.
Ngân hàng này đã loại bỏ dự báo cắt giảm lãi suất lần đầu của BoE vào tháng 6. Đồng thời đẩy lùi thời điểm nới lỏng đầu tiên sang tháng 8, với 2 lần nới lỏng khác vào tháng 11 và 12.
Tâm lý tiêu cực xoay quanh triển vọng chính sách Fed hậu báo cáo PMI Hoa Kỳ tiếp tục lan sang thị trường châu Âu, với các lĩnh vực chìm trong sắc đỏ với cổ phiếu ngành tiện ích dẫn đầu đà giảm với 1.3%. Chỉ số Dow Jones đã có phiên giao dịch tồi tệ nhất trong hơn 1 năm vào tối qua, sau khi Biên bản cuộc họp FOMC và dữ liệu kinh tế mạnh mẽ của Hoa Kỳ tiếp tục củng cố câu chuyện “lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn”.
Lịch trình kinh tế hôm nay ảm đạm hơn do chúng ta sẽ chỉ nhận được số ít tin tức kinh tế cấp thấp trong phiên Mỹ. Thị trường có thể sẽ tiếp tục giao dịch dựa trên tâm lý hậu báo cáo PMI Mỹ tối qua.
Ofgem tiếp dùng hạ trần giá năng lượng từ mức 1,690 GBP trong tháng 4 xuống còn 1,568 GBP trong tháng 7. Điều này đã làm giảm mạnh CPI của Vương quốc Anh trong tháng 4. Vì vậy thị trường có thể mong đợi nhiều tác động hơn lên các con số trong tháng 7.
Niềm tin kinh doanh của Pháp tiếp tục giữ ổn định trong tháng 5, với những điều chỉnh nhẹ trong tâm lý sản xuất và dịch vụ. Tin tốt là điều kiện việc làm tiếp tục được duy trì tốt hơn khi chỉ số đạt 102, cao hơn mức trung bình dài hạn là 100.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ đã dảo chiều giảm mạnh trong phiên thứ Năm, nhưng chỉ sau khi phiên Âu đã đóng cửa. Bởi vậy, tâm lý tiêu cực trên thị trường đến nay mới phản ánh lên thị trường chứng khoán châu Âu. Nhìn vào HĐTL Hoa Kỳ, khẩu vị rủi ro vẫn ảm đạm, với HĐTL S&P 500 chỉ tăng 0.1%.
EURUSD tăng nhẹ lên trên 1.0800 sau khi GDP chính thức quý 1 của Đức đúng như dữ liệu sơ bộ
Không có thay đổi nào so với ước tính ban đầu vì nền kinh tế Đức được cho là sẽ tăng trưởng nhẹ trong Quý 1 năm nay. Nhưng dữ liệu quý 1 chó thấy nền kinh tế lớn nhất châu Âu tăng trưởng hàng quý xen kẽ kể từ năm 2022
GBPUSD tăng từ 1.2688 lên gần 1.2700 sau khi dữ liệu doanh số bán lẻ Anh giảm mạnh trong tháng 4 sau 2 tháng ổn định
Doanh số bán lẻ giảm 2.3% trong tháng, sau khi tương đối ổn định trong hai tháng trước đó. ONS trích dẫn rằng thời tiết xấu vào tháng trước đã khiến lượng hàng bán lẻ giảm.
EUR/USD dao động quanh mức 1.0800 khi khẩu vị rủi ro ảm đạm trong phiên giao dịch ở châu Âu vào thứ Sáu. EUR suy yếu bởi sức mạnh gần đây của USD dựa trên dữ liệu PMI mạnh mẽ của Hoa Kỳ và những kỳ vọng diều hâu của Fed. Thị trường chờ đợi dữ liệu tâm lý người tiêu dùng và số đơn đặt hàng lâu bền của Mỹ cũng như Fedspeak.
GBP/USD duy trì dưới 1.2700 vào ngày thứ Sáu, khi các nhà giao dịch chờ đợi dữ liệu doanh số bán lẻ của Vương quốc Anh.. Cặp tiền đang điều chỉnh giảm từ mức đỉnh trong hai tháng ở 1.2761 do nhu cầu USD tăng trở lại khi Fed trì hoãn việc cắt giảm lãi suất.
Giá dầu thô giảm nhẹ trong hôm nay sau khi ghi nhận đà lao dốc 4 phiên liên tiếp vào thứ Năm, trước đợt du lịch vào Ngày lễ Tưởng niệm cuối tuần.
Dầu thô Mỹ giảm 3% trong tuần trong khi dầu Brent giảm khoảng 4%.
Giá dầu đã bị mắc kẹt trong phạm vi 3 USD kể từ mức cao nhất trong tháng 4 do lo ngại về một cuộc chiến tranh rộng hơn ở Trung Đông giảm bớt và các nhà giao dịch chuyển trọng tâm trở lại cung và cầu cơ bản.
Theo Giovanni Staunovo, nhà phân tích hàng hóa tại UBS, giá dầu đã gặp khó khăn trong việc bứt phá trong tháng này khi các nhà đầu tư vẫn thận trọng rằng lãi suất cao trong thời gian dài hơn có thể làm chậm nền kinh tế Mỹ và đè nặng lên nhu cầu dầu mỏ.
Các thương nhân cũng lo lắng về sự gia tăng tồn kho dầu toàn cầu sau một mùa đông ôn hòa ở một số khu vực ở Bắc bán cầu, Staunovo nói với khách hàng trong một báo cáo hôm thứ Năm.
Tuy nhiên, UBS nhận thấy thị trường dầu đang thâm hụt và dự báo Brent sẽ tăng lên 91 USD/thùng trong những tháng tới. Ngân hàng cũng nhận thấy nhu cầu tăng trưởng lành mạnh 1.5 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2024, cao hơn tốc độ tăng trưởng dài hạn là 1.2 triệu thùng mỗi ngày.
Lạm phát lõi của Nhật Bản vẫn ở mức trên 2% nhưng đang hạ nhiệt.
Báo cáo mới nhất ở đây hôm nay tiếp tục minh họa cho quan điểm trên. Ngay cả trước khi có quyết định vào tháng 3, BoJ đã phải đối mặt với một cuộc chạy đua với thời gian sau khi đã bất lực trong suốt năm ngoái.
Các quan chức muốn đợi đến cuộc đàm phán lương mùa xuân để khẳng định niềm tin của mình. Và theo một nghĩa nào đó, việc đồng bộ hóa chu kỳ giá cả và tiền lương là điều hợp lý. Nhưng nhìn lại thì lẽ ra các nhà hoạch định chính sách đã có thể làm được điều đó vào năm 2023. Giờ đây, cánh cửa đề BoJ tiếp tục tăng lãi suất đang dần khép lại
Xu hướng lạm phát hạ nhiệt có thể cũng sẽ được xác nhận bằng các biện pháp của chính BoJ vào tuần tới.
Mặc dù có thể vẫn còn dư địa để thực hiện thêm một đợt tăng lãi suất muộn nhất vào tháng 7 hoặc tháng 9, nhưng có vẻ không phải kịch bản khả thi đối với BoJ trừ phi có tác động thứ cấp mạnh mẽ hơn đối với lạm phát. Ở Nhật Bản, các nhà hoạch định chính sách có thể không có được tác động đó trong bối cảnh phát triển về kinh tế và nhân khẩu học trong hai thập kỷ qua.
Vào cuối tháng trước, các nhà giao dịch định giá Fed cắt giảm lãi suất khoảng 31 bps trong năm nay. Tỷ lệ đó tăng lên một chút sau báo cáo bảng lương phi nông nghiệp vào đầu tháng. Các nhà giao dịch hiện đang định giá mức giảm lãi suất chỉ 36 bps trong năm.
Thị trường định giá 60% khả năng Fed cắt giảm lãi suất lần đầu vào tháng 9 và gần 89% vào tháng 11.
Một chi tiết quan trọng cần lưu ý:
"Động lực lạm phát chính hiện nay đến từ sản xuất chứ không phải dịch vụ, có nghĩa là tỷ lệ lạm phát chi phí và giá bán hiện nay hơi cao so với trước đây. Các chỉ số ở cả hai lĩnh vực cho thấy rằng chặng đường cuối cùng đạt được mục tiêu 2% của Fed dường như vẫn khó nắm bắt."
Về cơ bản, thị trường hiện đang tranh luận về việc nên cắt giảm lãi suất một hay hai lần trong năm nay. Nhưng xem xét sự cân bằng của các rủi ro, khả năng không cắt giảm lãi suất lần nào cao hơn kịch bản khả năng cắt giảm lãi suất 3 lần trong năm nay.
AUD/USD kéo dài chuỗi thua lỗ trong phiên thứ tư liên tiếp vào đầu ngày thứ Sáu, có thể do tâm lý e ngại rủi ro. AUD chịu áp lực khi USD tăng do tâm lý diều hâu xung quanh việc Fed duy trì lãi suất chính sách cao trong thời gian dài.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm tăng lên 1.008%, mức đỉnh kể từ tháng 4 năm 2012.
BoJ nhiều khả năng sẽ tiếp tục mua trái phiếu chính phủ để cố gắng kiểm soát lợi suất và đẩy lợi suất trở lại dưới ngưỡng 1.0%
Thị trường FX không có nhiều biến động trong phiên Á:
Vàng duy trì dưới $2,330.
Bitcoin dao động quanh $68,000. Ethereum giảm nhẹ xuống gần $3,800. SEC bất ngờ phê duyệt đề xuất niêm yết các sản phẩm liên quan đến Ether - đồng tiền điện tử lớn thứ hai - từ các sàn giao dịch quyền lực như Cboe Global Markets, Nasdaq và Sàn giao dịch Chứng khoán New York.
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán châu Á khi cổ phiếu Mỹ chịu áp lực do Fed trì hoãn cắt giảm lãi suất bất chấp báo cáo thu nhập ấn tượng của Nvidia:
Thị trường chờ đợi dữ liệu niềm tin người tiêu dùng và số đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền của Mỹ cũng như phát biểu của các quan chức Fed tối nay
USD/JPY giữ vững mức trên 157,00 trong phiên giao dịch châu Á vào thứ Sáu, củng cố mức tăng trước đó ngay cả khi khẩu vị rủi ro ảm đạm. Dữ liệu CPI Nhật Bản yếu hơn, gây áp lực lên JPY.
Thị trường hiện chú ý dữ liệu tâm lý người tiêu dùng Mỹ được công bố tối nay.
Goldman Sachs dự kiến RBA sẽ cắt giảm lãi suất ba lần từ tháng 11 năm 2024 đến tháng 7 năm 2025 và đưa lãi suất trở lại mức 3.6%. GS trích dẫn:
Vàng giảm xuống dưới $2,330 trong phiên Á khi USD duy trì sức mạnh, DXY ở trên 105.00 so Fed nhiều khả năng sẽ trì hoãn cắt giảm lãi suất
Thị trường châu Á-Thái Bình Dương đồng loạt giảm điểm vào thứ Sáu khi Phố Wall tiếp tục thua lỗ kéo dài, bất chấp sự phục hồi sau báo cáo thu nhập của Nvidia
Cổ phiếu Nvidia đã tăng 9.3% vào thứ Năm, sau kết quả thu nhập xuất sắc vượt kỳ vọng.
Các nhà đầu tư đánh giá dữ liệu lạm phát tháng 4 từ Nhật Bản để tìm manh mối về các động thái chính sách tiền tệ của BoJ.
Lạm phát cơ bản của Nhật Bản - loại bỏ thực phẩm tươi sống và năng lượng - giảm xuống 2.2% từ mức 2.6% trong tháng 3, phù hợp với kỳ vọng. Lạm phát toàn phần giảm xuống 2.5% so với con số 2.7% của tháng 3.
Phó Thống đốc RBNZ New Zealand Hawkesby cho biết:
Dữ liệu lạm phát của Nhật Bản vẫn cao hơn mục tiêu 2% của BoJ:
Niềm tin của người tiêu dùng GfK đạt mức cao nhất kể từ tháng 12 năm 2021:
Joe Staton, giám đốc chiến lược khách hàng tại GfK: "Nhìn chung, người tiêu dùng đang cảm nhận rõ ràng rằng các điều kiện tài chính đang được cải thiện. Kết quả tốt này dự báo niềm tin sẽ tăng mạnh mẽ hơn nữa trong những tháng tới".