Vàng điều chỉnh giảm xuống 2771 USD/oz sau chạm đỉnh gần 2790 USD/oz
Giá vàng đã chạm đỉnh gần 2790 USD/oz trong phiên hôm nay khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đến gần, hiện giá vàng đang điều chỉnh giảm xuống 2771 USD/oz
Giá vàng đã chạm đỉnh gần 2790 USD/oz trong phiên hôm nay khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đến gần, hiện giá vàng đang điều chỉnh giảm xuống 2771 USD/oz
Thị trường hiện định giá 21% khả năng tăng lãi suất thêm 100bp. Thống đốc Fed Waller nhấn mạnh doanh số bán lẻ và dữ liệu nhà ở tuần này có thể ảnh hướng đến khả năng tăng lãi suất thêm 100bp vào thứ 4 tới.
Cuộc khảo sát cho thấy "mức độ bi quan nghiêm trọng của nhà đầu tư" đã vượt qua mức thấp được thấy trong đại dịch COVID-19 và khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.
Đáng chú ý, kỳ vọng về tăng trưởng toàn cầu và lợi nhuận doanh nghiệp đã giảm xuống mức thấp kỷ lục.
Các nhà đầu tư đã tăng lượng tiền mặt nắm giữ lên hơn 6% - mức cao nhất kể từ tháng 10/2001.
Cuộc khảo sát cho thấy sự bi quan của nhà đầu tư đang ở mức vô cùng nghiêm trọng, vượt qua mức trong đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Đáng chú ý, kỳ vọng về tăng trưởng toàn cầu và lợi nhuận doanh nghiệp đã giảm xuống mức thấp kỷ lục.
Trong khi đó, các nhà đầu tư đã tăng lượng tiền mặt nắm giữ lên hơn 6% - mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2001. Thêm vào đó, nỗi lo suy thoái đã tăng lên mức được thấy tại tháng 5 năm 2020.
Giá dầu tăng và chính sách tiền tệ ôn hòa của các ngân hàng trung ương thế giới do đại dịch Covid-19 ra là những nguyên nhân chính dẫn đến tăng trưởng lạm phát hiện nay. Dầu mỏ đã là nguồn năng lượng chính trong một thời gian dài, và điều này vẫn sẽ tiếp diễn mặc cho một số quốc gia cố gắng thay thế nó bằng các nguồn năng lượng tái tạo. Điều này được xác nhận bởi dữ liệu của IEA (Cơ quan Năng lượng Quốc tế) khi nhu cầu dầu thế giới sẽ đạt 101.6 mb/ngày vào năm 2023, nhờ sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhu cầu dầu phục hồi có thể gây mất cân đối cung cầu. Vào thứ Bảy, ngày 16 tháng 7, Thái tử Ả Rập Xê-út Mohammed bin Salman cho biết cần phải đầu tư nhiều hơn vào các công nghệ năng lượng sạch và nhiên liệu hóa thạch để đáp ứng nhu cầu toàn cầu.
Hơn nữa, Hoàng tử nói thêm rằng việc áp dụng các chính sách không thực tế để giảm lượng khí thải bằng cách loại trừ các nguồn năng lượng chính sẽ dẫn đến lạm phát chưa từng có trong những năm tới, năng lượng tăng giá, tỉ lệ thất nghiệp tăng và làm trầm trọng hơn các vấn đề xã hội và an ninh nghiêm trọng.
Những người theo dõi thị trường dầu mỏ đang đứng giữa nỗi lo suy thoái kinh tế và cảm giác thiếu hụt vật chất sắp xảy ra.
Chính sách tiền tệ diều hâu từ Cục Dự trữ Liên Bang sẽ khiến việc sản xuất và nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sụt giảm. Mặt khác, Fed cũng có thể tăng mục tiêu lạm phát lên phạm vi 3-5% và "bật máy in" vào năm 2024 để cứu thị trường. Trong trường hợp này, nhu cầu dầu ngày càng tăng và các vấn đề về nguồn cung tiếp tục gia tăng có thể đẩy giá dầu lên mức cao nhất trong lịch sử.
May mắn thay, Cục Dự trữ Liên bang đã đưa ra một vài gợi ý cho chính sách tiền tệ của mình trong tương lai. Tại cuộc họp vào tháng 6, Jerome Powell tuyên bố Fed có thể giảm lãi suất vào năm 2024. Tuy nhiên, chỉ số CPI của tháng 6 được công bố vào ngày 13 tháng 7 như đổ thêm dầu vào lửa. Các con số thực tế vượt quá kỳ vọng đưa lạm phát của Mỹ lên mức kỷ lục mới. Do đó, các nhà kinh tế của Citigroup Inc. đã thông báo rằng họ cho rằng việc tăng lãi suất 100 điểm cơ bản là kết quả có khả năng xảy ra nhất khi Cục Dự trữ Liên bang họp vào cuối tháng Bảy. Nhưng gần đây, Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic và Loretta Mester của Cleveland cho rằng Cục Dự trữ Liên bang không xem xét việc tăng lãi suất cơ bản lên 100 điểm và muốn gắn với mức tăng 75 điểm cơ bản như kế hoạch.
Tóm lại, cả hai sự kiện đều làm rõ ý định của Fed trong việc tránh suy thoái kinh tế ở Mỹ. Đó là lý do tại sao chúng ta có thể kỳ vọng thị trường dầu sẽ tiếp tục phục hồi.
Nền kinh tế của các nước nhập khẩu lớn sẽ chịu áp lực nặng nề do thị trường dầu mỏ tăng giá mạnh.
1. Trung Quốc: 229.3 tỷ USD (22.3% lượng dầu thô nhập khẩu)
2. Hoa Kỳ: 138.4 tỷ USD (13.5%)
3. Ấn Độ: 106.4 tỷ USD (10.4%)
4. Hàn Quốc: 67 tỷ USD (6.5%)
5. Nhật Bản: 63.1 tỷ USD (6.1%)
6. Đức: 40 tỷ USD (3.9%)
7. Hà Lan: 36.3 tỷ USD (3.5%)
8. Ý: 29.9 tỷ USD (2.9%)
9. Tây Ban Nha: 29.6 tỷ USD (2.9%)
10. Thái Lan: 25.5 tỷ USD (2.5%)
11. Vương quốc Anh: 23.9 tỷ USD (2.3%)
12. Singapore: 22.7 tỷ USD (2.2%)
13. Đài Loan: 19.9 tỷ USD (1.9%)
14. Pháp: 19.2 tỷ USD (1.9%)
15. Bỉ: 18.9 tỷ USD (1.8%)
Như chúng ta có thể thấy, các quốc gia xuất khẩu dầu lớn là Trung Quốc, Hoa Kỳ và Ấn Độ. Hoa Kỳ là nhà sản xuất dầu lớn nhất trên thế giới, trong khi Trung Quốc và Ấn Độ mua dầu của Nga với mức chiết khấu lớn.
Đồng thời, các quốc gia như Đức, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh, Pháp, Bỉ và Nhật Bản thậm chí không nằm trong danh sách 15 nước sản xuất dầu hàng đầu. Do đó, nền kinh tế của các nước này phụ thuộc nhiều vào giá dầu. Tình hình hiện tại đã chứng minh điều đó một lần nữa khi USDJPY tăng 34% kể từ tháng 1 năm 2021 và EURUSD mất 17% trong cùng thời kỳ. Một làn sóng tăng giá dầu khác có thể đẩy EUR và JPY xuống thấp hơn so với các đồng tiền lớn khác trong rổ tiền tệ.
Liên minh châu Âu và Nhật Bản cần thêm thời gian và nguồn lực để hạ nhiệt lạm phát và ngăn chặn xu hướng giảm giá của đồng nội tệ do sự phụ thuộc nhiều vào thị trường dầu mỏ, điều này có thể tạo ra những ngạc nhiên cho các nhà đầu tư và trader một lần nữa trong năm nay.
Theo ông Peter Kažimír, thống đốc Ngân hàng Quốc gia Slovakia:
Hầu hết các nhà hoạch định chính sách không muốn tham gia quá nhiều vào chính trị. Tuy nhiên tại châu Âu, quy mô của nó cũng là một trong những lý do dẫn đến những vấn đề đang nổi trội gần đây. Việc các quốc gia khác nhau không chỉ về tài chính mà còn từ khía cạnh kinh tế xã hội có thể đến tới một quyết định chung dẫu sao cũng không phải điều dễn dàng.
Theo các nhà phân tích tại Commerzbank:
Ông cho biết Ủy ban châu Âu không mong đợi nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu từ Nga thông qua đường ống Nord Stream sẽ khởi động lại từ thứ Năm này, theo Wall Street Journal (WSJ).
Bộ trưởng Ngoại giao Ả-Rập Xê-Út, Hoàng tử Faisal bin Farhan Al Saud đã xoa dịu trường dầu vào hôm thứ Ba, khi ông nói rằng không thiếu dầu nhưng công suất tinh luyện dầu cẩn phải được cải thiện hơn. Hiện giá dầu Brent đang ở mức $106/thùng.
Bitcoin đã tăng 2.9% vào thứ Hai, kết thúc ngày ở mức 21.5 nghìn USD và tiếp tục kiểm tra mức 22 nghìn USD vào sáng thứ Ba. Cho đến nay, lượng bán tăng mạnh khi người mua đẩy giá lên vùng 23 nghìn. Ethereum đã tăng 9.9% lên 1,480 USD và đã ở trên 1,500 USD trong giao dịch đầu ngày thứ Ba.
Sự gia tăng trong những ngày gần đây gần như là một hình ảnh đối nghịch cho sự sụt giảm từ ngày 10 đến ngày 18 tháng 6. Ngoại trừ XRP, giảm 1.5%, các altcoin hàng đầu tăng thêm từ 0.6% (BNB) đến 4.3% (Solana). Tổng vốn hóa của thị trường tiền điện tử, theo CoinMarketCap, đã tăng 2% chỉ sau một đêm lên 1.02 nghìn tỷ USD.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là Ethereum đã thành công vượt qua MA50, trong khi chỉ số DXY đang giảm trong phiên giao dịch thứ ba liên tiếp, cho thấy nhu cầu về tài sản rủi ro phục hồi một cách chậm chạp. Chỉ số Sợ hãi và Tham lam tiền điện tử đã tăng 10 điểm lên 30, mức cao nhất kể từ ngày 11 tháng 4 và chuyển từ lãnh thổ 'sợ hãi tột độ' sang 'sợ hãi'.
Ngoài ra, theo Arcane Research, các thợ mỏ đã bán khoảng 1/4 số bitcoin nắm giữ vào tháng trước để trang trải chi phí vận hành. Đồng thời, những người nắm giữ bitcoin lâu dài hiếm khi bán nó. Cựu giám đốc điều hành hàng đầu của Blackrock, Edward Dowd, nói rằng theo thời gian, Bitcoin có thể vượt qua vàng do các đặc tính độc đáo của nó, chẳng hạn như dễ giao dịch, minh bạch và phi tập trung.
Đồng bạc xanh đang đánh mất vị thế của mình trong vài phiên gần đây trước thông tin thị trường kỳ vọng nhiều vào khả năng tăng 50bps lãi suất cơ bản của ECB trong tháng 7, hiện chỉ số DXY đang giảm xấp xỉ -0.63%.
Thị trường kỳ vọng ECB sẽ tăng lãi suất lên 50 bps trong tuần này thay vì 25 bps. Money market đang định giá 60% khả năng tăng lãi suất 50bps trong cuộc họp tuần này và tháng 9
USD đã giảm trên diện rộng khi nó phải đối mặt với một làn sóng bán ra khác với GBP/USD tăng 0.5% lên 1.2020. Trong khi đó, AUD/USD cũng tăng hơn 1% lên 0.6885 và đang sẵn sàng kiểm tra lại 0.6900 một lần nữa.
EURUSD hiện tăng 0.95% lên 1.02384 khi thị trường định giá ECB tăng lãi suất 100bp đến tháng 9, với 60% khả năng tăng 50bp trong tháng 7 (tăng từ 35% so với hôm qua)
EUR tăng vọt cùng với việc đẩy lợi suất trái phiếu châu Âu lên cao hơn, với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm của Đức hiện tăng 6 bps lên 0.58%. EUR hiện đang giao dịch tăng 0.8% so với đồng đô la lên 1.0220, mức cao nhất trong gần hai tuần.
Một báo cáo của Reuters cho biết quyết định tăng lãi suất sẽ được ECB thảo luận vào thứ Năm khi họ tìm cách chế ngự lạm phát.
Các nguồn tin cũng nói thêm rằng các nhà hoạch định chính sách đang tìm kiếm một thỏa thuận cung cấp công cụ hỗ trợ thị trường trái phiếu cho các quốc gia như Ý nếu họ tuân thủ các quy định của Ủy ban châu Âu về cải cách và kỷ luật ngân sách. Công cụ thứ hai nghiêng nhiều hơn về công cụ đối phó với rủi ro phân mảnh và dự kiến sẽ có bản báo cáo mềm được công bố trong tuần này. Dù cho vậy, EUR đã tăng cùng với lợi suất trái phiếu châu Âu với EUR/USD hiện tăng 0.8% lên 1.0220 với GBP/USD hiện cũng tăng lên 1.2000.
Thị trường chứng khoán Châu Âu giao dịch đầu phiên với tâm lý tiêu cực trong bối cảnh lo ngại suy thoái tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt. Dẫn đầu là chỉ số Euro 50 giảm 0.49%
Trên thị trường tiền tệ, USD tiếp tục suy yếu trong bối cảnh thị trường bớt đặt cược vào khả năng Fed tăng 100bps lãi suất cơ bản, với biểu hiện là chỉ số DXY giảm 0.3%, mạnh nhất là cặp AUD/USD với mưc tăng 0.75%.
Giá vàng tiếp tục dò đáy khi đã thủng mốc $1,710/oz hiện xuống mức $1,708/oz. Dầu thô tiếp tục tăng sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden kết thúc chuyến thăm mang tính bước ngoặt tới Trung Đông mà không có cam kết chắc chắn từ nhà sản xuất chính Saudi Arabia về việc tăng nguồn cung dầu thô, hiện giá Brent đang ở mức $106/thùng
Trong bối cảnh tâm lý rủi ro thay đổi, USD đã tìm thấy một số chỗ đứng khi nó phục hồi vào cuối ngày thứ hai. Nhưng nó không đủ để giảm bớt sự sụt giảm trong ngày hôm nay và chúng ta đang thấy lực bán mở rộng hơn một chút khi mở đầu phiên Âu hôm nay.
EUR/USD đang giao dịch tăng 0.2% lên 1.0165 sau khi test 1.0200 vào ngày hôm qua .
Trong khi đó, tỷ giá USD/JPY giảm 0.3% xuống 137.75 khi mức tăng lên trên 139.00 không bền vững. Ngày hôm nay, có hợp đồng quyền chọn lớn ở mức 138.00 như một cục nam châm, đây là điểm đáng chú ý cho cặp tiền này. Ở những nơi khác, USD/CHF giảm 0.3% xuống 0.9745 và các đồng tiền hàng hóa cũng đang giữ mức tăng khiêm tốn so với USD, AUD/USD hiện tăng 0.5% lên 0.6850 và NZD/USD cũng tăng 0.5% lên 0.6180.
Sự kết hợp của các yếu tố đã kéo USD/CAD xuống thấp hơn trong ngày thứ ba liên tiếp vào thứ Ba.
Một số điểm đáng chú ý:
Số lượng nhân viên được trả lương ở Anh đã tăng 0.1% trong tháng 6, lên 29.6 triệu người - cao hơn nhiều so với mức trước đại dịch. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp được ghi nhận ổn định ở mức 3.8% trong ba tháng tính đến tháng năm.
Nhìn chung, điều này vẫn cho thấy điều kiện thị trường lao động ổn định ở Anh và không thay đổi nhiều trong những tháng gần đây. Đây sẽ là điểm mấu chốt cần lưu ý trong trường hợp cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt bắt đầu có tác động rộng hơn đến nền kinh tế.
Thị trường bắt đầu ổn định hơn một chút trước khi diễn ra cuộc họp FOMC vào tuần tới. Chứng khoán đã có một khởi đầu tích cực vào hôm qua nhưng nhưng không thể giữ được sự tích cực đó đến cuối ngày.
EUR/USD, GBP/USD lần lượt thoái lui khỏi 1.0200 và 1.2000. Đối với USD/JPY, hãy lưu ý với các hợp đồng quyền chọn lớn sẽ đáo hạn ở mức 138.00 ngày hôm nay.
HĐTL Mỹ tăng 0.2%. Đồng aussie và kiwi cũng đang có mức tăng khá với AUD/USD tăng 0.4% lên 0.6840 và NZD/USD tăng 0.3% lên 0.6170 vào thời điểm hiện tại.
Lịch kinh tế nổi bật hôm nay tại châu Âu:
Theo Reuters, Phó Thống đốc RBA Bullock cho biết:
Có những hộ gia đình vẫn phải chịu áp lực tài chính do tăng lãi suất (chưa kể lạm phát gia tăng) nhưng dữ liệu RBA cho thấy hầu hết các hộ gia đình đều có khả năng đối phó tốt.
Ngân hàng Trung ương Châu Âu dự kiến tăng lãi suất vào thứ năm ngày 21/7.
Theo Société Générale:
Theo Deutsche:
Từ Cơ quan Tiền tệ Singapore, Ngân hàng trung ương Singapore:
Trung Quốc đã báo cáo 699 ca nhiễm mới vào thứ Hai. Nhiều nhất kể từ ngày 22 tháng 5.
Cuối tuần qua, ghi nhận hơn 1000 ca nhiễm.
Không có nhiều tin tức mới đáng chú ý. Các ca nhiễm COVID mới ở Trung Quốc tiếp tục tăng, gần 700 ca được ghi nhận vào thứ hai. Hơn 40 thành phố ở Trung Quốc vẫn bị đóng cửa toàn bộ hoặc một phần. Thượng Hải đang tiến hành đợt xét nghiệm mới ở khu vực có 20 triệu trong số 25 triệu cư dân của thành phố.
Biên bản cuộc họp tháng 7 từ Ngân hàng Dự trữ Úc không có gì gây ngạc nhiên, RBA đang trên đà tăng lãi suất. Biên bản cho biết RBA hiện chưa biết lãi suất trung lập ở mức nào. Họ hy vọng tỷ lệ lạm phát sẽ giảm trở lại mức mục tiêu vào năm 2023. Tuy nhiên, độ chính xác của các dự báo RBA rất kém.
AUD đã dẫn đầu trong phiên giao dịch sáng nay. AUD/USD tăng lên gần 0.6830 từ dưới 0.6810. NZD/USD đã nhích lên một chút, USD/CAD giảm nhẹ. GBP và EUR hầu như không thay đổi. USD/JPY đang thoái lui sau khi đạt mức cao trên 138.30.
Dầu tăng nhẹ.
Bitcoin kiểm tra lại mức cao qua đêm của nó trên 22,800 USD nhưng đã quay trở lại mức 22,000 USD:
Theo Scoita:
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Yellen đang ở Seoul để họp với các quan chức Hàn Quốc
Đồng đô la Úc hầu như không thay đổi.
Mức đóng trước đó là 6.7455
Biên bản cuộc họp tháng Bảy của Ngân hàng Dự trữ Úc. Ngân hàng đã tăng lãi suất tiền mặt lên 50 điểm phần trăm tại cuộc họp này , như sự đồng thuận dự kiến.
Chứng khoán có một phiên biến động, đầu phiên là mức tăng điểm tốt sau đà hồi phục phiên cuối tuần trước nhưng kết phiên phe bán áp đảo dẫn đến 3 chỉ số chính của Mỹ đều giảm điểm. Nhìn chung, thị trường vẫn đang lo ngại về khả năng suy thoái tại Mỹ trước việc Fed thắt chặt nhưng cũng phần nào lạc quan hơn với niềm tin vào mức tăng 75bps sắp tới.
Trên thị trường ngoại hối, đồng USD tiếp tục giảm, DXY về dưới ngưỡng MA10 ngày, kết phiên giảm 0.53%, sức mạnh đồng USD giảm so với các đồng tiền khác trừ CHF:
Các cặp tiền chính ghi nhận biến động như sau:
Vàng cho thấy dấu hiệu hồi phục mạnh trong phiên, có những lúc giao dịch quanh ngưỡng $1722 nhưng kết phiên giảm về $1709.18/ounce (+0.07%).
Dầu WTI tiếp tục có một phiên hồi phục mạnh với mức tăng $4.41/thùng tương đương 4.45% lên ngưỡng 101.99 USD/thùng. Nguyên nhân có thể do ảnh hưởng từ việc chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Ả Rập Xê-út không mang lại kết quả cụ thể nào và thông tin GAZPROM gặp trường hợp "bất khả kháng" đối với nguồn cung dầu cho châu Âu
Bitcoin hồi phục ngày một mạnh mẽ tăng gần 4%, hiện tại BTC đang giao dịch quanh mốc $22,600.
Tâm điểm của ngày hôm nay sẽ là biên bản họp chính sách tiền tệ của Úc vào lúc 8:30 sáng. Tiếp đó là bài phát biểu của Bailey thống đốc ngân hàng Anh diễn ra vào 10:00 tối.
Nhận xét đến từ một bài phát biểu mà Thủ tướng mới sẽ đưa ra vào thứ Ba.
Theo Reuters:
Lạm phát ở Anh đã đạt mức cao nhất trong 40 năm.
Nadhim Zahawi: