Vàng điều chỉnh giảm xuống 2771 USD/oz sau chạm đỉnh gần 2790 USD/oz
Giá vàng đã chạm đỉnh gần 2790 USD/oz trong phiên hôm nay khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đến gần, hiện giá vàng đang điều chỉnh giảm xuống 2771 USD/oz
Giá vàng đã chạm đỉnh gần 2790 USD/oz trong phiên hôm nay khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đến gần, hiện giá vàng đang điều chỉnh giảm xuống 2771 USD/oz
Tâm lý rủi ro đang giảm dần và điều này đang khiến đồng Dollar phục hồi trở lại. Đồng yên cũng được các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn sau cuộc khủng hoảng ngày hôm qua với lợi suất trái phiếu kho bạc giảm nhẹ trước phiên giao dịch châu Âu. Trong khi đó, dầu là một động thái đáng chú ý với sự sụt giảm hơn 3.5% gần đây xuống mốc 105.83 USD/thùng.
Có vẻ như sau khi “xả hơi” vào đầu tuần, thị trường đang bắt đầu ổn định trở lại trước khi các hành động chính sách của ngân hàng trung ương và diễn biến lạm phát tiếp tục quyết định bức tranh toàn cảnh.
Lạm phát ở Anh sẽ là yếu tố chính cần theo dõi trong phiên tới với các dự báo mức tăng 9.1% vào tháng 5 sau khi tăng 9.0% trong tháng 4. Với việc BOE đưa ra thông báo về lạm phát hai con số sẽ xảy ra trong những tháng tới, sẽ rất thú vị để xem liệu mọi thứ có phát triển theo dự đoán của họ hay không.
Dầu thô WTI giảm $4 xuống $105.60 trong ngày.
Như chuyên gia Eamonn đã chỉ ra trước đó, không có nhiều điều để xác định chính xác về sự sụt giảm đột ngột của dầu ngày hôm nay nhưng có lẽ đó là sự kết hợp của các yếu tố.
Bức tranh toàn cảnh là thị trường vẫn thắt chặt nhưng trong bối cảnh lo ngại suy thoái, Trung Quốc phong tỏa, và tổng thống Biden đang cố gắng cho cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, và đó là những lý do đè nặng lên dầu thô.
Đợt thoái lui mới nhất hôm nay tập trung vào các mức hỗ trợ quan trọng, với đường xu hướng (đường trắng) ở mức 106.44 đô la (đã bị xuyên thủng), đường MA 100 ngày (đường màu đỏ) ở mức 105.39 đô la. Ngay bên dưới đó là mức thoái lui Fib 61.8 của đà tăng giá gần đây tại $104.69.
Đặc biệt, đường MA 100 ngày là mức kỹ thuật quan trọng cần lưu ý, vì dầu đã không giao dịch dưới mức này kể từ tháng 12 năm ngoái.
HĐTL S&P 500, Nasdaq và hầu hết các chỉ số chứng khoán châu Á đều chìm trong sắc đỏ. Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ điều trần trước Thượng viện hôm nay có vẻ đang khiến khẩu vị rủi ro xấu đi
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY cũng cao hơn dự kiến. HĐTL TPCP và trái phiếu Úc ổn định hơn. Dầu thô và Bitcoin vẫn đang giảm.
HĐTL S&P 500 giảm gần 1% trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc đang giữ ở mức thấp hơn trong hôm nay với lợi suất kỳ hạn 10 năm giảm 4 bps xuống 3.265% cho đến hiện tại.
Điểm nổi bật thực sự duy nhất là sự bứt phá về tỷ giá USD/JPY lên trên 136.00, mức cao nhất kể từ năm 1998. Ngay cả khi cặp tiền này giảm 0.3% trong ngày, nó vẫn đang giữ ở mức 136.25 vào lúc này.
Trong khi đó:
Nhà phát triển bất động sản Trung Quốc do nhà nước hậu thuẫn Greenland Holdings đang loay hoay để chi trả cho các khoản thanh toán trái phiếu. Các báo cáo từ cuối tháng 5 cho biết công ty đang có kế hoạch gia hạn hoàn trả khoản trái phiếu ra nước ngoài trị giá 488 triệu USD đáo hạn vào tháng 6 thêm một năm.
Báo cáo của S&P về việc hạ xếp hạng tín nhiệm của công ty này xuống mức vỡ nợ một phần đang được tiến hành.
Chứng khoán châu Á ghi nhận điều chỉnh ở hầu hết các chỉ số:
DXY tăng đầu phiên sáng, hiện chỉ số đang được giao dịch quanh 104.602 (+0.17%)
Các cặp tiền chính đang có biến động như sau:
Vàng giảm $4.93/oz lên $1828.06/oz (-0.27%). Dầu thô tiếp tục điều chỉnh. Giá dầu WTI -$3.95/thùng về $105.71/thùng (-3.58%).
BTC giảm 1.25% trong phiên sáng, giá dao động quanh vùng $20.5k.
Cả WTI và Brent đều đang giảm mạnh. CL đang giảm tới gần $105:
Những nguyên nhân tiêu biểu có thể được chỉ ra:
Theo Reuters, dựa trên dữ liệu hải quan Thụy Sĩ về lượng vàng nhập và xuất đi trong tháng Năm:
Trích dẫn bài viết của Reuters về các bình luận từ một quan chức giấu tên.
Vào lúc 20h ngày 22/6:
Vào lúc 23h ngày 22/6:
23h55 ngày 22/6:
0h30 ngày 23/6:
Cụ thể vào 1h sáng ngày 23/6, tức 2h chiều tại Washington, Tổng thống Mỹ sẽ phát biểu về vấn đề thuế xăng dầu tại nước này.
Dự kiến Ông sẽ nhắc đến vấn đề dầu mỏ của Nga và kế hoạch giảm thuế đối với xăng dầu trong nước.
Cuộc thăm dò mới nhất của Reuters ghi nhận 67 trong số 91 chuyên gia đồng tình về mức tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản của Cục Dự trữ Liên bang vào tháng Bảy.
Ngoài ra:
Cuộc họp tiếp theo của Ngân hàng Dự trữ Úc diễn ra vào ngày 5 tháng 7, báo cáo được công bố lúc 11h30.
Westpac đã công bố chỉ số hàng đầu của họ (cho tháng 5) trước đó, với các điểm chính như sau:
Westpac nhận định về Ngân hàng Dự trữ Úc:
Thị trường chứng khoán Mỹ cuối tuần trước ghi nhận khối lượng giao dịch khổng lồ, cao nhất trong cả năm. Dòng tiền bắt đáy một lần nữa xuất hiện khi thị trường đã giảm gần 25%.
Phiên giao dịch hôm thứ 3 được tính là phiên giao dịch đầu tuần vì thứ 2 là ngày nghỉ lễ tại Mỹ. Đà hồi phục nhìn thấy rõ ràng trong thị trường, các chỉ số đều tràn ngập trong sắc xanh
Thị trường trái phiếu chính phủ ghi nhận sự phân hóa khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 và 3 năm giảm (-3.4bps và -4.5bps) trong khi lợi suất kỳ hạn 5 năm không đổi và 10 năm thì tăng nhẹ (+1.6bps).
Trên thị trường FX, DXY hồi phục mạnh vào cuối phiên Âu và đầu phiên Mỹ, chỉ số đã chạm mốc 104.536 (+0.04%) trong phiên nhưng kết phiên điều chỉnh về 104.425 (+0.03%).
Các cặp tiền chéo biến động như sau:
Vàng điều chỉnh phiên thứ 3 liên tiếp, giá -$5.83/oz về $1832.44/oz (-0.32%). Dầu tương tự với giá dầu WTI -$0.74/thùng về $109.51/thùng (-0.67%).
Trên thị trường tiền điện tử, BTC tăng mạnh trong phiên Mỹ đạt mức cao nhất ngày quanh $21.7k nhưng áp lực bán gia tăng sau đó khiến giá giảm mạnh về $20.7k kết phiên.
Tóm tắt qua Reuters:
Đây là phát biểu của Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Yellen.
Cụ thể:
Động thái mới nhất của Nga nhằm hạn chế khí đốt tự nhiên của châu Âu đang ngày càng đáng lo ngại. Nhiều lo lắng được ghi nhận về tình trạng thiếu hụt năng lượng cho mùa đông.
Lý do mà Nga hạn chế nguồn cung là để chạy đường ống Nord Stream bị mắc kẹt ở Canada.
Giá xăng vẫn chưa tăng vọt đến mức khủng hoảng. Nhưng chúng ta đang ở thời kỳ nguồn cung khí đốt giảm và điều đó sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ sau 5 tháng. Khả năng sẽ không có hòa bình ở Ukraine và đây có thể là một mùa đông khó khăn ở châu Âu.
Các nhà lãnh đạo châu Âu đang đứng trước sức ép buộc phải bỏ lệnh trừng phạt nhắm vào bảo hiểm đối với các lô hàng năng lượng và hàng hóa của Nga.
Ông cho biết:
Cuộc khảo sát cuối cùng của Đại học Michigan sẽ diễn ra vào thứ Sáu.
Trước đó vào năm 2010, khi kỳ vọng tăng vọt trong một tháng sau đó quay trở lại 2.9-3.0%.
Tại thời điểm này, lạm phát đang là kẻ thù của Tổng thống Joe Biden nói riêng và Đảng Dân chủ nói chung.
Tâm điểm đang là vấn đề về nguồn cung dầu mỏ. Chính quyền Biden đã đề xuất đánh thuế cho những công ty kinh doanh có lợi nhuận đột biến nhưng các chuyên gia tin rằng đề xuất này khó đươc Thượng Viện thông qua vì việc này sẽ không khuyến khích thêm doanh nghiệp đầu tư vào dầu mỏ mà còn có thể gây tác dụng ngược.
Quyết định chặn đường ống Keystone XL dẫn dầu từ Canada của Biden đã khiến ông phải bay sang tận Ả Rập Xê-út đề tìm nguồn cung thay thế.
Chứng khoản Mỹ mở cửa trong sắc xanh sau phiên giao dịch có thanh khoản kỷ lục vào tuần trước:
Trên thị trường FX, DXY hồi phục cuối phiên Âu và đầu phiên Mỹ, hiện chỉ số đang được giao dịch quanh 104.227 (-0.24%).
Các cặp tiền chính đang có biến động như sau:
Vàng đang được giao dịch quanh $1,838.57/oz (+0.02%). Dầu cũng biến động nhẹ. Giá dầu WTI +0.02% lên $110.3/thùng.
Thị trường tiền điện tử đang ghi nhận hồi phục mạnh mẽ, BTC đã tăng hơn 5% lên $21.6k, các altcoin trong top 10 cũng bật tăng từ 7-12%.
Giá nhà mới tiếp tục tăng do chi phí xây dựng cao hơn. Giá năng lượng và xăng dầu đã tăng 78.5% trong năm trong khi các sản phẩm kim loại chế tạo và vật liệu xây dựng tăng 23.2%. Xi măng, thủy tinh hoặc các sản phẩm khác tăng 8.7%.
Thị trường:
Ngoài nhận xét của ngân hàng trung ương, thâm hụt tài khoản vãng lai của khu vực đồng Euro tăng lên 5.8 tỷ euro, mức đỉnh trong hơn một thập kỷ, do giá dầu và khí đốt tăng cao từ cuộc xung đột Nga-Ukraine tạo ra một lực cản lớn đối với thương mại.
Tâm lý risk-on đã phục hồi nhẹ khi thị trường chứng khoán đang có chút thở phào nhẹ nhõm sau đợt bán tháo mạnh của tuần trước. Lợi suất trái phiếu kho bạc cũng cao hơn một chút trong khi lợi suất trái phiếu châu Âu ổn định ngay cả khi các nhà hoạch định chính sách của ECB thúc đẩy một chương trình nghị sự diều hâu hơn.
Trên thị trường ngoại hối, đồng Dollar ban đầu yếu hơn trong bối cảnh tâm lý rủi ro phục hồi nhưng hiện đang giao dịch hỗn hợp hơn khi tỷ giá USD/JPY tăng cao hơn đã khiến một số dòng tiền quay trở lại đồng bạc xanh. Cặp tiền này đã tăng từ 135.10 lên 136.30, mức cao nhất kể từ năm 1998, khi chính sách của BOJ không thay đổi vào cuối tuần trước.
Tỷ giá EUR/USD dao động quanh mức 1.0550 - tăng 0.4% trong ngày - sau khi tăng cao hơn lên 1.0580 trước đó trong phiên.
Trong khi đó, GBP/USD đã chạm mức 1.2300 trước khi thoái lui quanh mức 1.2260-70 trong bối cảnh Dollar biến động. AUDUSD cũng chuyển từ mức tăng sang ít thay đổi sau khi giảm từ 0.6980 xuống 0.6950 trong khi NZD/USD giảm từ 0.6355 xuống 0.6320 khi phe Bò USD trở lại.
Đồng Franc vẫn là một đồng tiền có hoạt động tốt sau sự đảo chiều chính sách của SNB vào tuần trước, với CHF/JPY cũng là một đột phá đáng chú ý trong ngày khi nó tăng vọt trên 140.00 đến 140.80 vào thời điểm hiện tại - mức cao nhất kể từ năm 1980.
USD/JPY tăng lên gần 136.00, mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 1998
Sự bứt phá gần đây đến từ các nhận xét của quan chức Nhật Bản. Lo ngại của thị trường về việc BOJ thay đổi chính sách đã làm chậm đà tăng của USD/JPY trong tuần qua nhưng những lo lắng ngày đã được xóa bỏ. Cặp tiền hiện đang chạy lên trên 136.273, cao nhất kể từ tháng 10 năm 1998. USD/JPY đã tăng gần 1% trong ngày.
Có rất ít kháng cự từ thời điểm hiện tại đến 140.00. Đây sẽ là mức độ tâm lý quan trọng tiếp theo về việc liệu chúng ta có thể thấy sự can thiệp mạnh mẽ hơn của các quan chức Nhật Bản hay không.
Chuyên gia kinh tế tại Tập đoàn UOB Lee Sue Ann nhận xét về cuộc họp mới nhất của BoE (ngày 16/6).
“Ủy ban Chính sách Tiền tệ (MPC) của Ngân hàng Trung ương Anh (BOE), tại cuộc họp vào tháng 6, đã bỏ phiếu theo đa số 6-3 để tăng lãi suất thêm 25 điểm phần trăm lên 1.25%. Đây là cuộc họp chính sách thứ năm liên tiếp kể từ tháng 12 mà BOE đã tăng lãi suất cơ bản, lên mức cao nhất kể từ năm 2009 trong nỗ lực chống lại lạm phát gia tăng. ”
“Quan trọng là, định hướng chính sách cho lãi suất cao hơn đã hiện rõ, được tất cả các cử tri của BOE tán thành. Để so sánh, hai thành viên đã từ chối đưa ra định hướng rằng cần phải tăng thêm trong tháng Năm. BOE cũng nâng dự báo về đỉnh lạm phát trong năm nay lên mức "trên 11%" một chút, và cho biết hiện họ kỳ vọng nền kinh tế sẽ thu hẹp lại trong quý hiện tại. "
“Do đó, chúng tôi hiện đang phải tăng lãi suất nhiều hơn trong những tháng tới. Chúng tôi mong đợi một đợt tăng thêm 100 điểm cơ bản trong thời gian còn lại của năm nay, sau đó chúng tôi kỳ vọng BOE sẽ tạm dừng chu kỳ tăng của mình. Điều này sẽ thấy Lãi suất Ngân hàng ở mức 2.25% vào cuối năm.”
Đức buộc phải chuyển sang sử dụng than đá sau khi Nga cắt giảm dòng khí đốt tự nhiên sang châu Âu
Cơ quan quản lý của Đức nhắc lại lời kêu gọi tiết kiệm càng nhiều khí đốt càng tốt vì nước này đang đối mặt với tình trạng khẩn cấp thiếu hụt trong bối cảnh nguồn cung từ Nga bị cắt giảm. Đức đang chuyển sang sử dụng các nhà máy nhiệt điện than một lần nữa để đảm bảo nguồn điện liên tục và là đòn giáng mạnh vào mong muốn giảm sử dụng than vào đầu thập kỷ này.
Không chỉ Đức đang bị ảnh hưởng bởi điều này vào lúc này. Ý, Áo và Hà Lan đều đang phải đối mặt với tình trạng khó khăn tương tự.
Theo số liệu CBI công bố:
Đơn đặt hàng công nghiệp của Anh giảm trong tháng 6 nhưng tin tốt là kỳ vọng giá cũng giảm xuống mức thấp nhất trong 9 tháng. Có một chút tương phản với lạm phát tiêu dùng gia tăng nhưng CBI lưu ý rằng đây có thể là "những dấu hiệu đầu tiên cho thấy hoạt động yếu hơn đang bắt đầu làm chậm tốc độ tăng giá trong lĩnh vực này".
Cổ phiếu đang phản ánh tâm lý risk-on cho đến hiện tại và điều đó đã khiến USD giảm nhẹ trong giao dịch buổi sáng của châu Âu. Đồng bạc xanh và đồng yên là hai đồng bạc yếu nhất, khi chứng khoán châu Âu đang có mức tăng vững chắc trong phiên cùng với hợp đồng tương lai của Mỹ. Điểm qua về thị trường chứng khoán như sau:
Đồng euro là một trong những đồng tiền thể hiện tốt cho đến hiện tại với tỷ giá EUR/USD tăng từ 1.0520 lên 1.0580 trong phiên giao dịch.
Trong khi đó, GBP/USD cũng đã cố gắng leo lên trên 1.2300 và tăng 0.5%:
USD/CAD giảm 0.5% xuống 1.2910 trong bối cảnh mô hình hai đỉnh được hình thành ngay trên 1.3050:
Khẩu vị rủi ro tốt hơn và giá dầu cao hơn (dầu thô WTI tăng 2% lên 111.85 USD) cũng góp phần tạo ra đồng loonie mạnh hơn trong ngày.
Nhìn vào các loại tiền tệ hàng hóa khác, mức tăng được đo lường đối với với AUD/USD tăng 0.4% lên 0.6975 và vẫn giữ dưới 0.7000. NZD/USD tăng 0.3% lên 0.6355.
Giá dầu tăng hôm thứ Ba do nhu cầu về nhiên liệu trong mùa hè tăng cao trong khi nguồn cung vẫn eo hẹp do các lệnh trừng phạt đối với dầu của Nga.
Giá dầu Brent tăng 1.61 USD, tương đương 1.4%, lên 115.74 USD/thùng vào lúc 08h25 GMT.
Dầu WTI giao tháng 7 tăng 2.29 đô la, tương đương 2.1%, lên 111.85 đô la.
Thị trường đã định giá ít nhất 75 bps cho cả đợt tăng lãi suất trong tháng Bảy và tháng Chín. Nhà hoạch định chính sách của ECB, Kažimír, cũng nói rằng nên thoát khỏi vùng lãi suất âm vào tháng 9.
Cặp tiền này đang giao dịch ở mức cao nhất trong ngày tại khoảng 135.30. Đồng USD đang giảm nhẹ nhưng đồng Yên mới là đồng tiền thể hiện kém nhất trong phiên, do không được hỗ trợ bởi lợi suất trái phiếu chính phủ tăng.
Mức cao nhất trong tuần trước là 130.59.
Ông Rehn đã thay đổi quan điểm của mình từ phe "bồ câu" sang "diều hâu"