Vàng điều chỉnh giảm xuống 2771 USD/oz sau chạm đỉnh gần 2790 USD/oz
Giá vàng đã chạm đỉnh gần 2790 USD/oz trong phiên hôm nay khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đến gần, hiện giá vàng đang điều chỉnh giảm xuống 2771 USD/oz
Giá vàng đã chạm đỉnh gần 2790 USD/oz trong phiên hôm nay khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đến gần, hiện giá vàng đang điều chỉnh giảm xuống 2771 USD/oz
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm và 10 năm tăng sau khi dữ liệu việc làm của Mỹ, báo hiệu Cục Dự trữ Liên bang nên giữ vững chính sách tiền tệ trong bối cảnh thị trường lao động vẫn thắt chặt và tiền lương gần mức cao.
Điểm qua những chỉ số chính
Trên thị trường tiền tệ quốc tế, GBP và EUR là 2 đồng tiền đang ghi nhận những diên biến trái chiều sau báo cáo về tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ trong tháng 4 năm 2022. DXY tăng gián tiếp khiến cho các đồng tiền khác cũng chịu ảnh hưởng.
Trên thị trường dầu mỏ và thị trường vàng quốc tế:
GBP/USD tiếp tục duy trì mức giảm trong phiên giao dịch hôm nay
Cặp tiền hiện đang giao dịch ở vùng thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2020. Giá hiện đang giao dịch tại mức 1.2337
Nhìn vào biểu đồ giờ, giá đã di chuyển lên trên 100 pips, đưa giá thoát khỏi mức thấp nhất ngày giao dịch.
EUR/USD ngay lập tức đã phản ứng sau thông tin công bố về báo cáo việc làm tại Hoa Kỳ
Cặp tiền hiện đang giao dịch tại mốc 1.0553
Hiện EUR/USD đang kiểm tra lãi ngưỡng hỗ trợ MA 100 giờ. Đây là ngưỡng tâm lý quan trọng với các nhà giao dịch
Thị trường vẫn đang kỳ vọng cặp tiền có thể di chuyển bám theo mốc MA 100 giờ, tuy vậy xu hướng giảm được dự báo sẽ dễ xuất hiện hơn.
Chủ đề chính mà thị trường thảo luận sẽ là về việc lãi suất và sự bất hòa giữa Powell - người về cơ bản đã loại trừ kế hoạch FED tăng 75 bps tại cuộc họp ngày 15 tháng 6
Thị trường tài chính Mỹ đang đánh giá có 91% tỷ lệ Fed sẽ nâng 75 bps vào kỳ họp tới đây.
Số liệu Canada tháng 4 việc làm ghi nhận 15.3 nghìn việc làm so với ước tính 55.0 nghìn
Tỷ lệ thất nghiệp đạt 5.2%, đúng với kỳ vọng trước đó. Só liệu háng trước là 5.3%. Tỷ lệ thấp kỷ lục mới
Việc làm toàn thời gian -31.6 nghìn việc làm so với 92.7 nghìn tháng trước
Việc làm bán thời gian 47.1 việc làm nghìn so với -20.3 nghìn tháng trước
Tỷ lệ thất nghiệp đã điều chỉnh - bao gồm cả những người muốn mong muốn tìm việc làm nhưng không tìm được ở mức 7.2%, thấp hơn mức trước đại dịch là 7.4%
Tỷ lệ thất nghiệp của những người từ 25 đến 54 tuổi tiếp tục giảm. Tỷ lệ này đã giảm 0.2% xuống còn 4,3% vào tháng 4. Đây là tỷ lệ thấp nhất được ghi nhận kể từ khi có dữ liệu so sánh với năm 1976
Bảng lương phi nông nghiệp tháng 4 của Hoa Kỳ tăng 428 nghìn việc làm so với 391 nghìn việc làm dự kiến.
Số liệu theo ghi nhận trươc đó là 431 nghìn việc làm (so với 750 nghìn việc làm kỳ vọng).
Số liệu thống kê ước tính thời gian tới dao động từ 188 nghìn đến 571 nghìn.
Tỷ lệ thất nghiệp trước đó 3.6%.
Số lượng người thất nghiệp dài hạn ở Mỹ là 1.2 triệu người.
Thị trường:
• EUR mạnh nhất, AUD yếu nhất
• Thị trường chứng khoán châu Âu tiêu cực; HĐTL chỉ số S&P 500 giảm 0.6%
• Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 27 bps lên 3.095%
• Vàng tăng 0.3% lên 1,882.30 USD
• Dầu thô WTI tăng 2.2% lên 110.63 USD
• Bitcoin giảm 1.7% xuống 35,846 USD
Phiên giao dịch bắt đầu với tâm trạng risk-off tương tự như ngày hôm qua, khi đồng Dollar tăng mạnh trong khi chứng khoán sụt giảm.
Đáng lưu ý, GBP/USD đã lao dốc xuống đáy từ tháng 6 năm 2020 dưới 1.2300 trong khi EUR/USD giảm xuống mức thấp 1.0483. Tuy nhiên, các động thái này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn trước khi tỷ giá phục hồi trở lại!
Động thái này đã chứng kiến tỷ giá EUR/USD tăng trở lại mức 1.0540 trước khi bứt phá cao hơn nhờ các bình luận diều hâu hơn của ECB.
GBP/USD cũng tự tăng từ 1.2275 lên 1.2350, chỉ giảm 0.1% vào ngày hôm nay. Trong khi đó, AUD/USD hiện đang dao động dưới 0.7100, giảm 0.3% trong ngày.
Tỷ giá USD/JPY ổn định hơn, nhưng đã giảm xuống 130.40 ngay cả khi lợi suất trái phiếu kho bạc đang tăng.
Trên thị trường hàng hóa, dầu đang tiếp tục sự bứt phá khi dầu thô WTI tăng trên mức 110 USD.
Tỷ giá EUR/JPY đang tìm cách vượt qua rào cản 138.00 vào cuối tuần. Cặp tiền đã tích lũy kể từ đầu tháng 5. Hiện EUR/JPY đang dao động quanh vị trí 137.9, tăng 0.52% trong ngày.
Nếu EUR/JPY xuyên thủng khu vực 138.00 thì tỷ giá có thể tăng lên mức đỉnh năm 2022 là 140.00 (ngày 21 tháng 4), theo sau đó là mức cao nhất trong tháng 6 năm 2015 tại 141.05.
Trong khi đó, mặc dù nằm trên đường SMA 200 ngày ở 130.87, nhưng triển vọng ngắn hạn vẫn sẽ là tích lũy.
Nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Bostjan Vasle cho biết:
• Lạm phát đang hoành hành trên diện rộng
• Không thể nói rằng chính sách tiền tệ không thể kiềm chế áp lực lạm phát
Trước đó là Holzmann, Nagel, Kazaks, Knot, Villeroy và bây giờ là Vasle đang kêu gọi tăng lãi suất nhanh hơn.
Những bình luận trên dường như đã tiếp thêm sức mạnh cho đồng Euro, với tỷ giá EUR/USD tăng 0.4% lên 1.0580 hiện tại.
Nhận xét của nhà hoạch định chính sách ECB, Joachim Nagel
• Nền kinh tế khó có thể suy thoái nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ yếu hơn nhiều
• Lạc quan về các chính sách tiền tệ trong năm nay
Thị trường đang dự báo ba đợt tăng lãi suất 0.25% từ ECB vào tháng 10.
Sau khi chạm đáy ở vùng 1.0480 vào đầu phiên, EUR/USD đã đảo chiều tăng. Hiện tỷ giá đã vượt qua mức 1.0500, tăng 0.25% trong ngày!
Thành viên Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Francois Villeroy de Galhau gợi ý rằng lãi suất chính sách của ngân hàng có thể dương vào cuối năm nay. Thêm vào đó, trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức lần đầu tiên leo lên mức đỉnh gần 1.10% kể từ cuối tháng 7 năm 2014. Những động thái này đã giúp củng cố đà tăng của đồng Euro.
Tất cả sự chú ý sẽ đổ dồn vào Bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ sau phiên họp Quốc hội.
Trước đó vào tháng 3 đạt 59.1
Hoạt động xây dựng của Vương quốc Anh đang ở mức yếu nhất cho đến nay trong năm 2022 do chi phí gia tăng và sự bất ổn kinh tế ảnh hưởng đến nhu cầu. Đáng chú ý, dự báo tăng trưởng giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm 2020.
EUR/USD đã tăng trở lại gần 100 pips từ mức thấp 1.0483 lên mức cao nhất trong phiên là 1.0580.
Trong khi đó, GBP/USD cũng tăng từ mức thấp 1.2275 lên 1.2350, chỉ giảm 0.1% trong ngày. AUD/USD cũng đã tăng từ 0.7065 lên 0.7105, NZD/USD giữ nguyên ở mức 0.6425 từ mức thấp 0.6396 trước đó.
Đồng USD đang sụt giá nhẹ khi HĐTL chỉ số chứng khoán Hoa Kỳ đang dần phục hồi.
Tuyên bố của ông Villeroy cho thấy khoảng ba lần tăng lãi suất của ECB cho đến cuối năm - có lẽ là vào tháng 7, tháng 9 và tháng 12.
Thị trường chứng khoán đang chịu áp lực giảm vào đầu phiên Âu.
Đồng đô la tiếp tục bứt phá khi lợi suất trái phiếu tăng cao. Lợi suất 10 năm tiếp tục ổn định trên mức 3%.
Thị trường sẽ tiếp tục chờ báo cáo NFP lúc 7h30 tối nay để có thêm xúc tác.
Bitcoin đang sụt giá khá mạnh, phá qua mốc 36k, hiện đang ở mốc 35.9k.
Thị trường đang mang tâm lý trái chiều và việc phát hành bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ sẽ không tạo ra nhiều sự khác biệt. Thị trường HĐTL của Mỹ cũng bắt đầu căng thẳng, HĐTL S&P 500 giảm 0.3%.
Đồng đô la vẫn tiếp tục tăng giá ổn định hậu FOMC, đồng Cable kéo dài mức giảm xuống mức thấp mới gần 1.2300 - mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2020, sau khi BOE thể hiện góc nhìn không mấy khả quan về triển vọng kinh tế của Anh vào hôm qua, làm tăng áp lực giảm giá lên đồng tiền này.
Giá nhà ở Anh tiếp tục tăng mạnh trở lại, ghi nhận đà tăng tháng thứ 10 liên tiếp - giai đoạn dài nhất kể từ năm 2016. Giá bất động sản trung bình đạt mức cao kỷ lục mới là 286 nghìn Bảng Anh. Mặc dù vậy Halifax vẫn dự báo giá nhà sẽ hạ nhiệt vào cuối năm:
Tỷ lệ thất nghiệp của Thụy Sĩ vẫn ổn định trong tháng 4, sau khi điều chỉnh các yếu tố thời vụ. Mặc dù vậy, tỷ lệ chưa điều chỉnh được cho là đã giảm từ 2.4% trong tháng 3 xuống 2.3% trong tháng trước.
Những gì đang diễn ra trên đồ thị lợi suất TPCP 10 năm của Mỹ khiến tất cả các thị trường khác phải quan tâm
Kênh giá giảm trong suốt 3 thập kỷ vừa qua đã bị phá vỡ
Cuối cùng thì bong bóng trái phiếu có nổ không? Các vị thế đòn bẩy có đang đi quá xa không?
Đó là hai câu hỏi lớn, tác động đáng kể đến các thị trường khác. Nếu lợi suất tiếp tục tăng cao hơn, tâm lý của nhà đầu tư cổ phiếu, đặc biệt là nhóm công nghệ, sẽ không tìm thấy nhiều sự thoải mái. Trong trường hợp đó, tiền mặt - cụ thể hơn là đô la - là vua.
Chúng ta chắc chắn đã chứng kiến điều đó xảy ra ngày hôm qua.
Trọng tâm chính trên thị trường tiếp tục xoay quanh lạm phát và sự thắt chặt của ngân hàng trung ương. Câu chuyện diễn ra trong tháng Tư dường như đang tiếp tục; ít nhất là bây giờ.
Số vị thế mở đã tăng phiên thứ 3 liên tiếp với khoảng 14.7 nghìn hợp đồng theo báo cáo sơ bộ từ CME Group. Khối lượng giao dịch tăng khoảng 56.8 nghìn hợp đồng.
Giá vàng đã không thể duy trì đà tăng vượt qua mốc $1900/oz. Sự suy giảm trong bối cảnh số vị thế mở và khối lượng giao dịch tăng lên cho thấy kim loại quý này có khả năng kiểm tra lại mốc $1850/oz.
"Đà bán tháo mạnh mẽ và nhanh chóng ở EUR là một bất ngờ khi nó giảm mạnh xuống 1.0491 trước khi hồi phục. Sự suy yếu nhanh chóng dường như là quá mức nhưng có khả năng EURUSD tiếp tục giảm mặc dù việc cặp tiền đóng cửa tuần dưới 1.0470 dường như không thể xảy ra. Mặt khác, một đà tăng lên khoảng 1.0600 sẽ cho thấy đà giảm tạm dừng trong ngắn hạn."
Đồng USD tiếp tục củng cố vị trí là đồng tiền được ưa chuộng vào thời điểm hiện tại và đà tăng cũng được giúp đỡ bởi việc các nhà chức trách Trung Quốc vẫn chưa xác định rõ ràng mức giá phải can thiệp vào đồng nhân dân tệ.
Tỷ giá USD/CNH chạm mức cao nhất trong 18 tháng qua.
Đường MA 200 tuần (đường màu xanh lam) đang ở gần nhưng bức tranh kỹ thuật không thực sự quan trọng quá nhiều vì tất cả đều phụ thuộc vào mức giá và thời điểm Bắc Kinh muốn đồng tiền ổn định.
Hôm qua, phố Wall đã "đổ máu" khi chúng ta chứng kiến chỉ số S&P 500 giảm 3.6%, Nasdaq giảm 5.0% và chỉ số Dow giảm 3.1%. Diễn biến trên khá tiêu cực, đặc biệt là khi cổ phiếu tăng vọt ngay sau cuộc họp FOMC.
Hiện tại, hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đang ổn định trong ngày. Nhưng có một điều đáng lo ngại rằng sự bình yên mà chúng ta đang thấy bây giờ sẽ không kéo dài qua cuối tuần.
Đây là một thanh pinbar trông xấu xí xuất hiện trên chart Weekly của Nasdaq:
Đồng tiền dẫn đầu ở phiên giao dịch châu Á là USD. Ngược lại, Yên Nhật yếu nhất, với mức giảm 0.26% trước đồng Dollar. USD/JPY chạm mốc trên 130.75. Các đồng tiền khác không thay đổi nhiều, EUR, GBP, AUD, NZD, CAD, CHF đều giảm nhẹ so với đô la Mỹ.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán trên toàn cầu chìm trong sắc đỏ do dự báo tiêu cực đến từ BoE trong ngày hôm qua và RBA sáng nay.
CPI Nhật Bản tăng nhanh nhất trong gần 30 năm. Chỉ số giá tiêu dùng không bao gồm thực phẩm tươi sống và năng lượng cũng tăng kỷ lục. Thị trường sẽ cần theo dõi dữ liệu nước Nhật sắp tới để xem liệu các con số ở Tokyo có được phản ánh rộng rãi hơn hay không, đồng thời tiếp tục xem liệu lạm phát cơ bản có thể đạt được mục tiêu 2% của BOJ hay không.
RBA dự báo lạm phát cao hơn đáng kể trong khi những dự báo cho GDP bị cắt giảm.
Binance nằm trong số 18 nhà đầu tư tham gia vào thương vụ mua lại Twitter của Elon Musk cùng với các công ty như Quỹ Sequoia Capital và Công ty Fidelity Management and Research.
Sàn giao dịch tiền điện tử Binance đã tham gia vào thương vụ mua lại Twitter trị giá 44 tỷ USD của Elon Musk, theo dữ liệu được nộp cho Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ.
Với số tiền đầu tư 500 triệu USD, Binance là công ty đóng góp lớn thứ tư, sau thLawrence J. Ellison Revocable Trust, công ty đã đầu tư 1 tỷ USD. Sequoia Capital và VyCapital đã quyên góp lần lượt 800 triệu và 700 triệu USD.
HĐTL chỉ số S&P đang chìm trong sắc đỏ, với mức giảm trên 0.5%. Trong khi đó, lợi suất kho bạc Mỹ chạm mốc cuối năm 2018, trên 3.08%.
Dữ liệu BoE đã hỗ trợ tâm lý Risk-off trong bối cảnh dự báo lạm phát tăng cao và những thách thức đối với tăng trưởng.
NFP của Mỹ có thể sẽ giảm vào tháng 4 nhưng nhìn chung dữ liệu việc làm mạnh mẽ có thể bảo vệ phe Bò của đồng bạc xanh.
AUD/USD tiếp tục kéo dài đà giảm sau khi RBA dự báo lạm phát tăng mạnh, đồng thời hạ dự báo tăng trưởng và dự kiến lãi suất sẽ đạt 1.75% vào năm 2022.
Tỷ giá AUD/USD hiện đã xuyên thủng hỗ trợ quan trọng 0.7100, xuống 0.7097, giảm gần 0.15% trong ngày.
Tâm lý thị trường xấu đi sau khi BOE gia tăng lo ngại về lạm phát, tăng trưởng, do đó thị trường đã tiếp tục mua USD trong bối cảnh lợi suất ổn định hơn.
Báo cáo việc làm của Hoa Kỳ sẽ cần được theo dõi chặt chẽ khi chủ tịch Fed Powell từ chối mức tăng lãi suất 75 bps.
Các nội dung chính:
• Tăng thêm lãi suất là cần thiết để kiềm chế lạm phát
• Tăng mạnh dự báo lạm phát, coi lạm phát cơ bản xung quanh 2-3% cho đến năm 2024
• Thích hợp để bắt đầu bình thường hóa lãi suất
• Cho biết áp lực lạm phát ngày càng mở rộng do sự tắc nghẽn của chuỗi cung ứng, nhu cầu mạnh mẽ
• Nền kinh tế đã phục hồi tốt hơn dự kiến, gần đạt được toàn dụng lao động
• Dự báo lạm phát trung bình ở mức 4.6% tháng 12 năm 2022, 3.1% tháng 12 năm 2023, 2.9% tháng 6 năm 2024
• Dự báo lạm phát CPI ở mức 5.9% tháng 12 năm 2022, 3.1% tháng 12 năm 2023, 2.9% tháng 6 năm 2024
• Dự báo tăng trưởng GDP 4.2% tháng 12 năm 2022, 2.0% tháng 12 năm 2023, 2.0% tháng 6 năm 2024
• Dự báo lãi suất đạt 1.75% tháng 12 năm 2022, 2.5% tháng 12 năm 2023
• Cho biết triển vọng kinh doanh/đầu tư chính phủ khả quan nhưng bị hạn chế bởi chuỗi cung ứng
Thị trường chứng khoán Mỹ đêm qua chứng kiến một phiên lao dốc mạnh mẽ với các chỉ số chính chìm trong sắc đỏ. Cụ thể:
• Chỉ số S&P 500 giảm hơn 3.5% tương đương 153 điểm
• Chỉ số Nasdaq lao dốc mạnh nhất 5.06% tương đương 685 điểm
• Chỉ số DowJones giảm 3.12% tương đương 1063 điểm
Và có lẽ động thái này có thể đè năng lên tâm lý của các nhà giao dịch trong phiên Châu Á ngày hôm nay. (thêm vào đó là lo ngại về triển vọng kinh tế mờ nhạt trong bối cảnh lạm phát cao, chi phí đi vay tăng và tình trạng phong tỏa ở Trung Quốc).
Tâm lý Risk-off thống trị thị trường do lo ngại về thanh khoản giảm, với đà lao dốc mạnh đối với các tài sản đầu cơ như Bitcoin vào đêm qua.
Đà bán tháo trái phiếu mạnh mẽ khiến lợi suất 10 năm của Mỹ vượt qua mốc 3%.
Tại Vương quốc Anh, Ngân hàng Trung ương Anh đã nâng lãi suất đi vay lên mức cao nhất kể từ năm 2009 trong khi cảnh báo về khả năng lạm phát hai con số và một thời gian trì trệ hoặc thậm chí suy thoái kéo dài.
Trên thị trường ngoại hối, chỉ số sức mạnh DXY thể hiện sức mạnh vượt trội với đà tăng trên 1% vào ngày thứ 5, lên mức 103.55. Đồng thời, khiến USD trở thành đồng tiền mạnh nhất. Ngược lại, GBP yếu nhất sau quyết định của BoE có phần ôn hòa của BOE trong ngày hôm qua và những dự báo tiêu cực về triển vọng của nền kinh tế nước Anh.
Giá cả hàng hóa tăng cao dẫn đến chi phí gia tăng. Dầu thô West Texas Intermediate vẫn ở mức trên 108 USD/thùng, tăng gần 1% so với ngày thứ Tư, do lo ngại về nguồn cung thiếu hụt từ đề xuất của Liên minh châu Âu về việc trừng phạt dầu của Nga. Ngược lại, giá vàng sụt giảm nhẹ, hiện ở mức 1872.48 USD/oz, giảm 0.24% trong ngày.
Một quan chức Bộ Năng lượng Hoa Kỳ nói với CNN:
Chính phủ Mỹ đang có kế hoạch mua 60 triệu thùng dầu thô (một phần ba trong số 180 triệu thùng được giải phóng khẩn cấp). Đây được xem như là bước đầu tiên trong quá trình kéo dài nhiều năm nhằm bổ sung lượng dầu dự trữ khẩn cấp.
Chỉ số CPI không bao gồm Thực phẩm, Năng lượng (gần đúng với chỉ số CPI “lõi” của Hoa Kỳ). Liệu CPI có được duy trì hay sẽ tăng theo mục tiêu của BOJ về lạm phát cơ bản ở mức 2%?
Ngân hàng Trung ương Chile, Banco Central de Chile tăng lãi suất 125 điểm cơ bản từ 7% lên 8.25%.
Dữ liệu này cao hơn dự báo 100 bps trước đó.