Barclays: BoE dự kiến giữ nguyên lãi suất trong tháng 12
Theo dự báo mới nhất, Barclays nhận định BoE sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 12, với lý do BOE đang thận trọng hơn, nhấn mạnh yếu tố bất định và động thái điều chỉnh chính sách một cách chậm rãi.
“Tại cuộc họp báo, thông điệp chính được nhấn mạnh là mức độ bất định hiện tại: bất định về tác động của gói tài khóa; bất định về tình hình thực tế của thị trường lao động.”
Barclays cũng cho biết, với cách tiếp cận chậm rãi, NHTW có khả năng sẽ giữ nguyên lãi suất trong tháng 12, do những yếu tố mơ hồ được đề cập phía trên khó có thể giải quyết ngay trong thời gian tới.
Tuy nhiên, Barclays dự đoán sang năm 2025, BoE sẽ hạ lãi suất 25 điểm cơ bản trong các tháng 2, tháng 5, tháng 6, tháng 8 và tháng 9, đưa mức lãi suất cuối năm về mức 3.50%.
Biến động mạnh trên thị trường FX sau bầu cử vẫn chưa đi đến hồi kết
Hậu bầu cử, đồng USD có những diễn biến trái chiều trên thị trường FX. Chỉ số DXY thu hẹp phân nửa đà tăng ghi nhận sau chiến thắng của Donald Trump, nhưng hôm nay lại đang có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, sự hồi phục này vẫn chưa thực sự thuyết phục khi đà giảm của USD/JPY và USD/CHF trong phiên giao dịch cho thấy đồng USD vẫn đang yếu thế.
Nguyên nhân của điều này một phần đến từ lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ giảm trên diện rộng, với lợi suất kỳ hạn 10 năm giảm thêm 4bp, hiện ở mức 4.30%. Dù mức này vẫn cao so với trước tháng 10, lợi suất trong tuần này gần như diễn biến đi ngang. Đây cũng là lý do khiến đồng USD gặp khó khăn trong việc duy trì đà tăng.
Hiện tại, cặp EUR/USD giảm 19 pip xuống còn 1.0784, dù khối lượng hợp đồng quyền chọn đáo hạn lớn có thể đang khiến giá dao động trong biên độ hẹp. Trong khi đó, GBP/USD giảm 19 pip xuống mức 1.2966 và USD/CAD tăng 27 pip lên 1.3886.
Các đồng tiền bị suy yếu mạnh nhất là các đồng tiền của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chủ yếu do tâm lý bi quan xung quanh tình hình kinh tế Trung Quốc. Cặp AUD/USD giảm 41pip xuống còn 0.6635 khi phe gấu tiếp tục áp đảo thị trường. Trong tương lai gần, diễn biến của cặp tiền này có thể tiêu cực hơn nếu mức MA200 tại 0.6628 bị phá vỡ.
Dù chiến thắng của Trump trong cuộc bầu cử đã thổi bùng thêm đà tăng của đồng USD, diễn biến thị trường trái phiếu vẫn có thể bị dao động, ảnh hưởng đến diễn biến chỉ số DXY.
Hiện tại, lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ vẫn chưa có sự bứt phá hơn kể từ tháng 10, khiến USD chưa thể bùng nổ mạnh mẽ. Nhưng cũng có khả năng chúng ta đang bước vào một giai đoạn mới với lợi suất trái phiếu Mỹ cao hơn.
Nếu điều đó xảy ra, đồng USD có thể tăng vọt trong tương lai khi tâm lý thị trường dần ổn định, đặc biệt với kịch bản các chính sách của Trump dẫn đến lạm phát nội địa tăng cao,tác động xấu đến triển vọng tăng trưởng của các quốc gia khác.
Commerzbank: Đồng USD dưới thời Trump có thể mạnh lên đến mức nào?
Theo chuyên gia phân tích FX Ulrich Leuchtmann của Commerzbank, đồng USD có thể tiếp tục tăng giá trong thời gian tới, hưởng lợi sau chiến thắng lịch sử của Tân Tổng thống Hoa Kỳ Donanld Trump.
"Tuy nhiên, dư địa tăng giá của đồng USD trong thời điểm tới cũng có hạn. Tác động của chiến thắng đó đã được chứng kiến ở thị trường FX. Trong trung hạn, diễn biến đồng USD có thể có nhiều biến động."
“Một mặt, vì chính sách của chính quyền Trump có thể được thực hiện chậm hơn so với các thông báo. Và mặt khác, những ảnh hưởng từ lạm phát có thể được Fed theo dõi sát sao.”
Cập nhật phiên Âu: Sắc đỏ bao trùm chứng khoán châu Âu sau động thái cắt giảm lãi suất của các NHTW
Thị trường chứng khoán châu Âu đã đóng cửa chìm trong sắc đỏ vào phiên giao dịch cuối tuần, khi sự chú ý của nhà đầu tư hiện đang dồn vào báo cáo kết quả kinh doanh doanh nghiệp và ảnh hưởng của động thái cắt giảm lãi suất 0.25 điểm phần trăm của Fed và BoE.
Chỉ số Eurostoxx 600 giảm 0.2% vào lúc 16h30 (giờ Việt Nam). Các cổ phiếu ngành khai khoáng dẫn đầu đà giảm với mức sụt giảm 2.4%, trong khi nhóm cổ phiếu y tế tăng 1%.
Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh thị trường đang đón nhận thông tin về cuộc khủng hoảng chính trị tại Đức và chiến thắng lịch sử của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tuần này.
Tại Đức, chỉ số DAX đã tăng 1.7% trong phiên trước đó sau khi Thủ tướng Olaf Scholz cho thôi việc Bộ trưởng Tài chính Christian Linder vào tối thứ Tư và bổ nhiệm người kế nhiệm vào hôm thứ Năm. Động thái này, đánh dấu sự kết thúc đột ngột của chính phủ liên minh ba bên, làm dấy lên khả năng sẽ có một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm và bầu cử mới. Ông Scholz cho biết không muốn tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm trước tháng 1.
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD đã có dấu hiệu phục hồi nhẹ sau khi liên tục giảm giá sau đợt tăng mạnh đầu tuần khi các nhà giao dịch chốt lời sau chiến thắng của ông Trump. Cặp tiền GBP/USD thu hẹp phân nửa đà tăng sau sự hồi phục về mức 1.30.
Cặp tiền EUR/USD giảm xuống 1.0777 và dự kiến kéo dài đà giảm trong tuần tới do ảnh hưởng từ đồng USD mạnh lên và khủng hoảng chính trị tại Đức.
Giá vàng hạ nhiệt trong phiên cuối tuần nhưng vẫn dao động quanh mức 2,700 USD/oz, khi các nhà đầu tư đánh giá tác động của nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump và triển vọng lãi suất tại Mỹ.
PBoC: Ngân hàng sẽ đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ hơn
PBoC cho biết:
- Tăng cường điều tiết chính sách tiền tệ
- Tăng độ chính xác của chính sách tiền tệ
- Sẽ duy trì điều kiện thanh khoản dồi dào một cách hợp lý
- Duy trì tỷ giá hối đoái CNY về cơ bản ổn định ở mức cân bằng hợp lý
- Sẽ tiếp tục làm giàu bộ công cụ chính sách tiền tệ để cải thiện hiệu quả sử dụng vốn
Không có gì mới trong ngôn ngữ kể từ khi họ chuyển từ chính sách tiền tệ "thận trọng" hơn sang hiện nay là "hỗ trợ" hơn.
Cổ phiếu châu Âu tăng nhẹ khi mở cửa phiên giao dịch
- Eurostoxx +0.2%
- DAX +0.1%
- CAC 40 +0.2%
- FTSE +0.1%
- IBEX đi ngang
- FTSE MIB -0.1%
Cổ phiếu Đức đã hạ nhiệt sau mức tăng hôm qua và tâm trạng chung hiện tại có phần ảm đạm hơn. Điều này đi kèm với tương lai của Hoa Kỳ cũng đi ngang tuy nhiên vẫn chưa có nhiều dữ liệu để xem xét. Các nhà đầu tư sẽ lại hướng đến Phố Wall sau đó để xem liệu cổ phiếu có thể tiếp tục đà tăng sau bầu cử hay không.
Cán cân thương mại của Pháp trong tháng 9 có gì đáng chú ý?
- Cán cân thương mại tháng 9 của Pháp thâm hụt 8.27 tỷ EUR
- Cán cân thương mại tháng 8 của Pháp thâm hụt 7.37 tỷ EUR; điều chỉnh thành 7.72 tỷ EUR
Thâm hụt thương mại của Pháp tăng nhẹ vào tháng 9 khi xuất khẩu giảm 1.4% trong khi nhập khẩu chỉ giảm 0.2% trong tháng.
Lịch kinh tế hôm nay có gì đáng chú ý?
Phiên giao dịch châu Âu sẽ không có nhiều điểm nhấn với chỉ một vài bản phát hành dữ liệu cấp thấp. Trong phiên giao dịch của Mỹ, điểm nhấn sẽ là dữ liệu thị trường lao động Canada và báo cáo Tâm lý người tiêu dùng UMich của Hoa Kỳ.
20:30 theo giờ Việt Nam - Báo cáo thị trường lao động Canada tháng 10
Báo cáo thị trường lao động Canada dự kiến sẽ cho thấy 25,000 việc làm được tạo ra trong tháng 10 so với 46,700 việc làm trong tháng 9 và Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao lên 6.6% so với 6.5% trước đó. Xin nhắc lại, BoC hiện đã chuyển trọng tâm từ lạm phát sang tăng trưởng, vì vậy họ sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất khi thị trường định giá 63% khả năng sẽ cắt giảm thêm 50 bps vào tháng 12 và ba lần cắt giảm 25 bps nữa vào năm 2025.
22:00 theo giờ Việt Nam - Báo cáo Tâm lý người tiêu dùng UMich tháng 11 của Hoa Kỳ
Tâm lý người tiêu dùng dự kiến ở mức 71.0 so với 70.5 trước đó. So với niềm tin của người tiêu dùng Conference Board, thiên về thị trường lao động hơn, thì khảo sát tâm lý người tiêu dùng thiên về tài chính của người tiêu dùng hơn. Trên thực tế, các nhà phân tích tin rằng đây là yếu tố dự báo tốt hơn về chi tiêu của người tiêu dùng so với báo cáo niềm tin của người tiêu dùng, đó cũng là lý do tại sao chỉ số kỳ vọng trong khảo sát được đưa vào Chỉ số kinh tế hàng đầu (LEI).
Bài phát biểu của quan chức NHTW
- 15:00 theo giờ Việt Nam - Martin của SNB
- 16:00 theo giờ Việt Nam - Vujcic của ECB (trung lập - bỏ phiếu)
- 16:00 theo giờ Việt Nam - Panetta của ECB (dovish - bỏ phiếu)
- 19:15 theo giờ Việt Nam - Pill của BoE (trung lập - bỏ phiếu)
- 23:00 theo giờ Việt Nam - Bowman của Fed (hawkish - bỏ phiếu)
HĐTL Eurostoxx tăng 0.1% trước giờ mở cửa phiên Âu
- Hợp đồng tương lai DAX +0.1%
- Hợp đồng tương lai FTSE +0.2%
Điều này đi kèm với hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ cũng đang hạ nhiệt, với hợp đồng tương lai S&P 500 hiện đang đi ngang. Cổ phiếu Đức là cổ phiếu nổi bật nhất hôm qua vì các nhà đầu tư hy vọng rằng một sự thay đổi tiềm năng của chính phủ có thể giúp phục hồi tình hình kinh tế của đất nước. Nhưng một lần nữa, thuế quan của Trump vẫn là một cân nhắc quan trọng đối với các chỉ số châu Âu, vì vậy hãy lưu ý đến điều này trong bức tranh toàn cảnh.
Hợp đồng quyền chọn FX đáo hạn hôm nay có gì đáng chú ý?
EUR/USD tiếp tục là cặp tiền gây chú ý với khối lượng lớn quyền chọn đáo hạn từ mức 1.0750 đến 1.0800
Như thường lệ, tâm lý của nhà đầu tư sau cuộc bầu cử vẫn là yếu tố chính chi phối dòng tiền, vì vậy các mức đáo hạn chỉ là động lực thứ yếu tại thời điểm này. Tuy nhiên, chúng có thể đóng một vai trò trong việc giữ cho biến động giá không quá mạnh mẽ cho đến khi bước vào phiên Mỹ sau đó.
Không có sự kiện rủi ro quan trọng nào trong lịch kinh tế thực sự ảnh hưởng đến tâm lý EUR/USD. Vì vậy, tất cả phụ thuộc vào việc các dòng tiền sẽ ổn định trở lại như thế nào khi thời điểm cuối tuần đang đến gần.
Barclays: Fed chỉ cắt giảm lãi suất một lần duy nhất trong năm 2025
- Barclays hiện dự báo Fed sẽ chỉ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản một lần vào năm tới.
Dự báo này được đưa ra sau các diễn biến trong tuần này, với việc Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ và cuộc họp của FOMC hôm qua. Nhìn chung, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã có những phát biểu khá ôn hòa, nhưng ông cũng liên tục nhấn mạnh sự thận trọng trong cách Fed sẽ tiếp tục chính sách trong năm tới. Một động thái cắt giảm 25 điểm cơ bản vào tháng 12 dường như là bước tiếp theo. Nhưng những gì xảy ra sau đó vẫn chưa chắc chắn, ít nhất là cho đến nay.
Cuộc họp của chính quyền Trung Quốc sẽ là tâm điểm trong phiên hôm nay
- Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc tại Trung Quốc sẽ kết thúc vào hôm nay.
Các thông tin bị rò rỉ trước đó về gói kích thích kinh tế có phần gây thất vọng. Việc phân bổ 4,000 tỷ Nhân dân tệ trái phiếu đặc biệt chỉ dành cho các khoản đầu tư vào bất động sản không thực sự có ích, trong khi 6,000 tỷ còn lại dường như được phân bổ để giải quyết vấn đề này. Vì vậy, nhiều khả năng chính quyền sẽ không có có hoạt động bơm tiền trực tiếp để thúc đẩy nền kinh tế.
Tuy nhiên, vẫn có một vài điểm sáng. Nguồn tin giấu tên cho biết các biện pháp kích thích "sẽ được tăng cường" nếu Trump thắng cử tổng thống Mỹ, nhằm đối phó với các vấn đề về thuế quan và xung đột thương mại sẽ phát sinh trong vài năm tới.
Vì vậy, chờ đợi là tất cả những gì thị trường cần làm. Các nhà đầu tư được an ủi một phần vào hôm qua, nhưng chứng khoán Trung Quốc lại một lần nữa giảm điểm trong ngày hôm nay. Sự lo lắng đang bắt đầu trở lại, ngay cả khi đây là một tuần khá tích cực đối với chứng khoán trong nước.
Thị trường sẽ tìm kiếm các thông tin quan trọng trong suốt những ngày nghỉ cuối tuần, với câu hỏi trọng tâm sẽ là đà phục hồi tâm lý diễn ra trước Tuần lễ vàng có thể được duy trì cho đến cuối năm hay không.
Cập nhật thị trường phiên châu Á: USD/JPY suy yếu sau phát biểu từ quan chức Nhật Bản
Tin tức:
- NHTW Hong Kong cắt giảm lãi suất chính sách 25bps xuống 5%
- Chi tiêu của hộ gia đình Nhật Bản trong tháng 9 giảm mạnh hơn dự báo
- Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Kato: Chính phủ sẽ có hành động kịp thời trước những biến động bất thường
- Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Akazawa kỳ vọng chi tiêu của khu vực tư nhân sẽ tăng khi mức lương tăng
Đồng JPY đã có một số biến động trong ngày hôm nay. Dữ liệu chi tiêu hộ gia đình của Nhật Bản cho tháng 9 đã giảm so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Điều này đã làm giảm khả năng tăng lãi suất của BoJ. USD/JPY đã tăng sau dữ liệu trên. Sau đó, cặp tiền này bắt đầu giảm do những nhận xét về khả năng can thiệp từ Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Kato, với các từ ngữ được sử dụng như: "đơn phương" và "mạnh mẽ".
USD/JPY đã giảm xuống dưới 152.7 và vẫn ở dưới mức đó tại thời điểm cập nhật. USD tăng nhẹ so với các đồng tiền khác, trong phạm vi không đáng kể.
Chứng khoán Trung Quốc mở cửa cao hơn nhưng đã giảm trở lại và hiện đang giảm điểm trong ngày. Thị trường sẽ có thông tin từ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc kết thúc trong ngày hôm nay
Dữ liệu lạm phát của Trung Quốc sẽ được công bố vào cuối tuần.
Đồng JPY tăng giá khi chính phủ Nhật Bản có khả năng can thiệp thị trường
- USD/JPY đã có lúc giảm về mức 152.55 nhưng hiện đã hồi phục về mức 152.69.
Sự suy yếu của đồng JPY sau cuộc bầu cử Mỹ đã khiến các nhà chức trách Nhật Bản đưa ra một số cảnh báo. Việc lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm, cũng trở thành những yếu tố chính hỗ trợ cho đồng JPY - vốn có lợi suất thấp hơn.
Trong khi đó, việc tiền lương thực tế và chi tiêu hộ gia đình của Nhật Bản giảm trong tháng thứ hai liên tiếp vào tháng 9 đã làm giảm bớt triển vọng lạm phát, trì hoãn lộ trình tăng lãi suất của BoJ. Cùng với đó, Bối cảnh chính trị Nhật Bản và tâm lý ưa rủi ro của thị trường, có thể sẽ hạn chế đà tăng của đồng JPY - vốn được coi là một kênh trú ẩn an toàn.
Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Akazawa kỳ vọng chi tiêu của khu vực tư nhân sẽ tăng khi mức lương tăng
- Nhận định này được đưa ra sau khi dữ liệu chi tiêu hộ gia đình gây thất vọng trước đó
Những phát biểu của Bộ trưởng Tài chính Kato trước đó, với hàm ý về khả năng can thiệp tiền tệ, dường như đang có tác động nhất định đến thị trường, khiến USD/JPY giảm về mức 152.83.
Dữ liệu lạm phát từ Trung Quốc ngày mai sẽ là tin tức quan trọng cuối cùng trong tuần
CPI của Trung Quốc sẽ được công bố vào lúc 08:30 ngày mai
Dự báo của thị trường:
- CPI giảm 0.1% so với tháng trước (Trước đó: 0.0%), tăng 0.4% so với cùng kỳ
- PPI giảm 2.5 so với cùng kỳ năm ngoái (Trước đó: -2.8%). Xu hướng sẽ không tiêu cực như tháng 9 do giá kim loại thô và giá dầu thô toàn cầu đã tăng trong tháng 10.
Trước khi dữ liệu được công bố, Trung Quốc sẽ công bố kết quả của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc. Dự kiến sẽ có thêm các biện pháp kích thích kinh tế được đưa ra
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Kato: Chính phủ sẽ có hành động kịp thời trước những biến động bất thường
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Kato cho biết:
- Nhật Bản sẽ theo dõi chặt chẽ tác động của các chính sách của Tổng thống Trump đối với nền kinh tế Nhật Bản.
- Chính phủ sẽ thực hiện các động thái phù hợp nếu có những biến động quá mức trên thị trường ngoại hối.
- Tuy nhiên, ông không đưa ra bình luận cụ thể về biến động tỷ giá hiện tại.
- Điều quan trọng là biến động tỷ giá ổn định và phản ánh đúng các yếu tố cơ bản của nền kinh tế.
- Nhật Bản sẽ theo dõi chặt chẽ các biến động trên thị trường ngoại hối, đặc biệt là những biến động do các nhà đầu tư đầu cơ gây ra
- Có hành động kịp thời nếu thấy có những biến động bất thường.
Trước đó, lãnh đạo Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPP) cũng đã cảnh báo rằng các chính sách của Trump có thể làm gia tăng lạm phát tại Mỹ và đẩy tỷ giá USD/JPY cao hơn, điều này có thể tạo áp lực đối với đồng JPY. Một số phân tích cho rằng sự mất giá của JPY có thể thúc đẩy BoJ phải xem xét tăng lãi suất để đối phó với tình trạng này.
JP Morgan: BTC có thể tiếp tục tăng giá trong 8 tuần tới
JP Morgan dự báo Bitcoin có thể tiếp tục tăng trong vòng 8 tuần tới, nhờ vào tác động của "Trump trade". Các chính sách của Tổng thống Trump sau khi ông tái đắc cử sẽ hỗ trợ Bitcoin, cũng như vàng, trong bối cảnh bất ổn gia tăng liên quan đến thuế quan và các yếu tố địa chính trị.
Theo JP Morgan, vàng và Bitcoin sẽ được hưởng lợi từ một "debasement trade" – một chiến lược đầu tư nhằm phòng hộ tài sản khỏi sự mất giá của đồng tiền trong bối cảnh gia tăng rủi ro từ các chính sách của Trump. Trong khi đó, các chính sách bảo vệ thương mại và các yếu tố quốc tế có thể làm tăng sự quan tâm đối với Bitcoin và vàng như một biện pháp phòng hộ chống lại những biến động tài chính và địa chính trị.
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1433
- Giá đóng cửa trước đó: 7.1455
- PBOC bơm 12 tỷ nhân dân tệ thông qua các hợp đồng reverse repo kỳ hạn 7 ngày với lãi suất không đổi là 1.5%.
- 17 tỷ nhân dân tệ từ các hợp đồng reverse repo sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay.
- Một khoản rút ròng trị giá 5 tỷ nhân dân tệ sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở.
Chứng khoán châu Á tăng điểm sau cuộc họp Fed
Thị trường chứng khoán Châu Á tăng điểm vào sáng nay sau khi Fed cắt giảm lãi suất 25bps (đưa phạm vi lãi suất về 4.50-4.75%) và các chỉ số chính của Hoa Kỳ tiếp tục tăng sau khi kết thúc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Các nhà đầu tư cũng sẽ tập trung trong ngày cuối cùng của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc, nơi dự kiến sẽ công bố các biện pháp kích thích tài khóa mạnh mẽ hơn để để làm giảm tác động tiêu cực từ một cuộc chiến thương mại tiềm tàng sau khi Donald Trump quay trở lại Nhà Trắng
Chi tiêu của hộ gia đình Nhật Bản trong tháng 9 giảm mạnh hơn dự báo
Chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản trong tháng 9 năm 2024:
- -1.3% so với tháng trước (dự báo: -0.7%, trước đó: +2%).
- -1,1% so với cùng kỳ năm trước (dự báo: -2.1%, trước đó: -1.9%) - giảm tháng thứ 2 liên tiếp.
Đảng Dân chủ Nhật Bản bày tỏ lo ngại về sự mất giá của JPY sau khi Trump lên nắm quyền
Yuichiro Tamaki, lãnh đạo Đảng Dân chủ vì Nhân dân Nhật Bản (DPP), đã bày tỏ lo ngại rằng các chính sách của Donald Trump có thể dẫn đến lạm phát cao hơn ở Hoa Kỳ, từ đó có thúc đẩy tỷ giá USD/JPY tăng cao hơn trong thời gian tới.
Thị trường ghi nhận dòng vốn mạnh mẽ đổ vào các quỹ ETF tiền điện tử
Các quỹ ETF tiền điện tử đang ghi nhận dòng vốn đổ vào rất lớn. Số liệu cho giao dịch hôm thứ Tư ghi nhận 12 quỹ ETF Bitcoin giao ngay đã thu hút tổng cộng 621.9 triệu USD. Cụ thể:
- Quỹ FBTC của Fidelity dẫn đầu với 308.77 triệu USD.
- ARKB của Ark Invest và 21shares đứng thứ hai với 127 triệu USD.
- Bitcoin Mini Trust của Grayscale ghi nhận 108.81 triệu USD.
Tính từ ngày 11/1, tổng lượng vốn ròng tích lũy đổ vào các quỹ ETF tiền điện tử đã đạt mức 24.12 tỷ USD. Điều này thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ của nhà đầu tư vào các quỹ tiền điện tử.
BTC đã tạo đỉnh mọi thời đại mới ở khoảng 76.850 USD trong phiên thứ Năm.
Hàn Quốc đưa ra các bình luận can thiệp do lo ngại biến động tỷ giá quá mức sau cuộc họp Fed
Tại một cuộc họp với các nhà hoạch định kinh tế và tài chính hàng đầu, Bộ trưởng Tài chính Choi Sang-mok cho biết:
- Chính phủ sẽ phản ứng kịp thời nếu thị trường biến động quá mức, đặc biệt sau những diễn biến từ cuộc họp của Fed đêm qua.
- Hệ thống giám sát 24 giờ trước đây chỉ tập trung vào tình hình Trung Đông, nhưng hiện sẽ mở rộng để đánh giá cả thị trường tài chính và ngoại hối.
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) cũng thể hiện lập trường tương tự:
- Tăng cường giám sát sát sao diễn biến thị trường
- Xem xét tác động từ những chính sách có thể thay đổi của Mỹ dưới chính quyền mới.
Hiện tại, tỷ giá USD/KRW vẫn cần được theo dõi chặt chẽ trong bối cảnh lo ngại về biến động tỷ giá tăng cao.
NHTW Hong Kong cắt giảm lãi suất chính sách 25bps xuống 5%
Ngân hàng trung ương Hồng Kông cắt giảm lãi suất cơ bản 25bps, theo sau quyết định tương tự từ Fed vào đêm qua.
BNP: Sự suy yếu của đồng JPY có thể là động lực khiến BoJ quyết định tăng lãi suất vào tháng 12
BNP Paribas dự báo BoJ sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp vào tháng 12 (diễn ra vào hai ngày 18 và 19). Các nhà phân tích của ngân hàng cho rằng sự suy yếu của đồng JPY có thể là động lực khiến BoJ quyết định tăng lãi suất.
Nguyên nhân dự báo này xuất phát từ hai yếu tố chính:
- BoJ sẽ đánh giá những bất ổn xoay quanh chính quyền mới của Mỹ, khi ông Trump dự kiến nhậm chức vào tháng 1.
- Các chính sách mới của Mỹ có thể ảnh hưởng đến các quyết định của BoJ trong việc duy trì ổn định kinh tế Nhật Bản.
- Đồng JPY đang có xu hướng giảm nhiều hơn.
BNP Paribas dự báo nếu BoJ không tăng lãi suất, đồng JPY có thể tiếp tục mất giá, đặc biệt là so với đồng USD.
Hiện tại, USDJPY đang quay trở lại lên trên 153 khi USD phục hồi vào ngày giao dịch mới.
Chủ tịch Fed Powell lạnh lùng tuyên bố sẽ không từ chức nếu Trump yêu cầu
Trong cuộc họp báo sau bầu cử, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã thể hiện rõ lập trường của mình khi được hỏi liệu ông có từ chức nếu Tổng thống Trump yêu cầu không. Powell đã trả lời dứt khoát là "không" với một thái độ lạnh lùng. Khi được hỏi liệu ông có thể bị cách chức một cách hợp pháp hay không, ông cũng trả lời "không" mà không giải thích thêm.
Phản hồi của Powell gửi đi một thông điệp mạnh mẽ, khẳng định ông sẽ không từ bỏ chức vụ vì áp lực chính trị và ông không thể bị sa thải bởi Tổng thống, thể hiện sự kiên quyết và độc lập của Fed khỏi ảnh hưởng chính trị.
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 07.11: Chứng khoán tăng ngày thứ 3 liên tiếp, vàng phục hồi và bitcoin lập đỉnh lịch sử mới sau quyết định cắt giảm lãi suất dovish từ Fed.
Chỉ số S&P 500 tiến gần đến mốc 6000 và Nasdaq tăng gần 300 điểm. Cổ phiếu đạt mức cao nhất mọi thời đại mới, tăng cùng với trái phiếu và hàng hóa, cho thấy sự tăng trưởng toàn diện trên nhiều loại tài sản trong bối cảnh Fed cắt giảm 25bps và đưa phạm vi lãi suất về 4.5-4.75% - mang đến sự lạc quan trên thị trường. Trong cuộc họp báo, Chủ tịch Powell nhận định nền kinh tế Mỹ vẫn đang duy trì được sức mạnh và ông không loại trừ khả năng "có hoặc không" cắt giảm lãi suất vào tháng 12. Cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch chính sách trong thời gian tới và cho biết ông sẽ không từ chức nếu được Trump yêu cầu. Thị trường lãi suất giữ nguyên định giá về 75% cơ hội cắt giảm 25bps. Về mặt dữ liệu, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Hoa Kỳ thấp hơn dự báo, chi phí và năng suất lao động quý III tăng mạnh hơn kỳ vọng, cùng với sự điều chỉnh của dữ liệu quý trước một lần nữa làm nổi bật sự vững vàng của thị trường việc làm. Thị trường lãi suất giữ nguyên định giá về 75% cơ hội cắt giảm 25bps. Về mặt dữ liệu, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Hoa Kỳ thấp hơn dự báo, chi phí và năng suất lao động quý III tăng mạnh hơn kỳ vọng, cùng với sự điều chỉnh tăng của dữ liệu quý trước một lần nữa làm nổi bật sự vững vàng của thị trường việc làm. Kết phiên:
- Dow Jones: không đổi
- S&P 500: +0.74%
- Nasdaq: +1.51%
Trên thị trường FX, USD đảo chiều giảm và thu hẹp phân nửa đà tăng vọt nhờ chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ vừa qua. Thị trường đánh giá các bình luận của ông Powell khá dovish, với một số dấu hiệu cho thấy khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 12 vẫn là kịch bản cơ sở. Các đồng antipodeans dẫn đầu đà tăng trong nhóm G7, theo sau là JPY. GBP tăng vọt gần 40pip sau quyết định định cắt giảm lãi suất 25bps của BoE, đưa lãi suất chính sách về 4.75%. Thống đốc BoE Bailey nhấn mạnh rằng chính sách tiền tệ sẽ vẫn thắt chặt cho đến khi áp lực lạm phát dai dẳng được hạ nhiệt. Ông Bailey cũng kiềm chế không đưa ra bất kỳ giả định nào về tác động của chính quyền Donald Trump đối với nền kinh tế Anh, nhưng BoE vẫn sẽ cảnh giác với các quyết định mới về chính sách thương mại.
- Chỉ số DXY -0.72%
- EURUSD +0.69%
- GBPUSD +0.84%
- AUDUSD +1.66%
- NZDUSD +1.45%
- USDJPY -1.11%
- USDCHF -0.48%
- USDCAD -0.57%
Vàng quay trở lại giao dịch trên 2,700 USD, hưởng lợi từ động thái cắt giảm lãi suất dovish của Fed và tín hiệu linh hoạt với việc điều chỉnh chính sách trong tương lai. Kết phiên, vàng tăng 47.10 USD lên 2,706 USD/oz. Trên thị trường nợ, lợi suất 2 năm và 10 năm lần lượt giảm 6.4bp và 10.7bp xuống 4.21% và 4.33%. Dầu WTI tăng 0.67USD lên 72.36 USD/thùng. BTC lập đỉnh mọi thời đại mới ở 76.850 USD trước khi thoái lui về khoảng 75,500 USD để đóng cửa phiên thứ Năm.
Liệu đồng Euro có thể hưởng lợi từ bầu cử tại Đức?
Các lãnh đạo châu Âu đang hướng tới tăng chi tiêu ngân sách lớn hơn. Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã gợi ý về kế hoạch tổ chức bầu cử để gỡ bỏ quy định về giới hạn ngân sách. Các chính trị gia khác cũng không có xu hướng khiến nền kinh tế quay trở lại như trước đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, kinh tế trưởng ECB Phil Lane đã có một bài thuyết trình cảnh báo về các rủi ro liên quan đến nợ công, mặc dù ông cũng cho rằng những rủi ro đó có thể được giảm thiểu thông qua sự hội nhập chặt chẽ hơn và phát hành nợ chung.
Theo Deutsche Bank:
- Cuộc bầu cử có thể diễn ra vào cuối tháng 2 hoặc tháng 3.
- Chính phủ mới không thể được tạo lập trước mùa xuân, gây ra sự mơ hồ trong giai đoạn then chốt của cuộc bầu cử ở Mỹ.
- Đảng CDU (đảng được dự kiến trở thành đảng cầm quyền) đang vận động trên nền tảng duy trì lập trường tài khóa hiện tại. Trong khi đó, thủ tướng Olaf Scholz đại diện cho đảng SPD.
- Sự gia tăng chi tiêu quốc phòng sẽ có lợi nhiều hơn cho nền kinh tế Mỹ so với Đức.
- Ngay cả với quy mô chính sách tài khóa của Đức, những hạn chế của Pháp hoặc Ý cũng sẽ giới hạn kế hoạch kích thích kinh tế mở rộng của khu vực Eurozone.
- EUR/USD có thể bị giới hạn trong ngắn hạn do những bất định.
Deutsche Bank đã hạ dự báo EUR/USD cuối năm về 1.05 sau cuộc bầu cử ở Mỹ.
Dữ liệu hàng tồn kho tháng 9 giảm mạnh hơn dự kiến
Cụ thể:
- Dữ liệu hàng tồn kho tháng 9 (sau điều chỉnh): -0.2% (Dự kiến: -0.1%; Trước đó: +0.2%)
- Dữ liệu doanh số bán lẻ: +0.3% (Dự kiến: 0.2%)
Sắc xanh bao trùm chứng khoán Mỹ ngay đầu phiên giao dịch
Trong đầu phiên giao dịch ngày thứ Năm, chứng khoán Hoa Kỳ tiếp tục tăng điểm, lập các đỉnh kỷ lục mới, sau cú "địa chấn" trên thị trường do chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống. Nhà đầu tư cũng đang chờ đợi quyết định lãi suất của Fed sắp tới.
Chỉ số S&P 500 tăng 0.4%, chỉ số Nasdaq Composite tăng 0.7%, trong khi Dow Jones Industrial Average tăng 7 điểm.
Chiến thắng của ông Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng đã thúc đẩy đà tăng mạnh của thị trường, đẩy chỉ số Dow Jones tăng lên hơn 1,500 điểm. S&P 500 tăng 2.53%, mức tăng lớn nhất sau ngày bầu cử.
Cả Dow, S&P 500 và Nasdaq đều lập các kỷ lục mới trong phiên giao dịch, trong khi chỉ số Russell 2000 tập trung vào các công ty quy mô nhỏ tăng hơn 5%.
Bitcoin, đồng USD và cổ phiếu ngân hàng đều tăng mạnh trong đợt tăng giá hậu bầu cử. Ở chiều ngược lại, một số quỹ quốc tế và cổ phiếu năng lượng mặt trời gặp khó khăn khi nhà đầu tư lo ngại chính sách của Tổng thống đắc cử sẽ ảnh hưởng xấu đến những cổ phiếu này.
Nhà đầu tư sẽ theo dõi chặt chẽ quyết định lãi suất của Fed và họp báo của Chủ tịch Jerome Powell vào Thứ Năm. Các hợp đồng tương lai về quỹ Fed hiện định giá khả năng Fed hạ lãi suất trong cuộc họp này là 100%.
Kinh tế trưởng ECB Phil Lane đưa ra cảnh báo về nợ công
Tại buổi phát biểu "Nợ công: Bài học quá khứ, Thử thách tương lai", được tổ chức tại thời điểm Đức đang cân nhắc tổ chức bầu cử về việc gỡ bỏ quy định giới hạn nợ, kinh tế trưởng ECB Phil Lane đã đưa ra nhận định và một vài lập luận rằng:
- Sự thay đổi của chênh lệch lãi suất trái phiếu chính phủ có tác động đáng kể đến điều kiện cho vay trong nước.
- Các nước có tỷ lệ vốn hóa ngân hàng thấp có thể thấy áp lực nợ chính phủ một cách rõ ràng hơn.
- Nợ khu vực tư nhân và mất cân bằng đối ngoại làm gia tăng tác động của chênh lệch lãi suất trái phiếu chính phủ.
Dữ liệu của ECB cho thấy một mức tăng 100 điểm cơ bản trong chênh lệch lãi suất trái phiếu chính phủ dẫn đến:
- Tăng lãi suất cho vay
- Tăng trưởng GDP giảm 0.6%
- Lạm phát giảm 0.2%
Bài phát biểu đã kêu gọi việc đẩy nhanh tốc độ hoàn thiện Liên minh Thị trường Vốn và Liên minh Ngân hàng của EU, đồng thời nhấn mạnh những nhu cầu đầu tư khổng lồ của EU trong các lĩnh vực xanh, số hóa và quốc phòng. Ngoài ra, nợ siêu quốc gia của EU đã tăng lên nhưng thanh khoản vẫn yếu hơn so với các trái phiếu chính phủ xếp hạng AAA.
Chi phí nhân công quý III tăng trưởng vượt kỳ vọng
Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ ghi nhận:
- Số liệu chi phí nhân công quý III: +1.9% (Dự kiến: +1%; Trước đó: +0.4%)
- Năng suất lao động sơ bộ: +2.2% (Dự kiến: 2.3%; Trước đó: 2.5%)
Số đề nghị trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng trưởng như kỳ vọng
Theo công bố của cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ:
- Số liệu đề nghị trợ cấp thất nghiệp lần đầu tuần trước được điều chỉnh lên 218,000, so với 216,000 trước đó.
- Số liệu đề nghị trợ cấp thất nghiệp lần đầu là 221,000, gần với dự đoán 223K.
- Trung bình 4 tuần của số liệu đề nghị trợ cấp thất nghiệp lần đầu là 227,250, giảm so với 237,000 tuần trước.
- Số liệu đề nghị trợ cấp thất nghiệp liên tục tuần trước được điều chỉnh xuống còn 1.853 triệu.
- Số liệu đề nghị trợ cấp thất nghiệp liên tục là 1.892 triệu, cao hơn so với dự đoán 1.875 triệu.
- Trung bình 4 tuần của số liệu đề nghị trợ cấp thất nghiệp liên tục là 1.876 triệu, tăng so với 1.867 triệu tuần trước.
- Những tiểu bang tăng nhiều nhất về số liệu khiếu nại thất nghiệp ban đầu tuần kết thúc ngày 26/10 là New York, Michigan, Illinois, Texas và Ohio.
- Những tiểu bang giảm nhiều nhất là North Carolina, Florida, California, Virginia và Washington.
Dữ liệu kinh tế nào được công bố trước thềm quyết định lãi suất của FOMC?
Một đợt cắt lãi suất sắp diễn ra, nhà đầu tư đặt nghi vấn về động thái của Fed trước việc lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ tăng 85 điểm cơ bản kể từ khi đợt cắt giảm lãi suất hồi tháng 9.
Thị trường đã giảm kỳ vọng về các đợt điều chỉnh lãi suất của Fed sau tháng 12. Nhận định này càng được củng cố khi dữ liệu kinh tế đã diễn ra tích cực hơn nhiều so với những lo ngại trước đó.
Nhà đầu tư hiện đang chờ đợi số liệu yêu cầu trợ cấp thất nghiệp. Cùng lúc đó, dữ liệu năng suất sơ bộ cùng doanh thu bán lẻ cũng sắp được công bố, cả hai dự kiến không tác động quá nhiều đến thị trường.
Thống đốc BoE Andrew Bailey phát biểu sau quyết định lãi suất
Sau khi BoE hạ lãi suất điều hành xuống 25 điểm cơ bản đúng như dự báo, thống đốc BoE Andrew Bailey nhận định trong buổi họp báo:
- Cuộc chiến chống lạm phát diễn ra nhanh hơn kỳ vọng.
- Tuy nhiên, lạm phát dịch vụ vẫn cần giảm nhiều hơn nữa để đạt được mục tiêu lạm phát.
- Lãi suất không thể trở về mức rất thấp trừ khi có một cú sốc kinh tế.
- BoE không đưa ra bất kỳ dự đoán nào về chính sách của chính quyền Trump.
- BoE sẽ theo dõi sát sao động thái của chính quyền Trump về giao thương.
BoE hạ lãi suất điều hành về mức 4.75% đúng như dự báo
- BoE đã hạ lãi suất điều hành đi 25 điểm cơ bản xuống đúng như dự báo.
- Tỷ lệ bỏ phiếu: 8-1
Thông điệp chính:
- Cuộc chiến chống lạm phát vẫn đang diễn ra tốt đẹp
- Áp lực lạm phát trong nước đang suy yếu
- Sự dai dẳng của lạm phát có thể sẽ nhanh chóng biến mất khi sau khi thế giới phục hồi từ các cú sốc
- Quyết định Ngân sách được dự báo sẽ giúp GDP tăng trưởng tối đa khoảng 0.75% trong một năm tới
- Còn nhiều bất ổn xung quanh triển vọng thị trường lao động. Dữ liệu khó diễn giải và tăng trưởng tiền lương cao hơn so với dự báo
- Một cách tiếp cận dần dần để dần nới lỏng chính sách vẫn là phù hợp.
- Sẽ cần tiếp tục duy trì sự thắt chặt trong thời gian đủ dài cho đến khi chắc chắn hơn về khả năng lạm phát quay trở lại mức mục tiêu 2% một cách bền vững trong trung hạn
- BoE sẽ theo dõi chặt chẽ rủi ro về sự dai dẳng của lạm phát và sẽ quyết định mức độ thắt chặt phù hợp của chính sách tiền tệ tại mỗi cuộc họp.
Commerzbank: Kết quả của cuộc bầu cử Mỹ ít ảnh hưởng tới Fed trong ngắn hạn
Theo chuyên viên phân tích Antje Praefcke của Commerzbank, ngoài việc phải hoãn thời gian tổ chức cuộc họp lại một ngày, cuộc bầu cử Mỹ sẽ không thay đổi bất kỳ triển vọng nào đối với Fed trong ngắn hạn.
- Vì nhiệm vụ lạm phát của Fed gần như đã hoàn thành, nên thị trường lao động đã là trọng tâm trong một thời gian. Nhưng mọi thứ cũng có vẻ thuận lợi cho Fed: thị trường lao động đang suy yếu dần, nhưng không có dấu hiệu của sự sụt giảm. Tỷ lệ thất nghiệp đã tăng vừa phải và số lượng việc làm mới được tạo ra đang giảm dần. Vì vậy, Fed có thể tự tin hạ lãi suất mạnh tay hơn.
- Thị trường hiện đang định giá mức cắt giảm chưa đến 50 điểm cơ bản tính đến cuối năm. Có những lý do chính đáng để Fed thận trọng vào lúc này và không cắt giảm nhiều hơn 25 điểm cơ bản. Tăng trưởng kinh tế vẫn cực kỳ mạnh mẽ trong quý III, trong khi đà giảm của lạm phát cơ bản gần đây đã bị đình trệ. Điều này ủng hộ cách tiếp cận thận trọng của Fed và chỉ cắt giảm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp hôm nay và cuộc họp tháng 12."
- Chúng tôi thường lập luận rằng thị trường sẽ phản ứng rất nhạy cảm với một cuộc tấn công vào sự độc lập của Fed, ngay cả khi nó chỉ đến từ các tuyên bố bằng lời nói, điều mà Trump chắc chắn sẽ thể hiện. Đối với đồng USD, một Fed 'không được phép' phản ứng nhanh chóng và kịp thời đối với vấn đề lạm phát là rủi ro lớn nhất. Nhưng vấn đề này rất có thể sẽ không xuất hiện cho đến năm sau.